Đại tá an ninh Nguyễn Tài và 2000 ngày đấu trí với CIA
Từng bị bắt giam và tra tấn suốt 5 năm trời, được CIA coi là tù nhân quan trọng nhất và không chấp nhận đánh đổi với mọi giá, nhưng ngay cả những tên điệp viên sừng sỏ nhất của CIA tại Việt Nam, với đầy đủ ngón nghề tra tấn và hỏi cung lão luyện cũng không khuất phục được ông - Đại tá an ninh Nguyễn Tài - nguyên Thứ trưởng Bộ Công an.
Đồng chí Nguyễn Tài và vợ chụp ảnh kỷ niệm trước phòng giam ở số 3 đường Bạch Đằng.
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm thành lập Lực lượng Công an nhân dân, Chuyên đề An ninh thế giới Giữa tháng - Cuối tháng xin được giới thiệu với độc giả về một con người là biểu tượng.
6 năm đầu vào Nam chiến đấu, đều đặn mỗi năm 2 - 3 lần, Nguyễn Tài đều gửi thư về nhà báo tin cho gia đình. Nhưng bắt đầu từ cuối năm 1970, thì gia đình nhà văn Nguyễn Công Hoan không còn nhận được tin con trai nữa. Bà Nguyễn Thị Nghiêm nhớ lại: “Suốt gần 1 năm trời không có tin của chồng tôi, dù không nói ra nhưng cả gia đình tôi đều đã linh cảm có chuyện không lành.
Đến cuối năm 1971 thì mẹ chồng tôi quyết định lên gặp đồng chí Trần Quốc Hoàn, khi đó là Bộ trưởng Bộ Công an, hỏi chuyện. Mẹ chồng tôi nói với Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn: “Gia đình tôi có rất nhiều người đi tù và hi sinh trong kháng chiến chống Pháp, chúng tôi đã quen chịu đựng nỗi đau này. Chúng tôi luôn chuẩn bị tinh thần đối mặt với tình huống xấu nhất và sẵn sàng chịu đựng nó. Vì thế nếu con trai tôi có chuyện gì không lành, xin anh cứ nói”.
Sau một hồi lâu cân nhắc, Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn mới nói: “Đồng chí Nguyễn Tài không may bị địch bắt trong một chuyến công tác. Nhưng theo thông tin chúng tôi có được hiện nay, đồng chí Tài hiện vẫn an toàn”. Đó là một tin sét đánh đối với mẹ chồng tôi. Nhưng trước mặt Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn, mẹ tôi đã bình tĩnh hết mức có thể: “Cảm ơn anh đã nói thật với gia đình. Chúng tôi hứa sẽ chỉ có 3 người lớn trong nhà chúng tôi biết điều này. Đây sẽ là bí mật đối với các cháu tôi”.
Tin Nguyễn Tài bị bắt là tin sét đánh đối với cha mẹ và vợ ông. Cả gia đình ông chuẩn bị tinh thần cho điều xấu nhất sẽ xảy ra, bởi dù không hề biết công việc ông làm, họ cũng lờ mờ cảm nhận được vai trò quan trọng của ông ở Bộ Công an. Khi đó Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn trấn an gia đình Nguyễn Tài rằng ông hiện vẫn an toàn và chưa lộ tung tích, nhưng sự thật thì giặc đã phát hiện ra ông là một “con cá lớn” mà chúng vô tình “kéo lưới” được và thực hiện đủ những thủ thuật tra tấn và hỏi cung nhằm khuất phục ông bằng mọi giá.
Ngày 23/12/1970, Nguyễn Tài bị địch bắt trên đường đi công tác với thẻ căn cước giả mang tên Nguyễn Văn Lắm. Khi bị phát hiện dùng thẻ căn cước giả, với bản lĩnh của một sĩ quan an ninh, Nguyễn Tài đã nhanh chóng vạch ra một “trò chơi nghiệp vụ” để đánh lạc hướng và gây rối cho quá trình điều tra, nhằm bảo vệ tuyệt đối cơ sở của Ban an ninh T4 cũng như quyết tâm không để địch phát hiện ra thân phận thật của ông.
Suốt 6 tháng đầu sau khi ông bị bắt, địch chỉ biết về ông theo những gì ông “bịa” ra: Đại úy Nguyễn Văn Hợp, sỹ quan tình báo hoạt động đơn tuyến, được cử vào miền Nam nhằm xã hội hóa, chờ ngày chiến tranh kết thúc thì sang hoạt động ở Pháp dưới vai trò phóng viên.
Nguyễn Tài bị đưa về số 3 Bạch Đằng - Trung ương Cục Tình báo của ngụy quyền Sài Gòn - nơi tập trung những tên tình báo sừng sỏ nhất của Mỹ - ngụy. Cục Tình báo của ngụy quyền Sài Gòn đã cho những tên hỏi cung chuyên nghiệp nhất đến hỏi cung ông, dùng máy kiểm tra nói dối đối với từng câu trả lời của ông, thậm chí còn gài người vào nhà tù, giả làm đồng chí đồng đội của ông để moi tin ông. Nhưng tất cả những thử thách đó của địch đều vô nghĩa với một sỹ quan an ninh kỳ cựu như Nguyễn Tài.
Sau 6 tháng trời lấy cung Nguyễn Tài, những tên tình báo sừng sỏ của ngụy quyền Sài Gòn hầu như đã bị Nguyễn Tài qua mặt. Bọn chúng có nằm mơ cũng không dám nghĩ rằng chúng đang có trong tay người lãnh đạo của Ban An ninh T4 và cũng là lãnh đạo cao nhất của Công an Việt Nam từ miền Bắc vào miền Nam chiến đấu.
Cuộc đấu trí trong xà lim của Trung ương Cục tình báo ngụy
Nguyễn Tài chỉ bị lộ vì một sự sơ suất đầy trớ trêu của số phận. Đúng vào lúc những tên tình báo ngụy ở Trung ương Tình báo ngụy quyền số 3 Bạch Đằng đã tin vào lời khai của ông, thì cũng là lúc địch vô tình thu giữ được một lá thư quan trọng khi bắt được Hai T. (một cán bộ công tác tại Ban An ninh T4).
Nội dung bức thư như sau đã được đồng chí Ba Tâm gửi cho Hai T: “Tìm Nguyễn Văn Lắm, bị bắt trên sông Cửu Long ngày 23/12/1970 hiện giam ở đâu để lo tiền chuộc”. Lấy làm lạ về lá thư này, địch đã cho người điều tra, bởi chúng thắc mắc tại sao một nhân viên tình báo hoạt động đơn tuyến lại được người của Ban An ninh T4 tìm chuộc. Cho người đi điều tra, địch phát hiện Ban An ninh T4 sẵn sàng bỏ ra vài triệu để chuộc người có cái tên Nguyễn Văn Lắm này.
Đến lúc này địch mới lờ mờ cảm nhận được Nguyễn Văn Lắm đã bị bắt và khai là Đại úy Nguyễn Văn Hợp - chắc chắn không thể là một sỹ quan tình báo bình thường mà phải là một nhân vật chóp bu của Ban An ninh T4, nên mới đáng để Ban An ninh T4 tha thiết chuộc với ngần ấy tiền. Với những nghi ngờ đó, cộng với việc Hai T. và một số cán bộ bị bắt không chịu được tra tấn đã phản bội, địch đã phát hiện ra Nguyễn Văn Lắm, tức Nguyễn Văn Hợp thực chất chính là Nguyễn Tài, tức Tư Trọng - Trưởng Ban An ninh T4, cái tên luôn nằm trong hồ sơ truy bắt ráo riết của ngụy quyền Sài Gòn.
Biết mình đã bắt được “con cá sộp”, Trung ương Cục tình báo của ngụy quyền Sài Gòn đã không bỏ lỡ cơ hội để tìm mọi cách moi tin từ Nguyễn Tài - người mà chúng gọi là “một trong những tên an ninh đầu sỏ của Việt cộng”.
Vợ chồng Đại tá Nguyễn Tài chụp ảnh cùng 4 người con trước ngày ông lên đường đi B.
Sau khi tìm mọi cách chụp trộm ảnh ông và cho những kẻ phản bội nhận diện ông, xác định được ông chắc chắn là Nguyễn Tài - Cục trưởng Cục Bảo vệ Chính trị - Bộ Công an và Trưởng Ban An ninh T4, địch đã xây dựng một kế hoạch bài bản để moi thông tin của ông, từ việc điều tra nhân thân, đến việc sử dụng các biện pháp tra tấn về cả tinh thần lẫn thể xác. Những tên CIA Mỹ sừng sỏ nhất ở Việt Nam đích thân vào cuộc.
Trong hồi ký, Đại tá Nguyễn Tài kể, khi bắt đầu phát giác ra ông là Tư Trọng - Trưởng Ban An ninh T4 và là con trai của nhà văn Nguyễn Công Hoan, địch đã mang đến cho ông những cuốn tiểu thuyết và những cuốn sách có in ảnh cha ông - nhà văn Nguyễn Công Hoan, rồi mang cả tấm ảnh ông chụp với Bác Hồ trong chuyến đi thăm xứ Nam Dương. Sau khi đã “đánh bài ngửa” với ông, địch bắt đầu đối xử với ông theo cách mà chúng đương nhiên sẽ đối xử với một người tù là Đại tá an ninh.
Thời gian đầu, chúng mua chuộc ông bằng cách dùng bác sĩ kiêm nhân viên tình báo đến vừa khám bệnh, vừa đánh vào tâm lý. CIA Mỹ liên tục rót vào tai ông những lời dụ dỗ: “Nếu ông chấp nhận hợp tác với chúng tôi và nếu ông không thích sống trong nước nữa, ngay lập tức ông sẽ có 20 triệu USD và một căn biệt thự ở Thụy Sỹ, sống xa hoa suốt đời như một triệu phú”, nhưng ông từ chối.
Mỗi ngày ông đều bị đưa lên hỏi cung. Giờ hỏi cung khác nhau, không kể đêm ngày. Mục đích của CIA là làm ông rối loạn. Chúng bắt ông nhịn ăn, nhịn uống và giam ông trong một căn phòng sơn trắng toát, có luồng không khí lạnh buốt và không có không khí để thở khiến đầu óc ông rối loạn, không ngủ được. Căn phòng đó luôn bị CIA giám sát 24/24 bằng một máy camera hồng ngoại được đặt bí mật trên trần nhà. Bị thiếu ăn, lại sống trong điều kiện khắc nghiệt, mất ngủ, cộng với việc thường xuyên bị hỏi cung khiến đã có những lúc đầu óc ông luôn ở trong tình trạng nửa tỉnh nửa mê. Nhưng Nguyễn Tài đã rèn cho mình một bản lĩnh thép. Lúc bình thường khi không bị hỏi cung, ông luôn mê mê tỉnh tỉnh. Nhưng cứ lúc bị CIA gọi lên, ông lại tỉnh táo lạ kỳ và đối đáp trơn tru trước sự thẩm vấn của chúng.
Sợ CIA sẽ tiêm các loại thuốc khiến mình mất kiểm soát, ông còn tập cho mình nói câu “quên”, “quên rồi” để đề phòng ngay cả lúc nửa tỉnh nửa mê ông vẫn có thể nói câu “quên rồi”. Có những đợt nhiều tháng trời, CIA hỏi câu nào, từ hoạt động cách mạng đến tổ chức của ngành Công an và các bí mật nghiệp vụ, Nguyễn Tài cũng chỉ trả lời duy nhất có một câu: ‘Quên rồi”.
Khi nhận ra kế hoạch “bàn tay nhung” không hiệu quả với một sỹ quan an ninh kỳ cựu như Nguyễn Tài, CIA đã dùng đến những biện pháp tra tấn dã man nhất. Đêm nào chúng cũng đánh ông 4 - 5 trận như thế, vừa tra tấn về thể xác, vừa tra tấn ông về tinh thần. Để củng cố tinh thần của mình, trong tù ông thường xuyên hát Quốc ca, chào cờ. Ông vẽ một ngôi sao ở trên tường và thường nhìn vào đó mỗi ngày để được tiếp thêm sức mạnh. Ông đi qua những trận tra tấn đó bằng một cách khiến những tên CIA cũng phải kinh hoàng. Chúng nói: “Thật kỳ lạ. Ông ta có thể bị ngất đi vì những trận đòn đau đớn, nhưng chưa bao giờ bật ra một tiếng rên la”.
Những tên CIA sừng sỏ nhất của Mỹ ở Việt Nam đã đến hỏi cung ông, sử dụng những “ngón nghề” giỏi nhất của CIA nhưng tất cả đều thất bại trước người chiến sĩ cách mạng Nguyễn Tài. Từ năm 1970 đến khi miền Nam hoàn toàn giải phóng năm 1975, sau rất nhiều những thủ đoạn, CIA đã thừa nhận chúng đã thất bại trong việc thẩm vấn “con cá lớn” mà chúng bắt được.
Trong khoảng thời gian Nguyễn Tài bị bắt, đã có những lúc giữa ta và Mỹ - ngụy thỏa thuận về việc trao đổi tù binh. Nguyễn Tài là cái tên được ta đưa lên hàng đầu trong việc thương lượng này. Cuối năm 1972, một hạ sỹ quan Mỹ đã được thả ra, kèm theo đề nghị thiện chí của ta: đổi Nguyễn Tài lấy một sỹ quan ngoại vụ của Mỹ bị bắt ở Việt Nam. Nhưng CIA đã kịch liệt chống lại việc trao trả Nguyễn Tài với lý do: “Tài là một cán bộ cao cấp nhất của tình báo Cộng sản; đó là người “quá quan trọng” để thực hiện bất cứ cuộc đổi chác nào”.
Trong hồi ký của mình, Frank Snepp đã khẳng định CIA coi Nguyễn Tài là “một tài sản hấp dẫn nằm trong tay Sài Gòn”, một thứ tài sản không thể đánh đổi. Chính vì lẽ đó mà Nguyễn Tài nằm ngoài mọi kế hoạch trao đổi tù binh. Ngay cả sau khi Hiệp định Paris được ký kết, Mỹ - ngụy cũng không hề áp dụng chính sách trao trả tù binh với Nguyễn Tài.
Ngày trở về…
Trong lúc Nguyễn Tài bị giam và tra tấn gần 2.000 ngày, thì ở Hà Nội cả gia đình ông, từ cha mẹ đến vợ con đều không biết gì về sự an nguy của ông. Con trai của ông - Nguyễn Trường Thống Nhất nhớ lại: “Tôi là đứa con duy nhất biết bố bị bắt. Năm tôi học lớp 10, một hôm đến lớp, cậu bạn tôi là con một cán bộ cấp cao đến thì thào vào tai tôi, nói cậu ấy đã nghe lỏm được bố cậu ấy nói chuyện với các lãnh đạo khác và biết được thông tin bố tôi bị bắt. Ngày hôm đó tôi không học nổi nữa. Tôi về nhà vừa khóc vừa hỏi mẹ. Mẹ gật đầu xác nhận với tôi chuyện đó. Mẹ bảo: “Con đã biết rồi thì phải can đảm và giữ kín chuyện này. Hãy cùng ông bà và mẹ chờ đợi bố trở về”.
Đồng chí Nguyễn Tài (thứ hai từ trái sang) trong lễ đón nhận Danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
Những ngày tháng 4/1975, Nguyễn Trường Thống Nhất học ở Liên Xô. Anh kể rằng, dù ở nước ngoài, nhưng anh và những lưu học sinh Việt Nam luôn cập nhật tin tức về tình hình chiến sự trong nước từng phút một. Một cái bản đồ Việt Nam rất to được trưng trong sân trường và sân ký túc. Cứ giải phóng đến đâu, cờ đỏ sao vàng lại được cắm đến đó.
11h30 ngày 30/4, khi tin giải phóng miền Nam được lan đi, những sinh viên Việt ở Matxcova nghe tin báo độc lập loan trên đài đã ôm lấy nhau và òa khóc vì mừng rỡ. Ngày hôm đó không một sinh viên Việt Nam nào đi học. Họ tập trung diễu hành ngoài đường, cùng với những sinh viên nước ngoài khác để ăn mừng chiến thắng của dân tộc Việt Nam - chiến thắng mà cả thế giới mong chờ.
Giữa niềm vui ngày độc lập, Nguyễn Trường Thống Nhất đã trở về phòng ký túc xá, nằm quay mặt vào tường và khóc suốt ngày hôm đó. Khi đó anh nghĩ đến hoàn cảnh gia đình mình, nghĩ đến việc cha anh đã có thể mãi mãi không được nhìn thấy ngày này và gia đình anh không bao giờ có cơ hội đoàn tụ.
Nửa tháng sau đó, anh nhận được thư của ông nội - nhà văn Nguyễn Công Hoan gửi từ Việt Nam sang. Đọc xong lá thư đó, anh lại nằm quay mặt vào tường khóc suốt 1 ngày.
Lá thư đó báo tin cho anh biết cha anh còn sống…
“Ngay trước khi xe tăng Bắc Việt Nam tràn vào Sài Gòn, một quan chức cao cấp của CIA đã gợi ý với nhà chức trách Sài Gòn là tiện nhất là để y (tức Nguyễn Tài) biến mất. Bởi vì Tài là một tay khủng bố có kinh nghiệm, nên khó có thể mong đợi y là một kẻ chiến thắng rộng lượng. Người Nam Việt Nam đồng ý, Tài bị đưa lên một máy bay và ném xuống biển Nam Hải từ độ cao mười ngàn bộ. Đến đây thì ông ta đã trải qua hơn 4 năm bị biệt giam trong một phòng sơn trắng toát, và cũng chưa khi nào xác nhận một cách đầy đủ mình là ai cả” – Trong hồi ký của mình, cựu điệp viên CIA Frank Snepp, người từng trực tiếp tra hỏi Nguyễn Tài đã kể về ông như thế. Sau này, Frank Snepp vẫn đinh ninh Nguyễn Tài đã chết.
Nhưng ngụy quyền Sài Gòn đã không dám và cũng không còn tâm trí đâu để làm cái việc đưa Nguyễn Tài lên máy bay và ném ông xuống biển Đông. Trực thăng của chúng còn bận dùng để di tản chúng khỏi miền Nam Việt Nam trước khi quân cách mạng tràn vào.
Ngày 30/4/1975, Nguyễn Tài được bộ đội ta giải phóng khỏi nhà giam số 3 Bạch Đằng. Nghe tin ông còn sống, đích thân Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn đã vào đón ông về. Cái tin Nguyễn Tài còn sống được Bộ trưởng Bộ Công an báo về Hà Nội giữa một cuộc họp của Bộ. Vì quá vui mừng, anh em trong cuộc họp đã quyết định hủy cuộc họp đó để chia nhau đi báo tin vui cho gia đình Nguyễn Tài cùng với các cục trong Bộ.
Ngày hôm đó, khi nghe tin con trai còn sống, nhà văn Nguyễn Công Hoan đã đi từ căn nhà của mình sang căn nhà của cô con gái - nhà văn Lê Minh. Ông ôm lấy con gái và khóc mãi không thôi.
Sau khi trở về, Đại tá Nguyễn Tài trở thành Thứ trưởng Bộ Công an. Năm 1977, do yêu cầu công tác ông chuyển sang làm Tổng Cục trưởng Tổng cục Hải quan. Năm 2002, ông được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND. Vợ ông đã hôn chiếc huân chương trên ngực ông mà nước mắt tuôn trào. Bởi bà biết ông đã phấn đấu cả đời, đã đấu tranh cả đời, mới có được danh hiệu cao quý đó…Lan Hương (thực hiện)
6 năm đầu vào Nam chiến đấu, đều đặn mỗi năm 2 - 3 lần, Nguyễn Tài đều gửi thư về nhà báo tin cho gia đình. Nhưng bắt đầu từ cuối năm 1970, thì gia đình nhà văn Nguyễn Công Hoan không còn nhận được tin con trai nữa. Bà Nguyễn Thị Nghiêm nhớ lại: “Suốt gần 1 năm trời không có tin của chồng tôi, dù không nói ra nhưng cả gia đình tôi đều đã linh cảm có chuyện không lành.
Đến cuối năm 1971 thì mẹ chồng tôi quyết định lên gặp đồng chí Trần Quốc Hoàn, khi đó là Bộ trưởng Bộ Công an, hỏi chuyện. Mẹ chồng tôi nói với Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn: “Gia đình tôi có rất nhiều người đi tù và hi sinh trong kháng chiến chống Pháp, chúng tôi đã quen chịu đựng nỗi đau này. Chúng tôi luôn chuẩn bị tinh thần đối mặt với tình huống xấu nhất và sẵn sàng chịu đựng nó. Vì thế nếu con trai tôi có chuyện gì không lành, xin anh cứ nói”.
Sau một hồi lâu cân nhắc, Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn mới nói: “Đồng chí Nguyễn Tài không may bị địch bắt trong một chuyến công tác. Nhưng theo thông tin chúng tôi có được hiện nay, đồng chí Tài hiện vẫn an toàn”. Đó là một tin sét đánh đối với mẹ chồng tôi. Nhưng trước mặt Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn, mẹ tôi đã bình tĩnh hết mức có thể: “Cảm ơn anh đã nói thật với gia đình. Chúng tôi hứa sẽ chỉ có 3 người lớn trong nhà chúng tôi biết điều này. Đây sẽ là bí mật đối với các cháu tôi”.
Tin Nguyễn Tài bị bắt là tin sét đánh đối với cha mẹ và vợ ông. Cả gia đình ông chuẩn bị tinh thần cho điều xấu nhất sẽ xảy ra, bởi dù không hề biết công việc ông làm, họ cũng lờ mờ cảm nhận được vai trò quan trọng của ông ở Bộ Công an. Khi đó Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn trấn an gia đình Nguyễn Tài rằng ông hiện vẫn an toàn và chưa lộ tung tích, nhưng sự thật thì giặc đã phát hiện ra ông là một “con cá lớn” mà chúng vô tình “kéo lưới” được và thực hiện đủ những thủ thuật tra tấn và hỏi cung nhằm khuất phục ông bằng mọi giá.
Ngày 23/12/1970, Nguyễn Tài bị địch bắt trên đường đi công tác với thẻ căn cước giả mang tên Nguyễn Văn Lắm. Khi bị phát hiện dùng thẻ căn cước giả, với bản lĩnh của một sĩ quan an ninh, Nguyễn Tài đã nhanh chóng vạch ra một “trò chơi nghiệp vụ” để đánh lạc hướng và gây rối cho quá trình điều tra, nhằm bảo vệ tuyệt đối cơ sở của Ban an ninh T4 cũng như quyết tâm không để địch phát hiện ra thân phận thật của ông.
Suốt 6 tháng đầu sau khi ông bị bắt, địch chỉ biết về ông theo những gì ông “bịa” ra: Đại úy Nguyễn Văn Hợp, sỹ quan tình báo hoạt động đơn tuyến, được cử vào miền Nam nhằm xã hội hóa, chờ ngày chiến tranh kết thúc thì sang hoạt động ở Pháp dưới vai trò phóng viên.
Nguyễn Tài bị đưa về số 3 Bạch Đằng - Trung ương Cục Tình báo của ngụy quyền Sài Gòn - nơi tập trung những tên tình báo sừng sỏ nhất của Mỹ - ngụy. Cục Tình báo của ngụy quyền Sài Gòn đã cho những tên hỏi cung chuyên nghiệp nhất đến hỏi cung ông, dùng máy kiểm tra nói dối đối với từng câu trả lời của ông, thậm chí còn gài người vào nhà tù, giả làm đồng chí đồng đội của ông để moi tin ông. Nhưng tất cả những thử thách đó của địch đều vô nghĩa với một sỹ quan an ninh kỳ cựu như Nguyễn Tài.
Sau 6 tháng trời lấy cung Nguyễn Tài, những tên tình báo sừng sỏ của ngụy quyền Sài Gòn hầu như đã bị Nguyễn Tài qua mặt. Bọn chúng có nằm mơ cũng không dám nghĩ rằng chúng đang có trong tay người lãnh đạo của Ban An ninh T4 và cũng là lãnh đạo cao nhất của Công an Việt Nam từ miền Bắc vào miền Nam chiến đấu.
Cuộc đấu trí trong xà lim của Trung ương Cục tình báo ngụy
Nguyễn Tài chỉ bị lộ vì một sự sơ suất đầy trớ trêu của số phận. Đúng vào lúc những tên tình báo ngụy ở Trung ương Tình báo ngụy quyền số 3 Bạch Đằng đã tin vào lời khai của ông, thì cũng là lúc địch vô tình thu giữ được một lá thư quan trọng khi bắt được Hai T. (một cán bộ công tác tại Ban An ninh T4).
Nội dung bức thư như sau đã được đồng chí Ba Tâm gửi cho Hai T: “Tìm Nguyễn Văn Lắm, bị bắt trên sông Cửu Long ngày 23/12/1970 hiện giam ở đâu để lo tiền chuộc”. Lấy làm lạ về lá thư này, địch đã cho người điều tra, bởi chúng thắc mắc tại sao một nhân viên tình báo hoạt động đơn tuyến lại được người của Ban An ninh T4 tìm chuộc. Cho người đi điều tra, địch phát hiện Ban An ninh T4 sẵn sàng bỏ ra vài triệu để chuộc người có cái tên Nguyễn Văn Lắm này.
Đến lúc này địch mới lờ mờ cảm nhận được Nguyễn Văn Lắm đã bị bắt và khai là Đại úy Nguyễn Văn Hợp - chắc chắn không thể là một sỹ quan tình báo bình thường mà phải là một nhân vật chóp bu của Ban An ninh T4, nên mới đáng để Ban An ninh T4 tha thiết chuộc với ngần ấy tiền. Với những nghi ngờ đó, cộng với việc Hai T. và một số cán bộ bị bắt không chịu được tra tấn đã phản bội, địch đã phát hiện ra Nguyễn Văn Lắm, tức Nguyễn Văn Hợp thực chất chính là Nguyễn Tài, tức Tư Trọng - Trưởng Ban An ninh T4, cái tên luôn nằm trong hồ sơ truy bắt ráo riết của ngụy quyền Sài Gòn.
Biết mình đã bắt được “con cá sộp”, Trung ương Cục tình báo của ngụy quyền Sài Gòn đã không bỏ lỡ cơ hội để tìm mọi cách moi tin từ Nguyễn Tài - người mà chúng gọi là “một trong những tên an ninh đầu sỏ của Việt cộng”.
Vợ chồng Đại tá Nguyễn Tài chụp ảnh cùng 4 người con trước ngày ông lên đường đi B.
Sau khi tìm mọi cách chụp trộm ảnh ông và cho những kẻ phản bội nhận diện ông, xác định được ông chắc chắn là Nguyễn Tài - Cục trưởng Cục Bảo vệ Chính trị - Bộ Công an và Trưởng Ban An ninh T4, địch đã xây dựng một kế hoạch bài bản để moi thông tin của ông, từ việc điều tra nhân thân, đến việc sử dụng các biện pháp tra tấn về cả tinh thần lẫn thể xác. Những tên CIA Mỹ sừng sỏ nhất ở Việt Nam đích thân vào cuộc.
Trong hồi ký, Đại tá Nguyễn Tài kể, khi bắt đầu phát giác ra ông là Tư Trọng - Trưởng Ban An ninh T4 và là con trai của nhà văn Nguyễn Công Hoan, địch đã mang đến cho ông những cuốn tiểu thuyết và những cuốn sách có in ảnh cha ông - nhà văn Nguyễn Công Hoan, rồi mang cả tấm ảnh ông chụp với Bác Hồ trong chuyến đi thăm xứ Nam Dương. Sau khi đã “đánh bài ngửa” với ông, địch bắt đầu đối xử với ông theo cách mà chúng đương nhiên sẽ đối xử với một người tù là Đại tá an ninh.
Thời gian đầu, chúng mua chuộc ông bằng cách dùng bác sĩ kiêm nhân viên tình báo đến vừa khám bệnh, vừa đánh vào tâm lý. CIA Mỹ liên tục rót vào tai ông những lời dụ dỗ: “Nếu ông chấp nhận hợp tác với chúng tôi và nếu ông không thích sống trong nước nữa, ngay lập tức ông sẽ có 20 triệu USD và một căn biệt thự ở Thụy Sỹ, sống xa hoa suốt đời như một triệu phú”, nhưng ông từ chối.
Mỗi ngày ông đều bị đưa lên hỏi cung. Giờ hỏi cung khác nhau, không kể đêm ngày. Mục đích của CIA là làm ông rối loạn. Chúng bắt ông nhịn ăn, nhịn uống và giam ông trong một căn phòng sơn trắng toát, có luồng không khí lạnh buốt và không có không khí để thở khiến đầu óc ông rối loạn, không ngủ được. Căn phòng đó luôn bị CIA giám sát 24/24 bằng một máy camera hồng ngoại được đặt bí mật trên trần nhà. Bị thiếu ăn, lại sống trong điều kiện khắc nghiệt, mất ngủ, cộng với việc thường xuyên bị hỏi cung khiến đã có những lúc đầu óc ông luôn ở trong tình trạng nửa tỉnh nửa mê. Nhưng Nguyễn Tài đã rèn cho mình một bản lĩnh thép. Lúc bình thường khi không bị hỏi cung, ông luôn mê mê tỉnh tỉnh. Nhưng cứ lúc bị CIA gọi lên, ông lại tỉnh táo lạ kỳ và đối đáp trơn tru trước sự thẩm vấn của chúng.
Sợ CIA sẽ tiêm các loại thuốc khiến mình mất kiểm soát, ông còn tập cho mình nói câu “quên”, “quên rồi” để đề phòng ngay cả lúc nửa tỉnh nửa mê ông vẫn có thể nói câu “quên rồi”. Có những đợt nhiều tháng trời, CIA hỏi câu nào, từ hoạt động cách mạng đến tổ chức của ngành Công an và các bí mật nghiệp vụ, Nguyễn Tài cũng chỉ trả lời duy nhất có một câu: ‘Quên rồi”.
Khi nhận ra kế hoạch “bàn tay nhung” không hiệu quả với một sỹ quan an ninh kỳ cựu như Nguyễn Tài, CIA đã dùng đến những biện pháp tra tấn dã man nhất. Đêm nào chúng cũng đánh ông 4 - 5 trận như thế, vừa tra tấn về thể xác, vừa tra tấn ông về tinh thần. Để củng cố tinh thần của mình, trong tù ông thường xuyên hát Quốc ca, chào cờ. Ông vẽ một ngôi sao ở trên tường và thường nhìn vào đó mỗi ngày để được tiếp thêm sức mạnh. Ông đi qua những trận tra tấn đó bằng một cách khiến những tên CIA cũng phải kinh hoàng. Chúng nói: “Thật kỳ lạ. Ông ta có thể bị ngất đi vì những trận đòn đau đớn, nhưng chưa bao giờ bật ra một tiếng rên la”.
Những tên CIA sừng sỏ nhất của Mỹ ở Việt Nam đã đến hỏi cung ông, sử dụng những “ngón nghề” giỏi nhất của CIA nhưng tất cả đều thất bại trước người chiến sĩ cách mạng Nguyễn Tài. Từ năm 1970 đến khi miền Nam hoàn toàn giải phóng năm 1975, sau rất nhiều những thủ đoạn, CIA đã thừa nhận chúng đã thất bại trong việc thẩm vấn “con cá lớn” mà chúng bắt được.
Trong khoảng thời gian Nguyễn Tài bị bắt, đã có những lúc giữa ta và Mỹ - ngụy thỏa thuận về việc trao đổi tù binh. Nguyễn Tài là cái tên được ta đưa lên hàng đầu trong việc thương lượng này. Cuối năm 1972, một hạ sỹ quan Mỹ đã được thả ra, kèm theo đề nghị thiện chí của ta: đổi Nguyễn Tài lấy một sỹ quan ngoại vụ của Mỹ bị bắt ở Việt Nam. Nhưng CIA đã kịch liệt chống lại việc trao trả Nguyễn Tài với lý do: “Tài là một cán bộ cao cấp nhất của tình báo Cộng sản; đó là người “quá quan trọng” để thực hiện bất cứ cuộc đổi chác nào”.
Trong hồi ký của mình, Frank Snepp đã khẳng định CIA coi Nguyễn Tài là “một tài sản hấp dẫn nằm trong tay Sài Gòn”, một thứ tài sản không thể đánh đổi. Chính vì lẽ đó mà Nguyễn Tài nằm ngoài mọi kế hoạch trao đổi tù binh. Ngay cả sau khi Hiệp định Paris được ký kết, Mỹ - ngụy cũng không hề áp dụng chính sách trao trả tù binh với Nguyễn Tài.
Ngày trở về…
Trong lúc Nguyễn Tài bị giam và tra tấn gần 2.000 ngày, thì ở Hà Nội cả gia đình ông, từ cha mẹ đến vợ con đều không biết gì về sự an nguy của ông. Con trai của ông - Nguyễn Trường Thống Nhất nhớ lại: “Tôi là đứa con duy nhất biết bố bị bắt. Năm tôi học lớp 10, một hôm đến lớp, cậu bạn tôi là con một cán bộ cấp cao đến thì thào vào tai tôi, nói cậu ấy đã nghe lỏm được bố cậu ấy nói chuyện với các lãnh đạo khác và biết được thông tin bố tôi bị bắt. Ngày hôm đó tôi không học nổi nữa. Tôi về nhà vừa khóc vừa hỏi mẹ. Mẹ gật đầu xác nhận với tôi chuyện đó. Mẹ bảo: “Con đã biết rồi thì phải can đảm và giữ kín chuyện này. Hãy cùng ông bà và mẹ chờ đợi bố trở về”.
Đồng chí Nguyễn Tài (thứ hai từ trái sang) trong lễ đón nhận Danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
Những ngày tháng 4/1975, Nguyễn Trường Thống Nhất học ở Liên Xô. Anh kể rằng, dù ở nước ngoài, nhưng anh và những lưu học sinh Việt Nam luôn cập nhật tin tức về tình hình chiến sự trong nước từng phút một. Một cái bản đồ Việt Nam rất to được trưng trong sân trường và sân ký túc. Cứ giải phóng đến đâu, cờ đỏ sao vàng lại được cắm đến đó.
11h30 ngày 30/4, khi tin giải phóng miền Nam được lan đi, những sinh viên Việt ở Matxcova nghe tin báo độc lập loan trên đài đã ôm lấy nhau và òa khóc vì mừng rỡ. Ngày hôm đó không một sinh viên Việt Nam nào đi học. Họ tập trung diễu hành ngoài đường, cùng với những sinh viên nước ngoài khác để ăn mừng chiến thắng của dân tộc Việt Nam - chiến thắng mà cả thế giới mong chờ.
Giữa niềm vui ngày độc lập, Nguyễn Trường Thống Nhất đã trở về phòng ký túc xá, nằm quay mặt vào tường và khóc suốt ngày hôm đó. Khi đó anh nghĩ đến hoàn cảnh gia đình mình, nghĩ đến việc cha anh đã có thể mãi mãi không được nhìn thấy ngày này và gia đình anh không bao giờ có cơ hội đoàn tụ.
Nửa tháng sau đó, anh nhận được thư của ông nội - nhà văn Nguyễn Công Hoan gửi từ Việt Nam sang. Đọc xong lá thư đó, anh lại nằm quay mặt vào tường khóc suốt 1 ngày.
Lá thư đó báo tin cho anh biết cha anh còn sống…
“Ngay trước khi xe tăng Bắc Việt Nam tràn vào Sài Gòn, một quan chức cao cấp của CIA đã gợi ý với nhà chức trách Sài Gòn là tiện nhất là để y (tức Nguyễn Tài) biến mất. Bởi vì Tài là một tay khủng bố có kinh nghiệm, nên khó có thể mong đợi y là một kẻ chiến thắng rộng lượng. Người Nam Việt Nam đồng ý, Tài bị đưa lên một máy bay và ném xuống biển Nam Hải từ độ cao mười ngàn bộ. Đến đây thì ông ta đã trải qua hơn 4 năm bị biệt giam trong một phòng sơn trắng toát, và cũng chưa khi nào xác nhận một cách đầy đủ mình là ai cả” – Trong hồi ký của mình, cựu điệp viên CIA Frank Snepp, người từng trực tiếp tra hỏi Nguyễn Tài đã kể về ông như thế. Sau này, Frank Snepp vẫn đinh ninh Nguyễn Tài đã chết.
Nhưng ngụy quyền Sài Gòn đã không dám và cũng không còn tâm trí đâu để làm cái việc đưa Nguyễn Tài lên máy bay và ném ông xuống biển Đông. Trực thăng của chúng còn bận dùng để di tản chúng khỏi miền Nam Việt Nam trước khi quân cách mạng tràn vào.
Ngày 30/4/1975, Nguyễn Tài được bộ đội ta giải phóng khỏi nhà giam số 3 Bạch Đằng. Nghe tin ông còn sống, đích thân Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn đã vào đón ông về. Cái tin Nguyễn Tài còn sống được Bộ trưởng Bộ Công an báo về Hà Nội giữa một cuộc họp của Bộ. Vì quá vui mừng, anh em trong cuộc họp đã quyết định hủy cuộc họp đó để chia nhau đi báo tin vui cho gia đình Nguyễn Tài cùng với các cục trong Bộ.
Ngày hôm đó, khi nghe tin con trai còn sống, nhà văn Nguyễn Công Hoan đã đi từ căn nhà của mình sang căn nhà của cô con gái - nhà văn Lê Minh. Ông ôm lấy con gái và khóc mãi không thôi.
Sau khi trở về, Đại tá Nguyễn Tài trở thành Thứ trưởng Bộ Công an. Năm 1977, do yêu cầu công tác ông chuyển sang làm Tổng Cục trưởng Tổng cục Hải quan. Năm 2002, ông được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND. Vợ ông đã hôn chiếc huân chương trên ngực ông mà nước mắt tuôn trào. Bởi bà biết ông đã phấn đấu cả đời, đã đấu tranh cả đời, mới có được danh hiệu cao quý đó…Lan Hương (thực hiện)
http://antgct.cand.com.vn/Tro-chuyen-cuoi-thang/dai-ta-an-ninh-Nguyen-Tai-va-2000-ngay-dau-tri-voi-Cia-361905/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét