Thứ Ba, 20 tháng 11, 2018

Chết ở Nha Trang: Nạn nhân bị giải tỏa nhà trước đó?

Sạt lở ở Nha Trang: Nạn nhân bị giải tỏa nhà trước đó?
19 tháng 11 2018 Nhà báo tự do Võ Văn Tạo ở Nha Trang nói với BBC: "Theo như tôi hiểu, các nạn nhân của vụ sạt lở đất hôm qua đều là người nghèo, sống trong những căn nhà dựng sát chân núi." "Ở đây người ta gọi đó là nhà "nhảy dù", từ để chỉ những người bị thu hồi đất đai, không thể mua nhà ở khu bằng phẳng nên phải lên dựng nhà ở chân núi dù đường đi lại khó khăn." "Qua vụ này, tôi thấy lẽ ra chính quyền nên điều chỉnh chính sách thu hồi đất đai, có quy hoạch tốt hơn và tìm vị trí an toàn cho người dân tái định cư." "Tại sao thành phố cưỡng chế lấy đất cho đại gia làm dự án bất động sản ồ ạt được mà không cưỡng chế người dân nghèo ra khỏi những khu vực nguy hiểm cho tính mạng của họ?"
Cảnh đổ nát tại xã Phước Đồng,
Nha Trang (ảnh chụp hôm 18/11)
Đại diện chính quyền địa phương nói với BBC rằng vụ sạt lở đất chết người xảy ra ở "khu dân cư tự phát" trong lúc báo Khánh Hòa từng viết về một số lô đất nằm sát chân núi "bị người dân san ủi phân lô để xây dựng nhà cửa". Báo Khánh Hòa hôm 19/11 cho biết: Đã có 13 người chết, 4 người mất tích, 11 người bị thương do sạt lở đất các xã, phường Phước Đồng, Vĩnh Trường, Vĩnh Thọ và Vĩnh Hòa.

Hiện lực lượng cứu hộ vẫn đang nỗ lực tìm kiếm người mất tích, trợ giúp người dân khắc phục hậu quả sạt lở đất, mưa lụt.

Khu nhà "nhảy dù"

Hôm 19/11, trả lời BBC qua điện thoại, ông Bùi Cao Pháp, phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Phước Đồng, khu vực được ghi nhận chịu thiệt hại nặng nề nhất trong vụ sạt lở, nói: "Thiệt hại nhân mạng diễn ra tại khu dân cư tự phát."

Tuy vậy, ông Pháp từ chối trả lời thêm các câu hỏi khác của phóng viên và nói: "Chúng tôi đang ở hiện trường tập trung khắc phục hậu quả."

Bản quyền hình ảnhXINHUA

Cùng ngày, nhà báo tự do Võ Văn Tạo ở Nha Trang nói với BBC: "Theo như tôi hiểu, các nạn nhân của vụ sạt lở đất hôm qua đều là người nghèo, sống trong những căn nhà dựng sát chân núi."

"Ở đây người ta gọi đó là nhà "nhảy dù", từ để chỉ những người bị thu hồi đất đai, không thể mua nhà ở khu bằng phẳng nên phải lên dựng nhà ở chân núi dù đường đi lại khó khăn."

"Qua vụ này, tôi thấy lẽ ra chính quyền nên điều chỉnh chính sách thu hồi đất đai, có quy hoạch tốt hơn và tìm vị trí an toàn cho người dân tái định cư."

"Tại sao thành phố cưỡng chế lấy đất cho đại gia làm dự án bất động sản ồ ạt được mà không cưỡng chế người dân nghèo ra khỏi những khu vực nguy hiểm cho tính mạng của họ?"

"Hàng ngàn gia đình"

Báo Thanh Niên hôm 18/11 viết: "Theo nhận định của Ban Chỉ huy Phòng chống Lụt bão tỉnh Khánh Hòa, đa số các nạn nhân trong trận lũ này đều bị đất đá từ núi đổ xuống gây sập nhà dẫn đến tử vong. Phần lớn các gia đình có người tử nạn đều là những gia đình quá nghèo, nhà của họ bị giải tỏa để mở rộng đường hoặc bị giải tỏa từ các dự án "phát triển đô thị".

"Nhận được một ít tiền đền bù, không đủ để mua miếng đất tại các khu đô thị, họ bèn "nhảy dù" lên các sườn núi để chiếm đất làm nhà. Vì là nhà "tự phát" nên mạnh ai nấy làm, xây theo ý mình hoặc tùy vào túi tiền. Hầu như việc quy hoạch hệ thống thoát nước cho các khu dân cư này không có, mỗi lần lũ lớn là cư dân ở đây nơm nớp với chuyện lở núi!"

Bản quyền hình ảnhXINHUA

Cũng theo báo này, có "hàng ngàn gia đình" được ghi nhận trong tình trạng "nhảy dù" tại Nha Trang và những người nghèo không đủ khả năng mua đất tại các dự án đang phải "sống tạm bợ trước sự bất lực của chính quyền thành phố".

Trong một diễn biến khác, Cơ quan Khí tượng dự báo, hiện ở phía Đông Philippines đang xuất hiện một vùng thấp có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới rồi di chuyển vào Biển Đông, trong ngày 20 và 21/11 có khả năng mạnh lên thành cơn bão số 9 và có phạm vi ảnh hưởng từ Đà Nẵng đến Khánh Hòa.

Ông Đào Công Thiên, Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa được báo Khánh Hòa hôm 19/11 dẫn lời: "Diễn biến thời tiết trong những ngày tới đây sẽ rất nguy hiểm, vì vậy các địa phương phải kiên quyết di dời các hộ sinh sống ở những nơi có nguy cơ sạt lở, vùng trũng thấp để đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân. Bên cạnh đó, cần phải cắt cử lực lượng túc trực tại các vị trí xung yếu, các cầu tràn để cảnh báo, ngăn chặn người dân không lưu thông qua những khu vực nguy hiểm".

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-46257410

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét