Thứ Ba, 9 tháng 5, 2017

Công tác chống tham nhũng ở VN nhìn từ vụ ông Thăng

Từ công tác chống tham nhũng ở Việt Nam, nhìn lại vụ ông Đinh La Thăng
Đinh La Thăng. Ai cũng đặt một câu hỏi rằng: từ chuyện tập đoàn dầu khí, từ chuyện cảng đình vũ, từ chuyện dầu khí ở Venezuela, hay đường trên cao ở Hà Nội v.v... tất cả những chuyện lớn ấy với vai trò của Chủ Tịch dầu khí, hay Bộ Trưởng... làm sao ông Đinh La Thăng có thể tự mình quyết định? Luật đầu tư ở Việt Nam chỉ cần 500 tỷ thì đã phải trình qua Quốc Hội, mà muốn trình qua Quốc Hội thì phải được Thủ Tướng phê duyệt! Vậy vai trò và trách nhiệm của Thủ Tướng đâu rồi? Chẳng có lẽ ông Thủ Tướng của nhiệm kỳ trước nay đã nghỉ hưu có phép tàng hình ư?!
Hãy nhìn ở một khía cạnh khách quan và công tâm trong công tác phòng chống tham nhũng của nước ta, từ đó chúng ta có cái nhìn thấu đáo để truy tận gốc trốc tận ngọn của cội nguồn tham nhũng, vì cái quốc nạn này đã và đang làm khách kiệt kinh tế đất nước trong hơn chục năm qua.

Bất kỳ cái gì sinh ra cũng phải có cội nguồn, quốc nạn tham nhũng, lợi ích nhóm cũng không ngoài quy luật đó. Có bao giờ đảng và nhà cầm quyền Việt Nam đặt câu hỏi rằng cội nguồn tham nhũng trong hệ thống chính trị Việt Nam được xuất phát từ đâu không?

Suy sét thấu đáo sẽ nhận ra cội nguồn của tham nhũng, lợi ích nhóm nằm ngay trong đảng và nhà nước, mà ông cha ta vẫn thường nói: " thượng bất chính thì hạ tắc loạn". Người đứng đầu mà không liêm chính thì bên dưới sẽ có cơ hội hình thành lợi ích nhóm, ở Việt Nam từ thời kỳ những năm 2000 đã xuất hiện nhiều yếu tố bất ổn trong công tác điều hành chính sách, cũng từ đó nó như một con thuyền nghiêng, ngày càng nghiêng. Người chèo lái yếu kém về năng lực không thể lấy lại cân bằng cho con thuyền. "Thuyền thì phải lựa người lái", nhưng ở Việt Nam "Người lái thuyền thì lại phải lựa thuyền"?! Và đã nghiêng nó lại càng nghiêng... trên thuyền kẻ bẻ ngang, người kéo dọc không đồng nhất quan điểm dẫn đến con thuyền chao đảo, sẽ có lúc nó phải bị lật.

Đảng và nhà nước Việt Nam vẫn tuyên truyền rằng ở nước Việt Nam, tập thể lãnh đạo và cá nhân phụ trách, điều này dẫn đến một thực trạng là người cán bộ lãnh đạo vô trách nhiệm khi để xảy ra sự cố thì họ có lý do đổ lỗi cho mọi quyết định là của tập thể. Lãnh đạo Đảng, chính quyền cao cấp làm sai sẽ đổ đó là ý kiến chỉ đạo của tập thể bộ chính trị. Cuối cùng họ cũng chỉ nhận lỗi hay nhận trách nhiệm trong một lĩnh vực nào đó rất chung chung!

Đâu đó trên đất nước Việt Nam đã có nhiều lãnh đạo rất cao thậm chí là tối cao lợi dụng uy tín của mình mặc dù đã nghỉ hưu, nhưng vẫn giật giây, chỉ huy làm rối loạn đội hình, nay ủng hộ người này, mai lôi kéo người kia, nói không được thì mua chuộc, mua không được thì dùng chiêu bài đe doạ.

Ở đất nước thiên đường XHCN này chính sách đã quá ưu đãi với người làm cán bộ đó cũng là một trong nhiều căn nguyên dẫn đến họ ngày càng xa dân, họ luôn nghĩ rằng mình phải được hưởng ưu đãi về mọi mặt, nhận quà cáp biếu xén là lộc họ xứng đáng hưởng, rồi họ bảo nhau chạy chức danh cán bộ. đơn cử một ví dụ: khi đi khám bệnh họ được hưởng chế độ ưu tiên khác so với người không có chức danh cán bộ, mặc dù mức đóng BHYT ngang nhau, (có người về hưu rồi nhưng vẫn vỗ ngực ta là cán bộ), vậy nên xóa cái chức danh CB đi. Mọi người làm theo đúng chức năng nhiệm vụ và tuân thủ hiến pháp và pháp luật nhà nước, khi không hoàn thành nhiệm vụ hoặc làm không tốt nhiệm vụ thì về nghỉ là dân thường, chứ không luân chuyển công tác.

Những kẻ cơ hội đã lợi dụng dương đông kích tây len lỏi vào tận hang cùng ngõ cụt để vận động, mua chuộc nhằm thăng quan tiến chức. Để rồi khi đạt được mục tiêu đứa thì ôm vợ trẻ, kẻ thì lo vơ vét tiền.... làm loạn chính trường! Chúng vì tiền vì gái mà coi nhẹ thanh danh, bất chấp thủ đoạn, nay xin dự án này, mai cướp dự án kia, thậm chí có kẻ còn khóc lóc van nài để đạt được mục đích! Ôi sao nó đắng cay, chua chát là vậy? Sao nó nhục nhã khốn nạn là vậy?! Nay mua tây bán đông, mai mua nam bán bắc!!! Từ khai thác mỏ đến làm đường, từ xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp đến mua sắm thiết bị đủ các chủng loại... đụng vào đâu là có vấn đề ở đó?!

Vai trò người lãnh đạo tối cao ở đâu trong cái mớ bòng bong ấy? Lỗi ở đâu? Chẳng có lẽ chỉ có những người bị báo chí đăng lên là có lỗi ư?! Các ông ấy chỉ là người thực thi nhiệm vụ theo mệnh lệnh của người đứng đầu, vậy thì ai ra lệnh?

Chẳng có lẽ người ra lệnh lại có phép tàng hình không để lại dấu vết? Chẳng có lẽ cứ làm lãnh đạo là vô tội?

Tại sao những người thừa hành nhiệm vụ của dân giao phó, lại không biết vì dân mà lôi cổ những kẻ giật dây sau lưng mang ra ánh sáng?

Tại sao những người đang bị điều tra không mạnh dạn thẳng thắn vì nghĩa lớn vì đại cục của dân tộc mà khai thật? Để mọi người cùng chung tay bắt lũ nó ra??! Sợ chết ư? Sợ mất hết ư? Đời người chỉ chết một lần! Nhưng hãy chết vì quyền lợi vì sự tồn vong của dân tộc, và chết anh hùng, thà rằng chết còn hơn sống mà không bằng chết?!

Trong cơ chế này nếu người Cán bộ chạy theo guồng thì sẽ đánh mất mình, không chạy theo guồng thì phải bật ra là điều tất yếu.

Nếu có một đạo luật tự do diệt tham nhũng thì người dân Việt Nam chỉ cần diệt một tuần sẽ không còn bóng dáng một con cáo, chuột, sâu, ruồi nào trên đất nước chúng ta.

Nhân dân Việt Nam đang mong chờ những trái tim nóng, và cái đầu lạnh, thông minh, cương quyết, làm trong sạch chính quyền từ trung ương đến địa phương, hơn 93 triệu trái tim cùng thắp lửa hồng bảo vệ chính nghĩa bảo vệ lẽ phải thực hiện nguyện vọng của lãnh đạo nhằm xây dựng một Chính phủ kiến tạo, liêm chính, hành động mạnh mẽ, phục vụ người dân và doanh nghiệp. Để đất nước ta ngày càng hạnh phúc, thịnh vượng, giàu đẹp và văn minh.

Thực tế xã hội cho thấy, hầu hết các vị quan chức cấp thấp muốn nghĩ cho dân, làm cho dân cũng...khó vì còn có "cấp trên chỉ đạo". Chỉ khi họ có một địa vị nhất định mới dám công khai nghĩ, làm cho dân (ví dụ như trường hợp của ông Nguyễn Bá Thanh và ông Đinh La Thăng) một cách quyết liệt. Tất nhiên, người dân ai cũng hiểu để lên được cái "địa vị nhất định" đó, họ cũng phải luồn lách, phải này nọ. Nhưng miễn là khi đã ở cái địa vị đó rồi, họ quay lại để lo, để nghĩ và để bảo vệ dân thì chắc hẳn dân sẽ không quá quan tâm xem trước đây họ "ăn" như thế nào

Tại sao Bộ Chính Trị CS Việt Nam không trừng trị những kẻ luồn lách, này nọ để lên những chức vụ "nhất định" rồi nhưng vẫn không lo, không nghĩ, không làm, không bảo vệ dân, vẫn tham nhũng, "ăn bẩn" mà lại đi trừng trị những người thực tế họ đang lo, đang nghĩ, đang làm và đang bảo vệ dân?

Mấy ngày nay cả nước lắng nghe về câu chuyện của Bí Thư thành uỷ thành phố Hồ Chí Minh Đinh La Thăng. Ai cũng đặt một câu hỏi rằng: từ chuyện tập đoàn dầu khí, từ chuyện cảng đình vũ, từ chuyện dầu khí ở Venezuela, hay đường trên cao ở Hà Nội v.v... tất cả những chuyện lớn ấy với vai trò của Chủ Tịch dầu khí, hay Bộ Trưởng... làm sao ông Đinh La Thăng có thể tự mình quyết định? Luật đầu tư ở Việt Nam chỉ cần 500 tỷ thì đã phải trình qua Quốc Hội, mà muốn trình qua Quốc Hội thì phải được Thủ Tướng phê duyệt! Vậy vai trò và trách nhiệm của Thủ Tướng đâu rồi? Chẳng có lẽ ông Thủ Tướng của nhiệm kỳ trước nay đã nghỉ hưu có phép tàng hình ư?!

Trường hợp ông Đinh La Thăng bị đề nghị kỷ luật đã làm cho bao người dân Việt Nam nuối tiếc. Trong cái guồng máy ấy, ông Thăng không thể chống lại mệnh lệnh! Nhưng hãy nhìn từ ngày ông Thăng làm Bộ Trưởng, hay làm Bí Thư thành uỷ, rõ ràng ông ấy đang là một người tiên phong, là một điểm sáng nhất trong cái chính phủ kiến tạo, liêm chính, hành động mạnh mẽ.

Thử hỏi rằng chân lý và công lý ở đâu?! Còn biết bao con "chuột chù, sâu bọ, ruồi nhặng"... lù lù nằm trong tổ chức chính trị Việt Nam mà chưa bị lộ, còn biết bao con cáo già nghỉ rồi vẫn lợi dụng các mối quan hệ ngoạc mồm phét lác để hưởng quyền lợi! Sao không tóm cổ lôi chúng ra cho bàn dân thiên hạ ngắm nghía dung nhan thần sầu quỷ khóc ấy?! Mong rằng đảng và nhà cầm quyền Việt Nam cần nhìn bằng kính chiếu yêu, phân định trắng đen, sai đúng rõ ràng, để những người tốt không bị oan!

Đào Đức Thông

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét