Hà Nội gió !!!
Gió mùa đông bắc làm em khóc
Hà Nội, anh ơi phố rất gầy! (tmt)
Khí hậu của tháng Mười Một và tháng Chạp âm lịch là khí hậu lạnh và đẹp nhất trong năm của miền Bắc. Gió hay trở lạnh đột ngột như một người đi xa bỗng trở về không báo trước.
Có thể mới buổi sáng trời còn rất ấm không có gì báo hiệu là một ngày lạnh, nhưng đến trưa gió ở đâu bỗng kéo về chật phố. Gió chen chúc vào đám đông đang đi trên đường, gõ cửa những ngôi nhà, hàng quán, ngồi sát vào những người buôn bán hai bên vỉa hè rất là hồn nhiên. Chẳng cần nói năng gì cả. Chỉ cần có mặt, tôi đến, tôi ngồi xuống và tôi ở lại.
Giống như Caesar ngày trước I came, I saw, I conquered. Thế là mọi người chạy ùa đi mua áo ấm để ngồi chung với gió.
Chúng tôi đã được đi, được ngồi chung với Gió Mùa Ðông Bắc trong suốt mười ngày ở Hà Nội.
Bây giờ ngồi đây nhớ Gió Mùa Ðông Bắc, muốn khóc.
Suốt từ Sài Gòn, đi xe ca theo tour Tiền Giang, Hậu Giang, Phan Thiết, Nha Trang, Hà Nội rồi bay ra Phú Quốc, ta nhìn thấy sự phồn thịnh luôn luôn đi bên cạnh nghèo đói một cách rất rõ ràng.
Miền Bắc, miền Trung ở quê vẫn còn khổ và nhiều người rất nghèo trong khi ở thành phố Sài Gòn, Hà Nội, hàng đêm người ta đổ xô ra phố tiêu tiền (không biết tiền ở đâu ra mà nhiều thế!) Ở những nhà hàng, những quán ăn thì người trong nước tiêu phung phí hơn Việt Kiều. Thử vào một chỗ ăn chơi như vào bar chẳng hạn, thì có thể chỉ nhìn chai rượu gọi sẽ nhận ngay ra ai là Việt Kiều ai là Việt Việt (chữ một cậu cháu tôi dùng để gọi người trong nước). Việt Kiều xài sang gọi chai rượu 150 mỹ kim, trong khi đó Việt Việt gọi chai rượu 1.500 mỹ kim. Tôi quê mùa, hỏi cháu:
- Chai rượu gì mà đắt vậy?
- Con không biết, nhưng thấy họ trả 1.500 mỹ kim cho chai rượu; họ đi năm, sáu người tiêu một buổi tối năm ngàn đô là chuyện nhỏ.
Nghe nói một tối tiêu năm ngàn đô là chuyện nhỏ thì chắc ai cũng biết cái xuất xứ của những số tiền nhỏ đó thật là mù mịt.
Ăn uống ở các tiệm bây giờ cũng đắt hơn gấp năm sáu lần của ba năm trước và không ngon. Trung bình chúng tôi ăn một bữa cho một người là từ ba cho đến bẩy mỹ kim. So với ở Mỹ thì rẻ, nhưng với tiền lương của một người trung bình là 700.000 đồng Việt- khoảng hơn 40 mỹ kim một tháng- thì làm sao trả được.
Tôi tự hỏi, Sài Gòn bây giờ hình như không ai nấu ăn trong nhà hay sao mà tối nào các tiệm, các quán cũng tấp nập khách ăn? Bao giờ nhìn chung quanh các bàn cũng rất nhiều người địa phương ngồi ăn, phần đông là giới trẻ, và trung niên. Trên bàn đầy ắp thức ăn và bia, nước ngọt.
Lương của một công chức không biết con số thật là bao nhiêu?
Tôi có một người em họ xa ở Hà Nội, làm phó giám đốc một công ty nhà nước gì không rõ mà anh đi xe BMW, khi chúng tôi tới thì vợ đang du lịch ở Singapore, con thì đi du học ở Mỹ, một năm hết ba mươi ngàn Mỹ Kim tiền học, chưa kể chi phí ăn ở. Nghe mà giật mình.
Theo cách anh nói chuyện thì ở Việt Nam bây giờ du học tự túc ở Pháp và Ðức như một phong trào cho các con ông lớn. Học giỏi hay không thì chưa rõ, nhưng mà đã là con của những ông lớn thì phải xuất ngoại, phải du học. Sang bên đó không học được thì ở chơi một thời gian, may mắn kiếm được người lấy thì ở lại, không thì về.
Nghe anh nói, tôi nhớ đến một ca làm việc của mình ở Mỹ. Khi tôi đến thăm tại gia cho một sản phụ được hưởng Phiếu Y Tế (Medical Coupon) tôi mới biết đó là một sinh viên Việt Nam du học tự túc, có bầu và ở lại. Cô là sinh viên du học mà không nói được một câu Anh Ngữ nào. Căn nhà cô ở thuê là một apartment water front. Tôi hỏi tiền đâu mà cô trả tiền nhà thì được cô ạ cho biết căn apt. này cha mẹ cô chuyển tiền sang mua, trả bằng tiền mặt, cho một người bà con có quốc tịch Mỹ đứng tên. Nghe mà giật mình, vì tôi biết căn aparterment đó ở Seattle ít nhất là 400.000 Mỹ kim, bởi gần sát mặt hồ.
Miền Bắc, miền Trung ở quê vẫn còn khổ và nhiều người rất nghèo trong khi ở thành phố Sài Gòn, Hà Nội, hàng đêm người ta đổ xô ra phố tiêu tiền (không biết tiền ở đâu ra mà nhiều thế!) Ở những nhà hàng, những quán ăn thì người trong nước tiêu phung phí hơn Việt Kiều. Thử vào một chỗ ăn chơi như vào bar chẳng hạn, thì có thể chỉ nhìn chai rượu gọi sẽ nhận ngay ra ai là Việt Kiều ai là Việt Việt (chữ một cậu cháu tôi dùng để gọi người trong nước). Việt Kiều xài sang gọi chai rượu 150 mỹ kim, trong khi đó Việt Việt gọi chai rượu 1.500 mỹ kim. Tôi quê mùa, hỏi cháu:
- Chai rượu gì mà đắt vậy?
- Con không biết, nhưng thấy họ trả 1.500 mỹ kim cho chai rượu; họ đi năm, sáu người tiêu một buổi tối năm ngàn đô là chuyện nhỏ.
Ăn uống ở các tiệm bây giờ cũng đắt hơn gấp năm sáu lần của ba năm trước và không ngon. Trung bình chúng tôi ăn một bữa cho một người là từ ba cho đến bẩy mỹ kim. So với ở Mỹ thì rẻ, nhưng với tiền lương của một người trung bình là 700.000 đồng Việt- khoảng hơn 40 mỹ kim một tháng- thì làm sao trả được.
Tôi tự hỏi, Sài Gòn bây giờ hình như không ai nấu ăn trong nhà hay sao mà tối nào các tiệm, các quán cũng tấp nập khách ăn? Bao giờ nhìn chung quanh các bàn cũng rất nhiều người địa phương ngồi ăn, phần đông là giới trẻ, và trung niên. Trên bàn đầy ắp thức ăn và bia, nước ngọt.
Lương của một công chức không biết con số thật là bao nhiêu?
Tôi có một người em họ xa ở Hà Nội, làm phó giám đốc một công ty nhà nước gì không rõ mà anh đi xe BMW, khi chúng tôi tới thì vợ đang du lịch ở Singapore, con thì đi du học ở Mỹ, một năm hết ba mươi ngàn Mỹ Kim tiền học, chưa kể chi phí ăn ở. Nghe mà giật mình.
Theo cách anh nói chuyện thì ở Việt Nam bây giờ du học tự túc ở Pháp và Ðức như một phong trào cho các con ông lớn. Học giỏi hay không thì chưa rõ, nhưng mà đã là con của những ông lớn thì phải xuất ngoại, phải du học. Sang bên đó không học được thì ở chơi một thời gian, may mắn kiếm được người lấy thì ở lại, không thì về.
