Thứ Sáu, 5 tháng 7, 2019

Vụ Big C cảnh báo Chính phủ: Tôn trọng KTTT

Ở Việt Nam, mỗi khi tự dưng thấy có chuyện gì "nổi sóng" dữ dội trên mạng thì cần nghi ngờ một chút. Đột nhiên cùng lúc tất cả các báo đều giật tít kiểu "Big C ngừng mua hàng dệt may Việt Nam" (trong khi Big C nói rất rõ "tạm dừng hoạt động thu mua các sản phẩm may mặc từ các nhà cung cấp ngành hàng may mặc tại Việt Nam" (from all soft line suppliers in Vietnam) chứ không phải tất cả hàng may mặc Việt Nam"), gây ra làn sóng "dân tộc chủ nghĩa" bùng lên chửi Big C là "vô đạo đức", "vào kinh doanh ở Việt Nam mà lại không mua hàng dệt may Việt Nam"... và còn kêu gọi cần "tẩy chay Big C". Tại sao tất cả các cơ quan ngôn luận đều nhấn mạnh chữ "doanh nghiệp dệt may, hàng dệt may Việt Nam" để đánh mạnh vào tinh thần dân tộc? Tại sao rất nhiều doanh nghiệp và "công nhân" rất nhanh chóng tập trung tại trụ sở Big C với những băng rôn rất giống nhau, cả bằng tiếng Việt và tiếng Anh? Tại sao những lời hô hào tẩy chay Big C đều khuyên là nên chuyển sang mua hàng của những nhà bán lẻ Việt Nam là... VinMart. Liệu có ai đạo diễn đứng sau toàn bộ sự kiện tấn công Big C này ? Buồn cho cái Chính phủ hiệp định gì cũng tham gia, tổ chức nào cũng xin vào, điều luật nào cũng ký, thích ra oai, thích làm đầu tầu, trung tâm quốc tế, thích sánh vai với cường quốc năm châu..., nhưng tầm nhìn, nhận thức, xử lý thì ngắn hơn bãi đái của đàn bà, bảo sao đất nước đang từ hòn ngọc Viễn Đông nay thành hòn than cho người ta nướng thịt. Gần nửa thế kỷ đất nước thống nhất đã trôi qua nhưng nền sản xuất của người Việt vẫn chỉ là con số không.
Vụ Big C cảnh báo Chính phủ
FB Trần Quang Vũ 5-7-2019 Big C thông báo tạm chấm dứt các hợp đồng mua hàng dệt may. Dư luận ì xèo, Bộ Công thương vớt vát mong hợp đồng mua hàng được tiếp tục. Một vài cộng đồng kêu gọi tẩy chay Big C. Muỗi đốt inox. Chính phủ nên nhìn thấy sự cảnh báo cực nguy hiểm của nền kinh tế. Vì sao.
Không có mô tả ảnh.
Hãy đọc lại để hiểu hoặc ít nhất gặp các nhà thương thảo VN vào WTO để nhận ra rằng kéo thêm thời gian ân hạn thuế quan, các dịch vụ tài chính, hệ thống bán lẻ… là việc khó khăn khi thương thuyết. Thời gian ân hạn là thời gian WTO dành cho các quốc gia cải cách, xây dụng hệ thống phù hợp với thông lệ và luật chơi. Nó không có nghĩa tạo cơ hội cho quốc gia hưởng ân hạn tận thu từ công dân mình thêm được một số năm. 2018 là năm mọi ân hạn đã hết. VN thành một phần thị trường quốc tế: Không được ngăn chặn các nhà đầu tư; không được áp dụng hàng rào thuế quan khác biệt; không được quản lý xuất nhập khẩu bằng hạn ngạch; không được áp dụng chính sách lãi suất cơ bản với các tổ chức tài chính nước ngoài cho vay tại VN…

Thị trường có 100 triệu người tiêu dùng là mâm cỗ hứa hẹn cho các nhà bán lẻ. Vì thế, các nhà bán lẻ nước ngoài mua Metro, mua Big C và họ còn tác quái.

VN thua ở hệ thống sản xuất, gia công mới là sự nguy ngập cho nền kinh tế: DN giải thể, công nhân không việc làm… vì hệ thống bán lẻ (kể cả người VN sở hữu) cũng sẽ nhập hàng hóa nước ngoài để bán ở VN.

Hàng hóa cạnh tranh dựa trên 4 yếu tố chính:


1. Chất lượng hàng hóa, không cần phải nói thêm.

2. Thương hiệu (quốc gia và hãng). Hàng Nhật đắt hơn hàng TQ chẳng hạn.

3. Giá: Siêu thị sẽ nhập 8.000đ/kg đường Thái thay vì 21.000đ/kg đường VN; 35.000đ/kg đùi gà Mỹ thay vì 60.000đ/kg gà lông nuôi công nghiệp VN… 28USD/tấn xi măng Indo (CIF) cùng mác thay vì 1.200.000đ/tấn xi măng VN.

4. Phương pháp cung ứng và hậu mãi.

Trong thời gian ân hạn, thuế và hạn ngạch thắng 4 yếu tố thị trường. Bây giờ thì hết thời mất rồi.

Dệt may mới là khó khăn ban đầu rồi có thể vượt qua. Nhiều ngành sản xuất, dịch vụ khác sẽ bị phá vỡ không có khả năng cứu vãn: Mía đường, cung cấp thực phẩm, cung cấp hoa quả, thuốc và thực phẩm chức năng, điện, điện tử, cơ khí… và kể cả hệ thống ngân hàng.

Tầm nhìn, trách nhiệm của cơ quan quản lý và các quan chức được lựa chọn trong thời gian qua và sự trả giá của đất nước như hiện nay là tất nhiên của nguyên nhân và kết quả.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét