"Tuyết rơi Hà Nội thì tan cơ đồ ?"
Biến đổi khí hậu thật khủng khiếp, kéo theo hàng loạt thay đổi quan trọng ở nước ta, nhưng dường như báo chí cũng như các cơ quan chính quyền khá bàng quan trước thực trạng này. Trước đây nghe hai câu thơ sau mình cứ tưởng đùa: "Bao giờ băng phủ Bắc Giang; Tuyết rơi Hà Nội thì tan cơ đồ". Nhưng bây giờ đã xảy ra hàng loạt sự kiện thời tiết bất thường, kỳ lạ nhất là ở Nghệ An cũng có tuyết rơi, mà rơi dày.
Rất nhiều người bảo rằng không bao giờ xảy ra tuyết rơi ở Hà Nội. Nhưng với tình hình biến đổi khí hậu thế này, biết đâu chỉ vài năm nữa Hà Nội sẽ có tuyết. Mặt khác, trong suốt chiều dài lịch sử mấy ngàn năm, chưa bao giờ Ba Vì thuộc về Hà Nội, chỉ mấy năm nay tự dưng mấy bác quyền to đùng đùng sát nhập Ba Vì vào Hà Nội. Từ Ba Vì, qua sông Đà khoảng vài chục kilomet là đến Tân Sơn (vùng đất có gà chín cựa), ở đó có một bản thường xuyên có tuyết rơi vào mùa đông. Bản thân Tân Sơn năm nào cũng có tuyết rơi.
Do đó khả năng Ba Vì có tuyết rơi chắc sẽ sớm xảy ra. Ba Vì có tuyết cũng tức là Hà Nội có tuyết. Đấy là nói trước mắt, còn về lâu dài thì hầu như chắc chắn trung tâm Hà Nội cũng sẽ có tuyết vì trái đất đang có xu hướng trở lại một thời kỳ băng hà mới (do mặt trời giảm sinh nhiệt).
Theo câu sấm trên, khi Ba Vì có tuyết thì sẽ tan cơ đồ. Cơ đồ nào sẽ tan ? Nền kinh tế hay đất Việt ?
Dưới đây là vài hình ảnh về hậu quả của biến đổi khí hậu toàn cầu:
Câu cá giữa quảng trường ở Venice
Mưa lớn không ngừng ở Italy đã khiến cho nhiều nơi ngập trong nước lũ và Venice không ngoại lệ. Nhưng bất chấp ngập lụt, nhiều du khách vẫn đi dạo, thậm chí có người còn câu cá ngay giữa Quảng trường Saint Mark, một điểm du lịch danh tiếng của Venice.
Nhiều nước ở Châu Âu đang phải đối phó với thời tiết khắc nghiệt, một số chịu cảnh mưa lớn kéo dài gây ngập lụt, số khác lo đối phó bão tuyết tấn công. Hàng trăm người đã sơ tán khỏi Pisa-Italy khi mưa lớn khiến nước sông Arno dâng cao, đứng trước nguy cơ vỡ bờ. Ở Ponsacco, San Miniato, nhiều người phải tìm chỗ trú ẩn sau khi nước lũ tràn vào tầng hầm các khu nhà.
Trong khi đó, Thành phố Venice nước dâng cao khiến một số địa điểm du lịch trong đó có Quảng trường Saint Mark ngập trong nước. Du khách chỉ có thể lội bì bõm nếu muốn đi dạo.
Tại Pháp, tình hình thời tiết vẫn vô cùng khắc nghiệt. Nhiều vườn nho ở Langoiran-Pháp ngập trong nước lũ.
Trong khi đó, tuyết tấn công dữ dội Serbia, cảnh sát và quân đội đã tiến hành sơ tán 1.000 người từ xe hơi và xe buýt mắc kẹt trong tuyết ở miền Bắc Serbia. Hiện vẫn còn cả trăm người mắc kẹt trong tuyết. Nhà chức trách đã đóng các tuyến đường bị tuyết bao phủ và cấm lưu thông trên sông Danube vì gió mạnh.
Dưới đây là vài hình ảnh về hậu quả của biến đổi khí hậu toàn cầu:
Câu cá giữa quảng trường ở Venice
Mưa lớn không ngừng ở Italy đã khiến cho nhiều nơi ngập trong nước lũ và Venice không ngoại lệ. Nhưng bất chấp ngập lụt, nhiều du khách vẫn đi dạo, thậm chí có người còn câu cá ngay giữa Quảng trường Saint Mark, một điểm du lịch danh tiếng của Venice.
Nhiều nước ở Châu Âu đang phải đối phó với thời tiết khắc nghiệt, một số chịu cảnh mưa lớn kéo dài gây ngập lụt, số khác lo đối phó bão tuyết tấn công. Hàng trăm người đã sơ tán khỏi Pisa-Italy khi mưa lớn khiến nước sông Arno dâng cao, đứng trước nguy cơ vỡ bờ. Ở Ponsacco, San Miniato, nhiều người phải tìm chỗ trú ẩn sau khi nước lũ tràn vào tầng hầm các khu nhà.
Nước ngập lênh láng ở Quảng trường Saint Mark
Trong khi đó, Thành phố Venice nước dâng cao khiến một số địa điểm du lịch trong đó có Quảng trường Saint Mark ngập trong nước. Du khách chỉ có thể lội bì bõm nếu muốn đi dạo.
Tại Pháp, tình hình thời tiết vẫn vô cùng khắc nghiệt. Nhiều vườn nho ở Langoiran-Pháp ngập trong nước lũ.
Trong khi đó, tuyết tấn công dữ dội Serbia, cảnh sát và quân đội đã tiến hành sơ tán 1.000 người từ xe hơi và xe buýt mắc kẹt trong tuyết ở miền Bắc Serbia. Hiện vẫn còn cả trăm người mắc kẹt trong tuyết. Nhà chức trách đã đóng các tuyến đường bị tuyết bao phủ và cấm lưu thông trên sông Danube vì gió mạnh.
Châu Âu nơi bị lũ lụt, nơi bị tuyết phủ dày hàng mét
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét