Thứ Bảy, 2 tháng 3, 2013

Chiếc ghế gãy 1 chân (broken chair) tại Geneva

Chiếc ghế gãy 1 chân (broken chair) tại Geneva

Vừa đọc và lưu bài "(1) Đất nước trong tay nhóm thiểu số: "Quái vật" tham nhũng và những nạn nhân", tới đoạn "Một khi chiếc ghế được mua bằng tiền", mình có bổ sung hình ảnh minh họa là Chiếc ghế gãy 1 chân (broken chair) đặt tại Quảng trường Các quốc gia (Palais des Nations) đối diện Đại bản doanh Liên hợp quốc tại châu Âu, nơi ngày nào mình cũng đi qua trên đường đi làm. 
Nhân đó lại nhớ chuyện nhiều bạn bè sang Thụy Sĩ du lịch, công tác... khi được mình đưa đến đây chụp ảnh đã hỏi ý nghĩa của chiếc ghế gãy chân này.
Thoạt đầu mình cũng như nhiều người khác hay nghĩ được đặt trước một cơ quan quyền lực như Liên hợp quốc thì ý nghĩa sâu xa của chiếc ghế có lẽ là quyền lực không bao giờ vững chắc và không tồn tại mãi mãi; nó sẽ mất dần theo thời gian nắm quyền, lúc đầu là một chân...
Nhưng tìm hiểu qua mạng mới thấy hóa ra không phải vậy.

Phía sau chiếc ghế là Trụ sở Liên hợp quốc tại châu Âu
Theo mạng wikipedia, "Broken Chair" là tác phẩm điêu khắc tượng đài bằng gỗ của nghệ nhân người Thụy Sĩ Daniel Berset do thợ mộc Louis thực hiện tại  Geneva. Đó là một chiếc ghế khổng lồ với 1 chân bị gãy.  Nó được trưng bày tại Quảng trường Các quốc gia, Geneva, từ năm 1997 (riêng trong giai đoạn từ 2005 đến 2007 thì bị tháo dỡ).
Chiếc ghế gãy được làm từ 5,5 tấn gỗ, cao 12 mét đến mặt ghế và khoảng 24 mét kể cả phần lưng ghế.
Nó tượng trưng cho việc phản đối sử dụng mìn sát thương cá nhân và bom bi (land mines and cluster bombs) đồng thời là lời kêu gọi của xã hội dân sự gửi đến các vị lãnh đạo nhà nước khi họ đến Geneva.
Lịch sử
Chiếc ghế gãy 1 chân là một ý tưởng và một dự án của Paul Vermeulen, người sáng lập và lãnh đạo cao nhất của Handicap International Thụy Sĩ (về người tàn tật). Handicap International đã hoàn thành tác phẩm điêu khắc này và đặt phía trước lối vào chính của Cung các quốc gia (Palais des Nations) tại Geneva vào tháng Tám năm 1997, chỉ ba tháng trước khi diễn ra lễ ký kết Công ước cấm mìn sát thương (Convention d'Ottawavào tháng 12 năm 1997 tại Ottawa.
Do rất được công chúng hoan nghênh nên sau lễ ký Công ước, chiếc ghế đã tiếp tục được giữ lại trên Quảng trường Nations. 
Sau này trong quá trình chỉnh trang, sửa chữa Quảng trường Các quốc gia, năm 2005 chiếc ghế đã được đưa khỏi quảng trường. Sau đó có nhiều thảo luận có nên tiếp tục đặt nó trước Trụ sở Liên hợp quốc không ? Tuy nhiên cuối cùng nó đã được đưa trở lại vị trí cũ trên quảng trường vào ngày 26 tháng 2 năm 2007 khi việc chỉnh trang, sửa chữa Quảng trường kết thúc.
Ý nghĩa
Chiếc ghế gãy 1 chân kêu gọi tất cả các quốc gia phổ cập hóa và thực hiện nhanh chóng, đầy đủ  Công ước Ottawa
Được 40 quốc gia phê chuẩn, Công ước đã có hiệu lực từ ngày 01 tháng Ba năm 1999 và đã trở thành một công cụ pháp lý quốc tế.
Việc đặt lại chiếc ghế ở quảng trường Nations cũng cho thấy tổ chức Handicap International chính thức ủng hộ  quá trình đàm phán Oslo khởi đầu vào năm 2008 nhằm đến ký kết các điều ước quốc tế cấm các loại bom bi và vũ khí đạn dược (Convention on Cluster Munitions).
Tác phẩm nghệ thuật này đến năm 2004 thuộc quyền sở hữu của nhà điêu khắc Daniel Berset. Sau đó nó thuộc quyền sở hữu của Handicap International.

Dưới đây là một số ảnh lượm lặt trên mạng về Chiếc ghế gãy chân và Quảng trường các quốc gia tại Geneva:

Lắp đặt

Chiếc chân bị gẫy.


Nhìn từ Tòa nhà chính trong trụ sở Liên hợp quốc.

Trụ sở Liên hợp quốc tại Châu Âu

Ủng hộ ký Công ước Oslo năm 2008 về chống bom sát thương.

Cả người lớn và trẻ em đều thế này trong các ngày hè

Các cuộc biểu tình lớn nhỏ diễn ra quang năm xung quanh chiếc ghế.


Trụ sở Liên hợp quốc



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét