Thứ Sáu, 26 tháng 5, 2017

Nợ công ai quản, trách nhiệm quá khứ của Ba X ?

Chi tiêu ngân sách bừa bãi năm 2015 là trách nhiệm của Thủ tướng và Bộ trưởng tài chính hồi đó; cần lôi bọn này là tòa xét xử.
Nợ công ai quản
Tư Giang, 25/5/2017, Tình trạng chi tiêu vượt dự toán là do tình trạng bố trí kinh phí dàn trải, sử dụng lãng phí, thiếu hiệu quả, sai quy định, định mức chi; khá nhiều dự án vay ưu đãi của nước ngoài phải gia hạn, điều chỉnh kế hoạch và tiến độ rất chậm. Trong ảnh: Một dự án đường sắt đô thị sử dụng vốn ODA. Ảnh: Hải Nguyễn
(TBKTSG) - Không có một cơ quan quản lý nợ công thống nhất, chịu trách nhiệm và buộc phải giải trình, làm sao ngăn được xu hướng tăng nợ công đã đến hồi báo động? Ngân sách nhà nước (NSNN) luôn được chi theo kiểu “vung tay quá trán”. Điều này một lần nữa được thể hiện trong báo cáo kiểm toán NSNN năm 2015 vừa trình ra kỳ họp Quốc hội đang diễn ra.

Theo đó, dự toán chi NSNN được Quốc hội quyết định 1.177.100 tỉ đồng, nhưng quyết toán 1.265.625 tỉ đồng, vượt 88.525 tỉ đồng (vượt 7,52% dự toán). Con số chi vượt dự toán được cập nhật này phá vỡ kỷ lục vượt chi 85.770 tỉ đồng (vượt 7,3% dự toán) mà Chính phủ báo cáo Quốc hội khóa 13 vào tháng 3-2016.

Khi còn là Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội khóa 13, ông Phùng Quốc Hiển, nay là Phó chủ tịch Quốc hội, nhiều lần cho rằng tình trạng chi tiêu như trên là do tình trạng bố trí kinh phí dàn trải, sử dụng lãng phí, thiếu hiệu quả, sai quy định, định mức chi; khá nhiều dự án vay ưu đãi của nước ngoài phải gia hạn, điều chỉnh kế hoạch và tiến độ rất chậm. Ủy ban Tài chính - Ngân sách đề nghị Chính phủ chỉ đạo làm rõ trách nhiệm, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, đảm bảo kỷ luật, kỷ cương tài chính.

Thật đáng tiếc, những đề nghị mạnh mẽ như trên khi kết thúc nhiệm kỳ Quốc hội khóa 13 đã không được cơ quan hành pháp thực hiện. Kỷ cương tài chính đã không được tôn trọng trong suốt nhiều năm nay. Chẳng hạn, tỷ lệ bội chi/GDP ngày càng tăng cao và khó bề kiểm soát trong suốt nhiệm kỳ trước. Tỷ lệ bội chi/GDP năm 2011 là 4,4%; năm 2012 là 5,4%; năm 2013 là 6,6%; năm 2014 là 5,64%; năm 2015 là 6,11%.

Tổng kết về NSNN nhiệm kỳ Quốc hội khóa 13, ông Hiển cho rằng, bội chi NSNN năm sau cao hơn năm trước; nợ công ngày càng tăng nhanh và đang tiệm cận đến mức trần cho phép; trong đó, nợ Chính phủ đã vượt trần lên mức 50,3% GDP vào cuối năm 2015; và đặc biệt là kỷ luật, kỷ cương tài khóa và các nguyên tắc cân đối, quản lý tài chính - ngân sách chưa được chấp hành nghiêm theo quy định của pháp luật.

Đề cập đến kỷ luật tài chính quốc gia không thể không đề cập đến trách nhiệm của cơ quan lập pháp. Quốc hội là cơ quan ban hành nghị quyết về NSNN với những chỉ tiêu rất cụ thể, song lại dễ dàng phê chuẩn quyết toán NSNN với nhiều con số vi phạm chỉ tiêu. Đây là điều diễn ra trường kỳ, vi phạm ngay cả các quy định trong Luật Tổ chức Quốc hội.

Nên thành lập một ủy ban quản lý nợ cấp cao, đứng đầu là Bộ trưởng Bộ Tài chính, bao gồm đại diện cấp cao từ các cơ quan, đơn vị trong và ngoài Bộ Tài chính, với nhiệm vụ chính là đảm bảo việc quản lý nợ công thống nhất với chiến lược quản lý nợ trung hạn và kế hoạch vay, trả nợ hàng năm đã được Chính phủ phê chuẩn.

Song, vấn đề chính vẫn ở cơ quan hành pháp. Chẳng hạn, hiện có ba cơ quan nhà nước là Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Nhà nước cùng chịu trách nhiệm quản lý nợ công, dẫn đến thiếu thông tin đầy đủ, toàn diện và kịp thời để giám sát tổng thể rủi ro tài khóa từ hoạt động vay nợ của Chính phủ và khu vực công và để hoạch định các chính sách, chiến lược nợ hiệu quả với chi phí và rủi ro thấp nhất có thể.

Theo chuyên gia tài chính Đặng Văn Thanh, cơ chế ba cơ quan quản lý nợ công hiện nay làm phân tán các chính sách tài khóa, tiền tệ và quản lý nợ. Nhiều lúc, có hai cơ quan cùng phát hành tín phiếu, tách rời người đi vay, người phân bổ nguồn vốn vay, người trả nợ. Bên cạnh đó, cơ chế này dẫn đến thiếu chủ động trong điều hành vay nợ, không giảm thiểu được chi phí vay nợ. Có những thời điểm vốn nước ngoài rút về chưa sử dụng hết (do nhiều nhà tài trợ không cam kết được vốn vào giai đoạn Chính phủ xây dựng dự toán NSNN mà đến giữa năm mới đưa ra cam kết và giải ngân nên vốn rút về không sử dụng được ngay), nhưng trong nước vẫn huy động theo kế hoạch, dẫn đến tăng chi phí huy động vốn vay.

Ông Hiển, nay là Phó chủ tịch Quốc hội khóa 14, nhìn ra tình trạng này. Ông nói tại phiên thảo luận về Luật Quản lý nợ công sửa đổi tháng 3-2017: “Phải thống nhất về quản lý nhà nước. Không thể ai cũng vay được, một nhà có mấy người vay, nhưng một người trả nợ nên mới nợ búa xua”.

Điều này không phải Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc không nhìn ra. Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng tiết lộ, Thủ tướng nhất trí “cơ chế tập trung thống nhất”, nhưng khi bỏ phiếu trong Chính phủ về dự thảo Luật Quản lý nợ công sửa đổi, lại thuộc số ít. Rốt cuộc, trong dự thảo Luật Quản lý nợ công sửa đổi, Chính phủ tiếp tục đề nghị giữ nguyên chức năng, nhiệm vụ của ba cơ quan là Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong quản lý nợ công.

Tuy nhiên, phía Quốc hội chưa thông với bản dự thảo trên. Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Hữu Toàn cho biết trong một hội nghị gần đây, rằng đa số các ý kiến của đại biểu Quốc hội và chuyên gia mà ủy ban thu thập được đều cho rằng Việt Nam nên hướng tới chuẩn mực, thông lệ tốt của quốc tế trong quản lý nợ công, mà đáng kể nhất là thống nhất đầu mối cơ quan quản lý để đảm bảo đồng bộ trong khâu tổ chức đàm phán, quản lý, sử dụng nợ. Đây là quan điểm nhất quán trong các báo cáo thẩm định của Ủy ban Tài chính - Ngân sách về dự luật này.

Khi được hỏi ý kiến về vấn đề này, đại diện Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), ông Jean-Luc Steylaers, cho biết quy định Bộ Tài chính là cơ quan chịu trách nhiệm duy nhất về ký kết các khoản vay từng được đưa ra trong dự thảo luật năm 2016 đã bị loại bỏ. Lúc đó, IMF khuyến nghị chỉ giữ một cơ quan duy nhất. 

Và nay thì ông Luc Steylaers có vẻ không vui: “Các khuyến nghị của phái đoàn IMF trong đợt làm việc năm 2016 chưa được cho vào dự thảo lần này”. Chuyên gia này cho rằng, trong quá trình chuyển đổi bước đầu, một ủy ban quản lý nợ cấp cao có thể được thành lập, đứng đầu là Bộ trưởng Bộ Tài chính. Đây là quy trình chuẩn ở nhiều quốc gia. Ủy ban trên có thể bao gồm đại diện cấp cao từ các cơ quan, đơn vị trong và ngoài Bộ Tài chính. Nhiệm vụ chính của ủy ban là đảm bảo việc quản lý nợ công thống nhất với chiến lược quản lý nợ trung hạn và kế hoạch vay, trả nợ hàng năm đã được Chính phủ phê chuẩn, thông qua việc đề xuất và theo dõi bởi Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại. Điều này cũng ảnh hưởng đến một vài chức năng, nhiệm vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, và Ngân hàng Nhà nước.

Kỳ họp Quốc hội này sẽ bước đầu xem xét dự thảo Luật Quản lý nợ công sửa đổi. Liệu một cơ chế mà không cơ quan nào chịu trách nhiệm chính, có nghĩa vụ giải trình về nợ công có còn phù hợp với tình thế của nền tài chính quốc gia đã đến hồi báo động?

http://www.thesaigontimes.vn/160415/No-cong-ai-quan.html

1 nhận xét:

  1. Thú thực tôi chỉ là người đọc BLOG nhưng theo chủ quan đánh giá của mình thì số người đóng thuế xung quanh đây có hỏi thế nào là nợ công và chẳng ai biết thằng ba x là thằng cha căng chú kiết nào,chỉ biết phường xã giải tỏa mặt bằng chỉ hỗ trợ chứ không đền bù cấp đất tái định cư,người viết nên giải thích kĩ về nợ công.N D.

    Trả lờiXóa