Thứ Năm, 14 tháng 3, 2013

KHÁI QUÁT VỀ NỀN KINH TẾ MỸ (BẢN MỚI NHẤT, NĂM 2009)

KHÁI QUÁT VỀ NỀN KINH TẾ MỸ
OUTLINE OF THE U. S. ECONOMY
ẤN PHẨM XUẤT BẢN NĂM 2009
Hôm qua 13.3.2013, tôi có đưa lên trang này cuốn sách "Khái quát về nền kinh tế Mỹ" mới được Blog http://gocsan.blogspot.ch lấy từ nguồn http://usa.usembassy.de/etexts/oecon/chap1.htm đưa lên. Tuy nhiên đây là bản cũ NĂM 1999, thông tin cũ, nên tôi có viết thêm chú thích "Bài viết này hơi cũ song vẫn có giá trị tham khảo tốt về cơ chế phát triển của nền kinh tế số 1 thế giới". Xem cuốn sách này ở đây, song ngữ tiếng Anh và tiếng Việt:
(3) An Outline of the U.S. Economy - Khái quát nền...
(2) An Outline of the U.S. Economy - Khái quát nền...
(1) An Outline of the U.S. Economy - Khái quát nền...
Một lúc sau, đã có bạn đọc gửi email thông báo: "Hiện đã có bản ấn phẩm 2009, chỉ tiếc là không có phần tiếng Anh đi kèm. Cháu gửi chú qua mail này...". Chân thành cảm ơn bạn đọc đã thông báo giúp thông tin và xin lưu lại đường dẫn để tiếp cận tới cuốn sách "Khái quát về nền kinh tế Mỹ" xuất bản năm 2009, được Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin dịch và xuất bản.
September 2009
Đường dẫn đến như sau:
Bản tiếng Việt: http://photos.state.gov/libraries/vietnam/8616/transdoc/outline_US_Economy_2009vn.pdf
Bản tiếng Anh: http://www.symynd.com/books/read/abfiwg/
http://www.america.gov/media/pdf/books/outline-of-the-us-economy.pdf#popup
Tác giả: Christopher Conte, nguyên biên tập viên và phóng viên của Wall Street Journal
Albert R. Karr, nguyên phóng viên của Wall Street Journal

Dưới đây là một số giới thiệu về cuốn sách này:
1. Giới thiệu của Ban biên tập:
Thời báo Phố Wall (Wall Street Journal) đã từng viết “Cuộc
khủng hoảng đã lan tỏa đến mọi ngóc ngách trên toàn thế giới.
Nó được ví như một ngọn núi lửa phun trào khởi đầu ở New
York, rồi tạo ra một cơn thủy triều lớn với sức mạnh hủy diệt
quét qua mọi quốc gia trên thế giới”. Một trong những hậu quả
nó gây ra là “sự tích tụ tiền nhàn rỗi ở những trung tâm ngân
hàng”. Sự kiện này diễn ra khi nào? Đó là vào ngày 17 tháng 1
năm 1908.
Trong hoàn cảnh những tin tức nhạy cảm đang ngày càng
được tung ra với mức độ chóng mặt thì việc soạn thảo bản Khái
quát về nền kinh tế Mỹ này thực sự là một khó khăn lớn. Trong
quá trình thực hiện cuốn sách này, chúng tôi đã cố gắng tiếp cận
theo hướng liên hệ với lịch sử. Ngoài những sự kiện diễn ra
trong năm 1908 đề cập trên đây, Hoa Kỳ đã trải qua nhiều cuộc
khủng hoảng khác như cuộc Đại khủng hoảng (bắt đầu từ năm
1929), thời kỳ Suy thoái dài (bắt đầu năm từ 1873), cuộc khủng
hoảng năm 1837 - “một cuộc khủng hoảng tài chính của Mỹ do
sự đầu cơ của thị trường bất động sản”, theo Wikipedia - và
nhiều cuộc suy thoái, khủng hoảng, bong bóng, mâu thuẫn khác
nữa. Nhưng sau mỗi sự kiện đó, người ta lại thấy nền kinh tế
được phục hồi và các thể chế cộng hòa nổi lên mạnh mẽ. Chúng
tôi hy vọng rằng độc giả có thể tìm thấy trong những bài viết
mới trong tuyển tập này những thông tin trực diện, phong phú và
trên hết là hữu ích. Chúng tôi trân trọng giới thiệu ấn phẩm này
với một tinh thần lạc quan, vốn đã trở thành một phần bao trùm
sâu sắc trong đời sống Mỹ.
2. Hoa Kỳ “vẫn tiếp tục tạo nên sự bất ngờ... vẫn
luôn tự làm mới chính mình”.
Ngoại trưởng Condoleezza Rice
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ
2008
Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đã đột ngột chấm dứt vị trí
dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng kinh tế trên toàn cầu mà Hoa Kỳ đã nắm
giữ trong suốt một phần tư thế kỷ qua. Mặc dù tính đến thời điểm này,
chưa thể nói rằng cú sốc đó đã giáng những hậu quả cuối cùng lên Hoa
Kỳ và nền kinh tế thế giới, nhưng cũng chính trong thời điểm cuộc
khủng hoảng vẫn đang diễn ra, việc người dân Mỹ lựa chọn được đội
ngũ lãnh đạo quốc gia mới, với cuộc chuyển tiếp quyền lực trong hòa
bình, đã một lần nữa cho thấy sức mạnh của nền dân chủ quốc gia và
sự tin tưởng của người dân vào sự kiên cường, dẻo dai của nền kinh tế
Mỹ.
Bắt đầu từ khi Ronald Reagan đắc cử Tổng thống Mỹ năm 1980,
Hoa Kỳ đã dẫn đầu xu hướng toàn cầu hóa thương mại và tài chính.
Nước Mỹ đã mở rộng cửa cho các loại hàng hóa ngoại nhập và đầu tư
nước ngoài hơn bất kỳ một nền kinh tế lớn nào khác. Văn hóa kinh
doanh của Mỹ là mẫu hình cho toàn thế giới. Sức mạnh cộng hưởng
giữa tự do chính trị và các thị trường tự do của Mỹ dường như đã được
khẳng định sau sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết năm 1991. Trong nước,
cả hai đảng đã đạt được sự đồng thuận về việc phi điều tiết nền kinh tế
nhiều hơn nữa, dẫn đến khuyến khích việc mở rộng nhiều loại hình đầu
tư mới góp phần vào sự phát triển mạnh mẽ nền tài chính và thương mại
quốc tế.
Nhưng sự tăng trưởng của Hoa Kỳ cũng ngày càng phụ thuộc vào
nợ vay nhiều hơn. Người tiêu dùng, doanh nhân, người mua nhà và
ngay cả Chính phủ Hoa Kỳ cũng vay nợ chồng chất, với một niềm tin
rằng giá trị của những khoản đầu tư này, kể cả khoản đầu tư tai họa vào
nhà ở của rất nhiều người, sẽ mang lại lợi nhuận về sau. Nguồn tín dụng
sẵn có cùng với các điều kiện vay dễ dãi đã khiến giá cả, đặc biệt là giá
nhà đất, tăng lên tăng cao chưa từng có.
...
Sao chụp hơi khó, font chữ không hợp với Blog này nên không sao được. Xem tiếp theo đường dẫn:

Bản tiếng Việt: http://photos.state.gov/libraries/vietnam/8616/transdoc/outline_US_Economy_2009vn.pdf
Bản tiếng Anh: http://www.symynd.com/books/read/abfiwg/
http://www.america.gov/media/pdf/books/outline-of-the-us-economy.pdf#popup

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét