Thứ Bảy, 28 tháng 5, 2022

Phương Tây 'cãi nhau' vì trừng phạt Nga không hiệu quả

Hehe, bây giờ mà phương Tây đòi Nga phải khôi phục lại đường phân giới nguyên trạng như trước cuộc chiến 24/2 thì quá ảo tưởng. Nga đã hy sinh hàng nghìn hay hàng chục nghìn quân để chiếm được một vùng rộng lớn của Ukraine làm vùng đệm an toàn cho Nga thì không bao giờ Nga từ bỏ, trừ khi chiến tranh thế giới nổ ra và Nga thua trận. Đây là cái giá của việc phương Tây cậy to khỏe ức hiếp nước Nga buộc người Nga phải vùng lên. Nga đã hy sinh xương máu thì nhất định phải đạt được cái gì đó. Ít nhất cũng phải là vùng đệm an ninh và cam kết của phương Tây bảo đảm an toàn, an ninh lâu dài cho Nga.
Phương Tây 'cãi nhau' vì trừng phạt Nga không hiệu quả
Trừng phạt Nga không hiệu quả, phương Tây quay ra tranh cãi. Hiện nay các nước phương Tây đang có nhiều chia rẽ về việc trang bị vũ khí cho Ukraine lẫn các biện pháp trừng phạt Nga. Và rất có thể chính những cuộc tranh cãi này được cho là sẽ đẩy cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine tiếp tục kéo dài.

Mâu thuẫn trước mắt giữa các nước phương Tây tập trung vào vấn đề viện trợ vũ khí. Đức đã cho thấy nước này không sẵn sàng cung cấp vũ khí hạng nặng cho Ukraine thông qua các nước láng giềng, chủ yếu là Ba Lan và Cộng hòa Séc. Ngược lại, Bộ trưởng Ngoại giao Anh Liz Truss cảnh báo phương Tây không nên thoái lui và nhượng bộ, tái khẳng định tính cấp thiết của việc viện trợ vũ khí cho Kiev.

“Chúng ta cần đảm bảo việc cung cấp vũ khí hạng nặng vẫn tiếp tục đến Ukraine. Nước này cần tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của chúng ta. Và chúng tôi cũng đang xem xét cách nâng cấp cho Ukraine để đảm bảo rằng họ có được trang bị tiêu chuẩn của NATO. Hiện tại Ukraine đang sử dụng rất nhiều thiết bị của Liên Xô cũ. Chúng tà cần đảm bảo rằng nước này có thể tự bảo vệ mình trong tương lai”, bà Liz Trus nói.

Ngoài việc bất đồng trong việc cung cấp vũ khí cho Ukraine, các lãnh đạo EU còn bất đồng về việc thúc đẩy các biện pháp trừng phạt Nga. EU đang thảo luận về gói các biện pháp trừng phạt Nga thứ 6, bao gồm lệnh cấm nhập khẩu dầu của Nga. Động thái này đòi hỏi sự nhất trí chung, nhưng Hungary hiện phản đối ý tưởng này với lý do nền kinh tế của nước này sẽ bị ảnh hưởng quá nhiều. 

Thủ tướng Orban khẳng định, Hungary không tán thành với những quyết định mà EU đưa ra về các lệnh trừng phạt Nga. Nhà lãnh đạo Hungary cũng nhận định, các lệnh trừng phạt này có thể gây tổn hại cho đất nước của ông như dẫn đến giá cả tăng cao và làm suy yếu nền kinh tế. Do đó Hungary sẽ cần các khoản đầu tư khẩn cấp từ EU để thay thế.

“Chúng tôi quan tâm đến hợp tác và đối thoại với EU nhưng điều này chỉ có thể thực hiện được nếu họ tính đến lợi ích của chúng tôi. Không thể chấp nhận được việc họ phớt lờ chúng tôi và đưa ra các đề xuất đi ngược lại lợi ích của Hungary và ngược lại với các đề xuất trước đây. Các biện pháp trừng phạt mà EU đưa ra cho đến nay đã gây ra nhiều rắc rối cho nền kinh tế châu Âu hơn là cho Nga. Dù sao thì tôi cũng không coi chúng là một công cụ tốt”, Thủ tướng Hungary nhấn mạnh.

Hiện có một số đề xuất để giải quyết cuộc xung đột Nga-Ukraine như Italy đề xuất một kế hoạch “4 điểm” mà theo đó, giai đoạn đầu tiên sẽ là ngừng bắn có giám sát và “phi quân sự hóa” ở tiền tuyến hay Iran đã đề nghị tổ chức các cuộc đối thoại giữa Nga và Ukraine. Tuy vậy, cả Nga và Ukraine đều không mặn mà với những đề xuất này. Chính vì vậy, cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine vẫn rất cần sự nhượng bộ của tất cả các bên. Hiện cuộc xung đột này đang gây ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế thế giới, nghiêm trọng nhất là cuộc khủng hoảng về lương thực vì cả hai nước đều là quốc gia xuất khẩu lương thực và năng lượng lớn./.

Khi nào và bằng cách nào sẽ kết thúc chiến tranh ở Ukraine: Phương Tây đang rạn nứt

Kết thúc chiến tranh ở Ukraine: Khi nào và bằng cách nào? Hiện nay các đồng minh phương Tây bắt đầu có sự rạn nứt về điều kiện để đạt được thỏa thuận hòa bình giúp chấm dứt xung đột ở Ukraine.

Binh sĩ Ukraine với tên lửa chống tăng Javelin do Mỹ cung cấp đóng trú ở miền Đông Ukraine. Ảnh: Reuters

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói rằng chiến thắng phải là kết cục trên chiến trường, nhưng chiến tranh chỉ chấm dứt thông qua đàm phán. Vậy khi nào giao tranh mới kết thúc và dựa vào những điều khoản nào? Phương Tây tuyên bố điều này do chính Ukraine quyết định. Khi cuộc chiến bước sang tháng thứ 4, các nước phương Tây bắt đầu có sự chia rẽ quan điểm về cách thức chấm dứt xung đột.

Theo Ivan Krastev, chuyên gia thuộc Trung tâm Chiến lược Tự do (CLS) có trụ sở ở Sofia, Bulgaria, hiện tồn tại hai trường phái. Một là “phái hòa bình”, mong muốn kết thúc chiến tranh và khởi động đàm phán sớm nhất có thể. Bên còn lại là “phái công lý”, số cho rằng cần buộc Nga phải trả mức giá đắt cho hành vi can thiệp quân sự ở Ukraine.

Bất đồng giữa hai phái này thể hiện rõ nét và trước hết ở vấn đề lãnh thổ: Để Nga chiếm giữ phần lãnh thổ đã kiểm soát, xác lập lại đường ranh giới như trước thời điểm 24/2, hay tìm cách đầy lui Nga tới đường biên giới quốc tế, thu phục Crimea, bán đảo sáp nhập vào Nga năm 2014 nhưng không được Kiev và phương Tây công nhận? 

Tiếp đến có thể là một số chủ đề khác, về tổn thất chiến tranh, vị trí của Nga trong trật tự châu Âu.

“Phái hòa bình” đang tăng tốc, tập hợp lực lượng. Đức đã lên tiếng kêu gọi ngừng bắn, Italy đưa ra kế hoạch hòa bình bốn điểm để đạt được một thỏa thuận chính trị. 

Pháp bắt đầu nói về một thỏa thuận hòa bình trong tương lai mà ở đó Nga không bị “mất mặt”. Ở phía đối lập, Ba La, Anh và các nước vùng Baltic lên tiếng phản đối.

Quan điểm của Mỹ ra sao? Là bên hậu thuẫn mạnh nhất cho Ukraine, Mỹ chưa đưa ra mục tiêu rõ ràng ngoài động thái tăng cường sức mạnh cho Ukraine, giúp Kiev có được vị thế mạnh hơn trong mặc cả với Nga. Mỹ đã cung cấp cho Ukraine 14 tỷ USD, Quốc hội Mỹ cũng vừa thông qua khoản trợ cấp bổ sung trị giá 40 tỷ USD. Mỹ cũng đứng ra vận động trợ giúp quân sự cho Kiev, với sự tham gia của 40 nước. Nhưng hỗ trợ này không phải là vô tận. Mỹ chuyển giao cho Ukraine hệ thống pháo lựu, nhưng không cấp hệ thống tên lửa tầm xa mà Kiev yêu cầu.

Hành xử của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ. Lloyd Austin cũng làm tăng thêm tính chất “mù mờ” trong cách tiếp cận của Washington. Trong chuyến thăm Kiev hồi tháng 4, ông Austin đứng về “phái công lý”, khi nói rằng phương Tây cần giúp Ukraine “chiến thắng” và làm Nga “suy yếu”. Nhưng ba tuần sau đó, ông dường như lại chuyển sang “phái hòa bình”, khi lên tiếng kêu gọi thiết lập “lệnh ngừng bắn tức thời” sau cuộc điện đàm với đồng cấp người Nga Sergei Shoigu. Về phần mình, Lầu Năm góc vẫn khẳng định không có thay đổi nào trong chính sách của Mỹ.

“Phe công lý” dường như cũng đối mặt với một số bước lùi. Tờ New York Times đăng bài xã luận cho rằng đánh bại Nga là điều phi thực tế và nguy hiểm. Tiếp đó, cựu Ngoại trưởng Henry Kissinger tuyên bố cần khởi động đàm phán trong vòng hai tháng tới để tránh kết cục “căng thẳng, đối đầu không dễ vượt qua”.

Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Davos, Thụy Sỹ ngày 23/5, ông Kissinger nhìn nhận lý tưởng nhất là khôi phục lại đường phân giới nguyên trạng như trước cuộc chiến. Ông cũng cho rằng Nga đóng vai trò quan trọng trong cân bằng quyền lực ở châu Âu và không nên đẩy Nga đi tới “liên minh thường trực” với Trung Quốc.

Ở thời điểm hiện tại, những rạn nứt trong lòng nội bộ phương Tây vẫn được che chắn bởi câu tuyên ngôn “tương lai là do người Ukraine quyết định”. Thế nhưng lựa chọn của Kiev lại được định hình dựa trên mức độ hậu thuẫn của phương Tây. Phát biểu trước cử tọa có mặt ở Davos, ông Zelensky tuyên bố Ukraine sẽ chiến đấu cho tới khi thu hồi lại toàn bộ lãnh thổ. Nhưng dường như ông cũng để ngỏ khả năng thỏa hiệp, khi nói rằng Kiev có thể thúc đẩy đàm phán với Moskva một khi Nga rút quân về đường ranh giới như trước thời điểm nổ ra xung đột.

Mỹ, châu Âu và Ukrain phải liên tục điều chỉnh quan điểm theo những gì mà một bên nghĩ rằng bên còn lại sẽ chấp nhận. “Ukraine đang đàm phán tích cực với các đối tác phương Tây, thậm chí còn nhiều hơn là đàm phán với Nga”, Olga Oliker, chuyên gia thuộc Nhóm Khủng hoảng Quốc tế (ICG) bình luận.

Tình thế chập chờn này cũng phản chiếu những bất ổn định của cuộc chiến. Có phải Ukraine đang chiến thắng, bởi lẽ họ đã bảo vệ được Kiev và đẩy lui quân Nga khỏi Kharkov? Hay là Ukraine đang thua trận, khi mà Nga đã chiếm được Mariupol và sắp tới có thể là bao vây toàn bộ thành phố Severodonetsk?

“Phái hòa bình” lo ngại giao tranh càng kéo dài, tổn thất về người và kinh tế đối với Ukraine và phần còn lại của thế giới ngày một lớn. “Phái công lý” lại viện dẫn luận điểm trừng phạt Nga bắt đầu gây ra những tác động đau đớn. Chiến sự kéo dài, Ukraine được cung cấp vũ khí mạnh mạnh sẽ giúp Kiev chiến thắng.

Hiện tại, Ukraine có lý do để lạc quan. Kiev đã đẩy lui cuộc chinh phạt mà Nga tưởng là sẽ dễ dàng. Nhiều vũ khí của phương Tây cũng đã đến tiền tuyến. Nhưng phát biểu từ Phủ Tổng thống ở Kiev, ông Mykhailo Podolyak, trưởng đoàn đàm phán Ukraine, nói rằng ông lo ngại dấu hiệu “mệt mỏi” đến từ một số nước châu Âu.

“Họ không nói trực tiếp. Nhưng có vẻ như đó là một nỗ lực buộc chúng tôi phải đầu hàng. Lệnh ngừng bắn nào cũng chỉ là một cuộc xung đột đóng băng”, ông Podolyak nói. Quan chức này cũng phàn nạn về sự “trì trệ” tại Washington: Số lượng vũ khí Mỹ chuyển cho Ukraine không theo đúng số lượng mà Kiev yêu cầu.

https://vov.vn/the-gioi/trung-phat-nga-khong-hieu-qua-phuong-tay-quay-ra-tranh-cai-post946748.vov

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét