Tuy nhiên, đối với những người có hành vi vi phạm pháp luật dạng dân sự thì cảnh sát khá hiền, đúng như trong bài viết dưới đây. Họ thường hỏi han, khuyên bảo, đôi khi không phạt nếu biết người phạm luật chỉ do vô tình hoặc trong tình trạng khó khăn, căng thẳng. Nhưng cũng nên lưu ý cảnh sát ở những thành phố lớn (New York, Paris, Mockba, Luân Đôn, Zurich...) thường bạo lực, thô lỗ hơn cảnh sát ở các tỉnh lẻ. Cảnh sát Ý thì càng hiền, có lẽ phần lớn xuất thân từ nông dân vì Ý có một nền sản xuất nông nghiệp lớn; nước Ý cũng nằm bên rìa châu Âu, ít người qua lại nên dân chúng chung sống với nhau như một làng xã thôn bản.
CẢNH SÁT Ở MỸ
Ổng hỏi: “Hê, where are you going? Anh chạy quá tốc độ rùi, hiểu chửa?”. Em cười cầu tài: “I’m sorry! Hì hì, tui đi cày về ông ơi!”.
Ổng chiếu đèn pin kiểm tra phía sau xe. Xong ổng nói, rất chậm rãi và rất rõ vì biết ngay là gặp cái thèng nói tiếng Mẽo chưa rành: “Trời mưa chạy nhanh nguy hiểm lắm, hiểu chửa?”. Chờ một chút cho em hiểu đâu đó, ổng lướt đèn pin vào cái car-seat (ghế ngồi cho em bé) ở băng sau, nói tiếp: “You have baby, chạy xe cho cẩn thận để còn take care cho con nhỏ chứ, hiểu chửa?”. Em ngớ cả người ra, không phải vì không hiểu, mà vì không ngờ ổng nói chuyện hiền lành và thân thiện đến thế.
Chắc ổng nhủ thầm: tội nghiệp thiệt, cái thèng này tiếng Anh còn kém quá. Ổng nói chậm từng tiếng: “Anh có thể đi được rồi. Hiểu chửa? Nhớ cẩn thận!”. Hic, hú hồn, biết là ổng tha rồi! Cái ticket thời điểm đó 124 đô chứ đâu phải ít, nhưng tiền phạt chưa đáng sợ bằng tiền bảo hiểm tăng!
Cảnh sát Mỹ đa số là rất dễ thương như thế, tất nhiên là cũng có ông ba trợn mà em cũng đã từng hân hạnh gặp!".
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10201883268710208
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét