Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2014

Ảo tưởng về cách mạng bất bạo động!

Ảo tưởng về cách mạng bất bạo động!
Khi các nhóm dân chủ đua nhau giương khẩu hiệu “đấu tranh bất bạo động”, phát triển Xã hội dân sự để thay đổi thể chế ôn hòa? Hãy nhìn Ukraina!

Ukraine thành đấu trường chiến tranh Lạnh của Nga - Mỹ
Cuộc Cách mạng Cam thần thứ II bắt đầu vào tháng 12 năm 2013, khi hơn 500.000 người dân kéo đến phong tòa nhà chính phủ để phản đối đàm phán của tổng thống Viktor Yanukovych và tổng thống Nga Vladimir Putin. Không dừng ở đó, ngày 18/2/2014, những người thuộc phe đối lập lại tiếp tục kéo đến biểu tình ôn hòa yêu cầu phục hồi Hiến pháp 2004 của Ukraina, nhằm làm suy yếu quyền lực của Tổng thống.


Nhưng ngay khi yêu cầu bị bác bỏ, đoàn biểu tình đã không còn ôn hòa nữa, những người quá khích bắt đầu tiến về các khu vực của chính quyền và tấn công bằng bom xăng. Họ nhanh chóng chiếm kho vũ khí. Lúc đầu, lực lượng An ninh nước này chỉ trấn áp biểu tình bằng hơi cay, lựu đạn chóang và vòi rồng; nhưng những người biểu tình đã đáp trả bằng gạch đá, bom xăng, và súng đạn mà họ vừa cướp được.

Mặc dù trước đó, lý thuyết về Cách mạng “bất bạo động” được rao giảng khắp nơi trên thế giới cho các lãnh tụ phong trào đấu tranh, nhưng thực tế là, không có đám đông nào không bạo lực và tàn phá. Khi mới bắt đầu biểu tình vào ngày 18, đây cũng chỉ là một cuộc biểu tình “bình thường” do người dân vì quá bức xúc với cách điều hành đất nước của chính phủ mà lên tiếng. Nhưng ngay khi bom xăng được ném ra, ta có thể thấy “cuộc tấn công” này đã được chuẩn bị từ trước. Việc chiếm kho vũ khí, cướp 1500 súng ống và 100.000 viên đạn trong thời điểm hỗn loạn và phẫn nộ là sự minh chứng rõ ràng cho mục đích bạo động của những người cầm đầu. Phải thừa nhận rằng, các thủ lĩnh phe đối lập là một người rất hiểu tâm lý đám đông.

Cuộc Cách mạng Cam lần thứ II diễn ra khác rất nhiều so với cuộc Cách mạng Cam lần thứ I ở chỗ: Nếu cuộc Cách mạng Cam lần thứ I có người cầm đầu một cách chính danh thì Cuộc Cách mạng Cam lần II là cuộc Cách mạng “xã hội dân sự”. Những người cầm đầu không ra mặt, họ để những người đấu tranh dân sự và sinh viên đứng ra vận động; những người đi đầu xuống đường là các giáo sĩ, ca sĩ nhạc Pop, các thành phần quá khích (những người có sức triệu tập đám đông) đi trước hô hào. Những người tham gia cuộc biểu tình, ai cũng có sẵn sự phẫn nộ bên trong và khi ở trong đám đông, nó được cộng hưởng đến mức không thể kiểm soát được. Không một nhà đấu tranh “bất bạo động” thực sự nào lại tập trung một đám đông phẫn nộ luôn có nguy cơ bùng phát bạo lực để gây áp lực với chính phủ, còn mình thì đứng đằng sau giấu mặt.

Đây là chiến lược mà những người “đấu tranh bất bạo động” đang áp dụng ở Việt Nam hiện nay. Việc xây dựng phong trào xã hội dân sự hiện nay do Nguyễn Quang A và một số trí thức (Diễn đàn Xã hội dân sự) và nhóm Đoan Trang – Trịnh Hữu Long – Nguyễn Anh Tuấn (Mạng lưới Blogger 258) với sự đỡ đầu của VOICE- Trịnh Hội, Dân làm báo khởi xướng. Họ, với vai trò là những nhà vận động xã hội, hi vọng rằng có thể tạo ra một đám đông để gây áp lực với chính quyền Việt Nam đương thời. Hiện nay, họ sử dụng những tầng lớp có thể tạo dựng đám đông là các linh mục, những trí thức và những luật sư bảo vệ dân oan; với thông điệp vô thưởng vô phạt như Nhân quyền hay chống Trung Quốc. Họ nói rằng những cuộc biểu tình của họ là “ôn hòa” và “bất bạo động”; nhưng thực tế, những ngôn từ này chỉ thích hợp khi đám đông vẫn còn là số ít và yếu thế. Khi đám đông này mạnh lên, một sự tàn phá là không thể tránh khỏi trong tương lai. Những người cầm đầu giấu mặt chẳng lẽ lại không đủ kiến thức và kinh nghiệm để hiểu thực tế hiển nhiên này? Không có lý chút nào khi kéo một đám đông đến đòi quyền lợi và khi không được đáp ứng lại lặng lẽ giải tán, không khác nào như đi đòi nợ không được trả rồi cứ im lặng ra về và món nợ cũng chìm vào quên lãng. Khi không được đáp ứng, chắc hẳn họ sẽ có các hành vi bạo lực theo kiểu không đòi được thì cướp.

Trong sự kiện ngày 18,19/2/2014 tại Ukraina, đã có 21 người thiệt mạng, trong đó có 7 cảnh sát và 14 dân thường. Các hành vi bạo lực sẽ luôn nhận lấy sự đáp trả bằng bạo lực, và người được lợi tất nhiên không phải là người dân. Cuộc Cách mạng dân sự không mang đến cho người dân quyền lợi dân sự mà chỉ sử dụng sự phẫn nộ để tạo dựng đám đông cho những thủ lĩnh phe đối lập. Tất cả các cuộc biểu tình dân sự lớn ở Ả Rập, Ai Cập, Thái Lan và nay là Ukraina, không trước thì sau, đều dẫn đến một kết luận rằng: “Không có Cách mạng bất bạo động và không bao giờ có đám đông ôn hòa”

Nguyễn Ngọc Bích
(Blog Giai điệu tổ quốc tôi)

2 nhận xét:

  1. Ông NNBích nên đọc bài " Đấu tranh bất bạo động hiệu quả hơn bạo động " mới được đăng trong trang này để hiểu rõ hơn vì họ tổng kết từ 1900 đến nay và không nhầm lẫn khái niệm bất bạo động sang bất phản kháng như ông nghĩ .Và ông đã sai khi nói các nhà lãnh đạo bất bạo động chỉ đứng đằng sau lợi dụng sự phản kháng của đám đông mà không biết rằng ông Vitali Klítschko đã can ngăn những người quá khích tại đó thậm chí bị họ phun bọt bình cứu hỏa vào người...Cuối cùng ông nên đọc bản tin mới là TTh và QHội Ukraina đã phải kí đình chiến với người biểu tình,bầu lại TTh , quay lại Hiến pháp 2004 , và dặc biệt nhất là trả tự do ngay cho bà Timosenco vì bà không phạm tội.Nếu không có sự phản kháng của dân chúng dù bị đàn áp,giết chóc liệu có kết quả đó không ???

    Trả lờiXóa
  2. Câu hay nhất của tác giả là :" HÃY NHÌN UKRAINA !", vì bây giờ gân cứng như Putin ,Mecvedep cũng hổng dám ngó nữa là quan Tàu + quan Việt

    Trả lờiXóa