Những bài học về viện trợ của phương Tây sau Việt Nam và Campuchia
Đã trải qua cả một thế hệ rưỡi từ khi Việt Nam mở cửa cho phương Tây, và cũng khoảng một thế hệ kể từ khi Campuchia làm những điều tương tự.
Cả hai đất nước này đã thay đổi mạnh mẽ, với mức tăng trưởng kinh tế nhanh như vũ bảo và sự xuất hiện các giai cấp trung lưu đẳng cấp quốc tế. Tuy nhiên, họ vẫn còn ngập chìm trong tham nhũng, và không được đáng tin cậy như những đối tác tới từ phương Tây của họ cũng như những vấn đề chính trị nghiêm trọng vẫn còn tồn đọng cho dù họ đã nhận được nhiều chương trình hỗ trợ từ các nước phương Tây – tại sao lại như thế?
Điểm yếu cơ bản về cách thức viện trợ của phương Tây nằm ở cách họ thực hiện. Họ tin rằng họ có thể suy diễn dễ dàng từ các bước cam kết nguồn tài nguyên tới những kết quả có thể dự đoán đượcNhưng các số liệu đã chứng minh rằng cách thức tiếp cận này sai lầm một cách trầm trọng (xem Fforde, Coping With Facts-A Skeptic’s Guide to the Problem of Development, Kumarian Press, 2009).
Một vấn đề nảy sinh dẫn đến phân chia khuynh hướng bè phái – nghĩa là các nhà tài trợ khác nhau có những niềm tin khác nhau, và do đó không có một nhân vật trung ương đưa ra quyết định cuối cùng cũng như nói lên bản chất của sự thật là gì. Bài học căn bản từ Campuchia là những người nhận viện trợ một cách khôn ngoan sẽ nhanh chóng nhận ra cách để “chia và trị”. Và một điều chắc chắn nữa là: những người nhận thì học bài học này nhanh hơn nhiều so với những người tài trợ.
Các nghiên cứu về tính hiệu quả trong các phương pháp viện trợ thường củng cố quan điểm của bất cứ ai trả tiền cho họ nhiều là đưa ra những nhận định một cách chính xác những gì đang xảy ra.
Một vấn đề cơ bản nằm ở “khả năng”, và điều này lại dính lứu tới sự hợp tác. Vì các nhà viện trợ bắt đầu cung cấp các nguồn tài nguyên (hỗ trợ kỹ thuật, tiền và nhiều thứ khác nữa), những thứ họ hi vọng sẽ nhanh chóng cải thiện kinh tế và xã hội, thì lúc đó dường như có một mối liên hệ giữa nguồn tài nguyên được cung cấp cùng với sự phát triển đạt được. Nhưng mối liên hệ này không mạnh. Các nhà viện trợ chi tiêu vội vã trong các giai đoạn đầu và liên tục tìm kiếm người để giải ngân vốn, bất cứ ai có khả năng đáp ứng được các yêu cầu như việc viết báo cáo, đề nghị và đánh giá thì đều có thể đạt tiêu chuẩn.
Việc này bao gồm săn đuổi những tổ chức và cá nhân với những kỹ năng ngôn ngữ, kỹ thuật cũng với một vài “kỹ năng khác” có đủ khả năng tuân thủ các yêu cầu. Và rồi nguồn vốn có thể được giải ngân và nhà tài trợ có thể tạo ra các hoạt động họ cần để báo cáo về những thành công cho chính phủ của họ. Bởi vì số lượng người đáp ứng được yêu cầu của bên viện trợ (hay nói theo cách khác “có khả năng” để giải ngân) thoạt đầu khá ít nên quá trình này gây ra nhiều tranh cãi, giá yêu cầu tài trợ được nâng lên, các nhà giải vốn thường thất bại trong việc chọn đối tác – những người này thường phù hợp làm việc trong thời gian dài (nhưng họ lại cần tìm người để giải ngân trong thời gian ngắn).
Phía nhận viện trợ nhận ra điều này một cách nhanh chóng, và sau một vài năm từ khi cuộc chơi được bắt đầu, những người được lựa chọn để giải ngân lúc đầu sẽ nắm quyền kiểm soát nguồn vốn đó trong một thời gian dài. Ngoài nạn tham nhũng này và quan hệ chính trị thân hữu, các nhà viên trợ phải đối mặt với những vấn đề mới đến từ các tầng lớp ưu tú mới trong giới chính trị. Các nhà viện trợ không sẵn sàng để tính toán các chương trình về thời hạn lâu dài. Những các giới tinh hoa tại đây thì có.
Sự nổi lên của các tầng lớp trung lưu địa phương hội nhập vào thế giới cũng đồng thời ngăn chặn các nhà viện trợ không thể hợp tác với những người dân địa phương bình thường. Tại cả Việt Nam và Campuchia, phần đồng người dân vẫn con nghèo (mặc dù tốt hơn nhiều so với những gì họ đã phải trải qua trước đây), không có quyền chính trị và bị thống trị bởi chế độ tham nhũng với khuynh hướng đàn áp công dân. Giáo dục phổ cập thì còn ở chất lượng thấp. Những nhà viện trợ thường tiếp cận được với người dân thường qua điều tra thăm dò (thường là về “nghèo đói”), và sử dụng các phương pháp dễ dàng bị đánh lạc hướng theo hướng có lợi cho các nhà viện trợ và tầng lớp chính trị địa phương. Việc tiếp cận những mong mỏi của người dân bình thường vẫn còn khá giới hạn. Những nhà đi du lịch bụi, các nhà nhân chủng học và những người khác thường làm các nhân viên viện trợ bang hoàng với những gì họ báo cáo.
Các tổ chức phi chính phủ địa phương phụ thuộc quá lớn vào các hỗ trợ từ bên ngoài; điều này có thể mang đến cả hai mặt xấu hoặc tốt. Sự khác biệt giữa Việt Nam và Campuchia ở điểm này cực kỳ lớn. Tại Việt Nam, các quyết định được đưa ra vào năm những năm 1990 cho phép nguồn tài nguyên viện trợ đi thẳng tới sự quản lý bởi những bàn tay “an toàn” – các tổ chức được điều hành bởi tầng lớp thống trị địa phương. Trong khi những tổ chức này có vẻ như đứng về phía các nhóm thiệt thòi, thì thực tế họ không hề dám đi những bước đi mạo hiểm nhưng cần thiết để thực sự hoạt động trong xã hội dân sự. Và do đó, những tổ chức có thể thực sự hỗ trợ công nhân, nông dân và các nhóm dân tộc thiểu số đã không được hình thành. Ở Campuchia, các nhà viện trợ đặt những nguồn tài nguyên chính vào tay các tổ chức phi chính phủ địa phương, và những tổ chức này thực sự hoạt động năng nổ vào các vấn đề chính trị nóng như tranh chấp đất đai. Do đó, các quyết định được đưa ra sớm cần được xem xét lại, và cũng có thể là chúng không cần. Các nhà viện trợ không được tổ chức để suy nghĩ thấu đáo về mặt chính trị. Những các tầng lớp tinh hoa địa phương thì có.
Các nhà viện trợ có quyền có những mục đích chính trị, nhưng họ lại được tổ chức dựa trên nền tảng sai lầm trong khâu dự đoán, và cùng với những thiếu sót trong khâu quản lý hiệu quả và lâu dài. Chính điều này giải thích tại sao họ thất bại.
Nguồn: Phiatruoc.info
Điểm yếu cơ bản về cách thức viện trợ của phương Tây nằm ở cách họ thực hiện. Họ tin rằng họ có thể suy diễn dễ dàng từ các bước cam kết nguồn tài nguyên tới những kết quả có thể dự đoán đượcNhưng các số liệu đã chứng minh rằng cách thức tiếp cận này sai lầm một cách trầm trọng (xem Fforde, Coping With Facts-A Skeptic’s Guide to the Problem of Development, Kumarian Press, 2009).
Một vấn đề nảy sinh dẫn đến phân chia khuynh hướng bè phái – nghĩa là các nhà tài trợ khác nhau có những niềm tin khác nhau, và do đó không có một nhân vật trung ương đưa ra quyết định cuối cùng cũng như nói lên bản chất của sự thật là gì. Bài học căn bản từ Campuchia là những người nhận viện trợ một cách khôn ngoan sẽ nhanh chóng nhận ra cách để “chia và trị”. Và một điều chắc chắn nữa là: những người nhận thì học bài học này nhanh hơn nhiều so với những người tài trợ.
Các nghiên cứu về tính hiệu quả trong các phương pháp viện trợ thường củng cố quan điểm của bất cứ ai trả tiền cho họ nhiều là đưa ra những nhận định một cách chính xác những gì đang xảy ra.
Một vấn đề cơ bản nằm ở “khả năng”, và điều này lại dính lứu tới sự hợp tác. Vì các nhà viện trợ bắt đầu cung cấp các nguồn tài nguyên (hỗ trợ kỹ thuật, tiền và nhiều thứ khác nữa), những thứ họ hi vọng sẽ nhanh chóng cải thiện kinh tế và xã hội, thì lúc đó dường như có một mối liên hệ giữa nguồn tài nguyên được cung cấp cùng với sự phát triển đạt được. Nhưng mối liên hệ này không mạnh. Các nhà viện trợ chi tiêu vội vã trong các giai đoạn đầu và liên tục tìm kiếm người để giải ngân vốn, bất cứ ai có khả năng đáp ứng được các yêu cầu như việc viết báo cáo, đề nghị và đánh giá thì đều có thể đạt tiêu chuẩn.
Việc này bao gồm săn đuổi những tổ chức và cá nhân với những kỹ năng ngôn ngữ, kỹ thuật cũng với một vài “kỹ năng khác” có đủ khả năng tuân thủ các yêu cầu. Và rồi nguồn vốn có thể được giải ngân và nhà tài trợ có thể tạo ra các hoạt động họ cần để báo cáo về những thành công cho chính phủ của họ. Bởi vì số lượng người đáp ứng được yêu cầu của bên viện trợ (hay nói theo cách khác “có khả năng” để giải ngân) thoạt đầu khá ít nên quá trình này gây ra nhiều tranh cãi, giá yêu cầu tài trợ được nâng lên, các nhà giải vốn thường thất bại trong việc chọn đối tác – những người này thường phù hợp làm việc trong thời gian dài (nhưng họ lại cần tìm người để giải ngân trong thời gian ngắn).
Phía nhận viện trợ nhận ra điều này một cách nhanh chóng, và sau một vài năm từ khi cuộc chơi được bắt đầu, những người được lựa chọn để giải ngân lúc đầu sẽ nắm quyền kiểm soát nguồn vốn đó trong một thời gian dài. Ngoài nạn tham nhũng này và quan hệ chính trị thân hữu, các nhà viên trợ phải đối mặt với những vấn đề mới đến từ các tầng lớp ưu tú mới trong giới chính trị. Các nhà viện trợ không sẵn sàng để tính toán các chương trình về thời hạn lâu dài. Những các giới tinh hoa tại đây thì có.
Sự nổi lên của các tầng lớp trung lưu địa phương hội nhập vào thế giới cũng đồng thời ngăn chặn các nhà viện trợ không thể hợp tác với những người dân địa phương bình thường. Tại cả Việt Nam và Campuchia, phần đồng người dân vẫn con nghèo (mặc dù tốt hơn nhiều so với những gì họ đã phải trải qua trước đây), không có quyền chính trị và bị thống trị bởi chế độ tham nhũng với khuynh hướng đàn áp công dân. Giáo dục phổ cập thì còn ở chất lượng thấp. Những nhà viện trợ thường tiếp cận được với người dân thường qua điều tra thăm dò (thường là về “nghèo đói”), và sử dụng các phương pháp dễ dàng bị đánh lạc hướng theo hướng có lợi cho các nhà viện trợ và tầng lớp chính trị địa phương. Việc tiếp cận những mong mỏi của người dân bình thường vẫn còn khá giới hạn. Những nhà đi du lịch bụi, các nhà nhân chủng học và những người khác thường làm các nhân viên viện trợ bang hoàng với những gì họ báo cáo.
Các tổ chức phi chính phủ địa phương phụ thuộc quá lớn vào các hỗ trợ từ bên ngoài; điều này có thể mang đến cả hai mặt xấu hoặc tốt. Sự khác biệt giữa Việt Nam và Campuchia ở điểm này cực kỳ lớn. Tại Việt Nam, các quyết định được đưa ra vào năm những năm 1990 cho phép nguồn tài nguyên viện trợ đi thẳng tới sự quản lý bởi những bàn tay “an toàn” – các tổ chức được điều hành bởi tầng lớp thống trị địa phương. Trong khi những tổ chức này có vẻ như đứng về phía các nhóm thiệt thòi, thì thực tế họ không hề dám đi những bước đi mạo hiểm nhưng cần thiết để thực sự hoạt động trong xã hội dân sự. Và do đó, những tổ chức có thể thực sự hỗ trợ công nhân, nông dân và các nhóm dân tộc thiểu số đã không được hình thành. Ở Campuchia, các nhà viện trợ đặt những nguồn tài nguyên chính vào tay các tổ chức phi chính phủ địa phương, và những tổ chức này thực sự hoạt động năng nổ vào các vấn đề chính trị nóng như tranh chấp đất đai. Do đó, các quyết định được đưa ra sớm cần được xem xét lại, và cũng có thể là chúng không cần. Các nhà viện trợ không được tổ chức để suy nghĩ thấu đáo về mặt chính trị. Những các tầng lớp tinh hoa địa phương thì có.
Các nhà viện trợ có quyền có những mục đích chính trị, nhưng họ lại được tổ chức dựa trên nền tảng sai lầm trong khâu dự đoán, và cùng với những thiếu sót trong khâu quản lý hiệu quả và lâu dài. Chính điều này giải thích tại sao họ thất bại.
Nguồn: Phiatruoc.info
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét