Thứ Ba, 20 tháng 2, 2024

Lyshenko- Khi khoa học phải cúi đầu trước chính trị...

Một người bạn của tôi khi nhắn tin cho tôi đã nhắc tới "Lý thuyết Lysenko" của Liên Xô những năm 1930-1960, một lý thuyết được coi là Phản khoa học hay Ngụy khoa học vì nó phục vụ giới chính trị và đáp ứng yêu cầu của hệ thống chính trị chứ không dựa trên các cơ sở khoa học và thực tiễn. Lý thuyết này đã làm cho nền khoa học của Liên Xô tụt hậu nhiều chục năm, đồng thời cũng góp phần kìm hãm sự phát triển nền sản xuất của Liên Xô. Tiếc thay ở nước ta cũng có một số trường phái khoa học và giáo dục đang xây dựng và phát triển theo lý thuyết này. Tôi đăng bài này để các bạn tham khảo. Nguồn: Trên mạng. 
Lyshenko- Khi khoa học phải cúi đầu trước chính trị...
Trofim Denisovich Lysenko (Трофим Денисович Лысенко, 1898 - 1976) sinh ra trong một gia đình nông dân Ukraine ở Poltava. Khi còn trẻ ômg làm việc tại Viện Nông nghiệp Kiev dưới sự hướng dẫn của nhà di truyền học Nikolai Vavilov. 
Tuy nhiên khác với thầy mình, Lysenko cực kỳ căm ghét thuyết di truyền Mendel. Thay vì di truyền được quyết định 1 cách ngẫu nhiên bởi sự phân ly và kết hợp các gen như trong thuyết Mendel, Lysenko cho rằng khả năng của thực vật và động vật, hoàn toàn quyết định bởi môi trường nuôi dưỡng chúng. 

Đặt sinh vật trong môi trường thích hợp và có những kích thích phù hợp, ông tuyên bố có thể làm chúng phát triển ở một mức độ gần như vô hạn. Ông liên tục phát biểu chửi bới thuyết Mendel là phản động và duy tâm, coi coi gen di truyền chỉ đơn giản là "không tồn tại". 

Ví dụ điển hình của Lysenko là việc những những con bò thu được bao nhiêu sữa hoàn toàn không phụ thuộc vào di truyền của chúng mà phụ thuộc vào cách chúng được đối xử. Chúng càng được xử lý và chăm sóc tốt thì càng thu được nhiều sữa. 

Lysenko cũng cho rằng các cây từ cùng một loài khi trồng ở cạnh nhau sẽ không bao giờ cạnh tranh, đào thải, loại bỏ lẫn nhau mà sẽ cùng hợp tác phát triển như lý thuyết làm chủ tập thể của chủ nghĩa cộng sản. 

Thật đáng ngạc nhiên là các ý tường của Lysenko tương thích 1 cách trùng khớp với lý thuyết Cộng sản về sự hình thành xã hội loài người. Điều này kết hợp với xuất thân vô sản , bần nông của mình đã giúp Lyshenko lọt vào mắt xanh của lãnh tụ Liên Xô Iosif Stalin. Nhờ đó, Lysenko thăng tiến như diều gặp gió, được giao toàn quyền quản lý nông nghiệp Liên Xô. 

Đúng như lý thuyết của mình Lysenko buộc nông dân trồng hạt giống rất gần nhau theo logic các cây từ cùng một loài sẽ không bao giờ cạnh tranh với nhau, sẽ đoàn kết với nhau để cùng phát triển tuy nhiên thực tế diễn ra ngược lại, cây trồng dày đặc cạnh tranh với nhau để lấy chất dinh dưỡng và nước khiến mùa màng thất bát. Lúa mì, lúa mạch đen, khoai tây, củ cải đường... hầu hết mọi thứ được trồng theo phương pháp của Lysenko đã chết hoặc bị thối rữa. Kết quả là góp phần thúc đẩy nạn đói đã giết chết 7 triệu người Liên Xô trong những năm 30. 

Đảng Cộng sản Trung Quốc sau này cũng đã áp dụng phương pháp của ông vào cuối những thập niên 50 của thế kỉ 20 và người dân của họ phải chịu đựng những nạn đói còn lớn hơn nữa (do hậu quả của việc kết hợp với phòng trào diệt chim sẻ).

ĐÀN ÁP, THANH TRỪNG TRONG GIỚI KHOA HỌC

Giới khoa học phương Tây chỉ trích Lysenko "hoàn toàn không biết gì về các nguyên tắc cơ bản của di truyền học và sinh lý thực vật". Đáp lại, Lysenko tố cáo họ là tay sai của đế quốc thực dân. Không chịu thừa nhận lý thuyết phản khoa học của mình đã gây ra hậu quả thảm khốc trên thực địa, Lyshenko đổ lỗi thất bại của mình là từ chống phá của các "thế lực thù địch" trong đó đám phản động đầu sỏ là các nhà di truyền học trong Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Lenin. Chủ tịch 
Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Lenin là GS Muralov, và các trợ lý của ông là Bondarenko và Meister đã bị bắt giữ và xử bắn ngay sau đó. Trong số 52 thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Lenin, 12 người đã bị xử bắn.

Bởi vì Lysenko rất được Stalin ủng hộ, những thất bại của không làm giảm uy thế của ông ta ở Liên Xô. Bức chân dung của ông ta được treo ở các viện khoa học trên khắp đất nước và mỗi khi ông phát biểu, một ban nhạc kèn đồng sẽ chơi một bài hát được viết để vinh danh Lysenko.

Trong những năm 1920, di truyền học Liên Xô đã có những tiến bộ lớn với các tên tuổi lừng danh không chỉ trong nội bộ Liên Xô mà còn trên toàn giới khoa học châu Âu như Nikolai Vavilov (1887 - 1943), Nikolai Koltsov (1872 - 1940), Yuri Philipchenko (1882 - 1930), Sergei Chetverikov (1880 - 1959).... 

Lysenko cố gắng loại bỏ mọi âm thanh phản đối lý thuyết của ông ta ở Liên Xô, tấn công thẳng vào ngành di truyền học, bộ môn mà theo Lyshenko là "duy tâm" và "tư sản phản động". Nikolai Koltsov bị bắt và đầu độc chết năm 1940. Nikolai Valivov dù từng là thầy của Lysenko cũng bị bắt năm 1940 và chết đói trong tù năm 1943. Có thể nói Lysenko đã đóng góp rất lớn vào đã công cuộc kéo lùi ngành sinh học Nga 30 năm.

Mặc dù gây ra nhiều tội ác như thế, Lysenko vẫn cầm quyền nắm đầu thống trị giới học thuật Liên Xô suốt thời kỳ Stalin. Lyshenko chỉ dần mất uy tín sau cái chết của Stalin.

Năm 1962 ba nhà vật lý Yakov Zeldovich, Vitaly Ginzburg và Pyotr Kapitsa đã viết 1 bài báo lên án Lyshenko, tuyên bố công trình của ông là giả khoa học. Họ cũng tố cáo việc Lysenko áp dụng quyền lực chính trị để bịt miệng phe đối lập và loại bỏ các đối thủ trong cộng đồng khoa học. 

Cuối cùng vào năm 1964 nhà vật lý lỗi lạc Andrei Sakharov đã lên tiếng chống lại Lysenko trong Đại hội đồng của Viện hàn lâm khoa học Liên Xô. Sakharov tuyên bố Lyshenko phải" hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự lạc hậu đáng xấu hổ của ngành sinh học Liên Xô và đặc biệt là ngành di truyền học" ,"về việc phổ biến các quan điểm giả khoa học", " về sự xuống cấp của tri thức " và "về sự bôi nhọ, sa thải, bắt bớ, thậm chí là cái chết của nhiều nhà khoa học chân chính". Lời chỉ trích gay gắt từ Sakharov cuối cùng đã dẫn đến việc Lysenko bị cách chức. Lysenko cuối cùng chết 1 cách yên bình lặng lẽ tại Moscow năm 1976 .

Chuyện 
Lysenko ở Liên Xô

Lysenko (Lysenko Trofim Denisovich, 1898 – 1972) là một nhà nông học Liên Xô, viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp toàn Liên Xô (1935), viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô (1939), Anh hùng Lao động Xã hội chủ nghĩa (1954), ba lần đoạt Giải thưởng Stalin (1941, 1943, 1949), 8 lần đoạt Huân chương Lenin. Tuy vậy, Lysenko lại là kẻ lừa đảo lớn bậc nhất trong lịch sử khoa học thế giới.

Lysenko nêu lên quan điểm cho rằng có thể tạo ra mọi loài thực vật mới mang những phẩm chất ưu việt bằng cách thay đổi môi trường tự nhiên. Từ đó, ông ta đề xướng cái gọi là “học thuyết Mítsurin” (theo tên của nhà chọn giống và lai - tạo giống nổi tiếng là Mitsurin Ivan Vlađimirovich, 1855 - 1935), đối lập với học thuyết di truyền học dựa trên quan niệm về gen và nhiễm sắc thể của Mendel. 

“Học thuyết Mítsurin” rất phù hợp với luận điểm của giới cầm quyền về đấu tranh giai cấp để cải tạo xã hội nên được chính quyền Liên Xô ra sức ủng hộ. Lysenko hứa hẹn áp dụng học thuyết của mình để đưa nền nông nghiệp Liên Xô phát triển rực rỡ, trở thành nhất thế giới. Từ năm 1929 trở đi con đường thăng tiến của Lysenko đi lên như diều gặp gió. Năm 1938, ông ta trở thành Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp toàn Liên Xô và từ đó áp đặt “học thuyết Mítsurin” lên toàn bộ hoạt động của viện này. 

Để “minh chứng” cho “học thuyết” của mình, Lysenko đã sai người đi phá hoại các cơ sở thí nghiệm của các nhà khoa học đối lập, ăn cắp thành quả thí nghiệm của họ rồi tự nhận là của mình. Các nhà bác học không tin vào “học thuyết Mítsurin” đều bị bỏ tù, trong số đó có viện sĩ Nikolai Ivanovich Vavilov (1887 – 1943), là một nhà di truyền học rất có uy tín ở Liên Xô và ở nước ngoài. Năm 1940, Vavilov bị bắt giam và bị đày đọa đến chết trong nhà tù ở Kolyma năm 1943. 

Dưới sự lãnh đạo của Lysenko và sự áp đặt học thuyết của ông ta trong khoa học và trong sản xuất, nền nông nghiệp của Liên Xô chịu nhiều thất bại nặng nề và trở nên lụn bại. Năm 1947, nhiều nhà khoa học đã vạch rõ tai hại của đường lối Lysenko cho giới lãnh đạo Liên Xô biết nhưng tất cả bọn họ đều bị bắt giam. 

Mãi đến năm 1966, quan điểm sai lầm và tội ác của Lysenko mới bị cả nước và chính phủ Liên Xô lên án kịch liệt, chấm dứt thời kỳ làm mưa làm gió của ông ta trong sinh vật học và trong nông nghiệp.

Hoạt động của 
Lysenko là một chuỗi lừa dối chưa từng có trong lịch sử khiến cho di truyền học chân chính bị cấm đoán, học thuyết Đácuyn bị xuyên tạc, các nhà khoa học có tâm huyết và tài năng bị hãm hại, họ đều bị giam cầm cho đến chết, và đặc biệt là đã kéo khoa sinh vật học và khoa học nông nghiệp ở Liên Xô thụt lùi hàng chục năm.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét