Khi công sở biến thành…. "cái chợ"!
Do các điều kiện về kinh tế, chất lượng thực phẩm, nhiều dân công sở đã bỏ thói quen ăn cơm trưa ngoài hàng quán để tụ họp ăn uống "tự biên tự diễn" ngay tại cơ quan. Từ đây, những "cái chợ công sở" hình thành...
Cùng "góp gạo thổi cơm chung" hiện vẫn được
nhiều chị em công sở áp dụng vì ngon, rẻ.
Từ “góp gạo thổi cơm chung”…Chị Hoàng Ngân, nhân viên một Công ty truyền thông ở phố Lê Văn Lương (Hà Nội) cho hay: Các chị em của công ty đã thành lập hẳn một “tổ cơm” . Cùng nhau góp tiền, lên kế hoạch thực đơn cho từng ngày trong tuần rồi phân công nhau đi chợ, mỗi người làm một món.
“Đồ ăn được chế biến sẵn ở nhà và mang đến cơ quan cất vào tủ lạnh, đến trưa thì cho vào lò vi sóng hâm nóng. Riêng cơm nấu đơn giản nên chị em góp tiền mua một nồi cơm điện để ở cơ quan gần đến bữa thì cắm điện. Nhờ đó, mỗi chị em chỉ phải đóng 15.000-20.000 đồng/bữa trưa thay vì ăn ngoài quán mất tới 30.000-35.000 đồng/suất”, chị Ngân bật mí.
Có cơ quan, chị em lại rủ nhau nấu ăn trưa ngay tại cơ quan. Việc đi chợ và nấu cơm được xếp lịch phân mỗi người một hôm.
“Thế nhưng, cứ đến giờ trưa ai nấy chẳng bảo nhau, mỗi người một tay, chỉ hơn nửa tiếng đã có bữa trưa nóng sốt và ngon miệng. Đồ nấu bếp ban đầu cũng được các chị em góp tiền vào mua hoặc nhà ai có thừa nồi hay bát đĩa nào thì mang đến dùng, tiết kiệm chi phí”, chị Nguyễn Thị Quỳnh, nhân viên kế toán một công ty xây dựng cho hay.
… đến chợ rau, cá thịt, hoa quả
Không chỉ tiết kiệm được chi phí, đỡ tốn sức đi lại, việc “góp gạo thổi cơm chung” ngay tại công sở vào mỗi buổi trưa còn là dịp để chị em buôn bán đủ thứ, phiên “chợ” công sở cũng được họp từ đây.
Chị Quỳnh kể, từ lâu lắm rồi chẳng mấy khi phải đi chợ thành phố mua thực phẩm bởi các chị em trong công ty toàn cùng nhau góp tiền nhờ người thân của đồng nghiệp ở các vùng quê có đặc sản mua hộ rồi gửi lên.
Chị Quỳnh khoe: "Hải sản đã có chị Hương cùng phòng quê ở Nghệ An, cứ hai tuần lại nhờ người nhà chọn lựa đóng thùng đá gửi xe ra một lần theo đơn đặt hàng của các chị em, đúng tiêu chí: tươi- ngon-bổ- rẻ và nhất là đảm bảo sạch, không có hóa chất ướp tươi.
Không chỉ tiết kiệm được chi phí, đỡ tốn sức đi lại, việc “góp gạo thổi cơm chung” ngay tại công sở vào mỗi buổi trưa còn là dịp để chị em buôn bán đủ thứ, phiên “chợ” công sở cũng được họp từ đây.
Chị Quỳnh kể, từ lâu lắm rồi chẳng mấy khi phải đi chợ thành phố mua thực phẩm bởi các chị em trong công ty toàn cùng nhau góp tiền nhờ người thân của đồng nghiệp ở các vùng quê có đặc sản mua hộ rồi gửi lên.
Chị Quỳnh khoe: "Hải sản đã có chị Hương cùng phòng quê ở Nghệ An, cứ hai tuần lại nhờ người nhà chọn lựa đóng thùng đá gửi xe ra một lần theo đơn đặt hàng của các chị em, đúng tiêu chí: tươi- ngon-bổ- rẻ và nhất là đảm bảo sạch, không có hóa chất ướp tươi.
Hải sản được chị em công sở góp tiền mua chung từ miền biển đóng thùng đá gửi lên vì tươi, ngon, rẻ.
Thịt lợn quê và giò lụa đã có một chị quê ở Nam Định đảm nhiệm. Cứ cuối tuần chị này về quê là lại gom đơn đặt hàng của các chị em trong công ty rồi làm một chuyến lên Hà Nội phân chia. Thịt lợn quê ăn rau, ngô nên thịt rất thơm và ngon.
Riêng về rau, các chị em đều góp tiền mua rau sạch từ nhà một đồng nghiệp tên Hoa ở công ty. Gia đình chị Hoa vốn ở vùng trồng rau sạch Đông Anh nên cứ cách một hai hôm, chị lại chở một bao rau đến công ty theo đơn đặt hàng của các chị em. Dù không phong phú lựa chọn như ngoài chợ, chỉ được khoảng 3-4 loại nhưng được cái giá rẻ hơn, nhất là rau sạch nên ai cũng thích và yên tâm mua về nấu cho gia đình mình ăn.
Còn nhớ, một đồng nghiệp quê ở Vinh, nơi có đặc sản cam Vinh nổi tiếng ngon và ngọt nên các chị em đã nhanh tay đặt số lượng để mua được những quả cảm Vinh chính hiệu, thay vì vừa bị mua đắt lại là hàng nhái bán tại Hà Nội".
Không chỉ là nơi có thể nhờ mua hộ mà công sở còn là nơi giúp nhiều chị em có thể bán những đồ dùng cá nhân như mỹ phẩm “xịn”, hàng hiệu được người thân đi nước ngoài tặng quá nhiều không dùng hết. Phấn, son, nước hoa, sữa rửa mặt, kem dưỡng da… toàn hàng hiệu được thanh lý giá rẻ hơn giá bán trên thị trường, cái chính là được hàng chuẩn nên các chị em rất thích. Người cần thì mua, người thừa thì bán được hàng, lợi cả đôi đường.
Với nhiều chị em công sở, những cái “chợ” như thế cũng khá hữu ích khi vừa làm được việc cơ quan, lại vừa chăm lo được cho bản thân, gia đình, thậm chí còn có thể mua trước trả tiền sau dễ dàng nếu lúc nào đó đang kẹt tiền.
Lãnh đạo cơ quan nghĩ gì?
Trước việc mang bao rau, thùng cá đến nơi làm việc rồi chia nhau liệu có làm ảnh hưởng đến công việc, ông Quách Văn Thảo, Giám đốc một Công ty Tin học ở Hà Nội bày tỏ quan điểm ủng hộ và cho phép nhân viên công ty làm việc này.
“Tuy nhiên, tôi không đồng ý việc mua bán đó thực hiện trong giờ làm việc, không được biến công ty thành cái chợ ầm ĩ trong giờ làm, mà chỉ được thực hiện vào giờ nghỉ hoặc sau giờ làm việc, không được làm ảnh hưởng đến công việc chung của công ty. Thực phẩm khi mang đến công ty thì phải đóng gói, cất giữ gọn gàng, không ảnh hưởng đến mỹ quan chung của công ty”, ông Thảo nêu quan điểm.
Về vấn đề nấu cơm trưa tại công sở, một lãnh đạo Công ty CP Giải pháp Doanh nghiệp Solufits Việt Nam cho hay: "Cho phép nhân viên nấu cơm trưa tại cơ quan là chủ ý của lãnh đạo công ty. Thời gian làm việc của nhân viên công ty chúng tôi buổi sáng chỉ đến 11 giờ và buổi chiều 14 giờ mới phải làm nên thời gian nghỉ trưa tới 3 giờ đồng hồ. Hơn nữa, theo thiết kế văn phòng công ty có sẵn bếp nấu ăn nên nhân viên có đủ thời gian để nấu nướng và nghỉ trưa mà không ảnh hưởng đến công việc chung của công ty".
Minh Thư
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét