Aung Shan Suu Kyi: Hào quang và bóng tối
Mặc Lâm - Cách bà ứng phó với truyền thông làm bừng lên cơn giận dữ hơn nữa. Nhiều trường Đại học lột ảnh của bà đang treo trong trường, nhều đề nghị rút bỏ các giải thưởng đã trao cho bà kể cả giải Nobel Hòa Bình vì người ta cho rằng bà không còn xứng đáng. Mới nhất vào ngày 11 tháng 11 năm 2018 Hãng tin CNN đã đăng tải lá thơ của tổ chức Ân xá Quốc tế do Tổng thư kí Kumi Naidoo thông báo cho bà về quyết định thu hồi danh xưng Đại sứ Quốc tế về Giải thưởng Lương tâm Quốc tế mà bà nhận được do Amnesty International trao tặng năm 2009. Hào quang của bà đã tắt vĩnh viễn. Tắt đi vì một chính kiến sai lầm sau bao năm hoạt động trong lĩnh vực nhân quyền. Nhân quyền đối với bà Aung Shan Suu Kyi không áp dụng cho người Rohingya và vì vậy bà đang chơi ván cờ cô độc chỉ có bà và cử tri Miến với nhau còn quốc tế bà không chú ý, mặc dù trước đây chính họ vận động cho bà ra khỏi bóng tối của tù đày.
The Rohingya crisis overwhelmed Aung San Suu Kyi, once a global icon of the democratic struggle against Myanmar’s military regime. Photo: Reuters
Tháng Sáu năm 2012 tôi có cơ hội gặp bà Aung Shan Suu Kyi tại Thái Lan. Hôm ấy tôi và một nhóm báo chí tại Bangkok nhận được tin bà Aung Shan Suu Kyi sẽ tới thăm người Rohingya tại trại tỵ nạn Mae La, nằm trong tỉnh Thak, Quận Tha Song Yang cách thủ đô Thái Lan hơn 550 cây số. Rời Bangkok rất sớm tới nơi khoảng 2 giờ chiều, bầu trời Mae La vẫn còn sương mù lãng đãng vì nơi này thuộc vùng cao như Đà Lạt của Việt Nam. Chúng tôi vào trại tỵ nạn và biết phái đoàn của bà Aung Shan Suu Kyi vẫn chưa tới.
Tháng Sáu năm 2012 tôi có cơ hội gặp bà Aung Shan Suu Kyi tại Thái Lan. Hôm ấy tôi và một nhóm báo chí tại Bangkok nhận được tin bà Aung Shan Suu Kyi sẽ tới thăm người Rohingya tại trại tỵ nạn Mae La, nằm trong tỉnh Thak, Quận Tha Song Yang cách thủ đô Thái Lan hơn 550 cây số. Rời Bangkok rất sớm tới nơi khoảng 2 giờ chiều, bầu trời Mae La vẫn còn sương mù lãng đãng vì nơi này thuộc vùng cao như Đà Lạt của Việt Nam. Chúng tôi vào trại tỵ nạn và biết phái đoàn của bà Aung Shan Suu Kyi vẫn chưa tới.
Vòng quanh trại là những căn nhà lá thô sơ, nằm liền nhau với những khuôn mặt cằn cỗi lấp ló nhìn khách từ xa tới. Biết chúng tôi là báo chí nhiều người tới bày tỏ hoàn cảnh của họ nhưng tiếc thay trong chúng tôi không ai biết tiếng Rohingya nên đành cười trừ, an ủi họ bằng vài câu tiếng Anh, đi loanh quanh quan sát đời sống của họ và chờ bà Aung Shan Suu Kyi ghé trại.
Người Rohingya không khác mấy với dân Thái hay Miến Điện, có điều da họ đen hơn, nam thì quấn xà rông còn nữ thì choàng khăn nhưng không che mặt. Sau này tôi mới biết luật của trại tỵ nạn Mae La không cho phép.
Những đứa trẻ lớn lên trong trại với đời sống thật sự bị bao vây bởi hàng trăm khó khăn. Nhìn ánh mắt của chúng người ta cảm nhận ngay được tình trạng bi đát mà chúng đang bươn chải trong đó. Bao nhiêu năm qua người Rohingya sống mỏi mòn trong trại Mae La mà không có một chút hy vọng nào về việc định cư ở một nước thứ ba. Họ không được quy chế tỵ nạn chính trị mà bị xếp vào diện di dân kinh tế, mặc dù ngay tại Miến Điện họ bị đối xử không khác gì súc vật vì bị kỳ thị, phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo. Trại Mae La chờ phái đoàn bà Aung Shan Suu Kyi đến thăm nhưng tới hơn 5 giờ chiều vẫn chưa thấy đoàn xe vào trại. Chúng tôi không biết rằng đoàn của bà đi hướng khác để tránh báo chí và sau khi chạy một vòng khắp trại, đoàn xe chở bà Aung Shan Suu Kyi ra về và gặp chúng tôi ở cửa trại.
Bà không nói gì với người dân Rohingya, chỉ ngồi trong xe vẫy tay chào họ, chạy ngang nhìn ngắm cuộc sống của họ và... ra về. Tuy thất vọng nhưng chúng tôi vẫn cố tìm lý do biện minh cho bà, mặc dù sự biện minh ấy hoàn toàn có tính chất tự bào chữa. Nhưng có lẽ bắt đầu từ đó trong lòng tôi một dấu hỏi thật lớn nổi lên: Bà Aung Shan Suu Kyi sẽ có cách đối phó thế nào với người Rohingya cho phù hợp?
Lần thứ hai, tôi gặp bà tại Washington DC ngay tại văn phòng RFA nơi chúng tôi làm việc, bốn tháng sau lần bà tới trại tỵ nạn Mae La.
Dáng người mảnh mai, nhò bé, Aung Shan Suu Kyi toát ra sức hấp dẫn người khác qua cách bà nói chuyện, cách bà lắng nghe người khác đưa ý kiến và bà gần như lúc nào cũng có nụ cười trên môi. Những chiếc hoa nối liền nhau trên chiếc kẹp tóc có lẽ là vật bất ly thân của bà. Nó nhắc nhở một tính cách Aung Shan Suu Kyi: mạnh mẽ với cường quyền nhưng dịu dàng với người dân Miến Điện.
Không bất ngờ khi bà là người chiếm gần như tuyệt đối số cử tri ủng hộ tại quê hương sau 15 năm bị quản thúc tại gia bởi chính phủ quân phiệt Miến. Bà lãnh đạo Liên Đoàn Quốc gia vì Dân chủ (National League for Democracy) một đảng đối lập do bà thành lập gọi tắt là NLD.
Người Rohingya không khác mấy với dân Thái hay Miến Điện, có điều da họ đen hơn, nam thì quấn xà rông còn nữ thì choàng khăn nhưng không che mặt. Sau này tôi mới biết luật của trại tỵ nạn Mae La không cho phép.
Những đứa trẻ lớn lên trong trại với đời sống thật sự bị bao vây bởi hàng trăm khó khăn. Nhìn ánh mắt của chúng người ta cảm nhận ngay được tình trạng bi đát mà chúng đang bươn chải trong đó. Bao nhiêu năm qua người Rohingya sống mỏi mòn trong trại Mae La mà không có một chút hy vọng nào về việc định cư ở một nước thứ ba. Họ không được quy chế tỵ nạn chính trị mà bị xếp vào diện di dân kinh tế, mặc dù ngay tại Miến Điện họ bị đối xử không khác gì súc vật vì bị kỳ thị, phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo. Trại Mae La chờ phái đoàn bà Aung Shan Suu Kyi đến thăm nhưng tới hơn 5 giờ chiều vẫn chưa thấy đoàn xe vào trại. Chúng tôi không biết rằng đoàn của bà đi hướng khác để tránh báo chí và sau khi chạy một vòng khắp trại, đoàn xe chở bà Aung Shan Suu Kyi ra về và gặp chúng tôi ở cửa trại.
Bà không nói gì với người dân Rohingya, chỉ ngồi trong xe vẫy tay chào họ, chạy ngang nhìn ngắm cuộc sống của họ và... ra về. Tuy thất vọng nhưng chúng tôi vẫn cố tìm lý do biện minh cho bà, mặc dù sự biện minh ấy hoàn toàn có tính chất tự bào chữa. Nhưng có lẽ bắt đầu từ đó trong lòng tôi một dấu hỏi thật lớn nổi lên: Bà Aung Shan Suu Kyi sẽ có cách đối phó thế nào với người Rohingya cho phù hợp?
Lần thứ hai, tôi gặp bà tại Washington DC ngay tại văn phòng RFA nơi chúng tôi làm việc, bốn tháng sau lần bà tới trại tỵ nạn Mae La.
Dáng người mảnh mai, nhò bé, Aung Shan Suu Kyi toát ra sức hấp dẫn người khác qua cách bà nói chuyện, cách bà lắng nghe người khác đưa ý kiến và bà gần như lúc nào cũng có nụ cười trên môi. Những chiếc hoa nối liền nhau trên chiếc kẹp tóc có lẽ là vật bất ly thân của bà. Nó nhắc nhở một tính cách Aung Shan Suu Kyi: mạnh mẽ với cường quyền nhưng dịu dàng với người dân Miến Điện.
Không bất ngờ khi bà là người chiếm gần như tuyệt đối số cử tri ủng hộ tại quê hương sau 15 năm bị quản thúc tại gia bởi chính phủ quân phiệt Miến. Bà lãnh đạo Liên Đoàn Quốc gia vì Dân chủ (National League for Democracy) một đảng đối lập do bà thành lập gọi tắt là NLD.
Trong lúc bà bị cầm tù, chính NLD đã hoạt động tích cực không ngừng để lên tiếng tình trạng của bà ra với thế giới. Các cơ quan truyển thông quốc tế như CNN, CBS, VOA, RFA, BBC, RFI liên tục phát thanh những thông tin có liên quan tới bà, từ đó, bà được thế giới biết đến như một hình tượng chiến đấu không mệt mỏi cho dân tộc Miến Điện. Bà nhận được nhiều giải thưởng danh dự của các trường đại học nổi tiếng, những bằng khen của các tổ chức danh tiếng quốc tế và cuối cùng là giải Nobel Hòa Bình năm 1991.
Hào quang tỏa sáng không riêng cho bà mà cho cả dân tộc Miến. Chính phủ quân phiệt nhượng bộ và bà được tự do hoạt động sau hơn 15 năm bị quản thúc. Bà bước vào tòa nhà Quốc hội Miến với số phiếu thuyết phục, bà được thế giới ngưỡng mộ, là kim chỉ nam cho nhiều nước về tiến trình tranh đấu cho tự do dân chủ. Bà bắt đầu nếm trải mùi vị quyền lực và cũng bắt đầu đối diện với những điều bà từng suy nghĩ tới nhưng chưa bao giờ lá phiếu cử tri Miến lại đè nặng trên bờ vai bé nhỏ của bà như lúc này, lúc mà tình trạng quân đội Miến đàn áp tàn tệ hàng trăm ngàn người Rohingya buộc họ phải chạy khỏi đất nước tạm dung sau khi bỏ lại hàng ngàn người bị quân đội Miến tàn sát.
Người dân Miến vẫn tiếp tục ủng hộ bà. Họ nhìn bà như vị nữ thánh vì bà tranh đấu cho quyền lợi của họ, kể cả quyền được bạo hành với người khác chủng tộc, tôn giáo.
Đạo Phật gần như quốc giáo và Hồi giáo không được chấp nhận tại Miến. Người Rohingya bị bạc đãi và đối xử tàn khốc bởi chính người dân Miến trước khi quân đội nhúng tay vào. Hàng trăm ngôi làng của người Rohingya bi đốt thành tro, chính phủ đổ vấy cho phiến quân, còn bà Aung Shan Suu Kyi thì im lặng gần như tuyệt đối. Thế gới thắc mắc thải độ khó hiểu này và không ít nơi đã bày tỏ phẫn nộ khi bà tiếp tục có cung cách hành xử không khác gì chính quyền quân phiệt trước đây.
Khi báo chí quốc tế hỏi về hai nhà báo Miến Điện là U Wa Lone, 32 tuổi, và U Kyaw Soe Oo, 28 tuổi làm việc cho Reuters bị tòa án Miến tuyên phạt 7 năm tù vì đưa tin một cuộc thảm sát người Rohingya của quân đội Miến, bà đã trả lời rằng vì họ vi phạm pháp luật của Miến và bản án dành cho họ là đúng đắn.
Cách bà ứng phó với truyền thông làm bừng lên cơn giận dữ hơn nữa. Nhiều trường Đại học lột ảnh của bà đang treo trong trường, nhều đề nghị rút bỏ các giải thưởng đã trao cho bà kể cả giải Nobel Hòa Bình vì người ta cho rằng bà không còn xứng đáng. Mới nhất vào ngày 11 tháng 11 năm 2018 Hãng tin CNN đã đăng tải lá thơ của tổ chức Ân xá Quốc tế do Tổng thư kí Kumi Naidoo thông báo cho bà về quyết định thu hồi danh xưng Đại sứ Quốc tế về Giải thưởng Lương tâm Quốc tế mà bà nhận được do Amnesty International trao tặng năm 2009.
Ân xá Quốc tế chỉ trích người đoạt giải Nobel vì đã không sử dụng "quyền lực chính trị và đạo đức" để bảo vệ quyền con người ở đất nước của bà, "sự thờ ơ rõ ràng" của bà đối với các tội ác quân sự ở các vùng dân tộc và "không dung nạp tự do ngôn luận". Những cáo buộc mạnh mẽ này như giọt nước làm tràn chiếc ly bất mãn của thế giới trước các hành động đi ngược lại những gì mà bà tranh đấu hơn hai mươi năm qua.
Thời kỳ hào quang của bà đã chấm dứt và thời kỳ bóng tối đang bao trùm Miến Điện.
Bà Aung Shan Suu Kyi đã đặt cược quá nhiều vào cử tri Miến. Bà bị ám ảnh bởi quyền lực của các sư sãi Miến với cuộc cách mạng áo cà sa năm 2007, bà cũng không thể quên “Phong trào 969”, một phong trào ngày càng có ảnh hưởng lớn tại đất nước có tới 90% dân số theo Phật giáo.
Hào quang tỏa sáng không riêng cho bà mà cho cả dân tộc Miến. Chính phủ quân phiệt nhượng bộ và bà được tự do hoạt động sau hơn 15 năm bị quản thúc. Bà bước vào tòa nhà Quốc hội Miến với số phiếu thuyết phục, bà được thế giới ngưỡng mộ, là kim chỉ nam cho nhiều nước về tiến trình tranh đấu cho tự do dân chủ. Bà bắt đầu nếm trải mùi vị quyền lực và cũng bắt đầu đối diện với những điều bà từng suy nghĩ tới nhưng chưa bao giờ lá phiếu cử tri Miến lại đè nặng trên bờ vai bé nhỏ của bà như lúc này, lúc mà tình trạng quân đội Miến đàn áp tàn tệ hàng trăm ngàn người Rohingya buộc họ phải chạy khỏi đất nước tạm dung sau khi bỏ lại hàng ngàn người bị quân đội Miến tàn sát.
Người dân Miến vẫn tiếp tục ủng hộ bà. Họ nhìn bà như vị nữ thánh vì bà tranh đấu cho quyền lợi của họ, kể cả quyền được bạo hành với người khác chủng tộc, tôn giáo.
Đạo Phật gần như quốc giáo và Hồi giáo không được chấp nhận tại Miến. Người Rohingya bị bạc đãi và đối xử tàn khốc bởi chính người dân Miến trước khi quân đội nhúng tay vào. Hàng trăm ngôi làng của người Rohingya bi đốt thành tro, chính phủ đổ vấy cho phiến quân, còn bà Aung Shan Suu Kyi thì im lặng gần như tuyệt đối. Thế gới thắc mắc thải độ khó hiểu này và không ít nơi đã bày tỏ phẫn nộ khi bà tiếp tục có cung cách hành xử không khác gì chính quyền quân phiệt trước đây.
Khi báo chí quốc tế hỏi về hai nhà báo Miến Điện là U Wa Lone, 32 tuổi, và U Kyaw Soe Oo, 28 tuổi làm việc cho Reuters bị tòa án Miến tuyên phạt 7 năm tù vì đưa tin một cuộc thảm sát người Rohingya của quân đội Miến, bà đã trả lời rằng vì họ vi phạm pháp luật của Miến và bản án dành cho họ là đúng đắn.
Cách bà ứng phó với truyền thông làm bừng lên cơn giận dữ hơn nữa. Nhiều trường Đại học lột ảnh của bà đang treo trong trường, nhều đề nghị rút bỏ các giải thưởng đã trao cho bà kể cả giải Nobel Hòa Bình vì người ta cho rằng bà không còn xứng đáng. Mới nhất vào ngày 11 tháng 11 năm 2018 Hãng tin CNN đã đăng tải lá thơ của tổ chức Ân xá Quốc tế do Tổng thư kí Kumi Naidoo thông báo cho bà về quyết định thu hồi danh xưng Đại sứ Quốc tế về Giải thưởng Lương tâm Quốc tế mà bà nhận được do Amnesty International trao tặng năm 2009.
Ân xá Quốc tế chỉ trích người đoạt giải Nobel vì đã không sử dụng "quyền lực chính trị và đạo đức" để bảo vệ quyền con người ở đất nước của bà, "sự thờ ơ rõ ràng" của bà đối với các tội ác quân sự ở các vùng dân tộc và "không dung nạp tự do ngôn luận". Những cáo buộc mạnh mẽ này như giọt nước làm tràn chiếc ly bất mãn của thế giới trước các hành động đi ngược lại những gì mà bà tranh đấu hơn hai mươi năm qua.
Thời kỳ hào quang của bà đã chấm dứt và thời kỳ bóng tối đang bao trùm Miến Điện.
Bà Aung Shan Suu Kyi đã đặt cược quá nhiều vào cử tri Miến. Bà bị ám ảnh bởi quyền lực của các sư sãi Miến với cuộc cách mạng áo cà sa năm 2007, bà cũng không thể quên “Phong trào 969”, một phong trào ngày càng có ảnh hưởng lớn tại đất nước có tới 90% dân số theo Phật giáo.
Một trong những người khởi xướng và lãnh đạo phong trào này là nhà sư Ashin Wirathu, 44 tuổi, trụ trì tại tu viện Masseyin ở thành phố Mandalay. Ashin Wirathu nổi tiếng đến nỗi báo Times đăng hình của ông ta trên bìa và gọi ông là “Bộ mặt của khủng bố Phật giáo”. Ashin Wirathu xách động Phật giáo Miến chống lại dân Hồi giáo Rohingya và không ngại kêu gọi họ nổi lên đuổi người Rohingya ra khỏi lãnh thổ Miến Điện.
Bà Aung Shan Suu Kyi biết tầm ảnh hưởng của Ashinh Wirathu và bà đã tiếp tục im lặng trước những hành vi mà ông này gieo rắt trên đất nước Miến.
Sự im lặng đồng lõa ấy đã làm hình ảnh bà biến dạng trước các chính khách quốc tế. Đất nước của bà bị xem xét và các quan chức Miến đang có nguy cơ bị đưa ra tòa xét xử về tội diệt chủng người Rohingya. Các nước ASEAN cũng đang xét lại việc Miến Điện đàn áp người Hồi giáo sau khi tân Tổng thống Malaysia, ông Mahathir Mohamad, lên tiếng cáo buộc và Indonesia có động thái hợp tác muốn đưa hồ sơ Miến Điện ra cuộc họp thượng đỉnh của khối tại Singapore vào tháng 11 này.
Cử tri Miến Điện đã đưa bà lên, vì vậy bà không muốn mất sự ủng họ của họ. Suy cho cùng không biết bà là con cờ của cử tri hay chính họ mới là con cờ cho khát vọng chính trị trong con người của bà?
Bà Aung Shan Suu Kyi biết tầm ảnh hưởng của Ashinh Wirathu và bà đã tiếp tục im lặng trước những hành vi mà ông này gieo rắt trên đất nước Miến.
Sự im lặng đồng lõa ấy đã làm hình ảnh bà biến dạng trước các chính khách quốc tế. Đất nước của bà bị xem xét và các quan chức Miến đang có nguy cơ bị đưa ra tòa xét xử về tội diệt chủng người Rohingya. Các nước ASEAN cũng đang xét lại việc Miến Điện đàn áp người Hồi giáo sau khi tân Tổng thống Malaysia, ông Mahathir Mohamad, lên tiếng cáo buộc và Indonesia có động thái hợp tác muốn đưa hồ sơ Miến Điện ra cuộc họp thượng đỉnh của khối tại Singapore vào tháng 11 này.
Cử tri Miến Điện đã đưa bà lên, vì vậy bà không muốn mất sự ủng họ của họ. Suy cho cùng không biết bà là con cờ của cử tri hay chính họ mới là con cờ cho khát vọng chính trị trong con người của bà?
Nhưng dù sao thì hào quang của bà đã tắt vĩnh viễn. Tắt đi vì một chính kiến sai lầm sau bao năm hoạt động trong lĩnh vực nhân quyền. Nhân quyền đối với bà Aung Shan Suu Kyi không áp dụng cho người Rohingya và vì vậy bà đang chơi ván cờ cô độc chỉ có bà và cử tri Miến với nhau còn quốc tế bà không chú ý, mặc dù trước đây chính họ vận động cho bà ra khỏi bóng tối của tù đày.
Mặc Lâm
(Blog VOA)
Mặc Lâm
(Blog VOA)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét