Thứ Tư, 22 tháng 6, 2022

Bắc Kinh đang thắng ở Nam Thái Bình Dương

Bắc Kinh đang thắng trong 'cuộc chiến hỗn loạn' ở Nam Thái Bình Dương
By Daniel Y. Teng - Trong bối cảnh các nhà lãnh đạo dân chủ không ngừng thúc đẩy liên minh với Thái Bình Dương, một chuyên gia cảnh báo rằng Bắc Kinh đang nỗ lực đẩy mạnh tham nhũng và xói mòn các thể chế dân chủ trong khu vực.

Bà Cleo Paskal, thành viên cấp cao về Ấn Độ - Thái Bình Dương tại Tổ chức Bảo vệ các nền dân chủ, cho biết các quan chức nước ngoài cần loại bỏ các thủ tục quan liêu cũ kỹ để chống lại “cuộc chiến tranh lôi kéo” của Bắc Kinh.

Năm 1999, hai đại tá thuộc Lực lượng Không quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã xuất bản một cuốn sách có tên “Chiến tranh không giới hạn” (Unrestricted Warfare), liên quan đến việc tấn công kẻ thù bằng mọi cách có thể. Các chuyên gia địa chính trị và quốc phòng phân loại đây là chiến tranh hỗn hợp hoặc chiến tranh vùng xám.

Đối với những kẻ chủ mưu như ĐCSTQ, chiến tranh không giới hạn đã chứng kiến ​​cách chế độ này khai thác các lĩnh vực an ninh mạng, kinh tế, chính trị, luật pháp và truyền thông nhằm gây bất ổn cho đối thủ — trong trường hợp này là Hoa Kỳ, các quốc gia dân chủ và bây giờ là khu vực Thái Bình Dương.

"Những vũ khí đó được sử dụng để làm suy yếu quốc gia mục tiêu từ bên trong, phân mảnh và tạo ra tình trạng hỗn loạn ở quốc gia mục tiêu, khiến cho nó ít có khả năng chống chọi với ảnh hưởng của Trung Quốc", bà Paskal nói. “Quá trình tạo ra sự bất ổn và phân mảnh đó được mô tả là tạo ra trạng thái hỗn loạn (entropy) về chính trị, xã hội và kinh tế, nơi mọi thứ bắt đầu đổ vỡ. Và trong tình trạng hỗn loạn đó, Trung Quốc có thể tái tạo một trật tự mới”.

1) Phá vỡ nền dân chủ

Theo bà Paskal tình hình ở Quần đảo Solomon là một ví dụ điển hình.

Từ năm 2019, khi Thủ tướng Manasseh Sogavare của Quần đảo Solomon quyết định dịch chuyển quan điểm ngoại giao từ Đài Loan sang Bắc Kinh, các vấn đề tham nhũng đã trở nên công khai.

Một báo cáo tiết lộ rằng, 39 trong số 50 thành viên Quốc hội ủng hộ Bắc Kinh đã nhận được các khoản thanh toán từ Quỹ Phát triển Quốc gia hoạt động cùng với Đại sứ quán Trung Quốc.

Lãnh đạo phe đối lập Matthew Wale cũng cáo buộc thủ tướng không cung cấp các dịch vụ cơ bản, tập trung quá mức quyền lực và khai thác ngành công nghiệp gỗ của đất nước này chỉ vì lợi ích của một vài công ty khai thác gỗ và vì túi tiền của mình.

Cuối năm ngoái, sự tức giận của người dân địa phương lên đến đỉnh điểm, khiến các cuộc biểu tình đã nổ ra ở thủ đô Honiara nhằm chống lại Thủ tướng Sogavare, dẫn đến ba người thiệt mạng và Khu Phố Tàu bị san phẳng.

“Quý vị bắt đầu nhận thấy sự méo mó này đã tạo ra cơn phẫn nộ trong xã hội. Nếu quý vị xuất thân từ một nền dân chủ, quý vị cho rằng đó là một điều tồi tệ", bà Paskal nói. “Nhưng nếu quý vị chấp nhận tiền đề chiến tranh hỗn loạn này là kết quả mong muốn từ Bắc Kinh, thì quý vị sẽ thực sự muốn tạo ra sự xáo trộn trong xã hội".

“Sau đó, các phần tử lãnh đạo độc tài ngày càng bị cô lập khỏi dân chúng và cộng đồng quốc tế, đồng thời trở nên phụ thuộc nhiều hơn vào Bắc Kinh”, bà Paskal cho hay.

2) Các nhà lãnh đạo phương Tây làm trầm trọng thêm tình trạng tham nhũng

Theo ông Heston Russell, một cựu đặc nhiệm Úc từng làm việc ở Thái Bình Dương, các nhà lãnh đạo phương Tây có nguy cơ làm trầm trọng thêm và tạo điều kiện cho nạn tham nhũng.

“Có một sự tách biệt giữa cấp độ chính trị và dân số địa phương. Hầu hết dân số đều quá bận rộn với cuộc sống hàng ngày và không tích cực tham gia vào chính trị hoặc quan tâm đến những gì đang diễn ra".

“Điều đó cho phép giới tinh hoa chính trị khai thác đất nước, bị ảnh hưởng, bị tha hóa, và ngay lập tức lọt vào tay các nước có tài nguyên lớn, diện tích lớn và cơ sở quyền lực lớn như Trung Quốc".

Điều phối viên Ấn Độ - Thái Bình Dương của Hoa Kỳ Kurt Campbell và cao ủy của Ấn Độ đã cố gắng gặp gỡ phe đối lập của quần đảo Solomons trong các chuyến thăm gần đây.

3) Sự hỗn loạn lan rộng khắp Nam Thái Bình Dương

Xung quanh những thất bại của Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị trong việc thuyết phục 8 quốc gia Thái Bình Dương đăng ký thành lập một khối an ninh và thương mại sâu rộng, bà Paskal cho biết chuyến thăm của ông Vương cũng là một thành công đối với Trung Quốc trên một vài phương diện.

Ông Vương đã thuyết phục các nhà lãnh đạo Thái Bình Dương từ bỏ các hạn chế kiểm dịch cho phái đoàn của mình và cấm truyền thông địa phương đặt câu hỏi trong các cuộc họp báo.

Mặc dù đã ký một loạt thỏa thuận lớn với các nhà lãnh đạo của Quần đảo Solomon, Kiribati, Samoa, Fiji, Tonga, Vanuatu, Papua New Guinea và Timor-Lester, song rất ít chi tiết được công bố rộng rãi.

Các thể chế của nước Cộng hòa Vanuatu cũng đang bắt đầu cảm thấy căng thẳng, sau khi phe đối lập từ chối tham gia một nghị viện để phản ứng trước các đề xuất sửa đổi Hiến pháp.

Thủ tướng Bob Loughman đã buộc phải tạm hoãn các sửa đổi đề xuất kéo dài thời hạn của chính phủ từ 4 lên 5 năm, áp đặt các giới hạn nhiệm kỳ đối với chánh án và cho phép công dân song tịch giữ chức.

Những thay đổi này không chỉ tập trung nhiều quyền lực hơn với chính phủ của ông Loughman mà còn có khả năng mở đường cho việc các công dân Trung Quốc nắm giữ những chiếc ghế quyền lực ở nước này.

4) Phương Tây cần linh hoạt hơn

Bà Paskal nói rằng, các chính phủ dân chủ cần áp dụng một cách tiếp cận linh hoạt hơn để đáp ứng nhu cầu của các quốc gia Thái Bình Dương trong khi chống lại cuộc chiến không giới hạn và sự lôi kéo của Bắc Kinh.

“Bộ máy hành chính của Úc và New Zealand nói rằng, họ phải tổ chức nửa tá hội thảo", bà nói. “Đó là những gì bộ máy quan liêu của chúng tôi tuyên bố. Quý vị cần phải linh hoạt và thích ứng với bộ máy hành chính của họ. Một quốc gia như Quần đảo Marshall — toàn bộ bộ ngoại giao của họ, bao gồm cả nhân viên hành chính, có thể lên đến 15 người".

Về phần mình, ông Russell cũng kêu gọi phương Tây cần tham gia nhiều hơn ở cấp cơ sở và ít tập trung hơn vào tầng lớp chính trị trong xã hội.

Ông cho biết các quốc gia dân chủ có thể phối hợp song song với việc Hoa Kỳ cung cấp khuôn khổ "chiến lược, tài chính và ngoại giao" bao trùm, và các quốc gia như Úc và New Zealand cung cấp "các giải pháp thực tế" để phát triển kết nối con người thông qua thể thao, xây dựng trường học, hỗ trợ về cơ sở hạ tầng và giúp cứu trợ thiên tai.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét