Công ty Trung Quốc muốn thực hiện Nhiệt điện Kiên Lương
An ninh Tiền tệ Minh Trang 4-6-2016 - ‘Siêu dự án’ Nhiệt điện Kiên Lương có thể được giải cứu bởi một công ty Trung Quốc… NĐKL có tổng công suất thiết kế 5.200 MW, cao gấp 9 lần nhà máy nhiệt điện lớn nhất Việt Nam hiện tại – nhiệt điện Vũng Áng 1 (600 MW). Theo ITA, NĐKL nếu được hoàn thiện sẽ tiêu thụ tới 12 triệu tấn than/năm. Đây cũng là một mối lo ngại đối với môi trường tỉnh Kiên Giang nói riêng và đồng bằng sông Cửu Long nói chung.
Thông tin từ ITA, phía ShinoHydro bày tỏ thiện chí được hợp tác với công ty Việt Nam và sẵn sàng mời thêm các nhà đầu tư khác từ Trung Quốc để thực hiện dự án đến cùng. Nếu hai bên đạt được các thỏa thuận, Sinohydro sẽ trực tiếp thực hiện các đàm phán và thỏa thuận giữa hai bên để đi đến hợp tác, đầu tư triển khai thực hiện dự án NĐKL sớm nhất.
Ông Howay Hoang – Phó Tổng giám đốc đại diện khu vực Châu Á Thái Bình Dương của SinoHydro cho hay: “Sinohydro rất mong muốn trở thành nhà thầu chính, cùng đứng tên với ITA trong hợp đồng đàm phán mua bán điện (PPA) vì PowerChina có nhiều kinh nghiệm đàm phán PPA và triển khai các dự án nhiệt điện, thủy điện tại nhiều quốc gia cũng như ở Việt Nam”.
Theo tập đoàn Tân Tạo, sau đàm phán, hai bên sẽ thể hiện bằng văn bản rõ hơn các tiêu chí, yêu cầu cũng như mong muốn của mình khi cùng hợp tác để hiểu nhau hơn và đàm phán đạt được kết quả tốt nhất.
Tổng giám đốc ITA Thái Văn Mến cho biết: “Hội đồng đầu tư ITA luôn có cơ chế mở, sẽ tạo mọi điều kiện để các Nhà đầu tư thực hiện hợp tác, không hạn chế năng lực cũng như mong muốn mức độ hợp tác của các Nhà đầu tư”. Ông “rất ấn tượng và đánh giá cao năng lực cũng như thiện chí của Sinohydro và sẽ báo cáo, thuyết phục Hội đồng đầu tư để hai bên có thể hợp tác thành công”.
‘Bế tắc’ tìm đối tác ngoại
Tập đoàn Tân Tạo từ nhiều năm nay đã gấp rút tìm đối tác nước ngoài để hợp tác thực hiện dự án Nhiệt điện Kiên Lương và cảng nước sâu Nam Du.
Tổ hợp Nhiệt điện Kiên Lương và cảng Nam Du được khởi công từ năm 2008, tuy nhiên phần lớn diện tích dự án vẫn chỉ là một bãi đất trống cho tới nay.
Lãnh đạo chính quyền tỉnh Kiên Giang cùng Bộ Công thương đã có nhiều chỉ đạo, văn bản đốc thúc ITA đẩy nhanh tiến độ dự án. Đỉnh điểm, UBND tỉnh Kiên Giang giữa tháng Năm vừa qua đã có kiến nghị đề xuất Chính phủ rút chủ trương đầu tư vào 2 dự án trên của ITA.
Tình hình tài chính khó khăn và thiếu rõ ràng của ITA đã được ANTT.VN phân tích trong những bài trước. Dự án NĐKL được khởi công từ gần 10 năm nay nhưng vẫn chưa có nhiều tiến triển bởi chủ đầu tư không thu xếp được nguồn vốn.
Phía ITA rất muốn Chính phủ tạo cơ chế đặc biệt cho công ty này, đề xuất được Chính phủ bảo lãnh vay vốn nước ngoài và được Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) ký hợp đồng mua bán điện cũng như trợ giá.
Tuy nhiên được biết Chính phủ đã từ chối đề xuất trên, cho rằng đây là điều chưa từng có tiền lệ cũng như không có trong quy định pháp luật liên quan.
ITA cuối năm 2014 thông báo đã đi đến giai đoạn đàm phán cuối cùng với một số tập đoàn năng lượng lớn như EDF của Pháp, Sembcorp của Singapore.
Mặc dù vậy, động thái tìm kiếm cơ hội hợp tác với nhà đầu tư Trung Quốc mới đây cho thấy các đối tác ngoại vẫn giữ con mắt e ngại đối với dự án NĐKL.
NĐKL có tổng công suất thiết kế 5.200 MW, cao gấp 9 lần nhà máy nhiệt điện lớn nhất Việt Nam hiện tại – nhiệt điện Vũng Áng 1 (600 MW).
Theo ITA, NĐKL nếu được hoàn thiện sẽ tiêu thụ tới 12 triệu tấn than/ năm. Đây cũng là một mối lo ngại đối với môi trường tỉnh Kiên Giang nói riêng và đồng bằng sông Cửu Long nói chung.
Lãnh đạo 2 bên tại buổi làm việc. Ảnh: ITA
Ban lãnh đạo Tập đoàn Tân Tạo (ITA) cùng đại diện công ty Trung QuốcSinohydro Corporation vừa có buổi làm việc, tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư thực hiện dự án Nhiệt điện Kiên Lương (NĐKL).Thông tin từ ITA, phía ShinoHydro bày tỏ thiện chí được hợp tác với công ty Việt Nam và sẵn sàng mời thêm các nhà đầu tư khác từ Trung Quốc để thực hiện dự án đến cùng. Nếu hai bên đạt được các thỏa thuận, Sinohydro sẽ trực tiếp thực hiện các đàm phán và thỏa thuận giữa hai bên để đi đến hợp tác, đầu tư triển khai thực hiện dự án NĐKL sớm nhất.
Ông Howay Hoang – Phó Tổng giám đốc đại diện khu vực Châu Á Thái Bình Dương của SinoHydro cho hay: “Sinohydro rất mong muốn trở thành nhà thầu chính, cùng đứng tên với ITA trong hợp đồng đàm phán mua bán điện (PPA) vì PowerChina có nhiều kinh nghiệm đàm phán PPA và triển khai các dự án nhiệt điện, thủy điện tại nhiều quốc gia cũng như ở Việt Nam”.
Theo tập đoàn Tân Tạo, sau đàm phán, hai bên sẽ thể hiện bằng văn bản rõ hơn các tiêu chí, yêu cầu cũng như mong muốn của mình khi cùng hợp tác để hiểu nhau hơn và đàm phán đạt được kết quả tốt nhất.
Tổng giám đốc ITA Thái Văn Mến cho biết: “Hội đồng đầu tư ITA luôn có cơ chế mở, sẽ tạo mọi điều kiện để các Nhà đầu tư thực hiện hợp tác, không hạn chế năng lực cũng như mong muốn mức độ hợp tác của các Nhà đầu tư”. Ông “rất ấn tượng và đánh giá cao năng lực cũng như thiện chí của Sinohydro và sẽ báo cáo, thuyết phục Hội đồng đầu tư để hai bên có thể hợp tác thành công”.
‘Bế tắc’ tìm đối tác ngoại
Tập đoàn Tân Tạo từ nhiều năm nay đã gấp rút tìm đối tác nước ngoài để hợp tác thực hiện dự án Nhiệt điện Kiên Lương và cảng nước sâu Nam Du.
Tổ hợp Nhiệt điện Kiên Lương và cảng Nam Du được khởi công từ năm 2008, tuy nhiên phần lớn diện tích dự án vẫn chỉ là một bãi đất trống cho tới nay.
Lãnh đạo chính quyền tỉnh Kiên Giang cùng Bộ Công thương đã có nhiều chỉ đạo, văn bản đốc thúc ITA đẩy nhanh tiến độ dự án. Đỉnh điểm, UBND tỉnh Kiên Giang giữa tháng Năm vừa qua đã có kiến nghị đề xuất Chính phủ rút chủ trương đầu tư vào 2 dự án trên của ITA.
Tình hình tài chính khó khăn và thiếu rõ ràng của ITA đã được ANTT.VN phân tích trong những bài trước. Dự án NĐKL được khởi công từ gần 10 năm nay nhưng vẫn chưa có nhiều tiến triển bởi chủ đầu tư không thu xếp được nguồn vốn.
Phía ITA rất muốn Chính phủ tạo cơ chế đặc biệt cho công ty này, đề xuất được Chính phủ bảo lãnh vay vốn nước ngoài và được Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) ký hợp đồng mua bán điện cũng như trợ giá.
Tuy nhiên được biết Chính phủ đã từ chối đề xuất trên, cho rằng đây là điều chưa từng có tiền lệ cũng như không có trong quy định pháp luật liên quan.
ITA cuối năm 2014 thông báo đã đi đến giai đoạn đàm phán cuối cùng với một số tập đoàn năng lượng lớn như EDF của Pháp, Sembcorp của Singapore.
Mặc dù vậy, động thái tìm kiếm cơ hội hợp tác với nhà đầu tư Trung Quốc mới đây cho thấy các đối tác ngoại vẫn giữ con mắt e ngại đối với dự án NĐKL.
NĐKL có tổng công suất thiết kế 5.200 MW, cao gấp 9 lần nhà máy nhiệt điện lớn nhất Việt Nam hiện tại – nhiệt điện Vũng Áng 1 (600 MW).
Theo ITA, NĐKL nếu được hoàn thiện sẽ tiêu thụ tới 12 triệu tấn than/ năm. Đây cũng là một mối lo ngại đối với môi trường tỉnh Kiên Giang nói riêng và đồng bằng sông Cửu Long nói chung.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét