Thứ Hai, 2 tháng 11, 2015

(1) "Nhiệm kỳ này, nước mắt Tổng Bí thư rơi vào lịch sử"

Thương và thông cảm cho bác Tổng, nhân sĩ Bắc Kỳ, chỉ quen cầm bút, nói lời nhẹ nhàng, nhưng vừa qua buộc phải cầm gươm ra trận, không may gặp phải kẻ địch quá mưu mô xảo quyệt, nên thua liểng xiểng mấy phen liền, đành chấp nhận thua cuộc, vĩnh viễn từ bỏ vũ khí, nhìn kẻ địch cười mà rơi nước mắt. Tuy nhiên cũng phải phân tích kỹ bác rơi nước mắt vì đánh đấm cá nhân hay đánh đấm vì lợi ích đất nước, lợi ích nhân dân ?
"Nhiệm kỳ này, nước mắt Tổng Bí thư rơi vào lịch sử"
Dân trí - "Nhiệm kỳ này chúng ta đã chứng kiến nước mắt của đồng chí Tổng bí thư rơi vào lịch sử" - đại biểu Quốc hội Lê Nam nói về trách nhiệm điều hành đất nước của các Bộ trưởng, người đứng đầu các địa phương, thậm chí trách nhiệm của người đứng đầu Đảng, Nhà nướcChống tham nhũng, sao cứ ở giai đoạn “cầm cự” mãi thế?!
Đại biểu Lê Nam (Thanh Hóa).
Thảo luận ở hội trường Quốc hội về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016, đại biểu Lê Nam (Thanh Hóa) đã có bài phát biểu ngắn gọn nhưng thẳng thắn, chỉ rõ những vấn đề bức xúc hiện nay.

“Cán bộ là cái gốc, ngay từ đầu nhiệm kỳ này, Quốc hội đã kỳ vọng vào thế hệ bộ trưởng mới. Thực tế có nhiều lĩnh vực đã tạo dấu ấn. Đó là chỉ đạo phá các vụ án đặc biệt nghiêm trọng của Bộ Công an; tạo ra động lực phát triển nhà ở xã hội, khôi phục thị trường bất động sản của Bộ Xây dựng. Có nhiều lĩnh vực tạo dấu ấn mạnh, được đông đảo cử tri quan tâm, khen ngợi như ngoại giao Việt Nam trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc; ngành ngân hàng trong đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, tái cơ cấu ngân hàng thương mại; ngành giao thông vượt qua trở lực để có bước phát triển ngoạn mục về hạ tầng giao thông.... Đó là những kết quả thuyết phục”- ông Nam nói.

Tuy nhiên đại biểu Lê Nam khẳng định: “Bên cạnh đó xã hội quá nhiều bức xúc, quá nhiều yếu kém, có nhận xét không thiện chí rằng Việt Nam là nước không chịu phát triển. Nếu dám nhận chỉ trích thì chúng ta thấy rằng ý kiến đó cũng có lý. Nền kinh tế có cái gốc là sản xuất không ngừng tụt hậu, đời sống nông dân vẫn còn nhiều khốn khó, ngư dân muốn có tàu ra biển khơi đánh cá nhưng một năm rưỡi rồi cũng chưa xong tàu mẫu; môi trường sống ngày càng tồi tệ, chống tham nhũng cả chục năm rồi vẫn chưa vượt qua thời kỳ cầm cự”.

Theo ông Nam, những vấn đề trên có những nguyên nhân khách quan nhưng cũng có nguyên nhân rất lớn thuộc về trách nhiệm của các Bộ trưởng, của những người đứng đầu các ngành, địa phương, thậm chí trách nhiệm của người đứng đầu Đảng, Nhà nước.

"Nhiệm kỳ này chúng ta đã chứng kiến nước mắt của đồng chí Tổng bí thư rơi vào lịch sử” - đại biểu Lê Nam phát biểu.
“Báo cáo của Chính phủ chưa làm rõ những vấn đề trên, chưa làm rõ ngành, địa phương làm tốt và chỉ thật rõ những ngành, lĩnh vực yếu kém gắn với trách nhiệm người đứng đầu. Chính phủ tổng kết 5 bài học kinh nghiệm nhưng tôi đề nghị bổ sung thêm bài học thứ 6, đó là bài học về bản lĩnh, trách nhiệm của các đồng chí bộ trưởng, các thành viên Chính phủ và người đứng đầu ở các địa phương”- ông Lê Nam thẳng thắn.

Ông cho rằng bộ máy hệ thống chính trị, hệ thống người ăn lương nhà nước quá lớn, vượt khả năng chịu đựng của ngân sách nhà nước.

Đại biểu Lê Nam nhận định, Trung ương và Chính phủ đang chỉ đạo tinh giảm biên chế đảm bảo đời sống người lao động nhưng với chủ trương, giải pháp đang làm sẽ không thể giảm được vì không biết giảm ai. Theo ông Nam cần sớm nghiên cứu tiếp cận những sáng tạo, trăn trở của các địa phương, các ngành, ví dụ như đề nghị sáp nhập các cơ quan Đảng, Nhà nước ở Quảng Ninh; cổ phần hóa Bệnh viện Giao thông vận tải ở Bộ Giao thông vận tải, bệnh viện công tư ở Đồng Nai.

Nhà nước nên chuyển phần lớn bệnh viện cho các doanh nghiệp quản lý; ngành giáo dục cũng nên như vậy. Nhà nước không nên tiếp tục tổ chức làm giáo dục, y tế như thời bao cấp.

"Quan tâm tới giáo dục, y tế bằng chính sách bảo hiểm y tế, bằng chế độ học phí, làm theo hướng đó mới phát triển được, giảm được bộ máy và giảm được chi tiêu thường xuyên và tiền lương được thực hiện theo nghị quyết của Quốc hội"- ông Nam nêu quan điểm.

Dẫn ra chuyện di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu Đảng và Nhà nước khi Người qua đời thì hỏa táng, không được tổ chức phúng viếng linh đình, làm tốn kém tiền bạc thời gian của nhân dân, ông Lê Nam liên hệ tới việc nhiều địa phương làm tượng đài, quảng trường hoành tráng, lãng phí trong khi còn nhiều người thất học, người nghèo, thiếu tiền làm nhà cho các gia đình chính sách... Ông Nam yêu cầu Chính phủ báo cáo vấn đề này với Quốc hội.

Thế Kha

http://dantri.com.vn/xa-hoi/nhiem-ky-nay-nuoc-mat-cua-tong-bi-thu-roi-vao-lich-su-20151102111622264.htm

1 nhận xét:

  1. Chống tham nhũng à!
    Còn lâu! ..... Hầu hết bọn họ vào Đảng cũng chỉ để trở nên giàu có, danh vọng.
    Một bộ phận không nhỏ ĐV trở nên giàu sụ, nhất là các vị lãnh đạo. Khi lãnh đạo tham nhũng thì chống tham nhũng sao được.

    Trả lờiXóa