Chủ Nhật, 16 tháng 12, 2018

Thể chế chính trị quyết định vấn đề xã hội

Thể chế chính trị quyết định vấn đề xã hội
Phó thủ tướng Chính phủ Việt Nam, ông Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ Đạo trong kết luận tại cuộc họp về Chính sách xã hội hôm 13/12, cảnh báo cần chú ý hai vấn đề xã hội mới nảy sinh. Đó là sự chênh lệch giàu - nghèo giữa các nơi ngày càng cao, và tình trạng trẻ em, người già bị rối loạn tâm lý ngày càng tăng. Thực tế cho thấy Việt Nam hiện nay có nhiều vấn đề tồn tại không chỉ riêng hai vấn đề ‘mới nảy sinh’ như Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhắc đến. Tiến sĩ Trịnh Hòa Bình chia sẽ quan điểm của ông rằng các vấn đề ấy dường như đều được gom lại vào một điểm ở tầng vĩ mô. Có nhiều vấn đề liên quan đến manh áo mà cơ thể kinh tế xã hội này vốn đã từng vừa vặn nhưng nay không còn vừa vặn nữa. Tức là câu chuyện không tương thích giữa thể chế với sự phát triển mang tính cách khởi phát, đồng bộ, toàn thể để kích hoàn toàn bộ xã hội. Tiến sĩ Bình ví von rằng thể chế chính trị hiện nay của Việt Nam như một manh áo chật, hiện không còn vừa vặn với một cơ thể đang vươn tới sự lớn rộng, và lời giải đáp cho vấn đề nằm ở ngay hình ảnh ấy.

Một người bán hàng rong đi qua một tấm áp phích tuyên truyền cho Đại hội toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam trên đường phố Hà Nội ngày 15 tháng 1 năm 2016.
Các nhà xã hội học đánh giá vấn đề này ra sao?



‘Vấn đề xã hội mới nảy sinh’?

Tiến sĩ Trịnh Hòa Bình, Giám đốc Trung tâm Xã hội học Việt Nam, có nhận định:

Tôi nghĩ đây là những vấn đề Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói trúng và đúng. Một vấn đề rất cơ bản và rường cột đó là phân hóa xã hội, việc hình hành các giai tầng mới, cũng như việc giãn ra ngày càng lớn hơn của các mức sống tầng lớp dân cư. Vấn đề khác là phần tử của các nhóm yếu thế tự đối diện với chính mình mà thiếu sự trợ giúp của xã hội dẫn đến các hành vi tự kỷ.

Tuy nhiên, theo Tiến sĩ, Bác sĩ Đinh Đức Long, Nguyên trung tá quân đội nhân dân Việt Nam, thì nhận định của ông Phó Thủ tướng Việt Nam không mới lạ.

Tôi nghĩ những vấn đề ông nêu lên chẳng có gì mới cả. Xã hội nào cũng có những vấn đề về người già và chênh lệch giàu nghèo, nhất là những nước có hệ thống an sinh xã hội chưa được điều chỉnh, cụ thể như Việt Nam.

Tiến sĩ Đinh Đức Long cho rằng biện pháp giải quyết bất cập của nhà nước mới là vấn đề cần tập trung. Ông nói:

Trên thực tế, nhà nước được coi là người đại diện cho nhân dân thì có làm đúng những gì họ được ủy nhiệm không? Nếu không đúng thì nhân dân có hình thức nào để kiểm soát, chế tài, thậm chí là phế truất họ không? Cái đấy mới quan trọng thì chẳng thấy ai bàn cả, đều tránh né.

‘Thu hẹp khoảng cách giàu nghèo’ chỉ là khẩu hiệu

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tại buổi tiếp xúc cử tri Cần Thơ hôm 26/11 khẳng định quyết tâm thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, thực hiện an sinh xã hội bằng chính sách của Nhà nước.

Tiến sĩ Trịnh Hòa Bình nhận định thu hẹp khoảng cách giàu nghèo không phải là một nỗ lực tuyệt vọng, nhưng là một bài toán có lời giải rất xa. Ông nói:

Tôi nghĩ chuyện nói rằng thu hẹp khoảng cách đấy cũng chỉ là một thông điệp, một khẩu hiệu hành động nhiều hơn là hoạt động trong thực tiễn. Bởi vì đấy là câu chuyện thế tất phải diễn ra. Đây là một thực tiễn khách quan không đảo ngược. Điều đó cũng phù hợp với mô hình tăng trưởng của xã hội các quốc gia phát triển trên thế giới chứ không hề xa lạ. Khi tôi nói điều đấy nghĩa là sự hòa nhập, sự xích lại gần gũi hơn với các quốc gia phát triển thì lớn hơn.

Trẻ em, người già và rối loạn tâm lý 
 

Liên quan đến vấn đề rối loạn tâm lý ở trẻ em và người già, Tiến sĩ Trịnh Hòa Bình cho rằng đây là tình trạng chung của mọi xã hội.

Vấn đề trẻ em tự kỷ và thành viên của nhóm yếu thế có vấn đề về tâm lý thì có lẽ là phổ quát trong lòng mọi thể chế, chứ không riêng ở Việt Nam. Đây là bài học và thực tiễn của một xã hội đang phát triển phải đối mặt.

Bác sĩ Đinh Đức Long có cùng quan điểm như trên và giải thích nguyên nhân:

Xã hội có nhiều mâu thuẫn, căng thẳng. Trẻ con không được bố mẹ quan tâm vì chạy theo kinh tế thị trường, chạy theo lợi nhuận, chạy theo công việc. Trẻ em bị bỏ rơi, và người già cũng thế thôi. Tôi nghĩ ở nhiều nước phát triển, người già bị cho vào trại dưỡng lão, đâu được ở gia đình với con cháu. Vấn đề đó cũng gây ảnh hưởng ít nhiều tới tâm lý. Người già mà ở với con cháu thì khác hoàn toàn chứ.

Chúng tôi liên hệ một nhóm thiện nguyện độc lập ở Sài Gòn từ hơn 5 năm qua chăm lo đời sống cho gần 200 em thiếu nhi và 150 cụ già neo đơn sống tại các ngôi chùa, các mái ấm và được người đại diện chia sẻ thực tế hiện nay.

Thực sự đối với những đứa nhóc thì đang bị thiếu những hoạt động để được đi ra ngoài đường. Cái xã hội ở ngoài của tụi nhỏ là đi bệnh viện và đi chích ngừa. Còn người già thì gần như là bị bao bọc trong bốn bức tường. Họ rất vui khi tiếp xúc với người bên ngoài nhưng họ không có cơ hội. Đa phần là mọi người đang bị thiếu cơ hội tiếp xúc bên ngoài xã hội.

Người đại diện của nhóm đánh giá về tâm lý của trẻ em và người già trong các mái ấm, nhà tình thương ở Sài Gòn hiện nay.

Cơ bản em thấy là họ đang bị thiếu tình thương. Đa phần các nhóm công tác xã hội chỉ đến 1, 2 lần rồi ngưng. Thực sự là người ta cần dài hơn chứ không cần ngắn hạn. Em thấy tâm lý của những người cần giúp đỡ không phải là gắn bó vật chất nhiều hơn và cần về tinh thần nhiều hơn.
Thực tế cho thấy Việt Nam hiện nay có nhiều vấn đề tồn tại không chỉ riêng hai vấn đề ‘mới nảy sinh’ như Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhắc đến.

Tuy vậy, Tiến sĩ Trịnh Hòa Bình chia sẽ quan điểm của ông rằng các vấn đề ấy dường như đều được gom lại vào một điểm ở tầng vĩ mô.

Có nhiều vấn đề liên quan đến manh áo mà cơ thể kinh tế xã hội này vốn đã từng vừa vặn nhưng nay không còn vừa vặn nữa. Tức là câu chuyện không tương thích giữa thể chế với sự phát triển mang tính cách khởi phát, đồng bộ, toàn thể để kích hoàn toàn bộ xã hội.

Tiến sĩ Bình ví von rằng thể chế chính trị hiện nay của Việt Nam như một manh áo chật, hiện không còn vừa vặn với một cơ thể đang vươn tới sự lớn rộng, và lời giải đáp cho vấn đề nằm ở ngay hình ảnh ấy.
(RFA)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét