Mỹ đang rất sợ Trung Quốc yếu đi
Trong tất cả những tranh luận về sự hung hăng ngày một tăng của Trung Quốc, nguy cơ bất ổn về kinh tế và xã hội là điều mà phương Tây lo lắng hơn cả. Trung Quốc áp sát, khiêu khích máy bay Nhật Bản, chơi “chọi gà” với tàu thuyền Việt Nam và thử thách sự bền bỉ của Mỹ. Tuy nhiên, sức mạnh của Trung Quốc không phải là điều mà Tổng thống Mỹ Barack Obama lo sợ. Chính sự mong manh của Bắc Kinh mới là điều đáng sợ nhất.
John Kerry (giữa), Dương Khiết Trì (trái), Phó Thủ tướng Vương Kỳ Sơn
Khi nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng với tốc độ chậm nhất trong vòng 24 năm qua, các vấn đề nội bộ của Trung Quốc ngày càng được quan tâm. Trong khi người Mỹ lo sợ trước viễn cảnh sẽ bị một siêu cường mới vượt mặt thì tổng thống của họ lại cảm thấy phiền lòng trước sự bất ổn của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.“Chúng tôi hoan nghênh sự trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc. Nếu Trung Quốc bắt đầu suy yếu thì chúng ta cũng sẽ gặp phải những vấn đề an ninh quốc gia lớn hơn, theo nhiều cách”, ông Obama nói trong buổi trả lời phỏng vấn gần đây.
Mặc dù không ai hi vọng điều này xảy ra trong thời gian tới nhưng nếu có, Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ phải đối mặt với một loạt các biến động có thể xảy ra cùng lúc. Sau hơn 3 thập kỷ tăng trưởng, thu nhập bình quân đầu người của Trung Quốc đã tăng hơn 17 lần so với năm 1978. Tốc độ thay đổi chóng mặt của Trung Quốc vẫn đang được đẩy nhanh.
“Trung Quốc đang biến đổi lớn, điều đó là cần thiết cho xã hội hiện đại, nhưng trong nhiều trường hợp, nó sẽ gây bất ổn xã hội”, Kenneth Lieberthal, người xử lý các vấn đề châu Á tại Nhà Trắng thời cựu Tổng thống Bill Clinton nói. “Và họ đang làm mọi thứ với tốc độ, phạm vi, quy mô mà chưa một nước nào từng dám làm trước đây”.
Kết quả như thế nào thì cũng đều ảnh hưởng tới Mỹ. Trung Quốc hiện đang nắm giữ lượng trái phiếu chính phủ Mỹ kỷ lục trị giá 1,3 nghìn tỷ USD và thương mại Trung-Mỹ năm vừa rồi đạt 562 tỷ USD, tăng 38% so với 5 năm trước đó. Trong tình huống tồi tệ, bất ổn lớn có thể tạo ra dòng người tị nạn khổng lồ hoặc thậm chí là gây nguy hiểm cho việc kiểm soát khoảng 250 đầu đạn hạt nhân của Trung Quốc, Lieberthal nói. “Đó không phải tương lai mà mọi người muốn chiêm ngưỡng”.
Hầu hết các nhà phân tích đều cho rằng Trung Quốc sẽ không phải đối mặt với tình huống đó. Quyền lực và sự thịnh vượng của đất nước này dường như được mở rộng từng ngày và đang ở đỉnh cao so với 2 thế kỷ trước.
Tuy nhiên, các chính khách của Mỹ vẫn nhận thức rất rõ về những điểm yếu của Trung Quốc,
Ely Ratner, nhân viên cấp cao thuộc Trung tâm an ninh Mỹ cho biết: “Mỹ muốn hỗ trợ để Trung Quóc tăng trưởng kinh tế và ổn định. Chúng tôi chắc chắn sẽ không tham gia vào những hoạt động làm tổn hại đến sự ổn định kinh tế và chính trị của họ bởi điều này không có lợi đối với chúng tôi”.
Mức độ hợp tác của 2 nước sẽ được thể hiện trong cuộc hội đàm đối thoại kinh tế và chiến lược diễn ra vào ngày 9-10/7 tới đây. Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Jack Lew và Ngoại trưởng John Kerry, Phó thủ tưởng Trung Quốc Uông Dương và Ủy viên quốc vụ viện Dương Khiết Trì sẽ đồng chủ trì cuộc họp.
Trong lúc các quan chức Mỹ tới Bắc Kinh để dự cuộc đàm phán thì các lực lượng của Trung Quốc vẫn đang phải tháo gỡ những thách thức mới do công cuộc hiện đại hóa “lộn xộn” của mình gây ra. Mỗi tháng có hơn 1 triệu người Trung Quốc di cư từ nông thôn lên thành phố bỏ lại đằng sau tất cả mọi thứ thân thuộc vì một tương lai không chắc chắn.
Từ năm 2004, dân số thành thị của Trung Quốc đã tăng lên 200 triệu người, tương đương dân số Brazil và chính phủ đang lên kế hoạch để chuyển nhiều người tới thành phố hơn nữa. Đến năm 2030, Trung Quốc sẽ có 1 tỷ dân thành thị, tăng lên từ con số 731 triệu người hiện nay, theo số liệu từ Ngân hàng thế giới.
Trong khi vệc chuyển dân từ nông thôn ra thành thị nói chung sẽ làm tăng thu nhập nhưng cũng làm xã hội mất ổn định và bị xa lánh, ông Lieberthal nói.
Sự giàu có của Trung Quốc đã dịch chuyển sang vị thế quân sự mạnh hơn, hung hăng hơn. Chiến đấu cơ Trung Quốc áp sát và khiêu khích chiến đấu cơ của Nhật Bản tại các đảo đang tranh chấp trên biển Hoa Đông, trong khi tàu hải quân Trung Quốc đâm tàu Việt Nam tại Biển Đông.
Cuối tháng 5, Trung Quốc đã lại sôi sục tại diễn đàn an ninh khu vực được tổ chức tại Singapore. Thiếu tướng Zhu Chenghu, giáo dư tại ĐH Quốc phòng Trung Quốc đã cảnh báo các đồng minh của Mỹ tại châu Á không nên mong chờ sự hiện diện mạnh mẽ của Mỹ tại khu vực và so sánh phản ứng của Mỹ với cuộc khủng hoảng Ukraine là “rối loạn cương dương”.
Thay vì chỉ ra mối quan tâm chính là sự ổn định của Trung Quốc, các nhận định của tổng thống Obama cho thấy nỗ lực để làm dịu những nghi ngờ của các nhà lãnh đạo Trung Quốc về quyết định chú ý hơn đến châu Á của mình, Andrew Nathan, chuyên gia Trung Quốc tại ĐH Columbia, New York nói.
Các lãnh đạo Trung Quốc thấy chiến lược “tái cân bằng” châu Á của ông Obama là dấu hiệu cho thấy ông muốn ngăn chặn sự xuất hiện của một đối thủ siêu cường. Bằng việc nhấn mạnh nguyên tắc của Mỹ đối với một Trung Quốc thống nhất, thịnh vượng, ông Obama đang cố để giảm đi lo lắng này.
Nguồn : Tin Mới
thật à???
Trả lờiXóa