Chủ Nhật, 25 tháng 2, 2024

Chạy bộ và kỹ thuật thở khi chạy bộ

Chạy bộ và kỹ thuật thở khi chạy bộ 
Chạy bộ chậm, còn được gọi là đi bộ nhanh, là một dạng bài tập tim mạch cường độ vừa phải. Người tập có thể đạt mục tiêu rèn luyện sức khỏe bằng cách vận động với tốc độ chậm hoặc trung bình. 
Video người dân đấu tranh với Công ty bảo hiểm lừa đảo Manulife của Canada tại trụ sở chính của Công ty tại phố Nguyễn Đình Chiểu Hà Nội cả ngày 23/2/2024 để đòi lại số tiền đã bị Công ty lừa đảo chiếm đoạt.
So với các bài tập khác, chạy bộ chậm có ưu điểm là không yêu cầu cao về địa điểm và đối tượng tập luyện. Ngay cả những người mắc một số bệnh mãn tính nhẹ cũng có thể áp dụng, thậm chí còn hỗ trợ quá trình hồi phục bệnh.

Do đó, trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều người tham gia vào hoạt động này. Vậy, nếu kiên trì chạy bộ chậm khoảng 30 phút mỗi ngày, cơ thể sẽ có những cải thiện gì?

1. Tác dụng của chạy bộ

Cơ thể bạn sẽ cải thiện như thế nào nếu bạn chạy bộ nửa giờ mỗi ngày?

1.1 Vóc dáng thon gọn hơn

Nhiều người cho rằng, người thừa cân phải tập luyện cường độ cao mỗi ngày mới có thể giảm cân. Tuy nhiên, nhận định này không hoàn toàn chính xác.

Nếu tập luyện cường độ cao không đúng thời gian và phương pháp, không những không có tác dụng giảm cân mà còn làm tăng áp lực lên các cơ quan khác nhau trong cơ thể.

Chạy bộ chậm là một bài tập cardio, chỉ cần kiên trì chạy bộ chậm hơn nửa giờ mỗi ngày, bạn có thể tăng cường tỷ lệ trao đổi chất cơ bản của toàn bộ cơ thể, đẩy nhanh tốc độ chuyển hoá một số chất béo và đường, giúp giảm cân hiệu quả.

1.2. Hệ tiêu hoá khỏe mạnh hơn

Đối với những người bị táo bón và chức năng đường ruột kém, nên kiên trì chạy bộ chậm ít nhất 30 phút mỗi ngày.

Bởi vì khi chạy bộ, tốc độ nhu động ruột sẽ tăng lên, giúp đẩy nhanh quá trình bài tiết các chất thải chuyển hóa trong ruột, tránh ruột hấp thụ quá nhiều chất béo và chất độc hại.

Chạy bộ không chỉ giúp nhuận tràng, thông tiện, mà cồn có thể phòng ngừa hiệu quả một số bệnh đường ruột.

1.3. Da dẻ hồng hào hơn

Khi chạy, tốc độ lưu thông máu trong mạch trở nên nhanh hơn, cung cấp nhiều máu và oxy hơn cho các cơ quan.

Ngoài ra, nó có thể nhanh chóng đào thải các chất thải trao đổi chất trong mạch máu ra khỏi cơ thể, tránh tích tụ độc tố, có thể cải thiện hiệu quả tình trạng da chùng nhão, vàng vọt.

Hơn nữa, khi chạy bộ chậm, các lỗ chân lông trên toàn bộ cơ thể sẽ mở ra, có thể đẩy nhanh tốc độ trao đổi chất của da, giúp bài tiết nhanh hơn các chất thải trong nang lông da, có thể cải thiện hiệu quả một số vấn đề về da.

1.4. Khả năng miễn dịch mạnh hơn

Khi chạy bộ chậm, tốc độ lưu thông máu trong cơ thể sẽ tăng nhanh, lượng máu cung cấp cho tim, não, thận, gan và các cơ quan quan trọng khác tăng lên, có thể cải thiện hiệu quả tình trạng thiếu máu, giúp nâng cao chức năng của các cơ quan.

Ngoài ra, bài tập này cũng có thể tăng cường độ đàn hồi của thành mạch máu, đồng thời ổn định hiệu quả lượng đường trong máu, cholesterol và huyết áp.

Hơn nữa, chạy bộ chậm còn có tác dụng tốt đối với hệ xương khớp, cơ bắp, hệ tiêu hóa, hệ trao đổi chất và hệ bài tiết. Do đó, kiên trì chạy bộ chậm khoảng 30 phút mỗi ngày có thể giúp tăng cường hiệu quả miễn dịch nói chung.

Kiên trì chạy bộ chậm khoảng 30 phút mỗi ngày, cơ thể sẽ nhận được bốn lợi ích cải thiện như trên.

Ngoài ra, nếu mắc bệnh mãn tính như tiểu đường, gan nhiễm mỡ hoặc các bệnh về đường tiêu hóa, chạy bộ mỗi ngày có thể giúp giảm bớt những cảm giác khó chịu do bệnh mãn tính gây ra.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, bất kể bạn thuộc nhóm người nào, cũng nên lựa chọn thời lượng chạy phù hợp với thể trạng của bản thân.

Với người khỏe mạnh và cần giảm cân, thời gian chạy bộ có thể kéo dài khoảng một tiếng. Đối với người có thể trạng yếu và mắc bệnh mãn tính, thời gian chạy bộ nên duy trì trong khoảng 30 phút.

2. Hít thở đúng cách khi chạy bộ

Thở bằng bụng, điều tiết hơi thở, và thở bằng cả mũi và họng là những cách cơ bản giúp thở và duy trì thể lực tốt hơn trong lúc chạy bộ.

Chạy bộ là một phương pháp lành mạnh, phù hợp với hầu hết mọi người để nâng cao sức khỏe và cải thiện vóc dáng. Tuy nhiên không đơn giản là chỉ xỏ giày vào rồi chạy. Hầu hết những người mới chạy bộ đều cảm thấy nhanh mất sức, và nếu không nắm được những kĩ thuật phù hợp, tình trạng này sẽ không dễ để cải thiện.

Một trong những kĩ thuật cơ bản nhất trong chạy bộ là kĩ thuật thở. Khi chạy bộ, cơ thể đốt oxy nhiều hơn bình thường, vậy nên thở đúng cách sẽ khiến cơ thể tiếp nhận nhiều oxy hơn. Oxy cung cấp đủ sẽ hạn chế axit lactic tích tụ trong cơ, là nguyên nhân chính gây mệt mỏi hoặc chuột rút.

2.1. Thở bụng

Thở bằng ngực không phải là cách tối ưu để đưa oxy vào cơ thể, nhưng hầu hết mọi người đều thở bằng ngực. Cách thở này sẽ tạo xu hướng thở nông khi mệt mỏi.

Thở bụng, hay còn gọi là thở bằng cơ hoành (nằm ngay dưới phổi và tim) sẽ làm khoang ngực nở ra và cho phép phổi được mở rộng hết cỡ đề tiếp nhận không khí.

Hít thở sâu sẽ khiến lượng oxy trong máu cao hơn và cải thiện được sức bền của cơ thể. Ngoài ra thở bụng có tác dụng khiến tư tưởng trở nên nhẹ nhàng, điềm tĩnh, có thể cải thiện tinh thần và khả năng tập trung.

Tuy nhiên để hình thành thói quen này, chúng ta cũng cần luyện tập. Một phương pháp dễ dàng để thở bụng là nằm ngửa và đặt một tay lên ngực, tay kia lên bụng. Hít sâu đồng thời bụng phồng lên và thở ra. Nếu thở đúng, xương sườn sẽ dịch chuyển nhưng ngực và vai không cử động. Kéo dài hơi khi thở ra, để dài hơn nhịp thở vào. Thực hiện mỗi lần 5 phút trong khoảng thời gian vài ngày. Khi kết hợp với chạy, hãy chạy chậm lại để điều tiết hơi thở.

2.1. Điều tiết hơi thở

Mỗi khi chân chạm đất, lực tác động có thể khiến cơ thể bị căng thẳng và thường dẫn đến chấn thương ở một bên cơ thể. Điều tiết hơi thở giúp cơ thể tăng lượng không khí hít vào, giảm tình trạng căng cơ và giúp cân bằng cơ thể.

Trước tiên cần tập trung vào hơi thở và kiểm soát nhịp nhở. Sau đó hãy thở theo nhịp. Nhịp thở là tỉ lệ thời gian hít vào và thở ra. Lấy ví dụ, nếu nhịp thở là 2:2, tức hít vào 2 nhịp đếm và thở ra 2 nhịp đếm, cơ thể có thể bị chấn thương vì luôn thở ra khi một chân (trái hoặc phải) chạm đất.

Thông thường, nhịp thở 3:2 sẽ phù hợp cho việc đếm nhịp và cho phép thay đổi luân phiên bàn chân nào sẽ chạm đất khi thở ra. Khi chạy nhanh, đẩy nhịp thở đến 2:1 sẽ phù hợp để tăng lượng không khí vào phổi.

2.3. Thở bằng cả mũi và miệng

Thở bằng cả mùi và miệng giúp nhịp thở ổn định và hít vào tối đa lượng không khí, đồng thời nhanh chóng thải ra khí cacbonic. Chỉ thở bằng mũi có lẽ sẽ không cung cấp đủ oxy cho cơ thể khi chạy.

Tuy nhiên, chức năng đặc biệt của mũi là lọc, tạo ẩm và điều chỉnh nhiệt độ của không khí hít vào. Nếu chỉ đơn giản là chạy bộ nhẹ nhàng, hoặc chạy sức bền, hít thở bằng mũi sẽ có thể tối ưu hơn khi chúng ta đã quen với việc chạy bộ. Việc sử dụng miệng để thở sẽ phù hợp khi phải chạy nước rút.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét