Khu mộ gió và pho tượng thứ 14
Bao lần lên Khu di tích Truông Bồn tôi đều ngang mé Tây đồi Diêm (xã Nam Hưng, huyện Nam Đàn, Nghệ An). Mãi gần đây tôi mới biết tại mé đồi có ngôi mộ gió, mới biết sáng 30.12.1968, tại đây Trung úy kỹ sư Hoàng Kim Giao và chiến sĩ lái xe Lương Văn Tín đã tan vào đất trời ngay khi quả bom tấn chứa tới 300kg thuốc phát nổ.
Liệt sĩ Hoàng Kim Giao (sinh 1942 ở Vạn Sơn, Đồ Sơn, Hải Phòng). Từ 1953-1958, anh học Trường thiếu nhi Việt Nam ở Quế Lâm (Trung Quốc). Ngày 25.8.1960, Đại tướng Võ Nguyên Giáp ký quyết định thành lập “Tiểu đoàn 1 thiếu sinh quân”, anh Giao là một trong 34 cán bộ chiến sĩ đầu tiên. Từ 1961-1965 quân đội cử anh theo học khoa Vật lý Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Thời gian này anh còn theo học chương trình Vô tuyến điện Trường Đại học Bách khoa Hà Nội…
Đầu năm 1967 các tuyến đường sông, cửa biển miền Bắc bị địch thả dày đặc thủy lôi từ tính, các trọng điểm giao thông Truông Bồn, Cầu Cấm, Bến Thủy (Nghệ An), Đồng Lộc, Linh Cảm (Hà Tĩnh) bị địch phong tỏa bom từ trường Distritors (ke phá hoại thông minh). Phải vô hiệu “ke phá hoại thông minh”, là quyết tâm đồng thời là mệnh lệnh lương tâm của Phòng kĩ thuật quân sự. Cuối năm 1967 Phòng kỹ thuật quân sự cùng Bộ tư lệnh công binh, tiến hành thử nghiệm rà phá bom mìn từ tính, Phòng cử kỹ sư Hoàng Kim Giao tham gia nhóm nghiên cứu này, sau đó tiếp tục cử anh tham gia nhóm nghiên cứu mạch điện tử ngòi nổ MK- 42 của bom từ trường. Sau mấy tháng gồng mình đấu trí, cuối cùng chân tướng của “ke phá hoại thông minh” đã bị đội ngũ kỹ sư người Việt Nam lôi ra ánh sáng.
Ngày 29.9.1968, đoàn công tác của Phòng kỹ thuật quân sự do kĩ sư Hoàng Kim Giao làm Trưởng đoàn, lên đường vào huấn luyện, trực tiếp cùng các đội cảm tử của các lực lượng công binh, TNXP... tháo gỡ bom từ trường tại các trọng điểm giao thông trên đất Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Trong cuốn “Những trang hồi ký” của Viện kỹ thuật quân sự sau này cho biết, Đoàn công tác do anh Giao phụ trách đã dũng cảm phá bom và tích cực tìm cách tháo gỡ thu đầu điều khiển bom cũng như viết tài liệu phá bom, lập bảng tính khung dây cung cấp cho đơn vị, tài liệu phổ biến về bom chống tăng MK20 và bom nổ vướng hình cầu. Cuối năm 1968, đoàn của anh Giao được lệnh ra Hà Nội báo cáo kết quả chuyến công tác.
Hi sinh vì “kẻ phá hoại thông minh"
Xã Nam Hưng (huyện Nam Đàn, Nghệ An) nằm ngay dưới chân dốc Truông Bồn nên trở thành bãi hứng bom từ trường của địch. Đội phá bom của xã từng phá thành công nhiều quả bom nổ chậm, song chưa gặp trường hợp nào khó như quả bom cắm dọc nửa dưới đất, nửa trên mặt đường, dân quân đã 3 lần dùng bộc phá vẫn không nổ. Trên đường ra Hà Nội, chiều ngày 29.12 đoàn anh Giao ngang qua địa phận Nam Hưng, thấy xã cần chuyên gia giúp đỡ phá một số quả bom khó tính, anh quyết định cho đoàn dừng lại. Sáng 30.12, anh Giao trực tiếp phá bom theo phương pháp mới, vẫn không nổ, cuối cùng anh quyết định phá bằng phương pháp cổ truyền. Sau khi trực tiếp đào hố lộ mặt quả bom, anh ngồi bên cạnh ra hiệu lái xe Lương Văn Tín mang bộc phá vào. Khi anh Tín ôm gói bộc phá bò lên mé đồi, chỉ còn cách anh Giao và quả bom khoảng 2 mét thì bom phát nổ... Suốt đêm 30.12.1968, dưới ánh sáng đèn dù và gào rít của máy bay, người dân xã Nam Hưng vừa khóc vừa làm những thủ tục lập ngôi mộ gió cho 2 chiến sỹ quả cảm.
Sau ngày trung úy kỹ sư Hoàng Kim Giao hóa vào đất trời xứ Nghệ, Nhà nước truy tặng anh Huân chương chiến công hạng Nhì. Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTDTGP miền Nam truy tặng anh Huân chương chiến công giải phóng hạng Ba. Tại phòng truyền thống của Viện điện tử-Viễn thông quân đội, di ảnh của anh Giao cùng với di ảnh 3 liệt sĩ khác được treo trang trọng dưới cờ Đơn vị Anh hùng. Năm 1996, Giải thưởng khoa học Hồ Chí Minh đợt I dành tặng công trình “Phá thủy lôi từ tính và bom từ trường bảo đảm giao thông 1967-1972”, Phòng kỹ thuật quân sự (nay là Viện kĩ thuật quân sự-Bộ quốc phòng) là đồng tác giả. Với đóng góp đặc biệt xuất sắc về khoa học, về tinh thần xả thân vì nước vì dân, năm 2009, liệt sỹ kỹ sư Hoàng Kim Giao được Nhà nước truy phong danh hiệu AHLLVTND.
Sự im lặng khó hiểu
Suốt nhiều năm bà con xã Nam Hưng thấy người em gái liệt sĩ Hoàng Kim Giao từ Hải Phòng lặn lội vào bên ngôi mộ gió gào khóc anh. Khi anh Giao hy sinh, cô giáo Hoàng Thị Liên Thái mới 13 tuổi, sau mấy mươi năm anh hóa thân trong đỏ đất xanh trời xứ Nghệ, vì sao tên tuổi chiến công của anh Giao chỉ vẫn “lưu hành nội bộ”, đâu là rào cản vô hình khó hiểu?
Sự “im lặng đến khó hiểu” ở một số người sống sót trở về trong đoàn công tác của anh Giao, càng khiến cô Hoàng Thị Liên Thái có thêm quyết tâm, nghị lực đi đến nhiều nơi gõ cửa tìm công lý cho anh trai mình. Với đồng lương giáo viên chật hẹp, cô Thái quyết định thay mặt gia đình tôn tạo ngôi mộ gió bên cạnh hố bom, để hương hồn anh và người đồng đội của anh đỡ buốt lạnh. Cô vào mắc màn hằng tháng trời trong nhà dân xã Nam Hưng để thuê thợ tôn tạo, nâng cấp ngôi mộ gió, và dựng ngay bên cạnh một ngọn tháp khắc 4 chữ VÌ NƯỚC QUÊN THÂN. Tôi hỏi, sao không khắc 4 chữ TỔ QUỐC GHI CÔNG, chị Thái bảo, công trình tôn tạo do chị tự làm mang tính gia đình để làm nơi hương khói anh Giao và anh Tín. Khi nào nhà nước ghi công 2 anh, ngôi mộ gió này nếu tiếp tục được nâng cấp tôn tạo, bấy giờ nhà nước khắc lên tháp đài 4 chữ TỔ QUỐC GHI CÔNG.
Sau ngày Nhà nước truy phong danh hiệu AHLLVTND, tên tuổi chiến công của anh Hoàng Kim Giao dần dần xuất hiện trên báo chí. Ngôi mộ gió - một chứng tích lẫm liệt xả thân vì nước vì dân thì vẫn khiêm nhường nép bên mé đồi Diêm. Trong một lần họp báo về việc tiến hành triển khai dự án tôn tạo nâng cấp Khu di tích lịch sử Truông Bồn, tôi đề xuất Sở GTVT Nghệ An - đơn vị được UBND tỉnh giao làm chủ đầu tư dự án, cấp thiết bổ sung di tích Khu mộ gió ở mé đồi Diêm thành một trong những hạng mục của dự án tôn tạo nâng cấp lần này. Hôm sau ông Nguyễn Hồng Kỳ - Giám đốc Sở GTVT Nghệ An cho biết Bộ trưởng Bộ GTVT đồng ý với ý kiến đề xuất của nhà báo. Quanh vị trí khu mộ gió hiện vẫn còn mấy chứng tích hố bom, chính quyền xã Nam Hưng và huyện Nam Đàn đã chủ động lập phương án gìn giữ bảo vệ các hố bom.
Mọi nghĩa cử tri ân của dòng đời đối với các tiền liệt vì nước vì dân thì không bao giờ muộn cả. Một doanh nghiệp (xin giấu tên) đăng ký cung tiến Đền thờ các Anh hùng liệt sỹ Truông Bồn 14 pho tượng bán thân bằng chất liệu đồng, trong đó 13 pho tạc 13 liệt sỹ TNXP C317, pho thứ 14 tạc chân dung Anh hùng Hoàng Kim Giao. Hơn ngàn lý luận cao siêu, từ ngôi mộ gió đến tượng đồng là bài học trực quan sinh động về tinh thần yêu nước dám xả thân vì nước của người Việt mình.
Khu mộ gió của Liệt sĩ Hoàng Kim Giao. Ảnh: Giao Hưởng
Vô hiệu hóa “kẻ phá hoại thông minh”Liệt sĩ Hoàng Kim Giao (sinh 1942 ở Vạn Sơn, Đồ Sơn, Hải Phòng). Từ 1953-1958, anh học Trường thiếu nhi Việt Nam ở Quế Lâm (Trung Quốc). Ngày 25.8.1960, Đại tướng Võ Nguyên Giáp ký quyết định thành lập “Tiểu đoàn 1 thiếu sinh quân”, anh Giao là một trong 34 cán bộ chiến sĩ đầu tiên. Từ 1961-1965 quân đội cử anh theo học khoa Vật lý Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Thời gian này anh còn theo học chương trình Vô tuyến điện Trường Đại học Bách khoa Hà Nội…
Đầu năm 1967 các tuyến đường sông, cửa biển miền Bắc bị địch thả dày đặc thủy lôi từ tính, các trọng điểm giao thông Truông Bồn, Cầu Cấm, Bến Thủy (Nghệ An), Đồng Lộc, Linh Cảm (Hà Tĩnh) bị địch phong tỏa bom từ trường Distritors (ke phá hoại thông minh). Phải vô hiệu “ke phá hoại thông minh”, là quyết tâm đồng thời là mệnh lệnh lương tâm của Phòng kĩ thuật quân sự. Cuối năm 1967 Phòng kỹ thuật quân sự cùng Bộ tư lệnh công binh, tiến hành thử nghiệm rà phá bom mìn từ tính, Phòng cử kỹ sư Hoàng Kim Giao tham gia nhóm nghiên cứu này, sau đó tiếp tục cử anh tham gia nhóm nghiên cứu mạch điện tử ngòi nổ MK- 42 của bom từ trường. Sau mấy tháng gồng mình đấu trí, cuối cùng chân tướng của “ke phá hoại thông minh” đã bị đội ngũ kỹ sư người Việt Nam lôi ra ánh sáng.
Ngày 29.9.1968, đoàn công tác của Phòng kỹ thuật quân sự do kĩ sư Hoàng Kim Giao làm Trưởng đoàn, lên đường vào huấn luyện, trực tiếp cùng các đội cảm tử của các lực lượng công binh, TNXP... tháo gỡ bom từ trường tại các trọng điểm giao thông trên đất Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Trong cuốn “Những trang hồi ký” của Viện kỹ thuật quân sự sau này cho biết, Đoàn công tác do anh Giao phụ trách đã dũng cảm phá bom và tích cực tìm cách tháo gỡ thu đầu điều khiển bom cũng như viết tài liệu phá bom, lập bảng tính khung dây cung cấp cho đơn vị, tài liệu phổ biến về bom chống tăng MK20 và bom nổ vướng hình cầu. Cuối năm 1968, đoàn của anh Giao được lệnh ra Hà Nội báo cáo kết quả chuyến công tác.
Hi sinh vì “kẻ phá hoại thông minh"
Xã Nam Hưng (huyện Nam Đàn, Nghệ An) nằm ngay dưới chân dốc Truông Bồn nên trở thành bãi hứng bom từ trường của địch. Đội phá bom của xã từng phá thành công nhiều quả bom nổ chậm, song chưa gặp trường hợp nào khó như quả bom cắm dọc nửa dưới đất, nửa trên mặt đường, dân quân đã 3 lần dùng bộc phá vẫn không nổ. Trên đường ra Hà Nội, chiều ngày 29.12 đoàn anh Giao ngang qua địa phận Nam Hưng, thấy xã cần chuyên gia giúp đỡ phá một số quả bom khó tính, anh quyết định cho đoàn dừng lại. Sáng 30.12, anh Giao trực tiếp phá bom theo phương pháp mới, vẫn không nổ, cuối cùng anh quyết định phá bằng phương pháp cổ truyền. Sau khi trực tiếp đào hố lộ mặt quả bom, anh ngồi bên cạnh ra hiệu lái xe Lương Văn Tín mang bộc phá vào. Khi anh Tín ôm gói bộc phá bò lên mé đồi, chỉ còn cách anh Giao và quả bom khoảng 2 mét thì bom phát nổ... Suốt đêm 30.12.1968, dưới ánh sáng đèn dù và gào rít của máy bay, người dân xã Nam Hưng vừa khóc vừa làm những thủ tục lập ngôi mộ gió cho 2 chiến sỹ quả cảm.
Sau ngày trung úy kỹ sư Hoàng Kim Giao hóa vào đất trời xứ Nghệ, Nhà nước truy tặng anh Huân chương chiến công hạng Nhì. Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTDTGP miền Nam truy tặng anh Huân chương chiến công giải phóng hạng Ba. Tại phòng truyền thống của Viện điện tử-Viễn thông quân đội, di ảnh của anh Giao cùng với di ảnh 3 liệt sĩ khác được treo trang trọng dưới cờ Đơn vị Anh hùng. Năm 1996, Giải thưởng khoa học Hồ Chí Minh đợt I dành tặng công trình “Phá thủy lôi từ tính và bom từ trường bảo đảm giao thông 1967-1972”, Phòng kỹ thuật quân sự (nay là Viện kĩ thuật quân sự-Bộ quốc phòng) là đồng tác giả. Với đóng góp đặc biệt xuất sắc về khoa học, về tinh thần xả thân vì nước vì dân, năm 2009, liệt sỹ kỹ sư Hoàng Kim Giao được Nhà nước truy phong danh hiệu AHLLVTND.
Sự im lặng khó hiểu
Suốt nhiều năm bà con xã Nam Hưng thấy người em gái liệt sĩ Hoàng Kim Giao từ Hải Phòng lặn lội vào bên ngôi mộ gió gào khóc anh. Khi anh Giao hy sinh, cô giáo Hoàng Thị Liên Thái mới 13 tuổi, sau mấy mươi năm anh hóa thân trong đỏ đất xanh trời xứ Nghệ, vì sao tên tuổi chiến công của anh Giao chỉ vẫn “lưu hành nội bộ”, đâu là rào cản vô hình khó hiểu?
Sự “im lặng đến khó hiểu” ở một số người sống sót trở về trong đoàn công tác của anh Giao, càng khiến cô Hoàng Thị Liên Thái có thêm quyết tâm, nghị lực đi đến nhiều nơi gõ cửa tìm công lý cho anh trai mình. Với đồng lương giáo viên chật hẹp, cô Thái quyết định thay mặt gia đình tôn tạo ngôi mộ gió bên cạnh hố bom, để hương hồn anh và người đồng đội của anh đỡ buốt lạnh. Cô vào mắc màn hằng tháng trời trong nhà dân xã Nam Hưng để thuê thợ tôn tạo, nâng cấp ngôi mộ gió, và dựng ngay bên cạnh một ngọn tháp khắc 4 chữ VÌ NƯỚC QUÊN THÂN. Tôi hỏi, sao không khắc 4 chữ TỔ QUỐC GHI CÔNG, chị Thái bảo, công trình tôn tạo do chị tự làm mang tính gia đình để làm nơi hương khói anh Giao và anh Tín. Khi nào nhà nước ghi công 2 anh, ngôi mộ gió này nếu tiếp tục được nâng cấp tôn tạo, bấy giờ nhà nước khắc lên tháp đài 4 chữ TỔ QUỐC GHI CÔNG.
Sau ngày Nhà nước truy phong danh hiệu AHLLVTND, tên tuổi chiến công của anh Hoàng Kim Giao dần dần xuất hiện trên báo chí. Ngôi mộ gió - một chứng tích lẫm liệt xả thân vì nước vì dân thì vẫn khiêm nhường nép bên mé đồi Diêm. Trong một lần họp báo về việc tiến hành triển khai dự án tôn tạo nâng cấp Khu di tích lịch sử Truông Bồn, tôi đề xuất Sở GTVT Nghệ An - đơn vị được UBND tỉnh giao làm chủ đầu tư dự án, cấp thiết bổ sung di tích Khu mộ gió ở mé đồi Diêm thành một trong những hạng mục của dự án tôn tạo nâng cấp lần này. Hôm sau ông Nguyễn Hồng Kỳ - Giám đốc Sở GTVT Nghệ An cho biết Bộ trưởng Bộ GTVT đồng ý với ý kiến đề xuất của nhà báo. Quanh vị trí khu mộ gió hiện vẫn còn mấy chứng tích hố bom, chính quyền xã Nam Hưng và huyện Nam Đàn đã chủ động lập phương án gìn giữ bảo vệ các hố bom.
Mọi nghĩa cử tri ân của dòng đời đối với các tiền liệt vì nước vì dân thì không bao giờ muộn cả. Một doanh nghiệp (xin giấu tên) đăng ký cung tiến Đền thờ các Anh hùng liệt sỹ Truông Bồn 14 pho tượng bán thân bằng chất liệu đồng, trong đó 13 pho tạc 13 liệt sỹ TNXP C317, pho thứ 14 tạc chân dung Anh hùng Hoàng Kim Giao. Hơn ngàn lý luận cao siêu, từ ngôi mộ gió đến tượng đồng là bài học trực quan sinh động về tinh thần yêu nước dám xả thân vì nước của người Việt mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét