Chủ Nhật, 23 tháng 12, 2018

Tiến sĩ sử học: "Tao đích thực là một sử nô"

Giống Lê Văn Tám, Tô Vĩnh Diện là nhân vật bịa đặt
FB Chu Vĩnh Hải - Cách đây khoảng hơn 20 năm, một tiến sĩ sử học chuyên ngành lịch sử đảng đã buồn rầu nói với tôi: " Mày thật dở hơi khi gọi tao là sử gia. Tao viết theo ý muốn của các xếp. Tao đích thực là một sử nô. Rất ít sự trung thực trong các cuốn sách, các công trình của tao". Trả sự thật cho sử học giờ đây đang dần được các sử gia có tâm huyết thực hiện.

Sau nhân vật “ EM BÉ ĐUỐC SỐNG Lê Văn Tám “ được Gs Phan Huy Lê xác nhận không phải là sự thật thì hôm nay Gs sử học Hà Văn Thịnh tại Đại học Huế lại xác nhận thêm “ TÔ VĨNH DIỆN LẤY THÂN MÌNH CHÈN PHÁO “ là sự kiện dối trá để tuyên truyền. Nếu để nhân dân biết sự thật, chẳng có chính thể độc tài nào tồn tại quá 5 năm. Không phải ngẫu nhiên mà một nhà chính trị học đã cho rằng, các chính thể đôc tài tồn tại nhờ bạo lực, tuyên truyền và dối trá.

Giáo sư Hà Văn Thịnh xác nhận chuyện Tô Vĩnh Diện lấy thân chèn pháo là không có thật
Giáo sư Hà Văn Thịnh
Một bài viết nóng nảy của thầy Hà Văn Thịnh – đại học Khoa học Huế. Vị giáo sư sử học lâu năm xác nhận rằng, chuyện Tô Vĩnh Diện lấy thân chèn pháo là không có thật. Nói cách khác, đây là chuyện mà chính quyền bịa ra để lừa dân, lừa cả nước. Giáo sư Hà Văn Thịnh nêu rõ: “Tôi nói thật với chị, lịch sử Việt Nam hiện đại, chỉ có 30% sự thật, 70% giả dối. Đó là diều rất đau lòng. Ví dụ, dánh nhau 30 năm, với Pháp và Mỹ mà Việt Nam không thua trận nào là không thể chấp nhận được. Hay như Lê Văn Tám ấy, châm lửa rồi chạy. Làm sao mà chạy được, 5m là gục xuống liền. Hay Tô Vĩnh Diện lấy thân chèn pháo. Quả pháo nặng hàng tấn, nó đè cho dập nát, chèn thế nào được. Nhiều vô cùng những chuyện như thế, chị ạ. Sự dối trá đó làm sinh viên không thích sử nữa. Thấy sử là bịp bợm, chán quá!…

https://nghiepdoansinhvien.org/2018/12/23/giao-su-ha-van-thinh-xac-nhan-chuyen-to-vinh-dien-lay-than-chen-phao-la-khong-co-that/

Tô Vĩnh Diện (1924 - 1954) là một Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Việt Nam. Anh nổi tiếng với giai thoại hy sinh thân mình để cứu khẩu pháo không bị lăn xuống vực trong Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Anh sinh năm 1924, quê ở thôn Dược Khê, xã Nông Trường, huyện Nông Cống (nay thuộc huyện Triệu Sơn), tỉnh Thanh Hóa. Trang thông tin của họ Tô Việt Nam cho biết anh thuộc đời thứ 15, phân ngành 2, chi 4 họ Tô làng Bao Hàm, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.
Tổ 5 đời của Tô Vĩnh Diện là ông Tô Phúc Chân đưa cả gia đình vào định cư và lập nghiệp ở Nông Cống. Cha anh là cụ Tô Uy, một bần nông trong làng. Anh là con trai lớn của cụ Tô. Do gia đình nghèo, cuộc sống khó khăn, từ năm 8 tuổi, anh đã phải đi ở, lớn lên làm tá điền cho nhà địa chủ ở làng bên.

Binh nghiệp

Khi Pháp nổ súng tái chiếm Đông Dương năm 1946, anh tham gia và dần trở thành chỉ huy dân quân ở địa phương. Năm 1950, tại Thanh Hóa nổ ra một vụ bạo loạn, anh bị những người nổi loạn bắt giữ. Chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải cử một đơn vị quân sự xuống hỗ trợ cán bộ trấn an tình hình. Anh được giải cứu và từ đó chính thức nhập ngũ trong lực lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Cỗ pháo phòng không 37mm, số hiệu 510.681, được nhà nước Việt Nam công nhận là Bảo vật quốc gia. Đây chính là khẩu pháo mà Tô Vĩnh Diện hy sinh khi cố tìm cách chặn không bị lao xuống dốc. Hiện tại khẩu pháo đã được phục chế.
Tháng 3 năm 1953, ông được triệu tập để tham gia lực lượng pháo phòng không sắp thành lập. khi đơn vị cao xạ được thành lập, anh cùng đơn vị sang Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) để huấn luyện. Trong thời gian huấn luyện, anh được chỉ định là Trung đội phó thuộc Đại đội 829, Tiểu đoàn 394, Trung đoàn 367 và được kết nạp vào Đảng Lao động Việt Nam.
Sau 8 tháng huấn luyện ở Trung Quốc, tháng 12 năm 1953, anh cùng đơn vị về nước và ngay lập tức hành quân lên Điện Biên Phủ để chuẩn bị tham chiến. Anh được điều về đại đội 827 làm Trung đội phó Trung đội 2, trực tiếp phụ trách Khẩu đội 3 thay Khẩu đội trưởng bị thương. Khẩu đội anh được giao sử dụng khẩu pháo cao xạ 37mm số hiệu 510681, thuộc loại pháo phòng không 37mm 1 nòng mẫu 61-K kiểu M1939 có gắn lá chắn đạn với 2 cửa ngắm dành cho pháo thủ số 1 và số 2, do Liên Xô sản xuất và viện trợ cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Hy sinh trong khi cứu pháo[sửa | sửa mã nguồn]

Để giữ bí mật bất ngờ cho hai loại pháo lựu 105mm và cao xạ 37mm lần đầu tiên xuất hiện trên chiến trường, các đơn vị này đều hành quân vào ban đêm, liên tục trong các ngày 1314 và 15 tháng 1 năm 1954, từ Tuần Giáo vào tập kết ở kilômét 63 đường 42. Sau đó, từ vị trí tập kết, bộ đội phải kéo pháo bằng sức người trên đường quân sự mới mở, có chỗ phải vượt qua núi cao 1450m để vào trận địa cách xa vị trí tập kết 15 km. Từ trưa ngày 16 tháng 1, được sự trợ giúp của bộ binh và công binh, các đơn vị bắt đầu kéo pháo, đến ngày 24 tháng 1 mới đưa được pháo vào trận địa.
Tuy nhiên trận đánh đã không diễn ra như dự kiến. Ngày 26 tháng 1Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp quyết định đổi phương án tác chiến từ "Đánh nhanh thắng nhanh" sang "Đánh chắc tiến chắc". Các đơn vị pháo nhận được mệnh lệnh phối hợp với các đơn vị bộ binh kéo pháo trở ra. Đơn vị của Tô Vĩnh Diện được lệnh kéo pháo ra điểm tập kết tại Bắng Hôm để ăn tết Giáp Ngọ và chờ lệnh mới.
Ngày 1 tháng 2 năm 1954, đơn vị ông trên đường kéo pháo ra, đến một con dốc cao và hẹp ở gần Bản Chuối. Anh cùng một pháo thủ phụ trách điều khiển càng pháo để chỉnh hướng cho một đơn vị bộ đội kéo dây tời giữ pháo, ngoài ra còn có 2 chiến sĩ phụ trách chèn bánh pháo. Bất ngờ quân Pháp bắn pháo từ Mường Thanh lên. Đơn vị kéo giữ pháo nằm rạp xuống, đồng thời dây tời bị đứt. Lực giữ pháo yếu đi và khẩu pháo lăn qua chèn. Pháo thủ Lê Văn Chi lái càng phía ngoài bị càng pháo bị hất xuống vực và pháo trôi dần về phía vực sâu. Anh lập tức bỏ càng pháo phía trong, chuyển sang càng pháo phía ngoài, cố gắng đẩy hướng càng pháo đâm vào vách núi. Tuy cản được pháo lăn xuống vực, nhưng anh cũng bị bánh xe của khẩu pháo nặng hơn 2 tấn đè lên người trọng thương. Giây cuối cùng khi được đồng đội đưa ra để đi cấp cứu, anh vẫn còn hỏi "Pháo có việc gì không" trước khi chết.[1]

Vinh danh[sửa | sửa mã nguồn]

Mộ Tô Vĩnh Diện tại nghĩa trang A1 thành phố Điện Biên Phủtỉnh Điện Biên
Ngày 7 tháng 5 năm 1955, Tô Vĩnh Diện được Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trao tặng Huân chương quân công hạng nhì, Huân chương chiến công hạng nhất và được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 1956.
Hiện nay, mộ Tô Vĩnh Diện nằm ở khu đặc biệt của nghĩa trang Điện Biên cùng với mộ của 3 anh hùng nổi bật khác trong trận Điện Biên Phủ là Phan Đình GiótBế Văn ĐànTrần Can. Một bia tưởng niệm cũng được dựng lên gần vị trị đường kéo pháo nơi ông hy sinh.
Khẩu pháo cao xạ 37mm số hiệu 510681 sau đó tiếp tục được đưa vào tham chiến trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, bắn rơi 3 máy bay, bắn bị thương 13 chiếc khác. Năm 1958, khẩu pháo được đưa về trưng bày tại Phòng truyền thống của Bộ Tư lệnh Phòng không, nay là Bảo tàng quân chủng Phòng không- Không quân. Ngày 1 tháng 10 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 1426/QĐ-TTg công nhận pháo cao xạ 37mm số hiệu 510681 là Bảo vật quốc gia đợt một.
Tên của ông được đặt cho nhiều đường phố trên khắp Việt Nam.

Những thông tin sai sót[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi ông được truy tặng danh hiệu Anh hùng, do thiếu thông tin cũng như những ghi nhớ sai sót trong quá trình kể truyền miệng của nhiều người, một số tài liệu phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mô tả lại câu chuyện về hành động dũng cảm ông với những thông tin không chính xác. Một trong những sai sót là việc nhầm lẫn rằng đơn vị ông sử dụng trọng pháo 105mm thay vì là pháo cao xạ 37mm. Thời điểm cũng như vị trí ông hy sinh cũng bị ghi chép khác nhau. Nhiều tài liệu không rõ căn cứ vào đâu chép thời điểm ông hy sinh vào tháng 3 năm 1953. Trên bia mộ ông khắc thời điểm hy sinh là ngày 21 tháng 1 năm 1954). Các tài liệu sau này, căn cứ vào nhân chứng lịch sử, xác định chính xác thời điểm ông hy sinh là lúc khoảng 22 giờ ngày 28 tháng Chạp (tức 1 tháng 2 năm 1954). Địa điểm hy sinh cũng được xác định ở rừng Pá Có, sườn phía tây Pha Sung, thuộc xã Nà Nhạn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên[2].

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]


Giáo sư sử học Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đã nói rõ việc dựng chuyện huyền thoại ma này:

“Trong một cuộc họp báo vào tháng 2 năm 2005 tại Hà Nội, giáo sư Phan Huy Lê nhớ lại:

“Tôi còn một món nợ với anh Trần Huy Liệu mà đến nay chưa trả được. Đó là lúc anh Liệu làm Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền (sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, THL làm BT Bộ Tuyên truyền và Cổ Động), anh THL tự viết về nhân vật Lê Văn Tám, một thiếu nhi tự tẩm xăng vào người và chạy vào đốt kho xăng giặc Pháp ở Thị Nghè.[..] Lúc sáng tác ra câu chuyện Lê Văn Tám, anh Liệu có nói với tôi rằng: ‘Bây giờ vì nhiệm vụ tuyên truyền nên tôi viết tài liệu này, sau này khi đất nước yên ổn, các anh là nhà sử học, các anh nên nói lại giùm tôi, lỡ khi đó tôi không còn nữa”. (Wikipedia tiếng Việt online ngày 29-9-2014)

(......) Ngay cả trong lịch sử mà cũng bị họ tuyên truyền bóp méo và lừa dối; theo giáo sư sử học Hà Văn Thịnh thì chỉ có 30% thật còn lại 70% giả. Do vậy mà môn sử ngày nay thầy không muốn dạy vì bắt phải nói dối và trò không muốn học vì phải nghe thầy nói dối, vì thế cho nên phim “Sống cùng lịch sử” không có người xem là không có gì lạ. Chỉ có cái lạ là cho đến ngày hôm nay người cộng sản còn mơ chưa biết mình nói dối, cho nên vẫn tiếp tục nói dối một cách tự nhiên.

Giáo sư Hà Văn Thịnh nói về anh hùng Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai trong phim “Sống cùng lịch sử” như thế nào?

“Chẳng hạn, đến bây giờ mà vẫn còn lấy biểu tượng lấy thân mình lắp lỗ châu mai làm một trong những bản anh hùng ca chính thì thật khó chấp nhận.

Cho dù anh hùng Giót đã làm nên điều phi thường trong chiến tranh, khoa học và thực nghiệm nói không với huyền thoại đó.

Bao nhiêu con người mới lắp cho vừa cái lỗ châu mai? Lỡ có ‘lấp’ xong rồi, kẻ địch có thể chẳng nhọc nhằn gì mà chỉ cần gạt cái xác sang bên rồi bắn tiếp? Tại sao đã có gan, có trí bò đến tận lỗ châu mai mà lại quên đem theo trái lựu đạn vì chỉ một lần nổ thôi là lô cốt địch tắt lửa lặng câm. Không ai chấp nhận nỗi một người có đủ trí và dũng lại phải hy sinh thân mình cho việc ‘lấp’ (nếu như có thể) trong vài giây, một ổ hỏa lực có ý nghĩa sống còn”. (Motthegioi online ngày 22-9-2014)

Cụ nhạc sĩ Tô Hải, một nhà cách mạng lão thành tự nhận đã từng “dối mình và dối người” trong tuyên truyền, sau “55 năm miệng bị lắp khóa kéo” mới “hết hèn” và nói lên được sự nhận định của mình về cái huyền thoại Phan Đình Giót như sau:

“Nói thật, một người lấy thân mình bịt lỗ châu mai thì ai mà học quân sự đều biết ở phía trong chỉ cần đẩy một cái, là cái xác đó rớt xuống và lại bắn tiếp tục thôi chớ làm gì người đã chết rồi mà còn bịt được lỗ châu mai”. (ĐoiThoai online ngày 7-6-2009)

Về huyền thoại anh hùng Tô Vĩnh Diện lấy thân mình chèn pháo thì cụ Tô Hải nói rõ:

“Tôi có bằng chứng của những người ở ngay cùng đơn vị, cùng tiểu đội đó với Tô Vĩnh Diện, thì đó là một tai nạn. Anh đó bẻ càng, nhưng mà bẻ cái càng trong lúc kéo pháo lên chứ không phải lao xuống dốc. Kéo lên thì đáng lẽ anh đó đánh tay càng về bên trái thì anh lại đánh cái càng về bên phải cho nên nó mới tuột, nó đè phải anh ấy, chớ không phải anh ấy lấy thân anh để chèn cái khẩu súng, chèn cái khẩu pháo. Thì đấy là cách mà báo chí ở cái xã hội này ‘nói dzậy mà không phải dzậy”. (ĐoiThoai online ngày 7-6-2009)

1 nhận xét:

  1. Doc bai nay toi thay co the dung su that ---con phat bieu cua GS Thinh can phai xem xet.

    Trả lờiXóa