Thứ Ba, 4 tháng 8, 2015

Đời sống lao công tại các bệnh viện

Đời sống lao công tại các bệnh viện
Lao công tại những bệnh viện quá tải ở Việt Nam hiện nay đang phải đảm đương khối lượng công việc khó khăn là gìn giữ môi trường y tế đặc trưng đó được sạch sẽ; tuy nhiên thu nhập và các khoản phụ cấp khác cho họ còn quá khiêm tốn không thể bù đắp sức lao động bỏ ra. Hoàng Dung trình bày trong phần sau.

Người lao công lau chùi hành lang tại một bệnh viên ở Tiền Giang
"Một ngày làm 8 tiếng, chỉ được nghỉ chiều thứ 7 và chiều chúa nhật, các ngày lễ các chị không được nghỉ, trong khi đi làm các ngày lễ lại không được nhận thêm tiền, chỉ có ngày 08/03 nhận được 50.000 VNĐ nhưng cũng không được nghỉ. Hằng ngày chị phải quét dọn 2 khoa Một lao công bệnh viện", Một lao công bệnh viên/Hà Nội nói.

Công việc vất vả.

Để giúp cho bệnh viện được sạch sẽ và tránh nguy cơ lây bệnh thì bệnh viện nào cũng có một đội ngũ lao công để lau chùi cũng như quét dọn trong khuôn viên của bệnh viện.

Và để đảm bảo được điều đó thì các lao công trong bệnh viện luôn phải túc trực thay phiên nhau làm việc và làm việc cật lực.

Chị N xin được giấu tên làm ở bệnh viện huyện Đan Phượng thành phố Hà nội chia sẻ.

Một ngày làm 8 tiếng, chỉ được nghỉ chiều thứ 7 và chiều chúa nhật, các ngày lễ các chị không được nghỉ, trong khi đi làm các ngày lễ lại không được nhận thêm tiền, chỉ có ngày 08/03 nhận được 50.000 VNĐ nhưng cũng không được nghỉ. Hằng ngày chị phải quét dọn 2 khoa, lau nhà cửa lau tất cả những chỗ họ làm việc, 1 tuần dọn vệ sinh trong phòng mổ 1 lần, rồi lau cánh cửa.”

Chia sẻ về vấn đề này Bà Lợi làm lao công làm ở bệnh viện đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh được 30 năm rồi cho chúng tôi biết.

Tôi làm 1 ngày 8 tiếng, 1 tuần làm 6 ngày, ngày chúa nhật và các lễ vẫn được nghỉ, công việc chủ yếu là làm hậu lý, dọn dẹp xung quanh bệnh viên”

Còn chị H xin được giấu tên làm ở khoa nội thận nhân tạo trong bệnh viện Ba Lan, tỉnh Nghệ An đã được 1 năm rồi cho biết.

Chị làm từ 7h – 15h30p và được nghỉ ăn trưa 30p, 1 tuần chị làm 6 ngày, được nghỉ ngày chúa nhật, còn những ngày nghỉ chị cũng được nghỉ, nhưng phải luân phiên thay nhau làm công tác vệ sinh. Chị quét dọn rác hằng ngày trong phòng bệnh nhân và của cả nhân viên rồi đổ rác sinh hoạt của bệnh nhân, lau chùi toàn bộ nhà vệ sinh cho bệnh nhân cũng như nhân viên nói chung làm hết ”


Làm trong bệnh viện ở một số khoa nhất là những khoa dễ lây bệnh thì một số lao công cũng luôn trong tình trạng thấp thỏm về mối nguy độc hại, truyền nhiễm.

Chị H cho chúng tôi biết thêm.

“Chị là trong khoa thận sử dụng hóa chất nhiều, mà mùi hóa chất nhiều mà ở khoa thận thì đa số các bệnh nhân bị bệnh gan, viêm gan A, viêm gan B nên chị cũng sợ, nhưng mình chỉ nhận được số lương vậy thôi, chứ không có tiền độc hại. Nếu mình bị bệnh mà có đóng bảo hiểm y tế thì mình được hưởng nhưng 1 năm rồi chị chưa đóng, bên cạnh đó họ làm bảo hiểm cho công nhân cũng rất chậm”

Lao công bệnh viên Đan Phượng
Làm trong bệnh viện thì bẩn và độc hại nhưng công ty lại không mua bảo hiểm cho các lao công.

Tập thể 10 lao công ở bệnh viện Đan Phượng chia sẻ.

“Làm ở trong bệnh viện thì bẩn thỉu và độc hại cao, các lao công đã có yêu cầu được làm bảo hiểm nhưng công ty bảo nếu mua bảo hiểm thì phải đóng thêm nhiều tiền, trong đó có một số chị em làm 4 năm rồi nhưng không được đóng bảo hiểm”

Thu nhập.

Tuy thời gian làm việc 1 ngày 8h, không được được nghỉ các ngày thứ 7, các ngày lễ nghỉ lại còn phân chia nhau để làm việc, làm việc trong môi trường dễ lây bệnh, nhưng mức lương của các lao công lại nhận được rất ít và mức lương có quy định làm ở các khoa khác nhau tùy theo khoa đó bẩn hay sạch hơn.

Trong khi những lao công khác ở các huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội nhận được mức lương hơn 3 triệuVND thì các lao công ở bệnh viện huyện Đan Phượng chỉ nhận được mức lương hơn 2 triệu VNĐ.

Cô Sơn đang chùi rửa nhà vệ sinh CA8 – Khu truyền máu Bệnh viện Bạch Mai.(vietbao.vn)
Chị N chia sẻ.

“6 tháng đầu họ chỉ trả 1 tháng 1.700.000đ không được 1 khoản này nữa hết đến tết lại được 127.000đ tiền ăn tết, sáu tháng sau thì được 1.840.000đ và không được hưởng chế độ nào hết, bên cạnh đó thì ai mệt ngày nào thì mất ngày đó. 6 ngày tết chị cũng phải đi làm buổi sáng nhưng chỉ được tính 2 công 150.000 của ngày tết”

Với một người có thâm niên làm lao công gần 30 năm trong bệnh viện như bà Lợi thì có lẽ mức lương sẽ cao hơn những người mới vào làm tuy nhiên mỗi tháng bà cũng chỉ nhận được mức lương ít ỏi là 2 triệu VNĐ/1 tháng.

  Làm ở trong bệnh viện thì bẩn thỉu và độc hại cao, các lao công đã có yêu cầu được làm bảo hiểm nhưng công ty bảo nếu mua bảo hiểm thì phải đóng thêm nhiều tiền, trong đó có một số chị em làm 4 năm rồi nhưng không được đóng bảo hiểm

Lao công ở bệnh viện Đan Phượng
1 tháng tôi nhận được khoảng 2tr VNĐ” 

Chị H tiếp lời.

Chị là không thuộc nhân lực bệnh viện mà của chị thuộc công ty kỹ thuật làm sạch Hà Nội thầu công tác vệ sinh cho bệnh viện, chị không biết là bên ấy ký hợp đồng thế nào nhưng công ty trả cho chị 1 tháng được 2,2 Tr VNĐ ”

Chuyện đối xử.

Mặc dù làm lao công trong bệnh viên thời gian làm việc nhiều, rất dễ lây bệnh, tiền lương lại ít, nhưng các lao công trong bệnh viện thường bị các y, bác sỹ trong bệnh viện coi thường, còn bệnh nhân thì xem các lao công như là người phục vụ mình, người nhà bệnh nhân cứ soi mói họ là chắc làm công việc này được lương cao.

Chia sẻ về vấn đề này chị H làm trong bệnh viện Ba Lan ở tỉnh Nghệ An cho chúng tôi biết.

Nhân viên thì có một số người có tình cảm thì họ thương mình, còn một số người thì họ coi thường mình, khinh mình. Một số người nhà cứ tò mò công việc làm vất vả như thế thì tiền lương 1 tháng bao nhiêu chắc là cao lắm, còn một số người thân bệnh nhân họ cũng coi thường mình”.

May mắn hơn chị H làm ở bệnh viện Ba Lan thì bà Lợi làm ở bệnh viện đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh được mọi người đối xử bình thường. Bà Lợi cho biết.

Không, không có gì hết bình thường”

Cũng được may mắn như bà Lợi ở bệnh viện Y Dược thành phố Hồ Chí Minh thì chị N lao công ở bệnh viện huyện Đan Phượng thành phố Hà Nội cũng rất được các nhân viên trong bệnh viện yêu thương giúp đỡ.

Các cô trong bệnh viện đều quý mến, các cô bảo công việc thì vất vả mà sao lương lại thấp quá”.

Phân công lao động là một chuyện bình thường trong mọi xã hội. Tuy nhiên các nhà quản lý xã hội giỏi biết đưa ra những chính sách bảo đảm một mức thu nhập tối thiểu để sức lao động được đền bù xứng đáng và mọi người không thấy bị bóc lột quá sức.

Tuy vậy, điều này vẫn chưa trở thành hiện thực tại Việt Nam. Có những loại công việc mà cực chẳng đã, không còn cách lựa chọn nào khác người ta mới phải làm. Nếu có cơ hội họ sẽ tìm đến một công việc khác.

Làm sao để những người lao công bệnh viện tại Việt Nam gắn bó với công việc và thấy vui vì họ góp phần giúp đỡ người không may bị bệnh tật phải đi nằm việc còn là một câu hỏi khó trả lời.

Hoàng Dung
phóng viên RFA
Theo RFA


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét