Thứ Năm, 6 tháng 2, 2014

Thói quen đặt tên máy bay chiến đấu

Thói quen đặt tên máy bay chiến đấu của Mỹ, Nga, NATO, Trung Quốc
Bài viết đề cập đến thói quen đặt tên cho máy bay của các nước Mỹ, Liên Xô, NATO, Trung Quốc với nhiều đặc điểm khác nhau
Máy bay chiến đấu tàng hình F-22 Raptor Mỹ
Đặt tên máy bay quân sự không có quy định thống nhất trên thế giới. Các nước căn cứ vào thói quen và quy định đặc biệt của mình để đặt tên cho máy bay tự nghiên cứu chế tạo và sử dụng.

Biệt hiệu của máy bay quân sự Mỹ


Biệt hiệu của máy bay quân sự Mỹ là do các nhà chế tạo đặt, nhưng họ chỉ có quyền đề nghị, quyền quyết định thuộc về quân đội, chỉ có điều, thông thường quân đội sẽ tôn trọng sự lựa chọn của các nhà chế tạo.

Rất nhiều nhà chế tạo khi đặt biệt hiệu cho máy bay của họ đều sẽ tuân theo truyền thống nhất định, tạo sự khác biệt với công ty khác.

Như máy bay của Grumman nếu không dùng phần cuối "mèo" (cat), ít nhất cũng phải là động vật họ mèo. Như F4F Wildcat (Mèo hoang), F6F Hellcat (mụ phù thủy), F7F Tigercat và F8F Bearcat. Đến khi F-14 ra đời, Grumman đề nghị đặt tên nó là Tomcat.

So với Grumman, biệt hiệu do hãng Boeing đặt tương đối khí phách, không dùng phần cuối là "Fortress" thì sẽ dùng "Strato". Chẳng hạn B-17 Flying Fortress, B-29 Super Fortress, B-47 Stratojet, B-52 Stratofortress và KC-135 Stratotanker.

Pháo đài B-52 Mỹ là máy bay ném bom chiến lược, từng 
tham gia Chiến tranh Việt Nam và bị bắn rơi rất nhiều

Tương tự với nó, máy bay của Republic thường sử dụng "Thunder" như máy bay F-84 Thunderjet, F-84F Thunderstreak, F-91 Thunderceptor và F-105 Thunderchief.

Máy bay của Lockheed thì sử dụng "Star" như F-80 Shooting Star, F-94 Starfire, F-104 Starfighter và C-141 Starlifter.

Máy bay của Douglas thích dùng "Sky", chẳng hạn F-6 Skyray, F-10 Skyknight và A-4 Skyhawk.

McDonnell thì chuyên sản xuất "yêu ma quỷ quái" như F-2 Banshee, F-3 Demon, F-4 Phantom II, F-85 Goblin và F-101 Voodoo, ý ban đầu của từ "Voodoo" là có nguồn gốc từ tôn giáo nguyên thủy ở Tây Phi.

Nhưng, sự lựa chọn của nhà chế tạo hoàn toàn không phải nhất định sẽ được phía quân đội chấp nhận. Đầu thập niên 90, khi máy bay nguyên mẫu của F-22 vừa công khai, Lockheed đặt cho nó biệt hiệu là Lightning II để kỷ niệm công trình nổi tiếng P-38 Lightning thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ hai.

Song, Không quân không thích cái tên này, đổi nó thành Rapier, F-108 từng gọi tên này, có thể chính là do nguyên nhân này, đến cuối thập niên 90, Không quân là đổi tên của F-22 thành Raptor. Tên mới lại phù hợp với truyền thống mới của Không quân: F-15 gọi là Eage, F-16 gọi là Fighting Falcon - đây đều là những con chim ăn thịt.

Máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler Mỹ

Có một số máy bay từng nổi tiếng nhất thời, nhưng đến cái biệt hiệu chính thức đều không có: U-2 sau 40 năm phục vụ mới được đặt tên chính thức là "ác nữ". Có một số máy bay tuy có biệt hiệu chính thức, nhưng chúng nổi tiếng hơn bởi cái "tên nhỏ" như F-16 thường được gọi là "Viper", SR-71 gọi là "Habu", F-105 gọi là "Thud", F/A-18 gọi là "Bug".

Song, tình hình này lên tới cực điểm là A-10, biệt hiệu chính thức của nó là Warthog ít được mọi người biết tới, nhưng Thunderbolt II thì được nghe nhiều.

Cách đặt tên của Liên Xô/Nga


Liên Xô cũ đặt tên máy bay quân sự theo tên của cục thiết kế và mã số thiết kế. Biệt hiệu của cục thiết kế thường lấy 2-3 chữ cái tiếng Nga đầu của họ người sáng lập cục thiết kế để thể hiện.

Chẳng hạn, Cục thiết kế Antonov lấy "An" (AH), Cục thiết kế Ilyushin lấy "IL" (ИЛ), Cục thiết kế Sukhoi lấy "Su" (CУ), Cục thiết kế Mikoyan-Gurevich lấy "MiG" (MИГ), Cục thiết kế Tupolev lấy "Tu" (TУ) để đặt tên. MИГ-23 cho thấy, Cục thiết kế Mikoyan-Gurevich thiết kế ra máy bay có mã số thiết kế là 23.

Máy bay mới thường được giữ bí mật, nước khác có thể rất lâu không biết đến, để tiện cho thảo luận vấn đề, các nước thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương đã thành lập riêng một "Ủy ban đặt tên" trang bị quân sự, đặt tên cho một số máy bay quân sự mới, trang bị mới của các nước như Liên Xô cũ.

Máy bay trinh sát Tu-214R của Nga

Đặt tên có quy luật nhất định, máy bay ném bom chọn dùng chữ cái B, máy bay chiến đấu dùng chữ cái F để mở đầu. Chẳng hạn máy bay ném bom Backfire chính là tên do ủy ban này đặt chứ không phải do Liên Xô cũ đặt, tên do Liên Xô cũ đặt là Tu-22M.

NATO đặt tên

Mã số NATO là số hiệu và tên được Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương đặt cho trang bị quân sự của Liên Xô và Trung Quốc thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Sở dĩ sẽ có sự xuất hiện của mã số NATO là do tên và mã số thực tế của các trang bị quân sự hai nước trên trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh thường không được các nước phương Tây biết đến, hoặc thậm chí căn bản không tồn tại, để cho nội bộ NATO có thể trao đổi đúng đắn, chính xác giữa các đơn vị quân sự có ngôn ngữ khác nhau, theo đó đã xuất hiện hệ thống tên do NATO tự đặt ra.

Chữ cái đầu tiên của tên chỉ công dụng của trang bị. Chẳng hạn, máy bay chiến đấu sử dụng chữ cái F, máy bay ném bom sử dụng chữ cái B, máy bay trực thăng sử dụng chữ cái H, máy bay khác sử dụng chữ cái M làm đầu.

Còn tên cụ thể do máy tính chọn tùy theo máy bay, chẳng hạn tên NATO của máy bay chiến đấu Trung Quốc:

Máy bay chiến đấu J-15 Phi Sa (cá mập bay) trang bị cho 
tàu sân bay, do Trung Quốc sao chép từ Su-33 Nga

Máy bay chiến đấu J-5 sao chép máy bay MIG-17 của Liên Xô cũ, tên là Fresco (tranh vẽ trên tường).

Máy bay chiến đấu J-6 sao chép MIG-19 của Liên Xô cũ, tên là Farmer (nông dân).

Máy bay chiến đấu J-7 sao chép MiG-21 của Liên Xô cũ, tên là Fishbed (lồng cá).

Dòng máy bay chiến đấu J-8 được NATO đặt tên là Finback (cá voi dâu dài), trong đó J-8II được NATO đặt là Finback-B, trong khi đó cá voi râu dài cũng là động vật lớn thứ hai hiện nay trên thế giới, chỉ sau cá voi xanh.

Máy bay JH-7 được NATO gọi là Flounder (cá thờn bơn).

SU-27, SU-30, J-11, tiếp tục sử dụng tên Flanker của Su-27.

Máy bay chiến đấu J-10 được NATO đặt tên là Firefly (con đom đóm).

Máy bay chiến đấu J-15 được NATO đặt tên là Flying Shark (cá mập).

Máy bay chiến đấu J-20 được NATO đặt tên là Fire Tooth.

Máy bay chiến đấu tàng hình J-20 Trung Quốc

Máy bay cường kích Q-5 được NATO đặt tên là Fantan, được phổ biến dịch là một trò chơi đánh bạc, có lúc dịch là chống tăng, có khi dịch là cơm nắm.

Máy bay ném bom H-5 được NATO đặt tên là Beagle (chó săn nhỏ
), từng sử dụng từ "Butcher" (đồ tể).

Máy bay ném bom H-6, Tu-16 được NATO đặt tên là Badger (chồn).

Máy bay vận tải Y-8, AN-12 được NATO đặt tên là Cub (cáo con).

Máy bay vận tải Y-7, AN-24 được NATO đặt tên là Coke (than cốc).

Nhiều nước thích sử dụng tên các con vật để đặt tên cho các máy bay quân sự của họ, nhìn vào biệt hiệu của chúng có thể phân thành 3 loại:

Động vật trên mặt đất. Do động vật sống trên mặt đất đều tương đối khổng lồ, cho nên thường thích đặt tên cho một số máy bay chủ lực, chẳng hạn, máy bay ném bom hạng nặng động cơ phản lực Miya-4 (Bison) được Liên Xô cũ nghiên cứu chế tạo vào đầu thập niên 50; máy bay ném bom Tu-4 được đặt tên là "trâu đực"; máy bay ném bom tầm xa Tu-95 được nghiên cứu chế tạo thành công vào đầu thập niên 1960, có thể vượt qua Bắc Cực, tiến hành tấn công hạt nhân đối với Mỹ, có biệt hiệu là “Gấu”.

Máy bay trực thăng vận tải quân sự Mi-8 Nga

Chim bay. Lấy tên này thường là máy bay chiến đấu hoặc không quân, chẳng hạn trong thời gian Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Anh nghiên cứu chế tạo thành công một loại máy bay chiến đấu hạng nhẹ một chỗ ngồi, đặt biệt hiệu là “muỗi”, máy bay chiến đấu một chỗ ngồi và cất hạ cánh thẳng đứng được nghiên cứu chế tạo thành công vào đầu thập niên 1960 đặt biệt hiệu là “diều hâu”.

Động vật dưới nước. Máy bay lấy động vật dưới nước làm biệt hiệu không nhiều. Như máy bay trực thăng Mi-8 của Liên Xô cũ biệt hiệu là “hà mã” (Hippopotamus dịch tiếng Anh là “mông”, có thể người dịch ban đầu cảm thấy không lịch sự mới quyết định gọi tên là hà mã), máy bay trực thăng vận tải CH-53 Mỹ lấy biệt hiệu là “ngựa giống trên biển”; máy bay trực thăng trên biển do Pháp chế tạo gọi là “cá heo”.

Đặt tên của Trung Quốc

Công nghiệp hàng không Trung Quốc cũng tiến hành đặt tên cho các máy bay chiến đấu và máy bay trực thăng, nhưng đây chỉ là cách gọi nội bộ, hoàn toàn không công bố ra bên ngoài.

Chẳng hạn, máy bay trực thăng vũ trang Z-10 được gọi là Tích Lịch Hỏa (lửa sét), còn máy bay trực thăng Z-9 được gọi là Hắc Toàn Phong (gió lốc đen). Hai tên này gây liên tưởng tới nhân vật “Tích Lịch Hỏa” Tần Minh và “Hắc Toàn Phong” Lý Quỳ trong truyện Thủy Hử.

Máy bay trực thăng tấn công Z-10 Trung Quốc

Trung Quốc cũng dùng chữ “Long” (rồng) đặt tên cho máy bay chiến đấu, như máy bay chiến đấu J-10 là Mãnh Long, JF-17 là Kiêu Long, J-20 là Uy Long, J-31 là Cốt Long.

Người người quan tâm đến quân sự Trung Quốc dựa vào thời đại sống của mình, lấy chủ đề nóng nhất để đặt biệt hiệu, chẳng hạn máy bay chiến đấu J-8 đặt tên là “Thái Quốc Khánh trên không” - ở đây Thái Quốc Khánh là ca sĩ đẹp trai nhất, “nóng” nhất thời đại đó.

Ngoài ra, chương trình đã hủy bỏ J-12 của Trung Quốc trước đây được đặt tên là “Lý Hướng Dương trên không”, đặt tên như vậy là do Diệp Kiếm Anh khen ngợi loại máy bay này có tính cơ động tốt khi đó. Máy bay chiến đấu J-12 chỉ có pháo, không hề có tên lửa, đánh rồi chạy giống như đội du kích Lý Hướng Dương.

Trung Quốc hiện nay còn chưa hình thành cơ chế công khai thông tin nghiên cứu trang bị quân sự. Những người quan tâm đến quân sự của Trung Quốc cũng tập trung chú ý nhất tới máy bay chiến đấu J-20 và J-31, gọi J-20 là “ruy băng đen” (do thân máy bay màu đen), còn J-31 là “xương đại bàng” (do trên đuôi máy bay có vẽ một con đại bàng).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét