Thứ Sáu, 14 tháng 2, 2014

Nghệ thuật trên hồ Baikan những ngày đóng băng

Nghệ thuật trên hồ Baikan những ngày đóng băng
Thoạt nhìn mặt hồ Baikal vào mùa đông người ta tưởng nó là một đồng bằng và người ngoài hành tinh đang xâm chiếm, cải tạo theo ý họ. Nhưng sự thật không phải vậy. Đây là một tác phẩm nghệ thuật trên mặt hồ đóng băng. "Kiệt tác" này đã được một nghệ sĩ có tên là Jim Denevan, với sự giúp đỡ của bạn bè, tạo ra vào năm 2010. Họ đã làm thu hút sự quan tâm của thế giới tới hồ Baikal bằng cách vẽ những cảnh quan trên mặt băng của hồ.
Hồ Baikal là hồ lâu đời nhất trên thế giới. Hồ nằm ở phía nam Siberi thuộc Nga, giữa tỉnh Irkutsk ở phía tây bắc và nước Cộng hòa Buryatia ở phía đông nam, đây là hồ nước ngọt có lượng nước lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 20% tổng lượng nước ngọt không bị đóng băng quanh năm trên bề mặt thế giới.

Với độ sâu 1.642 m (5.387 ft), Baikal là hồ sâu nhất và nằm trong số các hồ trong nhất trên thế giới. Tương tự như hồ Tanganyika, hồ Baikal được hình thành từ một thung lũng tách giãn cổ có hình lưỡi liềm dài với diện tích bề mặt 31.722 km2 (12.248 sq mi). Baikal là nơi sinh sống của hơn 1.700 loài động thực vật, hai phần ba trong số đó không thể tìm thấy ở nơi nào khác trên thế giới và đã được UNESCO công nhận là một Di sản thế giới vào năm 1996. Khu vực bờ đông của hồ Baikal là nơi sinh sống của các bộ lạc người Buryat. Họ chăn nuôi dê, lạc đà, bò và cừu trong một môi trường khắc nghiệt khi nhiệt độ trung bình tối thiểu vào mùa đông là −19 °C và tối đa trong mùa hè chỉ là 14 °C.

Karte baikal2.png

Khi bị đóng băng trong mùa đông, bạn có thể đi bộ qua hồ song có nguy cơ bị tê cóng và giảm thân nhiệt gây chết người do các cơn gió lạnh di chuyển suốt bề mặt bằng phẳng của lớp băng. Bắt đầu từ năm 1956, việc ngăn nước bằng đập Irkutsk trên sông Angara đã làm tăng mức nước của hồ thêm 1,4 m so với tự nhiên.

Dưới đây là ảnh nghệ thuật trên mặt hồ vào mùa đóng băng:






















Источник: novosti-dny.ru

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét