Thứ Bảy, 11 tháng 6, 2022

Mỹ đang trong cơn 'Suy thoái kỹ thuật'

Mỹ đang trong cơn 'Suy thoái kỹ thuật'
Emel Akan - Ngân hàng Bank of America đã đưa ra cảnh báo rằng, cú sốc lạm phát ở Mỹ vẫn chưa kết thúc và nền kinh tế đang trong "suy thoái về mặt kỹ thuật", ngay cả khi hầu hết mọi người đều không nhận thấy. 
Địa chính trị, sự kết thúc của toàn cầu hóa, và các chính sách năng lượng "cực kỳ sai lầm" của bảy nền kinh tế lớn nhất thế giới bao gồm Mỹ, đã dẫn đến một "cú sốc hàng hóa" chưa từng thấy kể từ những năm 1970.
Michael Hartnett, chiến lược gia đầu tư chính của ngân hàng Bank of America nhận xét trong bản cảnh báo: "Chúng ta đang trong suy thoái về mặt kỹ thuật nhưng chỉ là không nhận ra điều đó".

Lạm phát hàng năm của Mỹ đã tăng lên 8,6% vào tháng 5 — mức cao nhất trong 40 năm — khi các tác động chính như lương thực, năng lượng, và nhà ở không có dấu hiệu giảm bớt. Thị trường hiện dự đoán sẽ có phản ứng tích cực hơn từ Cục Dự trữ Liên bang, điều này có thể sẽ dẫn đến một cuộc suy thoái kinh tế lớn hơn.

Tóm lại, ông Hartnett cảnh báo, "cú sốc lạm phát" vẫn chưa kết thúc, "cú sốc lãi suất" chỉ mới bắt đầu, và "cú sốc tăng trưởng" đang đến gần. Ông cũng cho biết "không có van xả áp nào cho việc lợi suất đạt đỉnh" và đợt tăng giá trong thị trường giá xuống là "quá đồng thuận".

Sau dữ liệu Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5, đợt tăng giá đã kết thúc trong thị trường giá xuống của cổ phiếu. Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm hơn 800 điểm, S&P 500 giảm gần 2,3%, và Chỉ số tổng hợp Nasdaq giảm mạnh 3% hôm 10/6 trong lúc thị trường tin rằng sẽ có nhiều cú sốc lãi suất hơn.

Ông Hartnett cho biết, tăng trưởng kinh tế trong quý 1 là âm 1,5% và dự đoán GDPNow của Ngân hàng dự trữ liên bang Atlanta cho quý 2 chỉ là 0,9%.

Về mặt kỹ thuật, suy thoái được định nghĩa là hai quý liên tiếp có sự suy thoái kinh tế. Tuy nhiên, theo ông Hartnett, nền kinh tế Mỹ chỉ cách "'suy thoái' vài điểm dữ liệu xấu".

Ông cho biết thêm, dữ liệu về người tiêu dùng ngày càng ảm đạm hơn, bằng chứng là nhà ở, hàng tồn kho bán lẻ, và tín dụng tiêu dùng. Bảng cân đối của các hộ gia đình và người tiêu dùng cũng chỉ ra sẽ có một "cuộc suy thoái nông".

"Điều gì có thể biến nông thành sâu là ẩn số lớn của hệ thống ngân hàng vô hình", ông Hartnett cho biết, đề cập đến những nơi cho vay phi ngân hàng như là các quỹ đầu tư không chịu sự giám sát của pháp luật về ngân hàng.

Các quỹ tín dụng tư nhân cho các công ty chủ yếu là tầm trung, và có đòn bẩy tài chính cao, vay tiền. Các ngân hàng lớn sẽ không động đến đối tượng này. Họ thường nhận được các khoản vay lãi suất thả nổi. Theo các nhà phân tích, khi lãi suất tăng, hầu hết các công ty này sẽ phải vật lộn để trả nợ.

Lạm phát ngày nay cho thấy giá lương thực tăng 10,1% và giá năng lượng tăng 34,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Sự tăng vọt liên tục của một loạt các mặt hàng, bao gồm dầu thô, khí đốt tự nhiên, xăng, và dầu diesel, dự kiến ​​sẽ khiến chỉ số Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng cao hơn trong những tháng tới.

Ông Hartnett lưu ý, kể từ đầu năm, giá khí đốt tự nhiên đã tăng 141%, xăng tăng 91%, dầu tăng 61%, quặng sắt tăng 45%, lúa mì tăng 39%, và đậu nành tăng 33%.

Ông Hartnett cho biết: Địa chính trị, sự kết thúc của toàn cầu hóa, và các chính sách năng lượng "cực kỳ sai lầm" của bảy nền kinh tế lớn nhất thế giới bao gồm Mỹ, đã dẫn đến một "cú sốc hàng hóa" chưa từng thấy kể từ những năm 1970.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét