Thứ Sáu, 11 tháng 12, 2020

105 nghị sĩ sát cánh bên Trump cùng cuộc chiến pháp lý

105 nghị sĩ Mỹ sát cánh bên Trump, tham gia cuộc chiến pháp lý
Hơn 100 nghị sĩ đảng Cộng hòa ở Hạ viện Mỹ vào ngày 10.12 vừa qua đã ký tên ủng hộ bang Texas, để kiện 4 bang chiến trường đã chứng nhận ứng viên Joe Biden chiến thắng, sau khi những đồng minh quốc hội của ông Trump đã kêu gọi nhiều nghị sĩ đảng Cộng hòa ký vào một bản tóm tắt nộp lên Tòa án Tối cao để ủng hộ vụ kiện do bang Texas đệ trình .

Các nghị sĩ đảng Cộng hòa bên ngoài Điện Capitol. Ảnh: Getty
Nghị sĩ Mike Johnson đã gửi thư cho các thành viên đảng Cộng hòa với nội dung như sau: “Mục tiêu đơn giản của bản tóm tắt này là khẳng định với tòa án (và các cử tri ủng hộ chúng ta tại quê nhà) về mối quan tâm nghiêm túc của chúng ta với tính toàn vẹn của hệ thống bầu cử”.

Tổng cộng có 105 nghị sĩ đảng Cộng hòa tại Hạ viện tham gia cùng ông Johnson trong vụ kiện của Texas. Vụ kiện này lập luận rằng các thống đốc, tòa án tiểu bang và quan chức bầu cử đã thay đổi quy tắc bầu cử, cướp đoạt quyền hiến định của các cơ quan lập pháp địa phương. “Phần lớn do sự chiếm đoạt đó mà cuộc bầu cử năm 2020 dính phải vô số cáo buộc gian lận và bất thường nghiêm trọng chưa từng có”, các nghị sĩ đảng Cộng hòa cho biết.

Ngày 9/12, Tổng thống Donald Trump đã gọi điện cho ông Johnson để “bày tỏ sự đánh giá cao về nỗ lực của chúng tôi". Trump sẽ chờ đợi danh sách cuối cùng để xem xét. Trong một tuyên bố, ông Johnson nói rằng hầu hết các thành viên đảng Cộng hòa tại Hạ viện và các cử tri của họ đều “quan ngại sâu sắc đến tính toàn vẹn của hệ thống bầu cử” của nước Mỹ.

Ông Paxton, Tổng chưởng lý Texas đã đệ đơn kiện trực tiếp lên Tòa án Tối cao, cáo buộc quan chức tại Wisconsin, Pennsylvania, Georgia và Michigan thay đổi bất hợp pháp luật bỏ phiếu của họ, dẫn đến bầu cử bất thường và làm sai lệch kết quả bầu cử. Ông đang yêu cầu Tòa án Tối cao Mỹ hoãn cuộc bỏ phiếu của Cư tri đoàn vào ngày 14/12 và chặn 4 bang trên bỏ phiếu cử tri đoàn cho ông Biden.

Tổng chưởng lý Pennsylvania Josh Shapiro đã đệ trình lên Tòa án Tối cao để phản pháo vụ kiện của Texas. Ông gọi những nỗ lực của bang này là không thể xác thực về mặt pháp lý" và "sự phản đối các nguyên tắc của nền dân chủ hợp hiến”. Georgia, Wisconsin và Michigan cũng đã đệ trình các phản ứng đối với vụ kiện và thúc giục Tòa án Tối cao từ chối yêu cầu của Texas.

Một nhóm Tổng chưởng lý từ 17 tiểu bang đã đệ trình bản tóm tắt để ủng hộ Texas. Bản thân ông Trump cũng đã đệ đơn lên Tòa án Tối cao yêu cầu tham gia vụ kiện. 6 bang khác gồm Missouri, Arkansas, Louisiana, Mississippi, Nam Carolina và Utah đã yêu cầu tham gia vào vụ kiện hôm 10/12. Bang Ohio thì không ủng hộ đề xuất của ông Paxton.

Vụ kiện của bang Texas đang bị các quan chức bầu cử 4 bang chiến địa coi là một nỗ lực vô nghĩa và làm lãng phí tiền thuế của dân. Một số nhà lập pháp đảng Cộng hòa cũng hoài nghi vụ kiện này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét