Trung Quốc mở chiến dịch chống lại Việt Nam
TIẾNG VIỆT / ENGLISH: Trung Quốc đang ngày càng trở nên chủ động hơn trong việc bác bỏ những cáo buộc của Việt Nam liên quan đến cuộc khủng hoảng giàn khoan dầu ở ngoài khơi Biển Đông.
Đã hơn một tháng trôi qua kể từ khi Trung Quốc đưa giàn khoan dầu nước sâu vào hoạt động trong vùng biển mà Việt Nam tuyên bố thuộc Khu Đặc quyền Kinh Tế (EEZ) của nước này. Vụ việc đã dẫn đến một số cuộc đụng độ ngoài biển và các cuộc biểu tình bạo lực chống Trung Quốc trong đất liền, và cho đến nay thì cuộc khủng hoảng vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Mặt khác, cả Việt Nam và Trung Quốc đều đang nổ lực vận động quốc tế để tìm kiếm sự hỗ trợ cho các tuyên bố mâu thuẫn của họ.
Từ lúc đầu, Việt Nam đã cố gắng tìm kiếm sự hỗ trợ từ bên ngoài bằng cách quay lại hình ảnh các cuộc đụng độ với tàu hải quân Trung Quốc và cho công bố các đoạn clip này. Các lãnh đạo Việt Nam, kể cả Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đều mạnh mẽ kêu gọi cộng đồng quốc tế “tiếp tục mạnh mẽ yêu cầu Trung Quốc” ngừng vi phạm luật biển quốc tế.
Gần một tháng qua, Trung Quốc vẫn tiếp tục bác bỏ những cáo buộc của Việt Nam trong các cuộc họp báo và các phương tiện truyền thông do Bắc Kinh kiểm soát. Tuy nhiên, Trung Quốc đang gia tăng nỗ lực để giành chiến thắng trong cuộc chiến tranh dư luận cũng như sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế. Bộ Ngoại giao Trung Quốc vừa công bố các tài liệu cho rằng nước này có chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa cũng như chứng minh các hành động khiêu khích lâu nay đến từ phía Việt Nam. Ngoài ra, Trung Quốc đã yêu cầu Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon lưu hành các tài liệu này đến Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. Đó có thể là một phản ứng trực tiếp đến nỗ lực riêng của Việt Nam trong việc tiếp cận với Liên Hiệp Quốc thông qua công hàm ngoại giao.
Giữa những tuyên bố chủ quyền chồng chéo như hiện nay thì rất khó để nhận ra liệu Việt Nam và Trung Quốc có mô tả các sự kiện tương tự với nhau hay không. Việt Nam cho biết tàu hải quân Trung Quốc đang tích cực tuần tra vùng biển gần giàn khoan, và đã nhiều lần đâm cũng như quấy rối tàu Việt Nam. Ngược lại phía Trung Quốc, thông qua phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao nước này, thẳng thừng từ chối Trung Quốc không có bất kỳ “tàu chiến” nào trong khu vực mặc dù Bắc Kinh thừa nhận có gửi “tàu chính phủ” đến khu vực vì phía Việt Nam liện tục gây gián đoạn các hoạt động của giàn khoan. Theo Trung Quốc thì tàu Việt Nam phải chịu trách nhiệm về các sự cố đâm tàu.
Trong cuộc chiến PR, Bắc Kinh đã bắt đầu tận dụng cuộc biểu tình bạo lực chống Trung Quốc hồi tháng Năm tại Việt Nam để mưu tìm lợi thế của họ. Các cuộc biểu tình chống lại giàn khoan dầu của Trung Quốc ở Việt Nam đã biến thành bạo lực vào giữa tháng Năm vừa qua với các vụ cướp bóc và đốt cháy các nhà máy nước ngoài (nhiều trong số đó là nhà máy Đài Loan và Hàn Quốc chứ không phải Trung Quốc). Ngay sau khi các cuộc bạo loạn xảy ra, Trung Quốc đòi hỏi Hà Nội gia tăng biện pháp an ninh để bảo vệ công dân Trung Quốc, cũng như kêu gọi Hà Nội đền bù thiệt hại cho các công ty bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, hiện nay thì Trung Quốc đã bắt đầu cáo buộc chính phủ Việt Nam trực tiếp “thao túng” các cuộc bạo loạn vừa qua.
Đây không phải là việc trùng hợp ngẫu nhiên. Ngay từ đầu, Trung Quốc đã cẩn thận kiểm soát câu chuyện đối với các cuộc bạo loạn, kết cuộc là bản tin đầu tiên đã được Tân Hoa xã phát hành muộn hơn rất nhiều so với những câu chuyện từ phía truyền thông Đài Loan. Trung Quốc hiện đang liên tục đổ lỗi rằng phía Hà Nội trực tiếp gây ra các cuộc bạo loạn (không chỉ vì Hà Nội không ngăn cản mà thậm chí còn tích cực khuyến khích các cuộc biểu tình bạo lực) nhằm mưu tìm các bước tiến mới trong chiến dịch dư luận quốc tế.
Cho đến nay, Trung Quốc không chỉ chống lại Việt Nam bằng lời lẽ. Tờ South China Morning Post cho biết Bộ Thương mại đã ra lệnh cấm các doanh nghiệp nhà nước đấu thầu các hợp đồng tại Việt Nam. Tuy nhiên, bộ trưởng giao thông vận tải Việt Nam đánh giá thấp tầm quan trọng đối với tuyên bố trên và nói rằng nếu không có Trung Quốc thì Việt Nam vẫn có thể dễ dàng tìm kiếm các nhà đầu tư từ các nước khác. Tuy Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam nhưng thị phần trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam lại rất nhỏ, chỉ xếp hạng thứ 11 trong năm 2012.
Cho đến nay Trung Quốc không có ý định thay đổi việc gia tăng các chiến dịch chống lại Việt Nam. Bắc Kinh cũng nhận thức được rằng hiện vẫn còn có rất nhiều các nước lớn khác trong khu vực, bao gồm cả Nhật Bản và Hoa Kỳ, sẽ không bị ảnh hưởng bởi các lập luận của Trung Quốc. Địa chính trị là yếu tố qua trọng nhất ở đây bất kể Bắc Kinh hoặc Hà Nội có đưa ra bất kỳ lý lẽ đạo đức gì. Tuy nhiên, bằng cách phản đối lại các cáo buộc từ phía Việt Nam, Trung Quốc cố gắng nhắc nhở tất cả mọi người rằng vụ tranh chấp này có hai khía cạnh – và thừa cơ hội này Bắc Kinh muốn cho các quốc gia lâu nay phụ thuộc vào quan hệ kinh tế và chính trị với Trung Quốc có thêm lý do để họ ủng hộ Bắc Kinh.
Shannon Tiezzi
Bảo Anh chuyển ngữ
CTV Phía Trước
Nguồn: China's Campaign Against Vietnam - Shannon Tiezzi, The Diplomat
Từ lúc đầu, Việt Nam đã cố gắng tìm kiếm sự hỗ trợ từ bên ngoài bằng cách quay lại hình ảnh các cuộc đụng độ với tàu hải quân Trung Quốc và cho công bố các đoạn clip này. Các lãnh đạo Việt Nam, kể cả Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đều mạnh mẽ kêu gọi cộng đồng quốc tế “tiếp tục mạnh mẽ yêu cầu Trung Quốc” ngừng vi phạm luật biển quốc tế.
Gần một tháng qua, Trung Quốc vẫn tiếp tục bác bỏ những cáo buộc của Việt Nam trong các cuộc họp báo và các phương tiện truyền thông do Bắc Kinh kiểm soát. Tuy nhiên, Trung Quốc đang gia tăng nỗ lực để giành chiến thắng trong cuộc chiến tranh dư luận cũng như sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế. Bộ Ngoại giao Trung Quốc vừa công bố các tài liệu cho rằng nước này có chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa cũng như chứng minh các hành động khiêu khích lâu nay đến từ phía Việt Nam. Ngoài ra, Trung Quốc đã yêu cầu Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon lưu hành các tài liệu này đến Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. Đó có thể là một phản ứng trực tiếp đến nỗ lực riêng của Việt Nam trong việc tiếp cận với Liên Hiệp Quốc thông qua công hàm ngoại giao.
Giữa những tuyên bố chủ quyền chồng chéo như hiện nay thì rất khó để nhận ra liệu Việt Nam và Trung Quốc có mô tả các sự kiện tương tự với nhau hay không. Việt Nam cho biết tàu hải quân Trung Quốc đang tích cực tuần tra vùng biển gần giàn khoan, và đã nhiều lần đâm cũng như quấy rối tàu Việt Nam. Ngược lại phía Trung Quốc, thông qua phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao nước này, thẳng thừng từ chối Trung Quốc không có bất kỳ “tàu chiến” nào trong khu vực mặc dù Bắc Kinh thừa nhận có gửi “tàu chính phủ” đến khu vực vì phía Việt Nam liện tục gây gián đoạn các hoạt động của giàn khoan. Theo Trung Quốc thì tàu Việt Nam phải chịu trách nhiệm về các sự cố đâm tàu.
Trong cuộc chiến PR, Bắc Kinh đã bắt đầu tận dụng cuộc biểu tình bạo lực chống Trung Quốc hồi tháng Năm tại Việt Nam để mưu tìm lợi thế của họ. Các cuộc biểu tình chống lại giàn khoan dầu của Trung Quốc ở Việt Nam đã biến thành bạo lực vào giữa tháng Năm vừa qua với các vụ cướp bóc và đốt cháy các nhà máy nước ngoài (nhiều trong số đó là nhà máy Đài Loan và Hàn Quốc chứ không phải Trung Quốc). Ngay sau khi các cuộc bạo loạn xảy ra, Trung Quốc đòi hỏi Hà Nội gia tăng biện pháp an ninh để bảo vệ công dân Trung Quốc, cũng như kêu gọi Hà Nội đền bù thiệt hại cho các công ty bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, hiện nay thì Trung Quốc đã bắt đầu cáo buộc chính phủ Việt Nam trực tiếp “thao túng” các cuộc bạo loạn vừa qua.
Đây không phải là việc trùng hợp ngẫu nhiên. Ngay từ đầu, Trung Quốc đã cẩn thận kiểm soát câu chuyện đối với các cuộc bạo loạn, kết cuộc là bản tin đầu tiên đã được Tân Hoa xã phát hành muộn hơn rất nhiều so với những câu chuyện từ phía truyền thông Đài Loan. Trung Quốc hiện đang liên tục đổ lỗi rằng phía Hà Nội trực tiếp gây ra các cuộc bạo loạn (không chỉ vì Hà Nội không ngăn cản mà thậm chí còn tích cực khuyến khích các cuộc biểu tình bạo lực) nhằm mưu tìm các bước tiến mới trong chiến dịch dư luận quốc tế.
Cho đến nay, Trung Quốc không chỉ chống lại Việt Nam bằng lời lẽ. Tờ South China Morning Post cho biết Bộ Thương mại đã ra lệnh cấm các doanh nghiệp nhà nước đấu thầu các hợp đồng tại Việt Nam. Tuy nhiên, bộ trưởng giao thông vận tải Việt Nam đánh giá thấp tầm quan trọng đối với tuyên bố trên và nói rằng nếu không có Trung Quốc thì Việt Nam vẫn có thể dễ dàng tìm kiếm các nhà đầu tư từ các nước khác. Tuy Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam nhưng thị phần trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam lại rất nhỏ, chỉ xếp hạng thứ 11 trong năm 2012.
Cho đến nay Trung Quốc không có ý định thay đổi việc gia tăng các chiến dịch chống lại Việt Nam. Bắc Kinh cũng nhận thức được rằng hiện vẫn còn có rất nhiều các nước lớn khác trong khu vực, bao gồm cả Nhật Bản và Hoa Kỳ, sẽ không bị ảnh hưởng bởi các lập luận của Trung Quốc. Địa chính trị là yếu tố qua trọng nhất ở đây bất kể Bắc Kinh hoặc Hà Nội có đưa ra bất kỳ lý lẽ đạo đức gì. Tuy nhiên, bằng cách phản đối lại các cáo buộc từ phía Việt Nam, Trung Quốc cố gắng nhắc nhở tất cả mọi người rằng vụ tranh chấp này có hai khía cạnh – và thừa cơ hội này Bắc Kinh muốn cho các quốc gia lâu nay phụ thuộc vào quan hệ kinh tế và chính trị với Trung Quốc có thêm lý do để họ ủng hộ Bắc Kinh.
Shannon Tiezzi
Bảo Anh chuyển ngữ
CTV Phía Trước
Nguồn: China's Campaign Against Vietnam - Shannon Tiezzi, The Diplomat
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét