Đồng bằng Nam Bộ đang lâm nguy?
Đinh Hưng, Gửi tới BBC từ Vĩnh Long
Theo dự báo đến năm 2030 khoảng 45% diện tích của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đối mặt với nguy cơ nhiễm mặn. Ngăn xâm nhập mặn ĐBSCL, gìn giữ an toàn lương thực của một khu vực hàng năm đã đóng góp 27% GDP, 90% số lượng gạo xuất khẩu và gần 60% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam và ổn định cuộc sống và an sinh cho trên 17 triệu người là việc làm bắt buộc vào lúc này mặc dù đã quá trễ.
17 triệu người tại Việt Nam sống tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.
Mặn đã đến chânKhông còn là kịch bản dự đoán nữa, biến đổi khí hậu đã hiện diện thực tế. ĐBSCL đang bị nước mặn xâm nhập, đất đai bị mặn hóa. Thảm họa này ngày càng gia tăng bởi tác động kép của biến đổi khí hậu do nước biển dâng cao và do việc tích nước hàng loạt tại các đập thủy lợi, thủy điện của các quốc gia lân cận ở thượng nguồn, làm giảm cao độ mực nước hệ thống sông Cửu Long vào mùa khô.
Hệ thống kênh vùng tứ giác Long Xuyên được xây dựng thời vua Nguyễn với mục đích thoát lũ, ngọt hóa, lưu thông, chinh phục được những vùng đất nhiễm phèn, nhiễm mặn biến thành những miệt vườn trù phú. Hệ thống kênh Phụng Hiệp, kênh xáng Cà No được xây dựng từ thời Pháp thuộc với chức năng ngọt hóa, khẩn hoang vùng đất nhiễm mặn của Bán đảo Cà Mau thành vùng đất màu mỡ cả trăm năm qua. Giờ đây thì ngược lại, hệ thống kênh rạch này bị nước biển xâm nhập đang lan tỏa xâm nhập mặn hầu hết khắp khu vực, đang biến đất đai tại đây thành đất bị thấm mặn.
Các dòng sông Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long đang bị xâm nhập mặn vào nội địa trên 70 km, và có chiều hướng tăng nhanh. Hiện một số địa phuơng trong vùng ĐBSCL đã xuất hiện tình trạng thiếu nước ngọt trầm trọng.
Những tháng gần đây tại ĐBSCL, việc nước mặn tấn công “Chưa từng thấy” làm “Đảo lộn cuộc sống”, không phải là bất ngờ mà là tất yếu theo dự đoán. Người dân các tỉnh Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang đang phải “Chạy mặn” từng ngày.
Các tiểu vùng nước ngọt quanh năm bị đảo lộn, bị mặn xâm nhập, đã đe dọa cả trăm ngàn hecta đất nông nghiệp, nhiều vườn cây ăn trái nằm trên nguy cơ xóa sổ, thủy sản nước ngọt bị tổn thất lớn. Tất cả nguy hại đang đổ trên đầu người dân nơi đây.
Một bất ngờ khác là sự vô cảm bao trùm. Cộng đồng mạng không sục sôi như với những sự kiện khác bị kết luận một cách mơ hồ, võ đoán là có nguy cơ ảnh hưởng môi trường. Trong khi đó, một sự thật hiển nhiên đang đe dọa cư dân ĐBSCL là vấn đề nhiễm mặn đang hủy diệt môi trường sống, lại chỉ nhận được sự thờ ơ của nhiều tầng lớp xã hội, của truyền thông báo chí, không thấy sự lên tiếng đòi hỏi chính phủ về trách nhiệm, kế hoạch và phương pháp hữu hiệu để giải quyết “thảm họa”, về giá trị đầu tư phù hợp và hiệu quả cho giải pháp chống xâm nhập mặn - đang là mối đe dọa hiện hữu đến kinh tế, đến an toàn lương thực và dân sinh khu vực, thậm chí đe dọa đến số mệnh của cả quốc gia.
Đầu tư và hiệu quả của việc ứng phó
Nỗ lực của Chính phủ cùng với sự hỗ trợ quốc tế trong ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam trong những năm qua, bằng nhiều nguồn vốn viện trợ không hoàn lại từ nhiều quốc gia trên thế giới, cũng đã đạt được một ít thành công. Ước tính trong 5 năm trở lại đây Việt Nam đã nhận được khoảng trên 1,3 tỷ USD cho ứng phó với biến đổi khí hậu.
Quyết định số 1397/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch thủy lợi đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2012 - 2050 trong điều kiện biến đổi khí hậu, với tổng kinh phí dự kiến thực hiện khoảng 171.700 tỷ đồng, chỉ gần bằng 1/3 tổng mức xây dựng Sân bay Long Thành - Đồng Nai.
Chính phủ đã có thể có quan điểm, mục tiêu rõ ràng, nhưng giải pháp qui hoạch tổng thể không đồng bộ, cụ thể, không có chiến lược rõ ràng, thực tế, triển khai hành động manh mún, nhiều bất cập. Kinh phí dành cho sứ mệnh thì không đủ đáp ứng, chủ yếu trông chờ vào nguồn vốn ODA và các nguồn vốn viện trợ của nước ngoài, không thể đem lại kết quả chống xâm nhập mặn triệt để cho ĐBSCL.
Thực tế “mặn nạn” nhãn tiền đó là do các nguyên nhân trên. Nhìn lại vài dự án được đầu tư, sứ mệnh ngăn mặn của các công trình thủy lợi bỗng dưng biến thành “thủy hại”: như cống đập Ba Lai và Âu thuyền Tắc Thủ Cà Mau đem lại kết quả “ngoài mặn và sâu bên trong cũng mặn”. Bởi hai con đập đâu ngăn được các khúc sông rồng thông với nhau và đã nhiễm mặn cả trăm cây số vào nội địa.
Thực trạng thảm họa tràn mặn, thấm mặn trên diện rộng đang diễn ra ở ĐBSCL cho thấy hiệu quả của giải pháp chống xâm nhập mặn của những năm gần đây hầu như thất bại, giống như sự bế tắc của công cuộc chống ngập ở Thành phố Hồ Chí Minh.
'Thức tỉnh'
Lãnh đạo khu vực hàng năm nhóm họp để có những cam kết hỗ trợ cho khu vực sông Mekong.
Việc nâng cao độ mực nước an toàn tối thiểu để ngăn xâm nhập mặn cả về nước mặt và thấm mặn toàn vùng, trữ được lượng nước ngọt lớn, sử dụng được phần lớn lượng nước ngọt do thượng nguồn đổ về, tạo dòng chảy một chiều của các cửa sông hệ thống sông Cửu Long đồng loạt, biến ĐBSCL thành đồng bằng vùng nước ngọt ở phía trên và vùng mặn ở phía dưới gần biển. Đó là biện pháp giải quyết phù hợp và triệt để vấn đề xâm nhập mặn đồng thời cải thiện rất tốt việc thoát lũ cho mùa lũ.
Các chuyên gia trong và ngoài nước có nhiều tâm huyết đã đề cập đến giải pháp kiểu đập ngầm (underwater sill) như trên sông Mississippi của Hoa Kỳ. Đó là một công trình ngăn mặn hữu hiệu và có tính địa lý tương đồng với hệ thống sông Cửu Long. Phải chăng chính phủ cần lắng nghe để tìm một hướng đi, một giải pháp đúng, có hiệu quả triệt để, phù hợp và đã muộn trước thảm họa gần kề?
Phải tỉnh táo, sáng suốt, dành nhiều trí lực, nguồn tài chính cho công cuộc chống biến đổi khí hậu. Đừng trông chờ sự cứu rỗi tình trạng xâm nhập mặn khu vực ĐBSCL vào lượng mưa thượng nguồn sông Mê Kông. Đừng để bức tranh sự sống trù phú của ĐBSCL đã bị hủy diệt một ngày nào đó sẽ được trưng bày giữa Bảo tàng Lịch sử Quốc gia có giá đầu tư lên đến 11.277 tỷ VND, như là mặc niệm cho chính sự thờ ơ và chủ quan của chúng ta!
Hãy dành nguồn vốn đang hạn hẹp bởi nợ công chồng chất để chống chọi nguy cơ hủy diệt đất nước hơn là đầu tư những dự án có những hiệu quả mơ mộng hay ý tưởng viển vông. Làm được sứ mệnh cứu Đồng bằng Nam Bộ không những không hổ thẹn với tiền nhân mà tránh được lỗi lớn với con cháu ngày sau.
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm của tác giả
Việc nâng cao độ mực nước an toàn tối thiểu để ngăn xâm nhập mặn cả về nước mặt và thấm mặn toàn vùng, trữ được lượng nước ngọt lớn, sử dụng được phần lớn lượng nước ngọt do thượng nguồn đổ về, tạo dòng chảy một chiều của các cửa sông hệ thống sông Cửu Long đồng loạt, biến ĐBSCL thành đồng bằng vùng nước ngọt ở phía trên và vùng mặn ở phía dưới gần biển. Đó là biện pháp giải quyết phù hợp và triệt để vấn đề xâm nhập mặn đồng thời cải thiện rất tốt việc thoát lũ cho mùa lũ.
Các chuyên gia trong và ngoài nước có nhiều tâm huyết đã đề cập đến giải pháp kiểu đập ngầm (underwater sill) như trên sông Mississippi của Hoa Kỳ. Đó là một công trình ngăn mặn hữu hiệu và có tính địa lý tương đồng với hệ thống sông Cửu Long. Phải chăng chính phủ cần lắng nghe để tìm một hướng đi, một giải pháp đúng, có hiệu quả triệt để, phù hợp và đã muộn trước thảm họa gần kề?
Phải tỉnh táo, sáng suốt, dành nhiều trí lực, nguồn tài chính cho công cuộc chống biến đổi khí hậu. Đừng trông chờ sự cứu rỗi tình trạng xâm nhập mặn khu vực ĐBSCL vào lượng mưa thượng nguồn sông Mê Kông. Đừng để bức tranh sự sống trù phú của ĐBSCL đã bị hủy diệt một ngày nào đó sẽ được trưng bày giữa Bảo tàng Lịch sử Quốc gia có giá đầu tư lên đến 11.277 tỷ VND, như là mặc niệm cho chính sự thờ ơ và chủ quan của chúng ta!
Hãy dành nguồn vốn đang hạn hẹp bởi nợ công chồng chất để chống chọi nguy cơ hủy diệt đất nước hơn là đầu tư những dự án có những hiệu quả mơ mộng hay ý tưởng viển vông. Làm được sứ mệnh cứu Đồng bằng Nam Bộ không những không hổ thẹn với tiền nhân mà tránh được lỗi lớn với con cháu ngày sau.
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm của tác giả
http://www.bbc.com/vietnamese/forum/2015/07/150730_dong_bang_nam_bo_dang_lam_nguy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét