Thứ Hai, 9 tháng 6, 2014

Xung đột biển Đông và ảnh hưởng tới VN

Xung đột biển Đông và ảnh hưởng tới VN
Căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt nam sau khi Trung Quốc đưa giàn khoan vào biển Đông, vi phạm vùng kinh tế của Việt Nam, đã gây ra những sóng gió trong báo chí, truyền thông, ngoại giao, quân sự, quốc tế và khu vực.

Thương mại Việt Trung: đuờng đỏ TQ XK vào VN, đường xanh XK của VN
HM Blog. Kinh tế gia miệt vườn Thái Nguyên vừa hoàn thiện bài viết này và gửi Cua Times. Mong bạn đọc đóng góp cho giải pháp làm thế nào để thoát Trung khỏi vòng cương tỏa kinh tế. Khi kinh tế độc lập rồi, cái vòng kim cô 16 chữ vàng, 4 tốt, ý thức hệ sẽ tự rơi.

Căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt nam sau khi Trung Quốc đưa giàn khoan vào biển Đông, vi phạm vùng kinh tế của Việt Nam, đã gây ra những sóng gió trong báo chí, truyền thông, ngoại giao, quân sự, quốc tế và khu vực. Ngoài ra giàn khoan đã khơi mào các cuộc biểu tình phá phách các công ty Trung Quốc và các công ty Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc bị vạ lây, tại 22 tỉnh thành trong 63 tỉnh của VN.

Quan hệ thương mại Việt Trung

Sau hơn một thập kỷ, trao đổi thương mại song phương đã gấp 10 lần, từ 4,9 tỷ đô la năm 2003, tới nay đã đạt 50 tỷ.

Trung Quốc là khách hàng lớn nhất, xuất khẩu vào thị trường Việt Nam, chiếm tới 19% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam. Trung Quốc nhập khoảng 10% lượng xuất khẩu của Việt Nam trong khi Việt Nam đã nhập tăng gấp 12 lần kể từ năm 2003 với 3,1 tỷ đô la lên 37 tỷ năm 2013, chiếm khoảng 27% lượng nhập khẩu.

Siêu nhập từ Trung Quốc tăng lên đáng kể, hầu hết là hàng hóa thành phẩm như xe hơi, động cơ lắp ráp, nguyên vật liệu tinh mà Việt Nam dùng sản xuất cho xuất khẩu. Việt Nam xuất nguyên liệu thô như than đá, cao su, quặng sắt, nông sản. hầu hết với giá rẻ vì thô thì làm sao kiếm nhiều tiền.

Đó là chiến lược chung mà Trung Quốc đang thực hiện với nhiều quốc gia đang phát triển nhằm độc quyền trong việc cung cấp hàng hóa thành phẩm cho toàn cầu.

Đầu tư trực tiếp


Đầu tư trực tiếp (FDI) của Trung Quốc vào Việt Nam tăng đáng kể, đến cuối tháng tư, con số này khoàng 7,8 tỷ, đứng thứ 9 trong các nhà đầu tư FDI.

Năm 2013 có một đột biết trong đầu tư về Nhà máy Nhiệt điện dùng than ở Vĩnh Tân (Bình Thuận) BOT – chìa khóa trao tay, với sản lượng điện 1.200MW và giá thành khoảng 2 tỷ đô la.

Ngoài đầu tư trực tiếp, Trung Quốc còn thắng nhiều thầu dự án về hạ tầng, điện, sản xuất thép liên quan đến ODA của Trung Quốc và cách cho vay dưới nhiều dạng khác nhau.

Xuất khẩu đi TQ theo ngành.

TQ – VN FDI theo ngành.
FDI giữa các quốc gia đầu tư vào VN

Du lịch

Du lịch Trung Quốc đến Việt Nam ngày càng nhiều do giá rẻ, đồng văn hóa, tiện lợi trong giao thông và visa. Năm 2013, khoảng 1,9 triệu du khách từ Trung Quốc đã thăm Việt Nam, đứng đầu danh sách trong các quốc gia có khách thích tới xứ Đông Dương này.


Du lịch TQ

Theo báo cáo của TravelChinaGuide.com, trang web lơn nhất về lữ hành của Trung Quốc, Việt Nam đứng hàng thứ 9 trên thế giới của khách du lịch Trung Quốc, đứng sau Hong Kong, Thái Lan, Hàn Quốc, Macao, Đài Loan, Singapore Malaysia và Nhật.

Kết luận

Ảnh hưởng của cuộc khủng hoàng biển Đông vào nền kinh tế Việt Nam có thể thấy trực tiếp thông qua các nhà đầu tư trên sàn chứng khoán. Chỉ số VN đã mất 5,9% vào ngày 8-5, rơi tiếp 4,7% vào ngày 12-5, và rơi xuống 514 điểm vào ngày 13-5, thấp nhất từ 7-1-2014.

Tuy nhiên, điểm đã nâng lên tới con số 544 vào ngày 21-5, hiện đã lên được 7,8% so với nửa năm, tăng 22% so với năm 2013.

Tuy nhiên sự lo ngại về xung đột đã làm các nhà đầu tư dè dặt. Chỉ khoảng 200 triệu đô được đầu tư thêm kể từ đầu năm đến nay.

Thị trường chứng khoán.

Những ảnh hưởng có thể


Vì Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, nguồn cung cấp cho đầu tư nước ngoài và du lịch, mọi căng thẳng trên biển Đông đều có thể tác động rất xấu đến kinh tế Việt Nam

Môi trường kinh doanh và đầu tư: Những xáo trộn xảy ra trong các cuộc biểu tình tại 22 tỉnh thành đã làm các nhà đầu tư lo lắng, nhất là Trung Quốc, Đài Loan và Hàn Quốc. Dù các nhà đầu tư lớn nhất vẫn tỏ ra tin vào hoạt động của chính phủ nhằm vãn hồi trật tự, giúp môi trường kinh doanh an toàn.

Nhập khẩu từ Trung Quốc: Vì đây là nguồn hàng lớn nhất mà Việt nam nhập, sẽ ảnh hưởng không chỉ hàng tiêu dùng mà còn nguồn hàng nhập để sản xuất và lắp ráp tại Việt Nam. Tuy nhiên, ảnh hưởng nguồn hàng này không lớn tới kinh tế.

Xuất khẩu nông sản: Trung Quốc là nguồn tiêu thụ hàng nông sản lớn nhất của Việt Nam như mây tre, đồ gỗ, cao su, dừa, hoa quả và cũng là nơi tiêu thụ gạo lớn nhất cho Việt Nam trong mấy năm gần đây. Có thể phải cần thời gian để tìm đối tác mới nếu khủng hoảng xảy ra.

Nếu Trung Quốc ngừng nhập lúa gạo của Việt Nam thì thị trường nông sản sẽ rắc rối vì chưa tìm ra được đối tác tiêu thụ, giá phải trả của chính phủ là khá lớn vì phải giải quyết kho bãi và giúp nông dân. Ảnh hưởng có thể tực tiếp đến Vinafood nếu họ không tìm cách thay đổi bạn hàng và thách thức nữa là những nhà đầu tư chỉ tìm loại gạo chất lượng thấp

Sản xuất công nghiệp: Theo báo cáo tại Bình Dương, Đồng Nai, nơi vừa xảy ra biểu tình và xáo trộn, hơn 1,100 nhà máy, xí nghiệp (chủ yếu là Trung Quốc và Đài Loan) đã phải ngừng hoạt động. Rất nhiều trong số họ đã ở Việt Nam hàng chục năm nay. Nếu họ đóng cửa, có tới nửa triệu người mất việc làm trong ngắn hạn và cả dài hạn.

Mặc dầu biểu tình cướp bóc xảy ra ở Bình Dương, Đồng Nai, nhưng một số tỉnh phía bắc như Thái Bình, Hải Dương, Bắc Ninh cũng có công ty FDI đóng cửa vài ngày. Vì các công ty này có vai trò cung cấp hàng hóa trong dây chuyền lắp ráp toàn cầu nên ảnh hưởng sẽ không chỉ tại Việt Nam mà lan khắp thế giới. Ví dụ phần lắp ráp cho iPhone, iPad, Nike, Adidas, Yue Yuen cũng được sản xuất tại Việt Nam.

Nhiều mảng sản xuất công nghiệp khác có thể bị ảnh hưởng xấu nếu hàng nhập khẩu từ Trung Quốc bị đình đốn hoặc ngừng.

Đầu tư (tỷ đô la) giữa các nước vào VN.

Điện lực : Năm 2014, Việt Nam dự định nhập 2,5 tỷ KWh từ Trung Quốc, giảm khoảng 25% so với năm 2013. Điện nhập chỉ chiếm khoảng 2,6% trong tổng số lượng điện tại Việt Nam.

Trung Quốc chiếm tới 90% các hợp đồng về điện EPC (EPC- Engineering, Procurement, and Construction). Trung Quốc có thể ngừng hoặc trì hoãn các hợp đồng về xây dựng, cung cấp điện. Ví dụ, họ đã rút 3000 công nhân sản xuất thép tại Formosa tại Hà Tĩnh.

Giao thông: Giống như ngành điện, Trung Quốc đã tham gia rất nhiều các dự án về đường cao tốc như Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Lào Cai, Hải Phòng – Quảng Ninh, Đà Nẵng – Quảng Ngãi.

Du lịch và dịch vụ khác: Trước khi giàn khoan đến biển Đông, hàng ngày có khoảng 20 chuyến bay giữa hai quốc gia. Nhưng sau vụ việc, số chuyển bay đã giảm hẳn, gây thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng cho Vietnam Airlines.

Chưa có con số thiệt hại về du lịch, nhưng các tỉnh dùng du lịch như một phương tiện phát triển như Đà Nẵng, Quảng Nam sẽ gặp khó khăn..

Giải pháp

Ngày 21-5, Thủ tướng Dũng và chính phủ VN đã tiến hành những bước quan trọng

Những công ty, xí nghiệp, nhà máy bị ảnh hưởng do biểu tình được trì hoãn thuế, giảm thuế khi tài sản bị hư hại, tiền thuê đất và giảm thuế xuất nhập khẩu.

Giúp thêm lực lượng lao động bị hao hụt, cho phép thủ tục visa tiện lợi hơn để các công ty có thể nhập người lao động vào thay thế.

Ngân hàng Nhà nước sẽ giúp vay tín dụng dễ dàng hơn đối với các xí nghiệp, cơ sở bị ảnh hưởng do khủng hoảng biểu tình.

ĐTV. Kinh tế gia miệt vườn Thái Nguyên,

Lưu ý: Số liệu được tham khảo từ trang web của Cục Hải quan và TC Thống kê. Tôi biên tập lúc hơi mệt nên câu cú lủng củng, bạn đọc thông cảm.

http://hieuminh.org/2014/06/05/kinh-te-gia-miet-vuon-thai-nguyen-xung-dot-bien-dong-va-anh-huong-toi-vn/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét