Báo Trung Quốc ngang nhiên bàn chuyện tấn công Việt Nam
(GDVN) - Trang mạng quân sự sina Trung Quốc ngày 3 tháng 7 đã đăng bài viết sặc mùi “hỏa lực mồm”, bàn tán, so sánh khả năng quân sự giữa Trung Quốc và Việt Nam, nhất là khi xảy ra tình huống chiến tranh. Bài báo tiếp tục lợi dụng câu nói của nhà lãnh đạo Việt Nam để tùy tiện dùng hỏa lực mồm đe dọa Việt Nam, bàn ra tán vào việc tấn công vũ lực ở Biển Đông.
Việt Nam triển khai tên lửa phòng không SA-3 ở
quần đảo Trường Sa (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Bài viết dẫn lại lời phát biểu với cử tri vào ngày 1 tháng 7 tại Hà Nội của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Rất nhiều người hỏi tôi nếu xảy ra chiến tranh thì làm thế nào. Chúng ta cần làm tốt công tác chuẩn bị cho mọi khả năng”. Cùng ngày, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên cho biết, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ thị yêu cầu chuẩn bị tốt cho tình hình xấu về kinh tế do quan hệ căng thẳng với Trung Quốc gây ra.
Bài báo cho rằng, lời nói của Tổng bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng tuy không “nặng”, nhưng đã truyền đi một thông điệp quan trọng: Cấp cao Việt Nam đã đạt được đồng thuận ở mức độ nhất định về việc tiếp tục “đối đầu cứng rắn” với Trung Quốc, thể hiện lập trường cứng rắn đối với tình hình Biển Đông.
“Việt Nam: Ưu thế hải quân kém một chút, ưu thế không quân rõ rệt”
Bài viết nhận định, do tàu chiến mặt nước cỡ vừa và lớn có giá đắt, thực lực kinh tế của Việt Nam còn rất có hạn, trong tương lai gần, Việt Nam khó mà mua nhiều tàu chiến mặt nước tương đối lớn, cho nên Việt Nam xây dựng lực lượng kiểm soát biển chủ yếu tập trung vào khả năng tác chiến trên không và dưới nước.
Máy bay chiến đấu Su-30 Việt Nam bắn tên lửa chống hạm KH-31A (nguồn mạng sina Trung Quốc) |
Sau cuộc chiến tranh trên biển ngày 14 tháng 3 năm 1988 (Trung Quốc xâm lược đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam), Việt Nam điều cụm máy bay tấn công Su-22 vào miền nam, còn khi đó, khả năng phòng không của hải quân Trung Quốc yếu kém, phòng không của tàu hộ vệ Type 531 chỉ phòng ngự điểm, cho nên buộc phải tạm thời triệt thoái phía sau.
Vì vậy, Việt Nam cũng đã tăng cường xây dựng khả năng tấn công đối hải, trước sau đã mua hơn 20 máy bay tiêm kích ném bom Su-30MK2, loại máy bay này trang bị radar NO01VEP, khoảng cách dò tìm mục tiêu kích cỡ như máy bay chiến đấu khoảng 110 km, khi không chiến có thể dẫn đường cho 2 quả tên lửa không đối không R-77E đồng thời tấn công 2 mục tiêu, khi tấn công đối hải có thể bắn các tên lửa chống hạm như KH-31A, tên lửa KH-31A có tầm bắn trên 200 km, có khả năng răn đe tương đối lớn.
Việt Nam còn có chương trình mua sắm khá lớn khác là mua 6 tàu ngầm lớp Kilo của Nga, vũ khí gồm có ngư lôi săn ngầm 533 mm và tên lửa săn ngầm. Do sức mạnh quốc gia có hạn, trong tương lai, chiến lược của Việt Nam vẫn coi trọng trên không, dưới mặt nước và tốc độ nhanh.
Máy bay Y-7 Trung Quốc trên sân bay đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam (nguồn mạng sina Trung Quốc) |
Việt Nam chiếm ưu thế địa lý
Do cách rất gần quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, cho nên, chi phí cho Biển Đông của Việt Nam thấp hơn Trung Quốc. Đảo Trường Sa là trọng điểm kiểm soát của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa.
Trải qua vài chục năm xây dựng, đảo Trường Sa đã trở thành căn cứ quan trọng nhất kiểm soát vùng biển quần đảo Trường Sa. Hiện nay, đảo Trường Sa đóng khoảng 1 tiểu đoàn, quy mô lớn nhất trên quần đảo Trường Sa.
Việt Nam triển khai radar cảnh báo sớm cự ly dò tìm 500 km trên đảo Trường Sa. Radar này còn có thể cung cấp tình hình trên không thấp và siêu thấp trong phạm vi 45 km. Đồng thời, Việt Nam đã triển khai pháo cao xạ SA-2, SA-3 ở đảo này.
Như vậy, đảo Trường Sa đã có hỏa lực phòng không lập thể xa – trung – gần. Đồng thời, trên đảo còn triển khai pháo 130 mm, có thể tấn công tàu thuyền trên biển và tàu chiến trong phạm vi 15 km.
Trung Quốc lấy quần đảo Hoàng Sa là trọng điểm đối phó Việt Nam?
Bài báo cho rằng, Trung Quốc đã triển khai radar đối không tầm xa ở Tam Á, cực nam đảo Hải Nam, và radar ở quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam). Nhưng giữa vùng trời bao quát của hai radar này có điểm mù lớn ở tầng trời thấp.
Khả năng bảo đảm do thám đối không của lực lượng hàng không hải, không quân Trung Quốc chỉ vươn tới vùng biển phía nam quần đảo Hoàng Sa. Vì vậy, một khi muốn bảo đảm thông tin tình báo trên không thì phải cần tới máy bay cảnh báo sớm.
Máy bay chiến đấu ném bom JH-7 Trung Quốc (nguồn mạng sina Trung Quốc) |
Theo bài báo, máy bay cảnh báo sớm KJ-2000 của Trung Quốc có hành trình lớn 5.500 km, lấy Tam Á-Hải Nam làm căn cứ, có thể tiến hành nhiệm vụ “tuần tra” (trái phép) trên bầu trời các đảo phía bắc quần đảo Trường Sa (của Việt Nam). Bán kính dò tìm máy bay chiến đấu bay thấp của loại máy bay cảnh báo sớm này đạt 400 km, vì vậy có thể theo dõi được chiều sâu vùng biển quần đảo Trường Sa.
Ngoài ra, máy bay cảnh báo sớm KJ-2000 được phát triển dựa trên nền tảng máy bay vận tải IL-76, có thể cất hạ cánh ở sân bay “tiền tuyến”, có thể sử dụng (trái phép) đường băng sân bay đang mở rộng (trái phép) 3.500 m ở đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa (của Việt Nam). Mặc dù không lắp thiết bị nhận dầu, nhưng do cất cánh từ “sân bay tiền tuyến”, KJ-2000 có khả năng theo dõi tận vùng biển bãi ngầm James.
Bài báo cho rằng, Trung Quốc có được khả năng này có ý nghĩa lớn, tức là không quân và lực lượng hàng không hải quân Trung Quốc đã có khả năng xây dựng hệ thống trên không hoàn bị trên toàn bộ Biển Đông, đồng thời máy bay chiến đấu Trung Quốc cũng sẽ có khả năng tiến hành tác chiến trên toàn bộ Biển Đông.
Mặc dù hệ thống này còn phải tiếp tục hoàn thiện, nhưng vẫn là khả năng mà các nước xung quanh khó có thể sánh được, nó đủ để “uy hiếp” không quân Việt Nam – bài báo ngang ngược dọa nạt.
Máy bay cảnh báo sớm cỡ lớn KJ-2000 Trung Quốc (ảnh tư liệu minh họa) |
Không quân mang tính tấn công
Theo bài báo, không quân và lực lượng hàng không hải quân Trung Quốc có 2 “nhiệm vụ” lớn ở Biển Đông, một là “phòng ngự hiệu quả”, hai là tác chiến tấn công. Trong “tác chiến phòng ngự”, máy bay cảnh báo sớm cung cấp dự báo tình hình trên không, máy bay chiến đấu trực sẵn sàng chiến đấu ở sân bay.
Một khi xung đột nổ ra có thể điều rất nhiều máy bay chiến đấu tấn công tiến hành tác chiến. “Việc triển khai mang tính phòng ngự sẽ luôn duy trì, cho đến khi Việt Nam từ bỏ yêu cầu lãnh thổ ở Biển Đông. Hệ thống mang tính phòng ngự có khả năng phản ứng rất nhanh, có thể chuyển sang tấn công sau vài giờ”.
Bài báo so sánh cho rằng, trong khi đó, Không quân Việt Nam đã trang bị máy bay chiến đấu Su-27, Su-30, nhưng số lượng quá ít, hiện nay chỉ có 6 máy bay Su-27SK, 5 máy bay Su-27UBK, 2 máy bay Su-27PU, 8 máy bay Su-30 ở trạng thái có thể sử dụng. Có khả năng uy hiếp rất lớn khi tiến hành kiểm soát trên không, đánh chặn đường không hoặc tác chiến tấn công ở trên bầu trời quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
Theo bài báo nhận định, máy bay chiến đấu Su-27 của Không quân Việt Nam triển khai ở khu vực miền bắc, trong tình hình bình thường. Không quân Việt Nam sẽ duy trì trực ban 2 máy bay chiến đấu Su-27.
Máy bay chiến đấu Su-30MKK Không quân Trung Quốc (nguồn mạng sina Trung Quốc) |
Về máy bay cảnh báo sớm, do Việt Nam tạm thời không trang bị máy bay cảnh báo sớm (nghe nói Không quân Việt Nam đã bắt đầu kiểm tra máy bay cảnh báo sớm C295, không loại trừ đã bí mật mua sắm- báo TQ tán chuyện), cho nên cảnh báo sớm dựa vào radar mặt đất. Nhưng, đối với vũ khí bay siêu thấp, hệ thống radar mặt đất cơ bản bất lực.
Trong bối cảnh chiến dịch đường không quy mô lớn, Không quân Việt Nam vẫn phải phát huy vai trò của rất nhiều máy bay thế hệ thứ hai, MiG-21, MiG-23. Còn đối với cụm máy bay bay siêu thấp trên biển của địch, Không quân Việt Nam tạm thời khó tiến hành cảnh báo sớm trước. Đặc biệt là trên các đảo ở Biển Đông hiện do Việt Nam kiểm soát (bài báo luôn nói, xuyên tạc là xâm chiếm). Vì vậy, hành động ở miền nam của Không quân Việt Nam là bảo đảm thực hiện nhiệm vụ đánh chặn của máy bay chiến đấu với số lượng nhất định.
Trong khi đó, theo bài báo, lực lượng máy bay chiến đấu Trung Quốc tiến hành “triển khai mang tính tấn công” ở khu vực Biển Đông là phương thức triển khai cốt lõi nhất trong tương lai. Ở khu vực Biển Đông, hiệu quả đe dọa mang tính tấn công của không quân và lực lượng hàng không hải quân Trung Quốc quyết định Trung Quốc “đạt được mục tiêu chiến lược” ở khu vực này.
Máy bay ném bom H-6K Trung Quốc được cho là có thể trang bị 6 - 7 quả tên lửa hành trình (ảnh tư liệu minh họa) |
Đồng thời, bài báo cho rằng, “lợi dụng sơ hở phòng ngự” của Không quân Việt Nam xuất hiện ở khu vực miền nam, không quân mang tính tấn công (của Trung Quốc) có thể tiến hành “uy hiếp vũ lực” đối với toàn bộ lãnh thổ Việt Nam.
Bài báo cho biết, máy bay chiến đấu chủ lực tham chiến trên Biển Đông của hải, không quân Trung Quốc hiện nay là máy bay chiến đấu ném bom JH-7, máy bay chiến đấu đa năng Su-30 và máy bay ném bom H-6.
“Mặc dù những máy bay này có thể tác chiến trên 1.000 km, trực tiếp bay từ đảo Hải Nam ra Biển Đông, thậm chí tiến hành “tuần tra” ở khu vực Biển Đông, nhưng thiếu bảo đảm thông tin trên không và chi viện đường không, đã làm cho sức mạnh đe dọa của máy bay ném bom Trung Quốc chỉ có thể vươn tới miền bắc Việt Nam, trong khi đó, ở quần đảo Trường Sa, do thiếu máy bay chiến đấu hộ tống, sau khi vươn tời đó, máy bay H-6 cơ bản không có khả năng đe dọa” – báo Trung Quốc mặc sức bình luận.
Nhưng, theo bài báo, việc mở rộng (trái phép) sân bay ở đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam sẽ giúp cho máy bay cảnh báo sớm và tiếp dầu trên không vươn tới Hoàng Sa, chi viện cho máy bay chiến đấu “tuần tra” Biển Đông.
Báo Trung Quốc cho rằng, Việt Nam rất có thể đã bí mật mua náy bay cảnh báo sớm EC-295 (ảnh tư liệu minh họa) |
Phạm vi hoạt động của hải, không quân Trung Quốc đã mở rộng đến phần lớn Biển Đông. Điều này cũng làm cho khả năng tấn công của hải, không quân Trung Quốc có thể nhanh chóng vươn tới bất cứ địa điểm xung đột nào ở Biển Đông.
“Lực lượng đe dọa hiệu quả cao này là chưa từng có đối với Việt Nam. Kết quả làm điều này là quyền chủ động kiểm soát tình hình nghiêng về Trung Quốc” – báo Trung Quốc tự tin phỏng đoán.
Tiếp tục luận điệu “hỏa lực mồm”, bài báo cho rằng, nhìn vào tình hình hiện nay, hải, không quân Trung Quốc đã có khả năng “uy hiếp hiệu quả đối với quần đảo Trường Sa”, đồng thời “có ưu thế về binh lực và công nghệ đáng kể”. Sau khi biên chế máy bay cảnh báo sớm trên biển, trên không, hải, không quân Trung Quốc đã có khả năng tác chiến tập kích tầm xa.
Bài báo viết: Tập kích tác chiến của cụm hỗn hợp máy bay cảnh báo sớm, máy bay tác chiến điện tử và máy bay tác chiến thường do biên đội kiểm soát trên không, máy bay trinh sát, biên đội tác chiến điện tử, cụm máy bay tấn công và cụm máy bay bảo đảm chi viện hợp thành. Lực lượng hàng không Trung Quốc đã hoàn toàn có trang bị và hệ thống liên quan, nhưng còn nằm ở giai đoạn không ngừng hoàn thiện và phát triển hiệp đồng chiến thuật liên quan.
Tàu ngầm diesel-điện Tp.Hồ Chí Minh lớp Kilo của Hải quân Việt Nam sẵn sàng bảo vệ chủ quyền biển đảo (ảnh tư liệu minh họa) |
Theo bài báo, trải qua phát triển và tìm tòi trong thời gian dài, không quân Trung Quốc đã xây dựng được hệ thống uy hiếp trên biển, trên không có hiệu quả đối với Biển Đông. Hệ thống này gồm có các loại máy bay chiến đấu mới.
Mà quy mô của máy bay chiến đấu mới sẽ làm cho Việt Nam không theo kịp. Quy mô lực lượng hàng không của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc đã vượt thực lực tổng thể của Không quân Việt Nam - báo TQ phán.
Bài báo còn nhận định, cho rằng, chắc chắn, Việt Nam sẽ không ngừng tăng cường phòng ngự Biển Đông, việc nâng cấp đổi mới quy mô lớn hệ thống vũ khí của Việt Nam hiện mới nằm trong giai đoạn bắt đầu, nhưng tư tưởng chỉ đạo chiến lược quân sự lại đang thay đổi, theo đó, bài báo giở giọng đề xuất, quân sư cho Bắc Kinh rằng "hải, không quân Trung Quốc phải chuẩn bị để “ứng phó với tình hình và cục diện mới”.
Nhưng, bài báo lại chốt một câu có vẻ “hòa bình” rằng, hy vọng giữa Trung-Việt cuối cùng quay trở lại bàn đàm phán, dĩ hòa vi quý
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét