Thứ Sáu, 3 tháng 11, 2017

Nhập Bộ KH-ĐT, Tài chính: Bộ trưởng KH trả lời gì ?

Ông Bộ trưởng này chẳng nắm được cái gì, toàn trả lời sai hoặc lăng nhăng.
Nhập Bộ KH-ĐT, Tài chính: Đề xuất không hoàn toàn chính xác
02/11/2017 - Trả lời báo chí bên hành lang QH sáng nay, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói, đề xuất nhập Bộ KH-ĐT và Bộ Tài chính không hoàn toàn chính xác. Chức năng, nhiệm vụ của Bộ KH-ĐT và Tài chính không trùng nhau. Ở các nước là Bộ Kinh tế, Bộ Phát triển, như Trung Quốc là UB Phát triển và cải cách. Chúng ta là một nền kinh tế khác, từ kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường, trước đây là UB Kế hoạch, sau là UB Kiến quốc, nay là Bộ KH-ĐT. Cùng liên quan đến ngân sách, cân đối ngân sách nhưng Bộ KH-ĐT là phân bổ nguồn lực cho đầu tư phát triển, còn Bộ Tài chính làm về phân bổ nguồn lực cho chi thường xuyên,

Bộ trưởng KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: Hoàng Anh

Ông nhận định thế nào về đề xuất sáp nhập này, thưa Bộ trưởng?
Cái đó chưa ai bàn cả. Nghị quyết nói là có thể đề xuất, cái này phải nghiên cứu kỹ, một cách thận trọng để đảm bảo chuyện có nhập hay không phải dựa trên cơ sở khoa học, có luận cứ, có phương pháp luận và phải đảm bảo tính bền vững chứ không phải nay nhập, mai tách.

Ví dụ Bộ KH-ĐT trong tương lai cũng có thể tập trung làm những vấn đề vĩ mô, chiến lược, cơ chế chính sách, có tính chất hoạch định tham mưu cho đảng những vấn đề về định hướng phát triển.
Có ĐB cho rằng Bộ KH-ĐT và Bộ Tài chính có chức năng, nhiệm vụ tương đồng nhưng khi làm chính sách thường hay vênh nhau nên nhập lại để thống nhất, tinh gọn đầu mối. Ý kiến của ông?
Tôi cho rằng ý kiến này cũng không hoàn toàn chính xác. Cái này phải nói theo chức năng, nhiệm vụ chứ đừng nói bộ với bộ. Chức năng nào, nhiệm vụ nào thì thuộc bộ ấy.
Mô hình như Bộ KH-ĐT có nhiều nước áp dụng không, thưa ông?
Hiện nay vẫn còn một số nước áp dụng. Có thể tên gọi khác nhưng chức năng nhiệm vụ như nhau, cùng làm chức năng tham mưu hoạch định chính sách, đường lối phát triển, quy hoạch phát triển…
Các nước thường gọi là Bộ Phát triển, Bộ Kinh tế. Trung Quốc gọi là UB Phát triển tài chính. Tất cả các nước đều có cơ quan làm những nhiệm vụ này.
Chức năng, nhiệm vụ của Bộ KH-ĐT và Tài chính có trùng nhau?
Không. Hai vấn đề khác nhau. Ở các nước là Bộ Kinh tế, Bộ Phát triển, như Trung Quốc là UB Phát triển và cải cách. Chúng ta là một nền kinh tế khác, từ kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường, trước đây là UB Kế hoạch, sau là UB Kiến quốc, nay là Bộ KH-ĐT.
Cùng liên quan đến ngân sách, cân đối ngân sách nhưng Bộ KH-ĐT là phân bổ nguồn lực cho đầu tư phát triển, còn Bộ Tài chính làm về phân bổ nguồn lực cho chi thường xuyên,
Có những mảng giao thoa, 2 Bộ sắp xếp như thế nào?
Không có gì gọi là chồng chéo cả. Việc ai người đó làm, phân định tương đối rõ.
Thu Hằng - Hương Quỳnh
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/quoc-hoi/nhap-bo-kh-dt-tai-chinh-de-xuat-khong-hoan-toan-chinh-xac-408486.html


  • SỰ THẬT 17 giờ trước
    Các nước vẫn làm đó thôi.
    • QUANG NAM 17 giờ trước
      Phỏng vấn Bộ KHĐT thì làm sao mà trả lời theo hướng sáp nhập được.
      • LÊ NGỌC TỊNH 18 giờ trước
        Hai bộ này hợp nhất là đúng, đều là tiền, trước hết phải đảm bảo tối thiểu cho chi thường xuyên rồi mới tính đến chi cho đầu tư và phát triển. Muốn đầu tư và phát triển cần tiết kiệm chi thường xuyên như nào?
        • QUANG PHẠM 18 giờ trước
          Trước tiên hãy xem xét kỹ lưỡng ở cấp xã
          • LEVANTRUC 18 giờ trước
            QUA TRAO ĐỔI NÀY MỚI THẤY NHẬP HAI BỘ NÀY LẠI LÀ PHÙ HỢP VƠI CHUYỂN ĐỔI NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG. THAM MƯU CHO ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC SÂU SÁT,THỰC TẾ GIỮA HAI NGUỒN LỰC MÀ LÂU NAY TÁCH RỜI.
            • ÁNH NGUYỄN 19 giờ trước
              Biết ngay mà !!!
              • PHUNG QUANG HUNG 19 giờ trước
                tại sao Trên trung ương không nhập mà lại đề xuất địa phương nhập nhỉ. các cấp chính quyền từ trung ương xuống là chiếc nón ngược ah. ở trên chủ yếu tổng hợp quyết định, ở dưới mới gần dân mới cần người giải quyết công việc chứ.
                • PHANTHULIEN 19 giờ trước
                  dung sai cung do chung ta nghi thoi
                  • TRÁNG 19 giờ trước
                    Việc sát nhập một số bộ là không hợp lý vì nhiều luận chúng có thể chứng minh .nhung sát nhập một số địa phương là việc cần phải làm .ngày trước ông Lê Duẩn đã từng đưa ra thanh lập hơn 500 pháo đài cấp huyện .lúc đó không hợp ...
                    • TRAN HOAN 19 giờ trước
                      Chang bo nao muon nhap dau., co ly luan de giu lai do,
                      • NGUYENLONG 20 giờ trước
                        Bộ KH- ĐT làm kế hoạch chi cho đầu tư phát triển, còn Bộ Tài Chính làm kế hoạch chi thường xuyên. Vậy nên, 2 Bộ này nhập làm 1 thì chuẩn quá rồi, thậm chí 2 lĩnh vực CHI đó có thể hỗ trợ cho nhau khi làm kế hoạch.
                        • NGUYEN HOANG 20 giờ trước
                          nên làm theo xung hướng khách quan
                          • NGUYỄN 20 giờ trước
                            Bô KHĐT nhập Bộ Tài chính hợp lý.Bộ Tài nguyên nhập Bộ Nông nghiệp.Bộ Khoa học công nghệ nhập Bộ xây dựng.Bộ Giáo dục nhập Bộ văn hóa thể thao.Bộ công thương nhập Bộ Giao thông vận tải.
                            • TRẦN THỊNH CẢNH 20 giờ trước
                              Chỉ biết kêu gọi nơi khác tinh giản. Nhập hai bộ này là đúng
                              • PHẠM CHIẾN 20 giờ trước
                                cách trả lời của ông Dũng là đương nhiên, chẳng ông nào muốn nhập vào ông nào và ông nào cũng có lý do, lập luân hay cả. Theo tôi nên nhập 2 bộ này làm một. Bây giờ là kinh tế thị trường.
                                • TU LY 20 giờ trước
                                  Tôi thấy hai bôn này nhập lại sẽ hoạt động hiệu quả hơn: hoạch định chính sách, kế hoạch, phát triển lúc nào cũnb liên quan đến vấv đề tài chính! Chỉ có điều sô ghế lãnh đạo, cong chức, nhân viên sẽ giảm nên cán bộ, công chức khó lònb ...
                                  • GIAO NGOC HUYỀN 20 giờ trước
                                    Gộp lại 2 Bộ này thì thời gian và số chữ ký phê duyệt dự án giảm đi còn 1/3 thôi.

                                  Không có nhận xét nào:

                                  Đăng nhận xét