Nghe anh nói, tôi nhớ đến một ca làm việc của mình ở Mỹ. Khi tôi đến thăm tại gia cho một sản phụ được hưởng Phiếu Y Tế (Medical Coupon) tôi mới biết đó là một sinh viên Việt Nam du học tự túc, có bầu và ở lại. Cô là sinh viên du học mà không nói được một câu Anh Ngữ nào. Căn nhà cô ở thuê là một apartment water front. Tôi hỏi tiền đâu mà cô trả tiền nhà thì được cô ạ cho biết căn apt. này cha mẹ cô chuyển tiền sang mua, trả bằng tiền mặt, cho một người bà con có quốc tịch Mỹ đứng tên. Nghe mà giật mình, vì tôi biết căn aparterment đó ở Seattle ít nhất là 400.000 Mỹ kim, bởi gần sát mặt hồ.
Khi có những người giầu không rõ xuất xứ lợi tức như thế thì người nghèo có xuất xứ rất rõ ràng. Họ sống bằng những món tiền kiếm được hàng ngày rất khiêm tốn. Nếu đi dọc theo bờ hồ Hoàn Kiếm ta sẽ luôn luôn bắt gặp những người (một cụ già, hay một đứa trẻ đang tuổi đi học) bán vé số, hoặc nước trà. Bán vé số thì lấy vé của nhà nước đi bán lại mỗi vé số giá có hai ngàn, không biết lời được bao nhiêu? Trong khi đó giá một gói xôi khoảng bốn ngàn đồng- một Mỹ kim bằng 15.900 đồng-
Vốn liếng của người bán nước trà tất cả chắc chưa đến ba Mỹ kim: Một cái ấm ủ trong cái khăn cũ kỹ, vài cái ly thủy tinh nhỏ, năm ba cái kẹo lạc, kẹo vừng. Họ ôm cái gia sản bán buôn đó trong vòng tay gầy guộc, mời khách bên hồ. Hy vọng họ kiếm đủ cơm ăn cho một ngày hôm đó.
Ngay ở trong khu phố có tấp nập khách du lịch, thỉnh thoảng ta vẫn thấy một người gánh hai cái thúng hầu như chẳng có gì trong đó, chỉ có vài ba mớ hành, mấy củ su-hào, mấy quả chanh đem đi bán. Chắc đây là những thứ kiếm được trong vườn nhà. Tiền thu về may ra đủ cho một gói xôi, hay hai chiếc bánh mì không nhân.
Có cô bé lên năm cầm từng chiếc kẹo cao su lẻ bán cho du khách, cô bé nhỏ xíu, đen thui, ốm nhách mà cái mặt tươi như một bông hoa Mười Giờ chạy theo con gái tôi, đưa cái kẹo ra mặc cả bằng thứ tiếng Mỹ ngô ngọng, thấy vừa buồn cười, vừa tội nghiệp. Cô con gái tôi trêu cho em cười bằng cách nói tiếng Việt cũng ngô ngọng với em và gần như muốn bế em lên, vì em bé xinh quá!
Ôi tuổi thơ Việt Nam! Khi em lớn lên, em sẽ có ước vọng gì?
Ði càng về miền quê càng thấy những người nghèo. Ở những nơi ruộng nước như lối vào Tam Cốc, Bích Ðộng ở Ninh Bình hay Suối Trong, Suối Ðục ở Chùa Hương thì những người dân quê vẫn ngâm một nửa người trong nước nguyên ngày mò ốc, lưới tép kiếm ăn. Một kí tép khoảng hai chục ngàn, ngâm nước nguyên ngày được khoảng ba đến năm kí, kiếm được 60.000 -100.000 đồng cho nguyên một gia đình bốn năm người, trong đó có cả tiền học cho con.
Ngay ở trong khu phố có tấp nập khách du lịch, thỉnh thoảng ta vẫn thấy một người gánh hai cái thúng hầu như chẳng có gì trong đó, chỉ có vài ba mớ hành, mấy củ su-hào, mấy quả chanh đem đi bán. Chắc đây là những thứ kiếm được trong vườn nhà. Tiền thu về may ra đủ cho một gói xôi, hay hai chiếc bánh mì không nhân.
Có cô bé lên năm cầm từng chiếc kẹo cao su lẻ bán cho du khách, cô bé nhỏ xíu, đen thui, ốm nhách mà cái mặt tươi như một bông hoa Mười Giờ chạy theo con gái tôi, đưa cái kẹo ra mặc cả bằng thứ tiếng Mỹ ngô ngọng, thấy vừa buồn cười, vừa tội nghiệp. Cô con gái tôi trêu cho em cười bằng cách nói tiếng Việt cũng ngô ngọng với em và gần như muốn bế em lên, vì em bé xinh quá!
Ôi tuổi thơ Việt Nam! Khi em lớn lên, em sẽ có ước vọng gì?
Ði càng về miền quê càng thấy những người nghèo. Ở những nơi ruộng nước như lối vào Tam Cốc, Bích Ðộng ở Ninh Bình hay Suối Trong, Suối Ðục ở Chùa Hương thì những người dân quê vẫn ngâm một nửa người trong nước nguyên ngày mò ốc, lưới tép kiếm ăn. Một kí tép khoảng hai chục ngàn, ngâm nước nguyên ngày được khoảng ba đến năm kí, kiếm được 60.000 -100.000 đồng cho nguyên một gia đình bốn năm người, trong đó có cả tiền học cho con.
Trẻ con đi học cho biết đọc, biết viết rồi nghỉ vì không có tiền trả tiếp, lại đi ngâm mình dưới nước giống cha mẹ thôi. Suốt một đời họ ngâm dưới nước. Người chèo thuyền chỉ cho chúng tôi xem một vài nấm mộ chôn một nửa chìm dưới nước, nói là mộ của những ông bà cụ già suốt đời mò cua, xúc tép ở đây, họ muốn con cháu họ chôn mình như thế, vì họ đã có câu: 'Sống ngâm da, chết ngâm xương' để chỉ đời sống gắn liền với nỗi vất vả này.
Du khách Âu Châu đổ vào Việt Nam một ngày một đông hơn, sau sau vụ khủng bố 11/9/2001. Cả nước sống về nguồn lợi thu nhập được của du khách. Du khách nước ngoài vào, mang theo bao sự thay đổi. Việt Kiều đóng một vai trò không nhỏ trong môi trường này.
Mỗi người đem một ít về cho thân nhân, giúp vốn buôn bán, xây lại nhà cửa, mai mối cho lấy chồng nước ngoài. Cho nên ta thấy có những con hẻm lầy lội, nghèo nàn tự nhiên mọc lên một cái nhà hai ba, thậm chí bốn từng. Cửa kính, cửa sắt đứng cô đơn như một anh hề sau khi vãn hát. Những cô gái được tân trang từ đầu đến chân để lấy chồng nước ngoài, trông như những con búp bế vô hồn.
Ðã có một số cô bằng lòng lấy bất cứ ai, dù đó là anh cắt cỏ hay rửa chén bên Mỹ, bên Úc.
Ngay cả một anh ăn tiền tàn tật cũng vẫn lấy. Cứ lấy để đi đã, sang đó không ở được thì bỏ. Những câu chuyện đó bây giờ không có gì là mới lạ nữa, chỉ có sang bên đó mà sau năm năm không bỏ chồng thì mới gọi là 'Lạ'. Người không có thân nhân lo cho thì sẽ rơi vào bất cứ một bàn tay không lương thiện nào đó, và đã xẩy ra bao nhiêu thảm kịch. Ban đầu thì còn là chuyện thương tâm, sau đi đến nỗi quốc nhục.
Du khách Âu Châu đổ vào Việt Nam một ngày một đông hơn, sau sau vụ khủng bố 11/9/2001. Cả nước sống về nguồn lợi thu nhập được của du khách. Du khách nước ngoài vào, mang theo bao sự thay đổi. Việt Kiều đóng một vai trò không nhỏ trong môi trường này.
Mỗi người đem một ít về cho thân nhân, giúp vốn buôn bán, xây lại nhà cửa, mai mối cho lấy chồng nước ngoài. Cho nên ta thấy có những con hẻm lầy lội, nghèo nàn tự nhiên mọc lên một cái nhà hai ba, thậm chí bốn từng. Cửa kính, cửa sắt đứng cô đơn như một anh hề sau khi vãn hát. Những cô gái được tân trang từ đầu đến chân để lấy chồng nước ngoài, trông như những con búp bế vô hồn.
Ðã có một số cô bằng lòng lấy bất cứ ai, dù đó là anh cắt cỏ hay rửa chén bên Mỹ, bên Úc.
Ngay cả một anh ăn tiền tàn tật cũng vẫn lấy. Cứ lấy để đi đã, sang đó không ở được thì bỏ. Những câu chuyện đó bây giờ không có gì là mới lạ nữa, chỉ có sang bên đó mà sau năm năm không bỏ chồng thì mới gọi là 'Lạ'. Người không có thân nhân lo cho thì sẽ rơi vào bất cứ một bàn tay không lương thiện nào đó, và đã xẩy ra bao nhiêu thảm kịch. Ban đầu thì còn là chuyện thương tâm, sau đi đến nỗi quốc nhục.
Nhiều cô gái quê lớn lên trong cảnh nghèo sẽ làm bất cứ điều gì, không đắn đo để được thoát ra cảnh mò ốc, bắt cua, làm ruộng. Cô ở tỉnh thì chạy theo những nhu cầu vật chất và cũng một phần muốn có một cuộc sống nhàn nhã, không phải vật lộn với đời sống xã hội khó khăn hiện tại, nên họ không ngần ngại làm gái bao cho những người nước ngoài.
Chúng tôi đã gặp trên con đường từ Bắc vào Trung, ra Nam một vài cô rất trẻ, khoảng 17 đến 22 đi cặp đôi với những người đàn ông luống tuổi nước ngoài như Thụy Sĩ, Ðức, Pháp, Ðại Hàn, Ðài Loan.v.v. Trên bãi biển Phú Quốc nơi chúng tôi tắm, một lúc chúng tôi gặp ba người Ðức độ ngoài sáu mươi tuổi cùng tắm với ba cô gái Việt rất trẻ. Họ ngồi ngay ở mấy cái võng, và bàn ăn dưới gốc dừa cạnh chúng tôi. Họ nói tiếng Anh với mấy cô, mấy cô nói rất ít, ngoài lắc, gật và cười ròn rã. Một lúc sau có thêm một người nữa dắt một cô đến, họ làm quen và nhập bọn với nhau. Họ ngồi ngay cạnh chúng tôi, nên dù không chú ý cũng nghe rõ tiếng những người đàn ông nói với nhau:
- Gái ở đây hiền và dễ bảo hơn gái Sàigòn.
- Sống ở đây, cần bao nhiêu một tháng, kể cả tiền trả cho mấy cô này?
- Rẻ lắm, chỉ độ năm trăm mỹ kim thôi.
Hình ảnh mấy ông già da nhăn nheo đó đùa rỡn dưới biển với mấy cô má hồng còn lấm tấm mấy cái mụn dậy thì, trông chẳng khác gì cảnh ông nội, ông ngoại ra bơi với cháu.
Thật đáng buồn!
- Gái ở đây hiền và dễ bảo hơn gái Sàigòn.
- Sống ở đây, cần bao nhiêu một tháng, kể cả tiền trả cho mấy cô này?
- Rẻ lắm, chỉ độ năm trăm mỹ kim thôi.
Hình ảnh mấy ông già da nhăn nheo đó đùa rỡn dưới biển với mấy cô má hồng còn lấm tấm mấy cái mụn dậy thì, trông chẳng khác gì cảnh ông nội, ông ngoại ra bơi với cháu.
Thật đáng buồn!
Tôi nhìn sang con gái tôi, cô đang nằm phơi nắng trong bộ áo tắm, cuốn tiểu thuyết The memoirs of a Geisha úp trên mặt, tôi thấy cô thật là may mắn biết bao! Cô được đi học, có có việc làm tử tế, cô kiếm sống được bằng kiến thức và lòng tự trọng. Nếu cô chẳng may sinh ra và lớn lên trong một cái làng, cái tỉnh nghèo nàn nào đó Việt Nam, không được đi học đến nơi, đến chốn, thì có gì bảo đảm cô sẽ không là một trong những cô gái đang bơi lội dưới kia? Cái nghèo khó luôn luôn kéo theo cái bất hạnh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét