Thứ Ba, 26 tháng 3, 2013

GDP Việt Nam thua Singapore 45 hay 158 năm ?

GDP Việt Nam thua Singapore 45 hay 158 năm ?

Nếu sử dụng dữ liệu giai đoạn 1990-2010 thay vì 2001-2007 như World Bank, Việt Nam chỉ kém Thái Lan 17 năm thay vì 95 năm, kém Singapore 45 năm thay vì 158 năm. 
Một báo cáo của trường Đại học Kinh tế Quốc dân năm 2009 đã được các báo trích dẫn với câu chuyện Việt Nam tụt hậu về tăng trưởng kinh tế so với các nước trong khu vực nay lại được khơi dậy. Báo cáo này đánh giá GDP Việt Nam giảm nếu tính theo tỷ lệ so với Trung Quốc.
Trong một báo cáo tương tự về Việt Nam của Ngân hàng Thế giới (WB) đánh giá Việt Nam tụt hậu tới 51 năm so với Indonesia, 95 năm so với Thái Lan và 158 năm so với Singapore.
Đây có phải là một góc nhìn công bằng cho Việt Nam?
WB sử dụng giai đoạn từ 2001-2007 để giả định về tốc độ tăng trưởng tương lai của Việt Nam và một số nước như Indonesia, Singapore, Thái Lan... Tuy nhiên, Việt Nam đã mở cửa kinh tế từ những năm 1986, đồng thời các nước trong khu vực đã có nền kinh tế thị trường từ hàng chục năm trước đó. Vì vậy việc sử dụng một quãng thời gian ngắn như vậy là chưa thực sự hợp lý.
Tuy nhiên, với khu vực có nền kinh tế đang phát triển và non trẻ như Đông Nam Á, cần so sánh ở một khoảng thời gian dài hơn để có cái nhìn công bằng và ổn định cho các nước.
Nguồn: WorldBank/CafeF, Đơn vị: USD

Nếu tính từ năm 1990 tới năm 2010, khoảng thời gian 20 năm với 2 cuộc khủng hoảng lớn và cuộc khủng hoảng gần đây còn chưa có dấu hiệu kết thúc, thì nền kinh tế khu vực đã có những bước tiến đang kể.

Tính theo giá đô la Mỹ hiện tại, trong 20 năm từ 1990 tới 2010, GDP bình quân đầu người của Singapore đã tăng từ 11.841 USD, lên 41.987 USD. Indonesia tăng từ 620 USD lên 2.951 USD. Với nền kinh tế Việt Nam, GDP bình quân đầu người đã tăng từ 98 USD năm 1990 lên 1.224 USD năm 2010. Một nước khác trong khu vực là Thái Lan đã có GDP bình quân năm 2010 là 4.613 USD trong khi năm 1990 chỉ ở mức 1.495 USD.
Như vậy, trong 4 nước trên, tỷ lệ tăng trưởng GDP bình quân đầu người mạnh nhất là Việt Nam khi tăng tới gần 12,5 lần, trong khi Indonesia chỉ 4,8 lần, Singapore và Thái Lan lần lượt tăng trưởng 3,6 và 3,1 lần trong thời kỳ 1990 tới 2010.

Nếu sử dụng dữ liệu của giai đoạn 1990-2010, chỉ cần chưa tới 17 năm nữa GDP bình quân đầu người của Việt Nam sẽ vượt Indonesia và Thái Lan. Và hơn 45 năm nữa, chứ không phải 158 năm, chỉ số này của Việt Nam sẽ vượt Singapore để tăng lên mức 1,192 triệu USD.

Việc sử dụng giai đoạn 20 năm 1990-2010 cho góc nhìn rõ ràng và chính xác hơn trong một thời gian ngắn chỉ 7 năm (2001-2007). Trong giai đoạn này, các nước Đông Nam Á đã vượt qua gần trọn 3 cuộc khủng hoảng: ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế Nhật Bản và chứng khoán Mỹ, khủng hoảng kinh tế năm 1997 và cuộc khủng hoảng đang diễn ra hiện nay bắt đầu tư 2008.

Trong mỗi cuộc khủng hoảng mỗi nước có lợi thế và ảnh hưởng khác nhau, vì vậy cách họ vượt lên khủng hoảng cũng chính là một yếu tố quyết định sự tăng trưởng hơn kém trong khu vực.

Trong giai đoạn 2011-2020 theo dự thảo Chiến lược phát triển Kinh tế - xã hội quốc gia, Việt Nam sẽ tăng GDP bình quân đầu người theo giá so sánh thực tế lên 2,2 lần, tương đương gần 3000 USD. Mức tăng này tương đối thấp so với tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn 1990-2020.

Theo một báo cáo của Đại học Harvard, Việt Nam sẽ phải đối mặt và giải quyết những khủng hoảng về Giáo dục, tài chính, cũng như sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước với quốc tế trong giai đoạn 2011-2020. Nếu không giải quyết được các vấn đề trên, Việt Nam khó có thể đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh như giai đoạn 1990-2010.

Điều quan trọng hơn hết, đó là tốc độ phát triển GDP dù ở mức nhanh, tuy nhiên nếu không bền vững và ổn định thì dù có đuổi kịp các nước bạn, chúng ta cũng lại sớm quay về vị trí chót bảng trong nền kinh tế khu vực.
(Theo CafeF)
Thang NguyenĐừng chỉ nên nhìn vào số tương đối, nếu nhìn vào số tuyệt đối thì có vẻ hơi khác đấy các bạn ạ. VD Việt Nam năm tăng từ 98 lên 1.224 thì mình tăng 1.126 USD, Indo tăng 2.331 USD, Còn Thai tăng 3.118 USD, riêng Sing tăng 30.146 USD. Vậy mà so ra thì ai đang chạy nhanh hơn ai nhỉ?????
haydenochetdiLại tự kỷ nữa rồi. Đã nghèo rồi lại còn cố giải thích là mình nghèo ít. Không nhìn nhận đúng thực tế để vươn lên thì bao giờ cho khá lên đc chứ.
Minh TuấnXin đừng ru ngủ mình. Điều quan trọng hơn hết, đó là tốc độ phát triển GDP dù ở mức nhanh, tuy nhiên nếu không bền vững và ổn định thì dù có đuổi kịp các nước bạn, chúng ta cũng lại sớm quay về vị trí chót bảng trong nền kinh tế khu vực. Đó mới là điều quan trọng. Vậy bao nhiêu năm nữa chúng ta mới có nền kinh tế phát triển bền vững theo đúng cơ chế thị trường?
Nấm LùnNếu cứ tham nhũng thì muôn đời không bao giờ đuổi kịp.
Lương CátNếu hệ thống quản lý về Giáo dục không cải thiện để gieo mầm và sự trong sạch trong cạnh tranh doanh nghiệp vẫn như hiện nay thì 1000 năm nữa VN cũng không vượt được các nước chứ chưa cần kể đến tham nhũng, giao thông, xậy dựng......
Lê thanhcác tổ chức đó họ đưa ra các nhận xét là tương đối khách quan nhằm làm dữ liệu tham khảo cho các nhà đầu tư nước ngoài vào VN, còn trong nước có dùng hay không thì họ có cần biết đâu?
123456Tăng trưởng giống như tăng chiều cao của 1 con người, không phải cứ trẻ tăng tỉ lệ thế nào thì khi trưởng thành vẫn tăng như thế.
MạnhNếu sử dụng dữ liệu của giai đoạn 1990-2010, chỉ cần chưa tới 17 năm nữa GDP bình quân đầu người của Việt Nam sẽ vượt Indonesia và Thái Lan. Và hơn 45 năm nữa, chứ không phải 158 năm, chỉ số này của Việt Nam sẽ vượt Singapore để tăng lên mức 1,192 triệu USD. Tức là chỉ 17 năm nữa là người Indonesia và Thái Lan sẽ sang VN sống còn 45 năm nữa đến Singapore "chạy" hết sang VN ? người Nhật họ dạy conem họ sau chiến tranh là phải cần cù, tiết kiệm vì đất nước không có tài nguyên nên mỗi con người đất nước mặt trời mọc quyết tâm xây dựng lại đất nước và họ phát triển cực nhanh, kể cả bị sóng thần tàn phá khủng khiếp họ hồi phục cực nhanh sau 2 năm. Còn VN vẫn đất nước ta rất giàu và đẹp, đất nước ta rừng vàng biển bạc...thế thì con cháu chỉ phá rừng (vàng) và tận thu tài nguyên biển (bạc) cần gì phải làm. Bây giờ lại cái vụ "mèo khen mèo dài đuôi" thế này nữa thì bao giờ đất nước mới khá lên được. Đã nghèo lại còn sĩ.  
Hieu Nguyengiai đoạn đầu thoát nghèo thì nhanh, nhưng vươn lên khấm khá và giàu có thì không nhanh do chúng ta mới cạnh tranh trực tiếp với các nền kinh tế. Tốc độ tăng quá khứ không đảm bảo tốc độ tăng hiện tại và tương lai vì vấn đề có tăng được năng suất lao động không. Ví dụ như lên cử nhân thì dễ, nhưng lên thạc sỹ, tiến sỹ, giáo sư - đứng vào top đầu thì không thế đâu. Hàng trăm nước khác phải dừng ở bẫy thu nhập trung bình là vì vậy.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét