An Outline of the U.S. Economy 3 Khái quát nền kinh tế Mỹ 3
| |
An Outline of the U.S. Economy 3
|
Khái quát nền kinh tế Mỹ 3
|
CHAPTER 8: American Agriculture: Its Changing Significance
From the nation's earliest days, farming has held a crucial place in the American economy and culture. Farmers play an important role in any society, of course, since they feed people. But farming has been particularly valued in the United States. Early in the nation's life, farmers were seen as exemplifying economic virtues such as hard work, initiative, and self-sufficiency. Moreover, many Americans -- particularly immigrants who may have never held any land and did not have ownership over their own labor or products -- found that owning a farm was a ticket into the American economic system. Even people who moved out of farming often used land as a commodity that could easily be bought and sold, opening another avenue for profit.
|
Chương 8: Ngành nông nghiệp Mỹ: Tầm quan trọng đang thay đổi
Vào những ngày đầu tiên của quốc gia này, hoạt động nông nghiệp đã giữ một vị trí chủ yếu trong nền kinh tế và văn hóa Hoa Kỳ. Tất nhiên, nông dân có một vai trò quan trọng trong bất cứ xã hội nào vì họ nuôi sống mọi người. Nhưng hoạt động nông nghiệp được đánh giá đặc biệt ở nước Mỹ. Trong giai đoạn ban đầu của đất nước, người nông dân được coi là khuôn mẫu cho những đức tính cần thiết trong hoạt động kinh tế như cần cù chịu khó, sáng tạo, và làm ăn tự chủ. Hơn thế nữa, nhiều người Mỹ - đặc biệt là những người nhập cư chưa bao giờ có một mảnh đất và chưa từng có quyền sở hữu đối với sức lao động và sản phẩm của chính mình - thấy rằng sở hữu một trang trại là chiếc vé để đi vào hệ thống kinh tế Mỹ. Ngay cả những người đã rời bỏ nông nghiệp cũng thường sử dụng đất đai như một loại hàng hóa rất dễ mua và bán để mở ra con đường kiếm lời khác.
|
The American farmer has generally been quite successful at producing food. Indeed, sometimes his success has created his biggest problem: the agricultural sector has suffered periodic bouts of overproduction that have depressed prices. For long periods, government helped smooth out the worst of these episodes. But in recent years, such assistance has declined, reflecting government's desire to cut its own spending, as well as the farm sector's reduced political influence.
|
Người nông dân Mỹ nhìn chung đều khá thành công trong việc sản xuất lương thực thực phẩm. Quả thực, đôi khi sự thành công của họ lại gây ra vấn đề rắc rối nhất: theo chu kỳ, lĩnh vực nông nghiệp phải chịu những đợt sản xuất thừa gây sức ép lên giá cả. Với những chu kỳ dài, chính phủ phải giúp giải quyết ổn thỏa tình trạng xấu nhất đó. Nhưng trong những năm gần đây, sự trợ giúp như vậy đã giảm xuống; điều này phản ánh mong muốn của chính phủ trong việc cắt giảm chi tiêu, đồng thời cho thấy lĩnh vực nông nghiệp đã giảm bớt ảnh hưởng về mặt chính trị.
|
American farmers owe their ability to produce large yields to a number of factors. For one thing, they work under extremely favorable natural conditions. The American Midwest has some of the richest soil in the world. Rainfall is modest to abundant over most areas of the country; rivers and underground water permit extensive irrigation where it is not.
|
Nông dân Mỹ có khả năng tạo ra sản lượng lớn do nhiều yếu tố. Thứ nhất, họ làm việc trong những điều kiện tự nhiên cực kỳ thuận lợi. Vùng Trung Tây nước Mỹ có đất đai màu mỡ nhất thế giới. Lượng mưa vừa đủ cho hầu hết các vùng của đất nước; nước sông và nước ngầm cho phép tưới rộng khắp cho những nơi còn thiếu.
|
Large capital investments and increasing use of highly trained labor also have contributed to the success of American agriculture. It is not unusual to see today's farmers driving tractors with air-conditioned cabs hitched to very expensive, fast-moving plows, tillers, and harvesters. Biotechnology has led to the development of seeds that are disease- and drought-resistant. Fertilizers and pesticides are commonly used (too commonly, according to some environmentalists). Computers track farm operations, and even space technology is utilized to find the best places to plant and fertilize crops. What's more, researchers periodically introduce new food products and new methods for raising them, such as artificial ponds to raise fish.
|
Các khoản vốn đầu tư lớn và việc tăng cường sử dụng lao động có trình độ cao cũng góp phần vào thành công của ngành nông nghiệp Mỹ. Ngày nay, không có gì lạ khi nhìn thấy những người nông dân lái máy kéo với các ca bin lắp điều hòa nhiệt độ, gắn kèm theo những máy cày, máy xới và máy gặt có tốc độ nhanh và rất đắt tiền. Công nghệ sinh học đưa đến việc phát triển những loại giống chống được bệnh và chịu hạn. Phân hóa học và thuốc trừ sâu được sử dụng phổ biến (theo các nhà môi trường thì đã quá phổ biến). Máy tính đi theo hoạt động của trang trại, và thậm chí công nghệ vũ trụ được sử dụng để tìm ra những nơi tốt nhất cho gieo trồng và thâm canh mùa màng. Hơn thế nữa, theo định kỳ các nhà nghiên cứu lại giới thiệu các sản phẩm thực phẩm mới và những phương pháp mới để phục vụ nuôi trồng, chẳng hạn như các hồ nhân tạo để nuôi cá.
|
Farmers have not repealed some of the fundamental laws of nature, however. They still must contend with forces beyond their control -- most notably the weather. Despite its generally benign weather, North America also experiences frequent floods and droughts. Changes in the weather give agriculture its own economic cycles, often unrelated to the general economy.
|
Tuy vậy, người nông dân vẫn chưa loại bỏ được một số qui luật cơ bản của tự nhiên. Họ vẫn còn phải chiến đấu với những thế lực nằm ngoài sự kiểm soát của mình - đáng chú ý nhất là thời tiết. Mặc dù khí hậu vùng Bắc Mỹ nhìn chung là ôn hòa nhưng đôi khi vẫn có lũ lụt và hạn hán. Những thay đổi về thời tiết làm cho nông nghiệp có chu kỳ kinh tế riêng của mình, và thường không liên quan đến nền kinh tế nói chung.
|
Calls for government assistance come when factors work against the farmers' success; at times, when different factors converge to push farms over the edge into failure, pleas for help are particularly intense. In the 1930s, for instance, overproduction, bad weather, and the Great Depression combined to present what seemed like insurmountable odds to many American farmers. The government responded with sweeping agricultural reforms -- most notably, a system of price supports. This large-scale intervention, which was unprecedented, continued until the late 1990s, when Congress dismantled many of the support programs.
|
Những lời kêu gọi chính phủ trợ giúp xuất hiện khi có những yếu tố chống lại thành công của nông dân; đôi khi các nhân tố khác nhau cùng ập đến đẩy các nông trại đến bên bờ phá sản thì các yêu cầu xin giúp đỡ đặc biệt tăng mạnh. Ví dụ, trong những năm 1930, sản xuất thừa, thời tiết xấu, và cuộc Đại khủng hoảng kết hợp xuất hiện như một khó khăn không thể vượt qua đối với nhiều nông dân Mỹ. Chính phủ đã khắc phục tình hình bằng những cuộc cải cách nông nghiệp có ảnh hưởng sâu rộng - đáng chú ý nhất là hệ thống trợ giá. Sự can thiệp với quy mô lớn chưa từng thấy này kéo dài cho đến tận cuối những năm 1990, khi Quốc hội dỡ bỏ nhiều chương trình hỗ trợ.
|
By the late 1990s, the U.S. farm economy continued its own cycle of ups and downs, booming in 1996 and 1997, then entering another slump in the subsequent two years. But it was a different farm economy than had existed at the century's start.
|
Vào cuối những năm 1990, nền kinh tế nông nghiệp của Mỹ vẫn tiếp tục chu kỳ lên xuống riêng của mình, tăng mạnh vào năm 1996 và 1997, sau đó lại bước sang giai đoạn đình trệ trong hai năm tiếp theo. Nhưng đó là một nền kinh tế trang trại khác hẳn so với nền kinh tế đã từng tồn tại vào đầu thế kỷ này.
|
Early Farm Policy
During the colonial period of America's history, the British Crown carved land up into huge chunks, which it granted to private companies or individuals. These grantees divided the land further and sold it to others. When independence from England came in 1783, America's Founding Fathers needed to develop a new system of land distribution. They agreed that all unsettled lands would come under the authority of the federal government, which could then sell it for $2.50 an acre ($6.25 a hectare).
|
Chính sách nông nghiệp ban đầu
Trong thời kỳ thuộc địa của lịch sử nước Mỹ, Vương quốc Anh chia đất đai thành những khoanh lớn để ban cho các công ty tư nhân hoặc cá nhân. Những người được ban đất lại tiếp tục chia đất đai ra và bán nó cho những người khác. Khi giành được độc lập từ tay nước Anh vào năm 1783, những người sáng lập nước Mỹ thấy cần phải xây dựng một hệ thống phân phối đất đai mới. Họ thống nhất rằng tất cả đất đai chưa có người sở hữu sẽ thuộc quyền của chính phủ liên bang, lúc đó chính phủ có thể bán nó với giá 2,50 USD một a (6,25 USD một hecta).
|
Many people who braved the dangers and hardship of settling these new lands were poor, and they often settled as "squatters," without clear title to their farms. Through the country's first century, many Americans believed land should be given away free to settlers if they would remain on the property and work it. This was finally accomplished through the Homestead Act of 1862, which opened vast tracts of western land to easy settlement. Another law enacted the same year set aside a portion of federal land to generate income to build what became known as land-grant colleges in the various states. The endowment of public colleges and universities through the Morrill Act led to new opportunities for education and training in the so-called practical arts, including farming.
|
Nhiều người bất chấp nguy hiểm và khó khăn để định cư trên những mảnh đất mới, đó là những người nghèo, và họ thường định cư như “những người lấn chiếm đất công” mà không có giấy tờ rõ ràng về mảnh đất của mình. Qua thế kỷ đầu tiên, nhiều người Mỹ cho rằng đất đai nên được trao không mất tiền cho những người định cư nếu họ vẫn sống và làm việc trên đó. Điều này cuối cùng được thực hiện thông qua Đạo luật về đất đai năm 1862, đạo luật đã mở ra những vùng đất đai rộng lớn miền Tây cho việc định cư dễ dàng. Một luật nữa cũng được thông qua cùng năm đó, giành riêng một phần đất đai liên bang để tạo ra thu nhập dùng vào việc xây dựng các trường đại học, còn gọi là các trường đại học được ban đất, ở các bang khác nhau. Việc cấp vốn cho các trường đại học thông qua Đạo luật Morrill tạo ra những cơ hội mới về giáo dục và đào tạo trong các lĩnh vực kỹ thuật thực hành, bao gồm cả kỹ thuật canh tác.
|
Widespread individual ownership of modest-sized farmers was never the norm in the South as it was in the rest of the United States. Before the Civil War (1861-1865), large plantations of hundreds, if not thousands, of hectares were established for large-scale production of tobacco, rice, and cotton. These farms were tightly controlled by a small number of wealthy families. Most of the farm workers were slaves. With the abolition of slavery following the Civil War, many former slaves stayed on the land as tenant farmers (called sharecroppers) under arrangements with their former owners.
|
Mở rộng sở hữu tư nhân với các trang trại quy mô vừa phải chưa bao giờ là tiêu chuẩn ở miền Nam như đối với phần còn lại của Hoa Kỳ. Trước cuộc Nội chiến (1861-1865), những đồn điền lớn với diện tích hàng trăm hecta, nếu không muốn nói là hàng nghìn hecta, được thiết lập để sản xuất thuốc lá, gạo và bông với quy mô lớn. Các trang trại này được kiểm soát chặt chẽ bởi một số ít gia đình giàu có. Hầu hết người lao động ở trang trại là nô lệ. Với việc xóa bỏ chế độ nô lệ sau Nội chiến, nhiều nô lệ trước đây ở lại trên vùng đất đó như các nông dân làm thuê (còn gọi là người cấy rẽ) theo các thỏa thuận với những chủ cũ của họ.
|
Plentiful food supplies for workers in mills, factories, and shops were essential to America's early industrialization. The evolving system of waterways and railroads provided a way to ship farm goods long distances. New inventions such as the steel plowshare (needed to break tough Midwestern soil), the reaper (a machine that harvests grain), and the combine (a machine that cuts, threshes, and cleans grain) allowed farms to increase productivity. Many of the workers in the nation's new mills and factories were sons and daughters of farm families whose labor was no longer needed on the farm as a result of these inventions. By 1860, the nation's 2 million farms produced an abundance of goods. In fact, farm products made up 82 percent of the country's exports in 1860. In a very real sense, agriculture powered America's economic development.
|
Việc cung cấp rất nhiều lương thực thực phẩm cho công nhân trong nhà máy, công xưởng và các cửa hàng là yếu tố thiết yếu cho tiến trình công nghiệp hóa ban đầu của nước Mỹ. Hệ thống đường thủy và đường bộ phát triển đã mở ra khả năng vận chuyển nông phẩm trên các tuyến đường dài. Các sáng kiến mới như máy cày rẽ bằng thép (cần thiết cho các vùng đất cứng ở miền Trung Tây), máy gặt (một loại máy thu hoạch lúa hạt) và máy liên hoàn (một loại máy cắt, đập và quạt lúa) đã cho phép các trang trại nâng cao năng suất. Nhiều công nhân trong các nhà máy và công xưởng của quốc gia là những người con của các gia đình nông dân mà lao động của họ không còn cần thiết cho nông trại nhờ thành quả của những sáng kiến đó. Vào năm 1860, hai triệu nông trại của quốc gia đã sản xuất dư thừa hàng hoá. Trên thực tế, các sản phẩm nông nghiệp chiếm 82% hàng hóa xuất khẩu của đất nước trong năm 1860. Với một ý nghĩa rất thực tế, ngành nông nghiệp đã tạo ra sức mạnh cho sự phát triển kinh tế Mỹ.
|
As the U.S. farm economy grew, farmers increasingly became aware that government policies affected their livelihoods. The first political advocacy group for farmers, the Grange, was formed in 1867. It spread rapidly, and similar groups -- such as the Farmers' Alliance and the Populist Party -- followed. These groups targeted railroads, merchants, and banks -- railroads for high shipping rates, merchants for what farmers considered unscrupulous profits taken as "middlemen," and banks for tight credit practices. Political agitation by farmers produced some results. Railroads and grain elevators came under government regulation, and hundreds of cooperatives and banks were formed. However, when farm groups tried to shape the nation's political agenda by backing renowned orator and Democrat William Jennings Bryan for president in 1896, their candidate lost. City dwellers and eastern business interests viewed the farmers' demands with distrust, fearing that calls for cheap money and easy credit would lead to ruinous inflation.
|
Khi nền kinh tế trang trại phát triển, người nông dân ngày càng nhận thức được rằng các chính sách của chính phủ đã tác động đến kế sinh nhai của họ. Nhóm vận động chính trị cho nông dân đầu tiên, Nghiệp đoàn nông dân, được thành lập vào năm 1867. Nó phát triển rất nhanh chóng, và tiếp theo là các nhóm tương tự - như Liên minh nông dân và Đảng dân tuý. Các nhóm này nhằm mục tiêu vào các ngành đường sắt, thương nhân và ngân hàng - họ nhằm vào đường sắt vì cước vận chuyển cao, nhằm vào thương nhân vì những gì người nông dân cho là những khoản lợi nhuận vô lương tâm bị lấy đi bởi “những người môi giới”, và nhằm vào ngân hàng vì những hoạt động tín dụng quá chặt chẽ. Sự khích động chính trị của nông dân cũng đem lại một số kết quả. Đường sắt và máy băng chuyền vận chuyển lúa được đặt dưới sự điều tiết của chính phủ, hàng trăm hợp tác xã và ngân hàng được hình thành. Tuy nhiên, khi những nhóm nông dân cố gắng định hình chương trình nghị sự chính trị của quốc gia bằng việc ủng hộ nhà hùng biện nổi tiếng thuộc Đảng Dân chủ William Jennings Bryan trong cuộc tranh cử tổng thống vào năm 1896, thì ứng cử viên của họ đã thất bại. Người dân thành phố và các nhóm lợi ích kinh doanh ở miền Đông nhìn những yêu cầu của nông dân với con mắt ngờ vực, sợ rằng các yêu cầu về vay lãi thấp và tín dụng dễ dàng có thể dẫn đến lạm phát tai hại.
|
Farm Policy of the 20th Century
Despite farm groups' uneven political record during the late 19th century, the first two decades of the 20th century turned out to be the golden age of American agriculture. Farm prices were high as demand for goods increased and land values rose. Technical advances continued to improve productivity. The U.S. Department of Agriculture established demonstration farms that showed how new techniques could improve crop yields; in 1914, Congress created an Agricultural Extension Service, which enlisted an army of agents to advise farmers and their families about everything from crop fertilizers to home sewing projects. The Department of Agriculture undertook new research, developing hogs that fattened faster on less grain, fertilizers that boosted grain production, hybrid seeds that developed into healthier plants, treatments that prevented or cured plant and animal diseases, and various methods for controlling pests.
|
Chính sách nông nghiệp trong thế kỷ XX
Bất chấp những thành tích chính trị không có gì nổi bật của các nhóm nông dân cuối thế kỷ XIX, hai thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XX đã trở thành thời kỳ vàng son của ngành nông nghiệp Mỹ. Giá nông phẩm rất cao khi cầu về hàng hóa gia tăng và giá trị của đất đai tăng. Những tiến bộ kỹ thuật tiếp tục nâng cao năng suất. Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đã thành lập các trang trại thử nghiệm nhằm trưng bày các kỹ thuật mới có thể nâng cao sản lượng mùa màng; năm 1914, Quốc hội lập ra cơ quan Dịch vụ phát triển nông nghiệp, cơ quan này tuyển mộ một đội ngũ cán bộ để cố vấn cho nông dân và gia đình họ mọi việc, từ phân bón cho đến các dự án sửa chữa cải tạo của gia đình. Bộ Nông nghiệp đảm nhiệm tiến hành các nghiên cứu mới, phát triển những giống lợn tăng trọng nhanh hơn và đỡ tốn thức ăn hơn, những loại phân bón làm tăng sản lượng hạt, các loại giống lai cho cây trồng khoẻ hơn, các phương pháp chữa trị nhằm bảo vệ và cứu chữa cây trồng vật nuôi chống được bệnh tật, và nhiều phương pháp khác kiểm soát các loài vật gây hại.
|
The good years of the early 20th century ended with falling prices following World War I. Farmers again called for help from the federal government. Their pleas fell on deaf ears, though, as the rest of the nation -- particularly urban areas -- enjoyed the prosperity of the 1920s. The period was even more disastrous for farmers than earlier tough times because farmers were no longer self-sufficient. They had to pay in cash for machinery, seed, and fertilizer as well as for consumer goods, yet their incomes had fallen sharply.
|
Những năm tốt đẹp đầu thế kỷ XX chấm dứt khi giá cả giảm xuống sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Nông dân lại kêu gọi sự giúp đỡ của chính phủ liên bang. Mặc dù vậy, những lời yêu cầu của họ đã bị bỏ ngoài tai khi mà phần còn lại của quốc gia - đặc biệt là những vùng đô thị - đang tận hưởng cuộc sống thịnh vượng của những năm 1920. Giai đoạn này, người nông dân gặp nhiều thảm họa hơn cả những thời kỳ khó khăn trước đây bởi vì họ không còn tự cung tự cấp nữa. Họ phải thanh toán bằng tiền mặt cho máy móc, hạt giống và phân bón cũng như cho hàng hóa tiêu dùng, trong khi thu nhập của họ tụt xuống cực kỳ thấp.
|
The whole nation soon shared the farmers' pain, however, as the country plunged into depression following the stock market crash of 1929. For farmers, the economic crisis compounded difficulties arising from overproduction. Then, the farm sector was hit by unfavorable weather conditions that highlighted shortsighted farming practices. Persistent winds during an extended drought blew away topsoil from vast tracts of once-productive farmland. The term "dustbowl" was coined to describe the ugly conditions.
|
Tuy nhiên, không lâu sau cả quốc gia đã chia sẻ nỗi khó khăn của nông dân khi đất nước rơi vào khủng hoảng kinh tế sau sự đổ vỡ của thị trường chứng khoán năm 1929. Đối với nông dân, cuộc khủng hoảng kinh tế còn trộn thêm cả những khó khăn nảy sinh do sản xuất thừa. Sau đó, khu vực nông nghiệp còn gặp phải những điều kiện thời tiết bất lợi cho hoạt động canh tác. Những đợt gió dai dẳng trong suốt mùa khô hạn kéo dài đã thổi mất đi những lớp đất mầu mỡ trên bề mặt của một vùng rộng lớn đã từng cho năng suất cao. Khái niệm “bão bụi” được đặt ra để mô tả những điều kiện xấu ấy.
|
Widespread government intervention in the farm economy began in 1929, when President Herbert Hoover (1929-1933) created the federal Farm Board. Although the board could not meet the growing challenges posed by the Depression, its establishment represented the first national commitment to provide greater economic stability for farmers and set a precedent for government regulation of farm markets.
|
Sự can thiệp của chính phủ được mở rộng trong nền kinh tế nông nghiệp bắt đầu vào năm 1929, khi Tổng thống Herbert Hoover (1929-1933) thành lập Ban nông nghiệp liên bang. Mặc dù ban này không thể đáp ứng những thách thức gia tăng do cuộc Đại khủng hoảng mang lại, nhưng việc thiết lập tổ chức này thể hiện cam kết quốc gia đầu tiên nhằm bảo đảm sự ổn định kinh tế nhiều hơn nữa cho nông dân và đặt ra một tiền lệ về sự điều tiết các thị trường nông sản của chính phủ.
|
Upon his inauguration as president in 1933, President Franklin D. Roosevelt moved national agricultural policy far beyond the Hoover initiative. Roosevelt proposed, and Congress approved, laws designed to raise farm prices by limiting production. The government also adopted a system of price supports that guaranteed farmers a "parity" price roughly equal to what prices should be during favorable market times. In years of overproduction, when crop prices fell below the parity level, the government agreed to buy the excess.
|
Trong buổi lễ nhậm chức tổng thống của mình vào năm 1933, Tổng thống Franklin D. Roosevelt đã tuyên bố chuyển đổi chính sách nông nghiệp quốc gia mạnh mẽ hơn so với sáng kiến của Hoover. Roosevelt đã đề xuất, và Quốc hội đã tán thành, các luật nhằm nâng cao giá cả nông sản bằng việc hạn chế sản xuất. Chính phủ cũng chấp nhận và thực hiện một hệ thống trợ giá để bảo đảm cho nông dân một mức giá “tương đương” gần bằng mức giá có thể có được trong thời kỳ thị trường thuận lợi. Trong những năm sản xuất thừa, khi giá cả nông sản thấp hơn mức giá tương đương, chính phủ chấp nhận mua lượng thừa đó.
|
Other New Deal initiatives aided farmers. Congress created the Rural Electrification Administration to extend electric power lines into the countryside. Government helped build and maintain a network of farm-to-market roads that made towns and cities more accessible. Soil conservation programs stressed the need to manage farmland effectively.
|
Có những sáng kiến nữa của Chính sách mới để hỗ trợ nông dân. Quốc hội thành lập Ban quản lý điện khí hóa nông thôn nhằm mở rộng các tuyến truyền tải điện đến các vùng nông thôn. Chính phủ giúp đỡ xây dựng và duy tu hệ thống các đường giao thông từ trang trại đến thị trường để người nông dân cũng như hàng hóa của họ có thể tới được các thành phố và đô thị thuận lợi hơn. Những chương trình bảo toàn đất đai nhấn mạnh đến sự cần thiết phải quản lý hiệu quả đất canh tác.
|
By the end of World War II, the farm economy once again faced the challenge of overproduction. Technological advances, such as the introduction of gasoline- and electric-powered machinery and the widespread use of pesticides and chemical fertilizers, meant production per hectare was higher than ever. To help consume surplus crops, which were depressing prices and costing taxpayers money, Congress in 1954 created a Food for Peace program that exported U.S. farm goods to needy countries. Policy-makers reasoned that food shipments could promote the economic growth of developing countries. Humanitarians saw the program as a way for America to share its abundance.
|
Đến cuối Chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế trang trại một lần nữa lại phải đối diện với những thách thức của sản xuất thừa. Các tiến bộ công nghệ, chẳng hạn như việc đưa vào các máy móc chạy điện và xăng dầu cũng như việc sử dụng rộng rãi thuốc trừ sâu và phân hóa học, làm cho sản lượng trên mỗi hecta cao hơn bao giờ hết. Để giúp tiêu thụ các nông sản thừa gây sức ép lên giá cả và gây tổn thất tiền bạc của người đóng thuế, năm 1954 Quốc hội đã tạo nên một chương trình Lương thực vì hòa bình để xuất khẩu hàng hóa nông sản của Mỹ sang các nước có nhu cầu. Các nhà hoạch định chính sách lập luận rằng việc xuất khẩu lương thực như vậy có thể sẽ đẩy mạnh sự tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển. Những người theo chủ nghĩa nhân đạo coi chương trình này như là một cách để nước Mỹ chia sẻ sự dư dật của mình.
|
In the 1960s, the government decided to use surplus food to feed America's own poor as well. During President Lyndon Johnson's War on Poverty, the government launched the federal Food Stamp program, giving low-income persons coupons that could be accepted as payment for food by grocery stores. Other programs using surplus goods, such as for school meals for needy children, followed. These food programs helped sustain urban support for farm subsidies for many years, and the programs remain an important form of public welfare -- for the poor and, in a sense, for farmers as well.
|
Trong những năm 1960, chính phủ quyết định cũng sử dụng lương thực thừa để nuôi chính những người nghèo của mình. Trong Cuộc chiến chống đói nghèo của Tổng thống Lyndon Johnson, chính phủ đưa ra chương trình Tem phiếu thực phẩm cấp cho những người có thu nhập thấp các phiếu phân phối có thể dùng để thanh toán lương thực thực phẩm tại các cửa hàng tạp phẩm. Tiếp theo là các chương trình khác sử dụng hàng hóa nông sản thừa, chẳng hạn như các bữa ăn tại trường cho trẻ em có nhu cầu. Các chương trình lương thực như vậy đã giúp duy trì sự giúp đỡ của thành phố cho khu vực nông nghiệp trong nhiều năm, và những chương trình này vẫn là một dạng quan trọng của phúc lợi công cộng - giành cho người nghèo và theo một nghĩa nào đó cũng cho cả người nông dân.
|
But as farm production climbed higher and higher through the 1950s, 1960s, and 1970s, the cost of the government price support system rose dramatically. Politicians from non-farm states questioned the wisdom of encouraging farmers to produce more when there was already enough -- especially when surpluses were depressing prices and thereby requiring greater government assistance.
|
Nhưng khi sản xuất nông trại ngày càng tăng lên suốt trong những năm 1950, 1960 và 1970 thì chi phí của hệ thống trợ giá của chính phủ cũng tăng lên hết sức mạnh mẽ. Các nhà chính trị ở những bang không có sản xuất nông nghiệp đã đặt ra câu hỏi về tính khôn ngoan trong việc khuyến khích nông dân sản xuất nhiều hơn nữa khi đã đủ - đặc biệt là khi lượng dư thừa gây sức ép lên giá cả và do vậy lại yêu cầu sự giúp đỡ của chính phủ lớn hơn.
|
The government tried a new tack. In 1973, U.S. farmers began receiving assistance in the form of federal "deficiency" payments, which were designed to work like the parity price system. To receive these payments, farmers had to remove some of their land from production, thereby helping to keep market prices up. A new Payment-in-Kind program, begun in the early 1980s with the goal of reducing costly government stocks of grains, rice, and cotton, and strengthening market prices, idled about 25 percent of cropland.
|
Chính phủ đã thử một sách lược mới. Năm 1973, nông dân Mỹ bắt đầu nhận được sự giúp đỡ dưới dạng những khoản tiền thanh toán “thiếu hụt” của liên bang, được thiết kế để vận hành giống như hệ thống giá tương đương. Để nhận được những khoản thanh toán này, người nông dân phải tách ra một số ruộng đất của mình không được sản xuất, do vậy sẽ giúp giữ giá thị trường. Một chương trình mới Thanh toán bằng hiện vật, được tiến hành vào đầu những năm 1980 với mục đích giảm chi phí tích trữ lúa, gạo và bông của chính phủ và nâng cao giá cả thị trường, đã bỏ không canh tác khoảng 25% đất trồng trọt.
|
Price supports and deficiency payments applied only to certain basic commodities such as grains, rice, and cotton. Many other producers were not subsidized. A few crops, such as lemons and oranges, were subject to overt marketing restrictions. Under so-called marketing orders, the amount of a crop that a grower could market as fresh was limited week by week. By restricting sales, such orders were intended to increase the prices that farmers received.
|
Việc trợ giá và thanh toán thiếu hụt chỉ áp dụng cho những hàng hóa cơ bản nhất định như lúa, gạo và bông. Nhiều người sản xuất khác không được trợ cấp. Một vài nông sản, chẳng hạn như chanh và cam, bị lệ thuộc vào những hạn chế thị trường công khai. Dưới cái gọi là những đơn đặt hàng thị trường, lượng nông sản của cây trồng là mặt hàng tươi bị giới hạn theo từng tuần. Bằng việc khống chế lượng bán ra, những đơn đặt hàng như vậy nhằm mục đích nâng giá cho nông dân.
|
In the 1980s and 1990s
By the 1980s, the cost to the government (and therefore taxpayers) of these programs sometimes exceeded $20,000 million annually. Outside of farm areas, many voters complained about the cost and expressed dismay that the federal government was actually paying farmers NOT to farm. Congress felt it had to change course again.
|
Trong các thập kỷ 1980 và 1990
Vào thập kỷ 1980, chi phí của chính phủ (và cũng là của người đóng thuế) cho những chương trình như vậy đôi khi vượt quá 20 tỷ USD mỗi năm. Bên ngoài các khu vực nông trại, nhiều cử tri phàn nàn và biểu lộ bất bình về việc chính phủ liên bang thực tế thanh toán cho nông dân chứ KHÔNG cho nông trại. Quốc hội nhận thấy cần phải thay đổi đường lối.
|
In 1985, amid President Ronald Reagan's calls for smaller government generally, Congress enacted a new farm law designed to reduce farmers' dependence on government aid and to improve the international competitiveness of U.S. farm products. The law reduced support prices, and it idled 16 to 18 million hectares of environmentally sensitive cropland for 10 to 15 years. Although the 1985 law only modestly affected the government farm-assistance structure, improving economic times helped keep the subsidy totals down.
|
Năm 1985, theo yêu cầu của Tổng thống Ronald Reagan về một chính phủ có quy mô hẹp hơn, Quốc hội đã thông qua một luật mới về nông trại nhằm mục đích giảm bớt sự phụ thuộc của nông dân vào hỗ trợ của chính phủ và nâng cao khả năng cạnh tranh quốc tế đối với hàng hóa nông sản Mỹ. Luật này cắt giảm trợ giá và không canh tác từ 16 đến 18 triệu hecta đất trồng nhạy cảm với môi trường trong vòng từ 10 đến 15 năm. Mặc dù luật năm 1985 chỉ tác động vừa phải đến cơ cấu trợ giúp nông trại của chính phủ nhưng việc cải thiện các chu kỳ kinh tế đã giúp kiềm chế tổng số tiền trợ cấp.
|
As federal budget deficits ballooned throughout the late 1980s, however, Congress continued to look for ways to cut federal spending. In 1990, it approved legislation that encouraged farmers to plant crops for which they traditionally had not received deficiency payments, and it reduced the amount of land for which farmers could qualify for deficiency payments. The new law retained high and rigid price supports for certain commodities, and extensive government management of some farm commodity markets continued, however.
|
Tuy nhiên, khi thâm hụt ngân sách liên bang tăng cao suốt cuối thập kỷ 1980, Quốc hội phải tìm mọi cách cắt bớt chi tiêu liên bang. Năm 1990, Quốc hội thông qua luật khuyến khích nông dân gieo trồng những nông sản mà trước đây họ thường không được nhận các khoản thanh toán thiếu hụt, và giảm bớt diện tích đất trồng những loại nông sản mà người nông dân đã có thể được hưởng thanh toán thiếu hụt. Luật mới này duy trì trợ cấp giá cố định và cao cho những hàng hóa nhất định, và tiếp tục đẩy mạnh quản lý nhà nước đối với một số thị trường hàng hóa nông sản.
|
That changed dramatically in 1996. A new Republican Congress, elected in 1994, sought to wean farmers from their reliance on government assistance. The Freedom-to-Farm Act dismantled the costliest price- and income-support programs and freed farmers to produce for global markets without restraints on how many crops they planted. Under the law, farmers would get fixed subsidy payments unrelated to market prices. The law also ordered that dairy price supports be phased out.
|
Điều này đã thay đổi mạnh mẽ vào năm 1996. Một Quốc hội mới với đa số thuộc phái Cộng hoà, được bầu ra vào năm 1994, tìm cách làm cho nông dân từ bỏ dựa dẫm vào sự giúp đỡ của chính phủ. Đạo luật về quyền tự quyết đối với nông trại đã dỡ bỏ các chương trình trợ giúp về thu nhập và giá cả tốn kém nhất, đồng thời trao cho nông dân quyền tự chủ sản xuất đáp ứng thị trường toàn cầu mà không hạn chế họ cấy trồng bao nhiêu nông sản. Với luật này, người nông dân nhận được khoản trợ cấp cố định không quan hệ tới giá cả thị trường. Luật này cũng quyết định bãi bỏ việc thực hiện trợ giá bơ sữa.
|
These changes, a sharp break from the policies of the New Deal era, did not come easily. Congress sought to ease the transition by providing farmers $36,000 million in payments over seven years even though crop prices at the time were at high levels. Price supports for peanuts and sugar were kept, and those for soybeans, cotton, and rice were actually raised. Marketing orders for oranges and some other crops were little changed. Even with these political concessions to farmers, questions remained whether the less controlled system would endure. Under the new law, government supports would revert to the old system in 2002 unless Congress were to act to keep market prices and support payments decoupled.
|
Những thay đổi này xóa bỏ cơ bản các chính sách từ thời kỳ Chính sách mới nên nó đi vào cuộc sống không phải dễ dàng. Quốc hội tìm cách làm dịu bớt căng thẳng của quá trình chuyển đổi này bằng việc cung cấp cho nông dân 36 tỷ USD thanh toán trong 7 năm mặc dù giá nông sản ở thời điểm này đang ở mức cao. Việc trợ giá cho lạc và đường vẫn được giữ nguyên, và những trợ giá cho đỗ tương, bông và gạo thực tế còn tăng lên. Các đơn đặt hàng của thị trường về cam và một số nông sản khác rất ít thay đổi. Ngay cả khi có những nhượng bộ chính trị như vậy đối với nông dân thì câu hỏi vẫn được đặt ra là liệu có thể kéo dài hệ thống ít bị kiểm soát hơn này được không. Với luật mới, sự giúp đỡ của chính phủ sẽ quay trở lại hệ thống cũ vào năm 2002 trừ phi Quốc hội hành động để giữ giá thị trường và các khoản thanh toán trợ giúp được tách ra.
|
New dark clouds appeared by 1998, when demand for U.S. farm products slumped in important, financially distressed parts of Asia; farm exports fell sharply, and crop and livestock prices plunged. Farmers continued to try to boost their incomes by producing more, despite lower prices. In 1998 and again in 1999, Congress passed bailout laws that temporarily boosted farm subsidies the 1996 act had tried to phase out. Subsidies of $22,500 million in 1999 actually set a new record.
|
Những đám mây đen mới xuất hiện vào năm 1998 khi cầu về hàng hóa nông sản Mỹ sụt giảm ở những vùng châu Á đang bị khốn quẫn tài chính nghiêm trọng; xuất khẩu nông sản giảm mạnh, và giá nông sản, gia súc bị dìm xuống. Người nông dân tiếp tục cố gắng nâng cao thu nhập của mình bằng cách sản xuất nhiều hơn, dù cho giá cả có thấp đi. Năm 1998 và năm 1999, Quốc hội đã thông qua một loạt luật bảo lãnh nhằm tạm thời gia tăng tài trợ cho nông trại mà đạo luật năm 1996 đã bãi bỏ. Khoản tài trợ 22.500 triệu USD năm 1999 thực sự lập ra một kỷ lục mới.
|
Farm Policies and World Trade
The growing interdependence of world markets prompted world leaders to attempt a more systematic approach to regulating agricultural trade among nations in the 1980s and 1990s.
|
Các chính sách nông nghiệp và thương mại thế giới
Sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng gia tăng của các thị trường thế giới đã nhắc nhở các nhà lãnh đạo trên thế giới phải có cách tiếp cận mang tính hệ thống hơn để điều tiết việc buôn bán hàng hóa nông nghiệp giữa các quốc gia trong thập kỷ 1980 và thập kỷ 1990.
|
Almost every agriculture-producing country provides some form of government support for farmers. In the late 1970s and early 1980s, as world agricultural market conditions became increasingly variable, most nations with sizable farm sectors instituted programs or strengthened existing ones to shield their own farmers from what was often regarded as foreign disruption. These policies helped shrink international markets for agricultural commodities, reduce international commodity prices, and increase surpluses of agricultural commodities in exporting countries.
|
Hầu hết mỗi quốc gia sản xuất nông nghiệp đều có một số hình thức trợ giúp của chính phủ đối với nông dân. Vào cuối thập kỷ 1970 và đầu thập kỷ 1980, khi các điều kiện thị trường nông nghiệp trở nên thay đổi nhanh chóng, phần lớn các quốc gia có khu vực nông nghiệp chiếm tỷ trọng đáng kể đã tổ chức các chương trình hoặc đẩy mạnh các chương trình đang có để hỗ trợ nông dân của mình tránh khỏi những gì được xem là tình trạng tranh mua tranh bán của nước ngoài. Những chính sách này làm thu hẹp các thị trường quốc tế về hàng hóa nông nghiệp, làm giảm giá cả hàng hóa quốc tế và gia tăng dư thừa hàng hóa nông nghiệp trong các nước xuất khẩu.
|
In a narrow sense, it is understandable why a country might try to solve an agricultural overproduction problem by seeking to export its surplus freely while restricting imports. In practice, however, such a strategy is not possible; other countries are understandably reluctant to allow imports from countries that do not open their markets in turn.
|
Theo một nghĩa hẹp, có thể hiểu được tại sao một nước cố gắng giải quyết vấn đề sản xuất thừa hàng nông nghiệp bằng việc tìm cách xuất khẩu lượng thừa đó một cách tự do trong khi lại hạn chế nhập khẩu. Tuy nhiên, trên thực tế một chiến lược như vậy là không khả thi; các nước khác cũng miễn cưỡng một cách dễ hiểu trong việc cho phép nhập khẩu từ những nước không mở cửa thị trường của mình.
|
By the mid-1980s, governments began working to reduce subsidies and allow freer trade for farm goods. In July 1986, the United States announced a new plan to reform international agricultural trade as part of the Uruguay Round of multilateral trade negotiations. The United States asked more than 90 countries that were members of the world's foremost international trade arrangement, known then as the General Agreement on Tariffs and Trade (GATT), to negotiate the gradual elimination of all farm subsidies and other policies that distort farm prices, production, and trade. The United States especially wanted a commitment for eventual elimination of European farm subsidies and the end to Japanese bans on rice imports.
|
Vào giữa thập kỷ 1980, các chính phủ tiến hành giảm trợ cấp và cho phép buôn bán tự do hơn đối với hàng hóa nông sản. Tháng Bảy 1986, Hoa Kỳ công bố một kế hoạch mới nhằm cải cách buôn bán hàng hóa nông nghiệp quốc tế như là một phần của Vòng đàm phán thương mại đa phương Urugoay. Hoa Kỳ đã yêu cầu hơn 90 nước thành viên tổ chức thương mại quốc tế hàng đầu thế giới, lúc đó là Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT), thương lượng để xóa bỏ từng bước tất cả những tài trợ cho nông nghiệp và các chính sách khác bóp méo giá cả nông sản, sản xuất và buôn bán. Hoa Kỳ đặc biệt muốn có một cam kết xóa bỏ tận cùng các tài trợ cho nông trại châu Âu và chấm dứt chính sách cấm nhập khẩu gạo của Nhật Bản.
|
Other countries or groups of countries made varying proposals of their own, mostly agreeing on the idea of moving away from trade-distorting subsidies and toward freer markets. But as with previous attempts to get international agreements on trimming farm subsidies, it initially proved extremely difficult to reach any accord. Nevertheless, the heads of the major Western industrialized nations recommitted themselves to achieving the subsidy-reduction and freer-market goals in 1991. The Uruguay Round was finally completed in 1995, with participants pledging to curb their farm and export subsidies and making some other changes designed to move toward freer trade (such as converting import quotas to more easily reduceable tariffs). They also revisited the issue in a new round of talks (the World Trade Organization Seattle Ministerial in late 1999). While these talks were designed to eliminate export subsidies entirely, the delegates could not agree on going that far. The European Community, meanwhile, moved to cut export subsidies, and trade tensions ebbed by the late 1990s.
|
Các nước hoặc các nhóm nước khác đều đưa ra những đề nghị riêng khác nhau của mình, nhưng hầu hết đều thống nhất với ý tưởng xóa bỏ tài trợ làm bóp méo thương mại và hướng về những thị trường tự do hơn. Nhưng với các cố gắng ban đầu nhằm có được những hiệp định quốc tế về việc cắt giảm tài trợ cho nông nghiệp, đã chứng tỏ rất khó có thể đạt được bất kỳ một sự nhất trí nào. Tuy nhiên, lãnh đạo các nước công nghiệp hàng đầu phương Tây đã cam kết với nhau để đạt được cắt giảm tài trợ và những mục tiêu về thị trường tự do hơn vào năm 1991. Vòng đàm phán Urugoay đã kết thúc vào năm 1995, với sự cam kết của các bên tham gia về hạn chế tài trợ cho nông nghiệp và xuất khẩu đồng thời tạo ra một số thay đổi khác nhằm hướng về buôn bán tự do hơn (chẳng hạn như chuyển đổi quota nhập khẩu thành các loại thuế quan dễ cắt giảm hơn). Họ cũng xem xét lại vấn đề này trong vòng đàm phán mới (tại Hội nghị bộ trưởng của Tổ chức thương mại thế giới ở Seattle vào cuối năm 1999). Trong khi các cuộc đàm phán này được tổ chức nhằm mục đích xóa bỏ hoàn toàn tài trợ cho xuất khẩu thì các phái đoàn lại không đồng ý tiếp tục đi quá xa như vậy. Trong khi đó, Cộng đồng châu Âu chuyển sang cắt giảm tài trợ xuất khẩu và tình trạng căng thẳng thương mại đã giảm xuống vào cuối thập kỷ 1990.
|
Farm trade disputes continued, however. From Americans' point of view, the European Community failed to follow through with its commitment to reduce agricultural subsidies. The United States won favorable decisions from the World Trade Organization, which succeeded GATT in 1995, in several complaints about continuing European subsidies, but the EU refused to accept them. Meanwhile, European countries raised barriers to American foods that were produced with artificial hormones or were genetically altered -- a serious challenge to the American farm sector.
|
Tuy nhiên, các cuộc tranh cãi về buôn bán nông sản vẫn tiếp tục. Theo quan điểm của Mỹ thì Cộng đồng châu Âu đã thất bại trong việc theo đuổi đến cùng cam kết giảm tài trợ cho nông nghiệp. Hoa Kỳ đã giành được các phán quyết có lợi của Tổ chức thương mại thế giới, là tổ chức kế tục GATT từ năm 1995, trong một vài kiện cáo về việc tiếp tục tài trợ của Cộng đồng châu Âu, nhưng các nước châu Âu đã không chấp nhận điều đó. Cùng lúc đó, các nước châu Âu gia tăng các rào cản đối với thực phẩm Mỹ được sản xuất với các hoóc môn nhân tạo hoặc biến đổi gien - đây là một thách thức nghiêm trọng đối với lĩnh vực nông nghiệp Mỹ.
|
In early 1999, U.S. Vice President Al Gore called again for deep cuts in agricultural subsidies and tariffs worldwide. Japan and European nations were likely to resist these proposals, as they had during the Uruguay Round. Meanwhile, efforts to move toward freer world agricultural trade faced an additional obstacle because exports slumped in the late 1990s.
|
Vào đầu năm 1999, Phó Tổng thống Mỹ Al Gore lại kêu gọi cắt giảm mạnh tài trợ nông nghiệp và biểu thuế quan trên toàn cầu. Nhật Bản và các nước châu Âu gần như từ chối các đề nghị này như họ đã từng bày tỏ trong Vòng đàm phán Urugoay. Trong khi đó, các nỗ lực hướng về thương mại nông nghiệp thế giới tự do hơn lại gặp thêm trở ngại do xuất khẩu giảm sút vào cuối thập kỷ 1990.
|
Farming As Big Business
American farmers approached the 21st century with some of the same problems they encountered during the 20th century. The most important of these continued to be overproduction. As has been true since the nation's founding, continuing improvements in farm machinery, better seeds, better fertilizers, more irrigation, and effective pest control have made farmers more and more successful in what they do (except for making money). And while farmers generally have favored holding down overall crop output to shore up prices, they have balked at cutting their own production.
|
Nông nghiệp: Một ngành kinh doanh lớn
Nông dân Mỹ bước vào thế kỷ XXI với một số vấn đề giống như họ đã từng chạm trán trong suốt thế kỷ XX. Vấn đề quan trọng nhất trong số đó vẫn là sản xuất thừa. Một sự thật từ khi lập quốc là việc tiếp tục cải tiến máy nông nghiệp, hạt giống tốt hơn, phân bón tốt hơn, tưới tiêu tốt hơn và kiểm soát sâu bệnh hiệu quả làm cho nông dân ngày càng có nhiều thành công hơn trong những gì họ làm (trừ việc tạo ra lợi nhuận). Và trong khi người nông dân nhìn chung đều muốn giảm bớt sản lượng nông sản để chống đỡ lại giá cả thì họ lại do dự trong việc thu hẹp sản xuất của chính mình.
|
Just as an industrial enterprise might seek to boost profits by becoming bigger and more efficient, many American farms have gotten larger and larger and have consolidated their operations to become leaner as well. In fact, American agriculture increasingly has become an "agribusiness," a term created to reflect the big, corporate nature of many farm enterprises in the modern U.S. economy. Agribusiness includes a variety of farm businesses and structures, from small, one-family corporations to huge conglomerates or multinational firms that own large tracts of land or that produce goods and materials used by farmers.
|
Cũng giống như một doanh nghiệp công nghiệp tìm cách nâng cao lợi nhuận bằng việc tạo ra quy mô lớn hơn và hiệu quả hơn, nhiều nông trại Mỹ cũng ngày càng có quy mô lớn hơn và củng cố hoạt động của mình sao cho linh hoạt hơn. Sự thật, ngành nông nghiệp Mỹ đã phát triển thành một ngành “kinh doanh nông nghiệp”, một khái niệm được đặt ra để phản ánh bản chất tập đoàn lớn của nhiều doanh nghiệp nông nghiệp trong nền kinh tế Mỹ hiện đại. Kinh doanh nông nghiệp bao gồm rất nhiều doanh nghiệp nông nghiệp và các cơ cấu trang trại đa dạng, từ các doanh nghiệp nhỏ một hộ gia đình cho đến các tổ hợp rất lớn hoặc các công ty đa quốc gia sở hữu những vùng đất đai lớn hoặc sản xuất hàng hóa và nguyên vật liệu cho nông dân sử dụng.
|
The advent of agribusiness in the late 20th century has meant fewer but much larger farms. Sometimes owned by absentee stockholders, these corporate farms use more machinery and far fewer farm hands. In 1940, there were 6 million farms averaging 67 hectares each. By the late 1990s, there were only about 2.2 million farms averaging 190 hectares in size. During roughly this same period, farm employment declined dramatically -- from 12.5 million in 1930 to 1.2 million in the 1990s -- even as the total U.S. population more than doubled. In 1900, half of the labor force were farmers, but by the end of the century only 2 percent worked on farms. And nearly 60 percent of the remaining farmers at the end of the century worked only part-time on farms; they held other, non-farm jobs to supplement their farm income. The high cost of capital investment -- in land and equipment -- makes entry into full-time farming extremely difficult for most persons.
|
Sự ra đời ngành kinh doanh nông nghiệp vào cuối thế kỷ XX đã tạo ra ít trang trại hơn nhưng các trang trại có quy mô lớn hơn nhiều. Đôi khi được sở hữu bởi những cổ đông vắng mặt, các trang trại mang tính tập đoàn này sử dụng nhiều máy móc hơn và ít bàn tay của nông dân hơn. Vào năm 1940, có 6 triệu trang trại và trung bình mỗi trang trại khoảng 67 hecta. Đến cuối thập kỷ 1990, chỉ có khoảng 2,2 triệu trang trại nhưng trung bình mỗi trang trại có diện tích 190 hecta. Cũng chính trong khoảng giai đoạn này, số lao động nông nghiệp giảm rất mạnh - từ 12,5 triệu người năm 1930 xuống còn 1,2 triệu người vào cuối thập kỷ 1990 - dù cho dân số của Mỹ tăng hơn gấp đôi. Vào năm 1900, một nửa lực lượng lao động là nông dân nhưng đến cuối thế kỷ này chỉ còn 2% lao động trong các trang trại. Và gần 60% trong số nông dân còn lại đó đến cuối thế kỷ này chỉ làm việc một phần thời gian trên trang trại; thời gian còn lại họ làm những việc khác không thuộc trang trại để bù đắp thêm thu nhập cho mình. Chi phí đầu tư vốn cao - cho đất đai và trang thiết bị - khiến cho việc dành toàn bộ thời gian làm việc trên trang trại là cực kỳ khó khăn cho hầu hết mọi người.
|
As these numbers demonstrate, the American "family farm" -- rooted firmly in the nation's history and celebrated in the myth of the sturdy yeoman -- faces powerful economic challenges. Urban and suburban Americans continue to rhapsodize about the neat barns and cultivated fields of the traditional rural landscape, but it remains uncertain whether they will be willing to pay the price -- either in higher food prices or government subsidies to farmers -- of preserving the family farm.
|
Như những số liệu trên đã cho thấy, “trang trại gia đình” Mỹ - một khái niệm ăn sâu trong lịch sử dân tộc và được ca tụng trong huyền thoại về người tiểu chủ hùng mạnh - đang phải đối mặt với những thách thức kinh tế lớn lao. Người Mỹ ở vùng đô thị hay ven đô tiếp tục biểu lộ lòng ngưỡng mộ về những ngôi nhà thô sơ ngăn nắp và những cánh đồng được canh tác của phong cảnh miền quê truyền thống, nhưng vẫn còn chưa chắc chắn là liệu họ có sẵn sàng trả giá - hoặc là giá cả thực phẩm cao hơn hoặc tiền tài trợ của chính phủ cho nông dân - để duy trì hình tượng trang trại gia đình đó.
|
| |
CHAPTER 9: Labor in America: The Worker's Role
The American labor force has changed profoundly during the nation's evolution from an agrarian society into a modern industrial state.
The United States remained a largely agricultural nation until late in the 19th century. Unskilled workers fared poorly in the early U.S. economy, receiving as little as half the pay of skilled craftsmen, artisans, and mechanics. About 40 percent of the workers in the cities were low-wage laborers and seamstresses in clothing factories, often living in dismal circumstances. With the rise of factories, children, women, and poor immigrants were commonly employed to run machines.
|
Chương 9: Lao động ở Mỹ: Vai trò của người lao động
Cho đến tận cuối thế kỷ XIX, Hoa Kỳ vẫn còn là một quốc gia chủ yếu làm nông nghiệp. Người lao động không có tay nghề kiếm ăn vất vả trong buổi ban đầu của nền kinh tế Mỹ, chỉ nhận được một nửa tiền công so với thợ lành nghề, thợ thủ công và thợ cơ khí. Khoảng 40% công nhân ở thành phố là người lao động lương thấp và thợ may trong các xưởng may, và thường sống trong hoàn cảnh khó khăn. Với sự gia tăng số lượng các nhà máy, trẻ em, phụ nữ và những người nhập cư nghèo nói chung được tuyển vào để đứng máy.
|
The late 19th century and the 20th century brought substantial industrial growth. Many Americans left farms and small towns to work in factories, which were organized for mass production and characterized by steep hierarchy, a reliance on relatively unskilled labor, and low wages. In this environment, labor unions gradually developed clout. Eventually, they won substantial improvements in working conditions. They also changed American politics; often aligned with the Democratic Party, unions represented a key constituency for much of the social legislation enacted from the time of President Franklin D. Roosevelt's New Deal in the 1930s through the Kennedy and Johnson administrations of the 1960s.
|
Giai đoạn cuối thế kỷ XIX và thế kỷ XX đã đem lại sự phát triển công nghiệp lớn lao. Nhiều người Mỹ đã rời trang trại và thị trấn nhỏ để vào làm việc trong nhà máy, nơi được tổ chức sản xuất hàng loạt và đặc trưng bởi sự phân cấp sâu sắc, dựa vào lao động có tay nghề không cao và lương thấp. Trong môi trường như vậy, các nghiệp đoàn lao động đã từng bước phát triển sức mạnh. Cuối cùng, họ đã giành được những cải thiện quan trọng về điều kiện làm việc. Họ cũng làm thay đổi nền chính trị Mỹ; thường gắn với Đảng Dân chủ, các nghiệp đoàn đại diện cho một khu vực cử tri then chốt đòi ban hành nhiều luật pháp xã hội từ thời Chính sách mới của Tổng thống Franklin D. Roosevelt vào những năm 1930 cho đến thời chính quyền Kennedy và Johnson ở thập kỷ 1960.
|
Organized labor continues to be an important political and economic force today, but its influence has waned markedly. Manufacturing has declined in relative importance, and the service sector has grown. More and more workers hold white-collar office jobs rather than unskilled, blue-collar factory jobs. Newer industries, meanwhile, have sought highly skilled workers who can adapt to continuous changes produced by computers and other new technologies. A growing emphasis on customization and a need to change products frequently in response to market demands has prompted some employers to reduce hierarchy and to rely instead on self-directed, interdisciplinary teams of workers.
|
Ngày nay lao động có tổ chức vẫn tiếp tục là một lực lượng chính trị và kinh tế quan trọng, nhưng ảnh hưởng của nó đã yếu đi đáng kể. Lĩnh vực sản xuất đã giảm bớt tầm quan trọng, và lĩnh vực dịch vụ lại gia tăng. Có ngày càng nhiều người lao động cổ cồn làm việc trong văn phòng hơn là người lao động áo xanh không có tay nghề làm việc trong nhà máy. Trong khi đó, các ngành công nghiệp mới tìm kiếm công nhân có tay nghề cao để có thể đáp ứng những thay đổi liên tục được tạo ra bởi máy tính và các công nghệ mới khác. Tầm quan trọng của khách hàng gia tăng và sự cần thiết phải thay đổi sản phẩm thường xuyên nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường đã thúc đẩy một số nhà tuyển dụng lao động giảm bớt phân cấp và thay vào đó là dựa vào các nhóm công nhân đa ngành có khả năng tự quản.
|
Organized labor, rooted in industries such as steel and heavy machinery, has had trouble responding to these changes. Unions prospered in the years immediately following World War II, but in later years, as the number of workers employed in the traditional manufacturing industries has declined, union membership has dropped. Employers, facing mounting challenges from low-wage, foreign competitors, have begun seeking greater flexibility in their employment policies, making more use of temporary and part-time employees and putting less emphasis on pay and benefit plans designed to cultivate long-term relationships with employees. They also have fought union organizing campaigns and strikes more aggressively. Politicians, once reluctant to buck union power, have passed legislation that cut further into the unions' base. Meanwhile, many younger, skilled workers have come to see unions as anachronisms that restrict their independence. Only in sectors that essentially function as monopolies -- such as government and public schools -- have unions continued to make gains.
|
Lao động có tổ chức trong các ngành công nghiệp như sản xuất thép và máy móc hạng nặng gặp khó khăn khi đáp ứng lại những thay đổi đó. Các nghiệp đoàn phát triển mạnh trong những năm ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhưng sau đó khi số công nhân tuyển dụng vào các ngành công nghiệp chế tạo truyền thống giảm xuống thì số thành viên nghiệp đoàn cũng giảm. Người sử dụng lao động đang đối mặt với những thách thức gia tăng bởi các đối thủ cạnh tranh nước ngoài trả lương thấp bắt đầu tìm cách linh hoạt hơn trong chính sách tuyển dụng lao động của mình, sử dụng nhiều hơn lao động tạm thời và theo giờ, đồng thời ít nhấn mạnh đến các kế hoạch lương, thưởng và phúc lợi để nuôi dưỡng mối quan hệ lâu dài với người lao động. Họ cũng chống lại đình công và các cuộc vận động có tổ chức của nghiệp đoàn một cách mạnh mẽ hơn. Các nhà chính trị, trước đây rất ngần ngại chống lại sức mạnh nghiệp đoàn, đã thông qua luật pháp cắt bớt đi cơ sở của nghiệp đoàn. Trong khi đó, nhiều công nhân trẻ có tay nghề lại nhìn nhận nghiệp đoàn như là tổ chức đã lỗi thời hạn chế tính độc lập của họ. Chỉ trong các lĩnh vực mà chức năng cơ bản có tính độc quyền - chẳng hạn như chính phủ và các trường học - các nghiệp đoàn vẫn tiếp tục giành được thắng lợi.
|
Despite the diminished power of unions, skilled workers in successful industries have benefited from many of the recent changes in the workplace. But unskilled workers in more traditional industries often have encountered difficulties. The 1980s and 1990s saw a growing gap in the wages paid to skilled and unskilled workers. While American workers at the end of the 1990s thus could look back on a decade of growing prosperity born of strong economic growth and low unemployment, many felt uncertain about what the future would bring.
|
Tuy sức mạnh của nghiệp đoàn có giảm, nhưng công nhân có tay nghề trong các ngành công nghiệp phát đạt vẫn có lợi từ nhiều thay đổi gần đây trong công việc. Song công nhân không có tay nghề trong các ngành công nghiệp truyền thống thường phải đối mặt với những khó khăn. Những năm 1980 và 1990 đã chứng kiến sự chênh lệch về lương trả cho công nhân lành nghề và không lành nghề ngày càng tăng. Vì vậy, đến cuối thập kỷ 1990, trong khi người lao động Mỹ nhìn lại một thập kỷ thịnh vượng với một nền kinh tế tăng trưởng mạnh và thất nghiệp thấp, thì vẫn còn nhiều người cảm thấy không chắc chắn tương lai sẽ mang lại điều gì.
|
Labor Standards
Economists attribute some of America's economic success to the flexibility of its labor markets. Employers say that their ability to compete depends in part on having the freedom to hire or lay off workers as market conditions change. American workers, meanwhile, traditionally have been mobile themselves; many see job changes as a means of improving their lives. On the other hand, employers also traditionally have recognized that workers are more productive if they believe their jobs offer them long-term opportunities for advancement, and workers rate job security among their most important economic objectives.
|
Các tiêu chuẩn về lao động
Các nhà kinh tế cho rằng một số thành công về kinh tế của Mỹ là do tính linh hoạt của thị trường lao động. Các nhà sử dụng lao động nói rằng khả năng cạnh tranh của họ phụ thuộc một phần vào quyền tự do thuê mướn và thải hồi lao động khi các điều kiện thị trường thay đổi. Trong khi đó, người lao động Mỹ theo truyền thống thường tự di chuyển; nhiều người coi thay đổi việc làm là cách để cải thiện cuộc sống của mình. Ngược lại, các nhà sử dụng lao động cũng thường thừa nhận rằng công nhân làm việc hiệu quả hơn nếu họ tin là công việc của họ mang lại cho họ những cơ hội tiến bộ lâu dài, và công nhân coi sự bảo đảm công việc là một trong các mục tiêu kinh tế quan trọng nhất của họ.
|
The history of American labor involves a tension between these two sets of values -- flexibility and long-term commitment. Since the mid-1980s, many analysts agree, employers have put more emphasis on flexibility. Perhaps as a result, the bonds between employers and employees have become weaker. Still, a wide range of state and federal laws protect the rights of workers. Some of the most important federal labor laws include the following.
|
Lịch sử lao động Mỹ luôn cuốn theo sự căng thẳng giữa hai phạm trù giá trị này - tính linh hoạt và sự cam kết lâu dài. Nhiều nhà phân tích đã nhất trí rằng từ giữa thập kỷ 1980, các nhà sử dụng lao động đã nhấn mạnh nhiều hơn đến tính linh hoạt. Có lẽ vì thế mà mối ràng buộc giữa họ và người làm công đã dần trở nên yếu đi. Tuy nhiên, vẫn còn một loạt luật của bang và liên bang bảo vệ quyền của người lao động. Một số luật lao động liên bang quan trọng nhất là:
|
The Fair Labor Standards Act of 1938 sets national minimum wages and maximum hours individuals can be required to work. It also sets rules for overtime pay and standards to prevent child-labor abuses. In 1963, the act was amended to prohibit wage discrimination against women. Congress adjusts the minimum wage periodically, although the issue often is politically contentious. In 1999, it stood at $5.15 per hour, although the demand for workers was so great at the time that many employers -- even those who hired low-skilled workers -- were paying wages above the minimum. Some individual states set higher wage floors.
|
Đạo luật các tiêu chuẩn lao động công bằng năm 1938 đặt ra mức lương tối thiểu và số giờ lao động tối đa trên toàn quốc mà mỗi cá nhân có thể được đòi hỏi làm việc. Đạo luật này cũng đặt ra các quy định về tiền thanh toán làm việc ngoài giờ và các tiêu chuẩn để tránh lạm dụng lao động trẻ em. Năm 1963, đạo luật này được bổ sung để cấm phân biệt mức lương đối với phụ nữ. Quốc hội điều chỉnh mức lương tối thiểu theo định kỳ, mặc dù vấn đề này thường gây tranh cãi về mặt chính trị. Năm 1999, mức lương tối thiểu là 5,15 USD một giờ, mặc dù vào thời điểm này lượng cầu về người lao động rất lớn nên nhiều nhà tuyển dụng - kể cả những người thuê lao động có tay nghề thấp - đều đang trả lương cao hơn mức lương tối thiểu. Một vài bang đặt ra các mức lương sàn riêng cao hơn.
|
The Civil Rights Act of 1964 establishes that employers cannot discriminate in hiring or employment practices on the basis of race, sex, religion, and national origin (the law also prohibits discrimination in voting and housing).
|
Đạo luật về quyền công dân năm 1964 được ban hành để người sử dụng lao động không thể phân biệt đối xử khi thuê hoặc tuyển dụng lao động trên cơ sở chủng tộc, giới tính, tôn giáo và nguồn gốc dân tộc (luật này cũng cấm phân biệt trong bầu cử và thuê mua nhà).
|
The Age and Discrimination in Employment Act of 1967 protects older workers against job discrimination.
The Occupational Health and Safety Act of 1971 requires employers to maintain safe working conditions. Under this law, the Occupational Safety and Health Administration (OSHA) develops workplace standards, conducts inspections to assess compliance with them, and issues citations and imposes penalties for noncompliance.
The Employee Retirement Income Security Act, or ERISA, sets standards for pension plans established by businesses or other nonpublic organizations. It was enacted in 1974.
The Family and Medical Leave Act of 1993 guarantees employees unpaid time off for childbirth, for adoption, or for caring for seriously-ill relatives.
The Americans With Disabilities Act, passed in 1990, assures job rights for handicapped persons.
|
Đạo luật về lứa tuổi và phân biệt đối xử trong tuyển dụng lao động năm 1967 bảo vệ người lao động cao tuổi khỏi bị phân biệt tại nơi làm việc.
Đạo luật về sức khoẻ và an toàn nghề nghiệp năm 1971 yêu cầu nhà sử dụng lao động duy trì các điều kiện làm việc an toàn. Theo luật này, Cục sức khoẻ và an toàn nghề nghiệp (OSHA) đặt ra các tiêu chuẩn nơi làm việc, điều tra để đánh giá việc tuân thủ các tiêu chuẩn đó và đưa ra các hình thức biểu dương và phạt đối với trường hợp không chấp hành.
Đạo luật về bảo đảm thu nhập hưu trí cho người lao động, hay ERISA, đặt ra các tiêu chuẩn về kế hoạch lương hưu được xây dựng bởi các doanh nghiệp hay các tổ chức không thuộc nhà nước khác. Nó được thông qua vào năm 1974.
Đạo luật về nghỉ phép để chăm sóc người ốm và gia đình năm 1993 bảo đảm quyền lợi cho người lao động trong thời gian nghỉ không lương do sinh con, do chăm sóc con, hoặc chăm sóc người nhà ốm nặng.
Đạo luật về người tàn tật Mỹ, được thông qua năm 1990, bảo đảm quyền làm việc cho người tàn tật.
|
Pensions and Unemployment Insurance
In the United States, employers play a key role in helping workers save for retirement. About half of all privately employed people and most government employees are covered by some type of pension plan. Employers are not required to sponsor pension plans, but the government encourages them to do so by offering generous tax breaks if they establish and contribute to employee pensions.
|
Hưu trí và bảo hiểm thất nghiệp
Ở nước Mỹ, người sử dụng lao động đóng một vai trò chủ chốt trong việc giúp người lao động tiết kiệm cho hưu trí. Khoảng một nửa số lao động do tư nhân tuyển dụng và hầu hết các công chức nhà nước được chu cấp bởi một số kiểu kế hoạch tiền hưu trí. Người sử dụng lao động không bắt buộc phải đỡ đầu cho kế hoạch tiền hưu trí, nhưng chính phủ khuyến khích họ làm như vậy bằng các khoản giảm thuế lớn nếu họ tổ chức và đóng góp tiền hưu trí cho người lao động.
|
The federal government's tax collection agency, the Internal Revenue Service, sets most rules governing pension plans, and a Labor Department agency regulates plans to prevent abuses. Another federal agency, the Pension Benefit Guaranty Corporation, insures retiree benefits under traditional private pensions; a series of laws enacted in the 1980s and 1990s boosted premium payments for this insurance and stiffened requirements holding employers responsible for keeping their plans financially healthy.
|
Cơ quan thuế của chính phủ liên bang, Sở thu nhập quốc nội, đặt ra hầu hết các quy định quản lý các kế hoạch tiền hưu trí, và một văn phòng của Bộ Lao động điều tiết các kế hoạch này để tránh bị lạm dụng. Một cơ quan khác của liên bang, Công ty bảo đảm trợ cấp tiền hưu, bảo hiểm lợi ích cho người về hưu trong quỹ hưu trí tư nhân truyền thống; một loạt luật được thực thi trong thập kỷ 1980 và 1990 để nâng số tiền thanh toán cho loại bảo hiểm này và kiên quyết yêu cầu người sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm duy trì các kế hoạch của họ thật lành mạnh về tài chính.
|
The nature of employer-sponsored pensions changed substantially during the final three decades of the 20th century. Many employers -- especially small employers -- stopped offering traditional "defined benefit" plans, which provide guaranteed monthly payments to retirees based on years of service and salary. Instead, employers increasingly offer "defined contribution" plans. In a defined contribution plan, the employer is not responsible for how pension money is invested and does not guarantee a certain benefit. Instead, employees control their own pension savings (many employers also contribute, although they are not required to do so), and workers can hold onto the savings even if they change jobs every few years. The amount of money available to employees upon retirement, then, depends on how much has been contributed and how successfully the employees invest their own the funds.
|
Bản chất của tiền hưu trí do người sử dụng lao động đỡ đầu đã thay đổi cơ bản trong ba thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX. Nhiều người thuê lao động - đặc biệt là giới chủ nhỏ - đã ngừng đưa ra các kế hoạch “lợi ích xác định” truyền thống bảo đảm thanh toán tiền hưu hàng tháng dựa trên số năm làm việc và mức lương. Thay vào đó, họ đưa ra kế hoạch “đóng góp xác định”. Trong một kế hoạch đóng góp xác định, người thuê lao động không chịu trách nhiệm về việc tiền hưu trí được đầu tư như thế nào và không bảo đảm một lợi ích nhất định. Thay vào đó, người lao động tự kiểm soát tiền tiết kiệm hưu trí của mình (nhiều người thuê lao động cũng tham gia đóng góp, mặc dù họ không buộc phải làm như vậy), và người lao động có thể giữ khoản tiền tiết kiệm đó ngay cả khi cứ vài năm họ lại chuyển chỗ làm việc. Lúc này, lượng tiền có sẵn cho người lao động khi về hưu phụ thuộc vào số tiền đã góp lại và số tiền lời mà người lao động đầu tư quỹ của riêng họ.
|
The number of private defined benefit plans declined from 170,000 in 1965 to 53,000 in 1997, while the number of defined contribution plans rose from 461,000 to 647,000 -- a shift that many people believe reflects a workplace in which employers and employees are less likely to form long-term bonds.
|
Số lượng các kế hoạch lợi ích xác định của tư nhân đã giảm từ 170.000 năm 1965 xuống còn 53.000 năm 1997, trong khi đó số lượng các kế hoạch đóng góp xác định lại tăng từ 461.000 lên tới 647.000 - một sự dịch chuyển mà nhiều người cho rằng nó phản ánh một môi trường làm việc trong đó người thuê lao động và người lao động không thích hình thành các mối ràng buộc lâu dài.
|
The federal government administers several types of pension plans for its employees, including members of the military and civil service as well as disabled war veterans. But the most important pension system run by the government is the Social Security program, which provides full benefits to working people who retire and apply for benefits at age 65 or older, or reduced benefits to those retiring and applying for benefits between the ages of 62 and 65. Although the program is run by a federal agency, the Social Security Administration, its funds come from employers and employees through payroll taxes. While Social Security is regarded as a valuable "safety net" for retirees, most find that it provides only a portion of their income needs when they stop working. Moreover, with the post-war baby-boom generation due to retire early in the 21st century, politicians grew concerned in the 1990s that the government would not be able to pay all of its Social Security obligations without either reducing benefits or raising payroll taxes. Many Americans considered ensuring the financial health of Social Security to be one of the most important domestic policy issues at the turn of the century.
|
Chính phủ liên bang đưa ra một số kiểu kế hoạch tiền hưu trí cho nhân viên của mình, bao gồm nhân viên của ngành công chức quân sự và dân sự cũng như các cựu chiến binh tàn phế. Nhưng hệ thống lương hưu quan trọng nhất do chính phủ quản lý là chương trình An sinh xã hội chu cấp toàn bộ trợ cấp hưu trí cho người lao động về hưu và xin trợ cấp ở độ tuổi 65 trở lên, hoặc trợ cấp hưu trí có giảm đi cho người về hưu và xin trợ cấp trong độ tuổi 62 đến 65. Mặc dù chương trình này do một cơ quan của liên bang, Cục quản lý an sinh xã hội, điều hành nhưng quỹ của nó lấy từ người thuê lao động và người lao động thông qua các khoản đóng thuế theo sổ lương. Trong khi An sinh xã hội được coi là một “mạng lưới an toàn” có giá trị cho người về hưu, thì nhiều người lại cho rằng nó mới cung cấp được một phần nhu cầu thu nhập khi họ nghỉ hưu. Hơn nữa, với thế hệ những người sinh ra trong thời kỳ bùng nổ dân số sau chiến tranh đúng đến tuổi về hưu vào ngay đầu thế kỷ XXI, các nhà chính trị trong những năm 1990 đã tỏ ra lo lắng rằng chính phủ không có khả năng thanh toán tất cả các khoản An sinh xã hội bắt buộc của mình nếu không cắt giảm mức trợ cấp hoặc tăng thuế theo sổ lương. Nhiều người Mỹ coi việc bảo đảm trạng thái lành mạnh tài chính của chương trình An sinh xã hội là một trong những chủ đề chính sách đối nội quan trọng nhất vào thời điểm chuyển giao thế kỷ.
|
Many people -- generally those who are self-employed, those whose employers do not provide a pension, and those who believe their pension plans inadequate -- also can save part of their income in special tax-favored accounts known as Individual Retirement Accounts (IRAs) and Keogh plans.
|
Nhiều người - nhìn chung thường là những người tự tổ chức sản xuất kinh doanh, hay những người mà người thuê họ không cấp tiền hưu trí, và những người cho rằng kế hoạch hưu trí của họ là không phù hợp - cũng có thể tiết kiệm một phần thu nhập của mình vào những tài khoản đặc biệt được ưu đãi thuế có tên là Tài khoản hưu trí cá nhân (IRAs) và các kế hoạch Keogh.
|
Unlike Social Security, unemployment insurance, also established by the Social Security Act of 1935, is organized as a federal-state system and provides basic income support for unemployed workers. Wage-earners who are laid off or otherwise involuntarily become unemployed (for reasons other than misconduct) receive a partial replacement of their pay for specified periods.
|
Không giống như An sinh xã hội, bảo hiểm thất nghiệp - chương trình cũng được tạo ra bởi Đạo luật An sinh xã hội năm 1935, được tổ chức như một hệ thống có tính liên bang - bang nhằm cung cấp trợ giúp thu nhập cơ bản cho người lao động thất nghiệp. Người làm công ăn lương bị thôi việc hoặc do một nguyên nhân nào đó mà trở thành thất nghiệp không tự nguyện (không phải do hành vi sai trái) được nhận một phần tiền bù lương trong một thời gian xác định.
|
Each state operates its own program but must follow certain federal rules. The amount and duration of the weekly unemployment benefits are based on a worker's prior wages and length of employment. Employers pay taxes into a special fund based on the unemployment and benefits-payment experience of their own work force. The federal government also assesses an unemployment insurance tax of its own on employers. States hope that surplus funds built up during prosperous times can carry them through economic downturns, but they can borrow from the federal government or boost tax rates if their funds run low. States must lengthen the duration of benefits when unemployment rises and remains above a set "trigger" level. The federal government may also permit a further extension of the benefits payment period when unemployment climbs during a recession, paying for the extension out of general federal revenues or levying a special tax on employers. Whether to extend jobless-pay benefits frequently becomes a political issue since any extension boosts federal spending and may lead to tax increases.
|
Mỗi bang tiến hành một chương trình riêng của mình nhưng phải tuân theo các quy định nhất định của liên bang. Lượng tiền và thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp theo tuần được dựa trên cơ sở mức lương và thời gian làm việc trước đó của người lao động. Người thuê lao động trả tiền thuế vào một quỹ đặc biệt dựa trên số người thất nghiệp và kinh nghiệm trả lương - trợ cấp cho chính lực lượng lao động của họ. Chính phủ liên bang cũng đưa ra định mức thuế bảo hiểm thất nghiệp của chính mình đối với các nhà tuyển dụng. Các bang hy vọng rằng các quỹ dôi ra trong thời kỳ thịnh vượng có thể trang trải bù cho thời kỳ kinh tế yếu kém, nhưng họ cũng có thể vay tiền của chính phủ liên bang hoặc nâng tỷ lệ đóng thuế lên nếu các quỹ của họ suy giảm. Các bang phải kéo dài thời gian trợ cấp khi tỷ lệ thất nghiệp tăng cao và vẫn còn ở trên một mức “ngưỡng” đã đặt ra. Chính phủ liên bang cũng có thể cho phép kéo dài thời gian trả trợ cấp nếu thất nghiệp gia tăng trong thời kỳ kinh tế trì trệ, việc thanh toán cho khoản gia tăng này lấy từ thu nhập chung của liên bang hoặc từ một loại thuế đặc biệt áp dụng đối với nhà tuyển dụng lao động. Việc có nên gia tăng tiền trợ cấp thất nghiệp hay không thường trở thành một vấn đề chính trị vì bất cứ một khoản gia tăng nào cũng làm tăng chi tiêu của chính phủ và có thể dẫn đến tăng thuế.
|
The Labor Movement's Early Years
Many laws and programs designed to enhance the lives of working people in America came during several decades beginning in the 1930s, when the American labor movement gained and consolidated its political influence. Labor's rise did not come easily; the movement had to struggle for more than a century and a half to establish its place in the American economy.
|
Thời kỳ đầu của phong trào lao động
Có nhiều luật và chương trình nhằm mục đích nâng cao cuộc sống của người lao động Mỹ được đưa ra trong vài thập kỷ bắt đầu từ những năm 1930, khi phong trào lao động Mỹ giành được thắng lợi và củng cố ảnh hưởng chính trị của mình. Sự lớn mạnh của lao động có được không phải dễ dàng; phong trào này đã phải đấu tranh hơn một thế kỷ rưỡi để thiết lập vị trí của mình trong nền kinh tế Mỹ.
|
Unlike labor groups in some other countries, U.S. unions sought to operate within the existing free enterprise system -- a strategy that made it the despair of socialists. There was no history of feudalism in the United States, and few working people believed they were involved in a class struggle. Instead, most workers simply saw themselves as asserting the same rights to advancement as others. Another factor that helped reduce class antagonism is the fact that U.S. workers -- at least white male workers -- were granted the right to vote sooner than workers in other countries.
|
Không như các nhóm lao động ở một số nước khác, các nghiệp đoàn Hoa Kỳ tìm cách hoạt động ngay trong hệ thống doanh nghiệp tự do đang tồn tại - một chiến lược làm thất vọng các nhà xã hội chủ nghĩa. Hoa Kỳ không trải qua chế độ phong kiến, và chỉ có rất ít người lao động cho rằng họ bị lôi cuốn vào một cuộc đấu tranh giai cấp. Thay vào đó, phần lớn người lao động chỉ đơn giản nhận thức rằng họ đang đòi các quyền bình đẳng để tiến bộ như những người khác. Một yếu tố khác làm giảm đối kháng giai cấp là việc công nhân Mỹ - ít nhất là công nhân nam da trắng - được có quyền bầu cử sớm hơn công nhân ở các nước khác.
|
Since the early labor movement was largely industrial, union organizers had a limited pool of potential recruits. The first significant national labor organization was the Knights of Labor, founded among garment cutters in 1869 in Philadelphia, Pennsylvania, and dedicated to organizing all workers for their general welfare. By 1886, the Knights had about 700,000 members, including blacks, women, wage-earners, merchants, and farmers alike. But the interests of these groups were often in conflict, so members had little sense of identity with the movement. The Knights won a strike against railroads owned by American millionaire Jay Gould in the mid-1880s, but they lost a second strike against those railroads in 1886. Membership soon declined rapidly.
|
Do phong trào lao động buổi đầu chủ yếu thuộc lĩnh vực công nghiệp nên các nhà tổ chức nghiệp đoàn chỉ có số lượng các thành viên tiềm năng rất hạn chế. Tổ chức lao động quốc gia quan trọng đầu tiên là tổ chức Các hiệp sĩ lao động (the Knights of Labor), được thành lập với các thành viên là thợ cắt may vào năm 1869 ở Philadelphia, Pennsylvania và tập trung vào việc tổ chức tất cả công nhân vì phúc lợi chung của họ. Năm 1886, tổ chức này có khoảng 700.000 thành viên, bao gồm người da đen, phụ nữ, người làm công ăn lương, thương nhân, và cả các nông dân. Nhưng quyền lợi của các nhóm này thường mâu thuẫn nhau, do đó các thành viên có ít cảm giác gắn bó với phong trào. Tổ chức này đã đình công thắng lợi chống lại công ty đường sắt do nhà triệu phú Mỹ Jay Gould sở hữu vào giữa những năm 1880, nhưng họ lại thất bại trong cuộc đình công thứ hai chống lại công ty đường sắt này vào năm 1886. Số thành viên sau đó giảm xuống rất nhanh.
|
In 1881, Samuel Gompers, a Dutch immigrant cigar-maker, and other craftsmen organized a federation of trade unions that five years later became the American Federation of Labor (AFL). Its members included only wage-earners, and they were organized along craft lines. Gompers was its first president. He followed a practical strategy of seeking higher wages and better working conditions -- priorities subsequently picked up by the entire union movement.
|
Vào năm 1881, Samuel Gompers, một người Hà Lan nhập cư sản xuất thuốc lá, và các thợ thủ công khác đã tổ chức một liên đoàn của các nghiệp đoàn lao động mà năm năm sau đó trở thành Liên đoàn lao động Mỹ (AFL). Thành viên của nó chỉ bao gồm những người làm công ăn lương, và họ được tổ chức theo các ngành nghề thủ công. Gompers là chủ tịch đầu tiên của tổ chức này. Ông theo đuổi một chiến lược thực tế là mưu cầu lương cao hơn và điều kiện làm việc tốt hơn - đây là những ưu tiên hàng đầu mà sau đó toàn bộ phong trào nghiệp đoàn đã lựa chọn.
|
AFL labor organizers faced staunch employer opposition. Management preferred to discuss wages and other issues with each worker, and they often fired or blacklisted (agreeing with other companies not to hire) workers who favored unions. Sometimes they signed workers to what were known as yellow-dog contracts, prohibiting them from joining unions. Between 1880 and 1932, the government and the courts were generally sympathetic to management or, at best, neutral. The government, in the name of public order, often provided federal troops to put down strikes. Violent strikes during this era resulted in numerous deaths, as persons hired by management and unions fought.
|
Các nhà tổ chức nghiệp đoàn AFL phải đối diện với sự phản kháng cứng rắn của giới chủ. Giới chủ chỉ muốn bàn bạc về lương và các vấn đề khác với từng công nhân, và họ thường sa thải hoặc ghi vào sổ đen (để thỏa thuận với các công ty khác không thuê) những công nhân ủng hộ nghiệp đoàn. Đôi khi họ ký với công nhân những bản hợp đồng yellow - dog đê tiện, trong đó cấm các công nhân không được tham gia nghiệp đoàn. Trong khoảng thời gian từ năm 1880 đến 1932, chính phủ và tòa án nhìn chung đồng tình với giới chủ hoặc nhiều nhất là trung lập. Chính phủ, trên danh nghĩa giữ trật tự công cộng, thường cho quân đội liên bang đàn áp bãi công. Các cuộc bãi công có xung đột bạo lực trong suốt giai đoạn này đã làm cho nhiều người chết, khi những người do giới chủ thuê và các thành viên nghiệp đoàn xô xát với nhau.
|
The labor movement suffered a setback in 1905, when the Supreme Court said the government could not limit the number of hours a laborer worked (the court said such a regulation restricted a worker's right to contract for employment). The principle of the "open shop," the right of a worker not to be forced to join a union, also caused great conflict.
|
Phong trào lao động bị thoái trào vào năm 1905, khi Tòa án tối cao tuyên bố rằng chính phủ không thể giới hạn số giờ làm việc của người lao động (tòa án cho rằng một quy định như vậy sẽ hạn chế quyền của người lao động để ký kết hợp đồng tuyển dụng). Nguyên tắc “xí nghiệp mở”, hay quyền của người lao động không buộc phải tham gia nghiệp đoàn, cũng đã gây ra mâu thuẫn lớn.
|
The AFL's membership stood at 5 million when World War I ended. The 1920s were not productive years for organizers, however. Times were good, jobs were plentiful, and wages were rising. Workers felt secure without unions and were often receptive to management claims that generous personnel policies provided a good alternative to unionism. The good times came to an end in 1929, however, when the Great Depression hit.
|
Số thành viên của AFL có khoảng năm triệu người khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất. Tuy nhiên, những năm 1920 là những năm ít hiệu quả với các nhà tổ chức nghiệp đoàn. Đây là thời kỳ phát đạt, nhiều việc làm và lương tăng lên. Người lao động cảm thấy an toàn dù không có nghiệp đoàn và thường dễ chấp nhận các yêu sách của giới chủ về việc các chính sách nhân sự rộng rãi là một sự thay thế tốt cho chủ nghĩa nghiệp đoàn. Tuy nhiên, thời kỳ phát đạt này chấm dứt vào năm 1929 khi cuộc Đại khủng hoảng nổ ra.
|
Depression and Post-War Victories
The Great Depression of the 1930s changed Americans' view of unions. Although AFL membership fell to fewer than 3 million amidst large-scale unemployment, widespread economic hardship created sympathy for working people. At the depths of the Depression, about one-third of the American work force was unemployed, a staggering figure for a country that, in the decade before, had enjoyed full employment. With the election of President Franklin D. Roosevelt in 1932, government -- and eventually the courts -- began to look more favorably on the pleas of labor. In 1932, Congress passed one of the first pro-labor laws, the Norris-La Guardia Act, which made yellow-dog contracts unenforceable. The law also limited the power of federal courts to stop strikes and other job actions.
|
Cuộc khủng hoảng kinh tế và những thắng lợi sau chiến tranh
Cuộc Đại khủng hoảng trong những năm 1930 đã làm thay đổi cách nhìn của người Mỹ đối với nghiệp đoàn. Mặc dù số thành viên của AFL giảm còn chưa đến ba triệu người với nạn thất nghiệp có quy mô rất lớn, nhưng khó khăn kinh tế tràn lan đã tạo ra sự cảm thông với người lao động. Tại thời điểm xấu nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế, có khoảng một phần ba lực lượng lao động Mỹ bị thất nghiệp, một số liệu gây choáng váng cho một quốc gia mà trong thập kỷ trước đã từng có sự toàn dụng nhân công. Với việc trúng cử Tổng thống của Franklin D.Roosevelt năm 1932, chính phủ - và cuối cùng là cả tòa án - đã bắt đầu xem xét yêu cầu của người lao động một cách ưu đãi hơn. Năm 1932, Quốc hội thông qua một trong những luật đầu tiên ủng hộ người lao động, Đạo luật Norris-La Guardia, làm cho những hợp đồng kiểu yellow-dog không được thực hiện. Luật này cũng giới hạn quyền lực của tòa án liên bang trong việc ngăn chặn các cuộc đình công và các hoạt động nghề nghiệp khác.
|
When Roosevelt took office, he sought a number of important laws that advanced labor's cause. One of these, the National Labor Relations Act of 1935 (also known as the Wagner Act) gave workers the right to join unions and to bargain collectively through union representatives. The act established the National Labor Relations Board (NLRB) to punish unfair labor practices and to organize elections when employees wanted to form unions. The NLRB could force employers to provide back pay if they unjustly discharged employees for engaging in union activities.
|
Khi Roosevelt nhậm chức, ông đã tìm kiếm nhiều luật quan trọng thúc đẩy sự nghiệp của người lao động. Một trong số đó là Đạo luật quan hệ lao động quốc gia năm 1935 (còn gọi là Đạo luật Wagner), cho công nhân quyền gia nhập nghiệp đoàn và thương lượng tập thể thông qua đại diện nghiệp đoàn. Đạo luật này đã lập ra ủy ban quan hệ lao động quốc gia (NLRB) để trừng phạt các hoạt động thuê lao động bất công và tổ chức bầu cử khi người lao động muốn thành lập nghiệp đoàn. NLRB có quyền cưỡng chế giới chủ phải hoàn trả thanh toán nếu họ sa thải công nhân một cách bất công do tham gia các hoạt động nghiệp đoàn.
|
With such support, trade union membership jumped to almost 9 million by 1940. Larger membership rolls did not come without growing pains, however. In 1935, eight unions within the AFL created the Committee for Industrial Organization (CIO) to organize workers in such mass-production industries as automobiles and steel. Its supporters wanted to organize all workers at a company -- skilled and unskilled alike -- at the same time. The craft unions that controlled the AFL opposed efforts to unionize unskilled and semiskilled workers, preferring that workers remain organized by craft across industries. The CIO's aggressive drives succeeded in unionizing many plants, however. In 1938, the AFL expelled the unions that had formed the CIO. The CIO quickly established its own federation using a new name, the Congress of Industrial Organizations, which became a full competitor with the AFL.
|
Với sự giúp đỡ như vậy, số thành viên nghiệp đoàn tăng vọt lên tới gần chín triệu người vào năm 1940. Tuy nhiên, số thành viên nhiều hơn không phải không có những khó khăn gia tăng. Năm 1935, tám nghiệp đoàn thuộc AFL lập ra ủy ban tổ chức công nghiệp (CIO) để tổ chức nghiệp đoàn của công nhân trong các ngành công nghiệp sản xuất hàng loạt như ngành sản xuất ô tô và thép. Những người ủng hộ nó muốn cùng một lúc tổ chức tất cả công nhân trong một công ty - có cũng như không có tay nghề. Các nghiệp đoàn thợ thủ công kiểm soát AFL đã chống lại cố gắng nhằm tổ chức nghiệp đoàn cho công nhân không có tay nghề và ít tay nghề, họ muốn công nhân vẫn được tổ chức bởi nghề thủ công trong các ngành công nghiệp. Tuy nhiên, cuộc vận động mạnh mẽ của CIO đã thành công trong việc tổ chức nghiệp đoàn ở nhiều nhà máy. Năm 1938, AFL khai trừ các nghiệp đoàn đã tạo ra CIO. CIO lập tức thành lập liên đoàn riêng của mình, sử dụng tên mới là Đại hội các tổ chức công nghiệp và trở thành một đối thủ thực thụ của AFL.
|
After the United States entered World War II, key labor leaders promised not to interrupt the nation's defense production with strikes. The government also put controls on wages, stalling wage gains. But workers won significant improvements in fringe benefits -- notably in the area of health insurance. Union membership soared.
|
Sau khi Hoa Kỳ bước vào cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, các nhà lãnh đạo lao động chủ chốt hứa sẽ không dừng sản xuất quốc phòng bằng đình công. Chính phủ cũng kiểm soát tiền lương, hạn chế tăng lương. Nhưng người công nhân cũng giành được những cải thiện rất có ý nghĩa về phúc lợi phụ thêm - đáng chú ý là trong lĩnh vực bảo hiểm y tế. Số thành viên nghiệp đoàn tăng vọt.
|
When the war ended in 1945, the promise not to strike ended as well, and pent-up demand for higher wages exploded. Strikes erupted in many industries, with the number of work stoppages reaching a peak in 1946. The public reacted strongly to these disruptions and to what many viewed as excessive power of unions allowed by the Wagner Act. In 1947, Congress passed the Labor Management Relations Act, better known as the Taft-Hartley Act, over President Harry Truman's veto. The law prescribed standards of conduct for unions as well as for employers. It banned "closed shops," which required workers to join unions before starting work; it permitted employers to sue unions for damages inflicted during strikes; it required unions to abide by a 60-day "cooling-off" period before striking; and it created other special rules for handling strikes that endangered the nation's health or safety. Taft-Hartley also required unions to disclose their finances. In light of this swing against labor, the AFL and CIO moved away from their feuding and finally merged in 1955, forming the AFL-CIO. George Meany, who was president of the AFL, became president of the new organization.
|
Khi chiến tranh kết thúc năm 1945, lời hứa không tiến hành đình công cũng chấm dứt, và yêu cầu tăng lương bị dồn nén bấy lâu lại bùng lên. Các cuộc đình công nổ ra ở nhiều ngành công nghiệp, số lượng các cuộc đình công đạt tới đỉnh cao vào năm 1946. Công chúng phản ứng mạnh mẽ đối với tình trạng chia rẽ này và đối với những gì mà nhiều người cho là quyền lực quá mức của nghiệp đoàn được Đạo luật Wagner cho phép. Năm 1947, Quốc hội thông qua Đạo luật về các quan hệ quản lý lao động, hay còn gọi là Đạo luật Taft-Hartley, bất chấp việc phủ quyết của Tổng thống Harry Truman. Luật này đưa ra các tiêu chuẩn về việc điều hành của nghiệp đoàn cũng như người thuê lao động. Nó cấm nguyên tắc “xí nghiệp đóng”, một yêu cầu buộc công nhân phải tham gia nghiệp đoàn khi bắt đầu đi làm; nó cho phép người thuê lao động kiện các nghiệp đoàn về những thiệt hại do đình công gây ra; nó yêu cầu các nghiệp đoàn phải kéo dài giai đoạn “hòa dịu” 60 ngày trước khi đình công; và nó cũng đưa ra các quy định đặc biệt khác để xử lý những cuộc đình công gây nguy hiểm đến sự an toàn và lành mạnh quốc gia. Đạo luật Taft-Hartley cũng yêu cầu các nghiệp đoàn phải công khai hóa các hoạt động tài chính của mình. Dưới khuynh hướng chống lại người lao động này, AFL và CIO đã xóa bỏ mâu thuẫn và cuối cùng hợp nhất vào năm 1955, hình thành tổ chức AFL-CIO. George Meany, chủ tịch của AFL, trở thành chủ tịch của tổ chức mới.
|
Unions gained a new measure of power in 1962, when President John F. Kennedy issued an executive order giving federal employees the right to organize and to bargain collectively (but not to strike). States passed similar legislation, and a few even allowed state government workers to strike. Public employee unions grew rapidly at the federal, state, and local levels. Police, teachers, and other government employees organized strikes in many states and cities during the 1970s, when high inflation threatened significant erosion of wages.
|
Các nghiệp đoàn có thêm sức mạnh mới vào năm 1962, khi Tổng thống John F. Kennedy ban bố một lệnh hành pháp trao cho các viên chức của liên bang quyền tổ chức nghiệp đoàn và thương lượng tập thể (nhưng không được đình công). Các bang ban hành luật pháp tương tự, và một vài bang thậm chí còn cho phép người lao động thuộc chính quyền bang tiến hành bãi công. Các nghiệp đoàn lao động trong lĩnh vực công cộng tăng rất nhanh ở cấp liên bang, bang và địa phương. Công an, nhà giáo, và những người lao động thuộc chính phủ đã tổ chức đình công trong nhiều bang và nhiều thành phố trong suốt những năm 1970, khi lạm phát cao đe dọa suy giảm lương một cách nghiêm trọng.
|
Union membership among blacks, Mexican-Americans, and women increased in the 1960s and 1970s. Labor leaders helped these groups, who often held the lowest-wage jobs, to obtain higher wages. Cesar E. Chavez, a Mexican-American labor leader, for example, worked to organize farm laborers, many of them Mexican-Americans, in California, creating what is now the United Farm Workers of America.
|
Số thành viên nghiệp đoàn người da đen, người Mỹ gốc Mêhicô và phụ nữ tăng lên trong những năm 1960 và 1970. Các nhà lãnh đạo lao động đã giúp đỡ các nhóm này, những người thường có việc làm lương thấp, để nhận được mức lương cao hơn. Ví dụ, Cesar E.Chavez, một lãnh tụ lao động người Mỹ gốc Mêhicô đã tiến hành tổ chức nghiệp đoàn cho những người lao động trong các trang trại ở California, mà phần đông trong số họ là người Mỹ gốc Mêhicô, tạo ra một nghiệp đoàn mà nay gọi là Liên minh những người lao động trang trại Mỹ.
|
The 1980s and 1990s: The End of Paternalism
Despite occasional clashes and strikes, companies and unions generally developed stable relationships during the 1940s, 1950s, and 1960s. Workers typically could count on employers to provide them jobs as long as needed, to pay wages that reflected the general cost of living, and to offer comfortable health and retirement benefits.
|
Các thập kỷ 1980 và 1990: Sự kết thúc của chủ nghĩa gia trưởng
Mặc dù có mâu thuẫn và đình công ở từng thời kỳ, nhưng các công ty và nghiệp đoàn nhìn chung đã phát triển những mối quan hệ ổn định trong suốt các thập kỷ 1940, 1950 và 1960. Người công nhân về cơ bản có thể trông mong ở người thuê lao động cung cấp việc làm cho họ trong khoảng thời gian lâu dài như họ cần, trả lương đáp ứng được chi phí chung cho sinh hoạt, và đưa ra những phúc lợi thỏa đáng về hưu trí và sức khoẻ.
|
Such stable relationships depended on a stable economy -- one where skills and products changed little, or at least changed slowly enough that employers and employees could adapt relatively easily. But relations between unions and their employees grew testy during the 1960s and 1970s. American dominance of the world's industrial economy began to diminish. When cheaper -- and sometimes better -- imports began to flood into the United States, American companies had trouble responding quickly to improve their own products. Their top-down managerial structures did not reward innovation, and they sometimes were stymied when they tried to reduce labor costs by increasing efficiency or reducing wages to match what laborers were being paid in some foreign countries.
|
Mối quan hệ ổn định như vậy phụ thuộc vào một nền kinh tế ổn định - nền kinh tế mà trong đó các kỹ năng nghề nghiệp và sản phẩm ít thay đổi, hoặc ít nhất thay đổi chậm đủ để người thuê lao động và người lao động có thể thích ứng tương đối dễ dàng. Nhưng mối quan hệ giữa nghiệp đoàn và người lao động của họ lại trở nên không hòa hợp lắm trong thập kỷ 1960 và 1970. Sự thống lĩnh nền kinh tế công nghiệp thế giới của Mỹ bắt đầu biến mất. Khi hàng hóa nhập khẩu rẻ hơn - và đôi khi tốt hơn - bắt đầu tràn ngập nước Mỹ, các công ty Mỹ gặp rắc rối khi phải phản ứng nhanh chóng nhằm cải tiến sản phẩm của chính mình. Cấu trúc quản lý từ trên xuống của họ không tạo ra được sự đổi mới, và đôi khi họ rơi vào tình trạng lúng túng khi phải cố giảm chi phí lao động bằng cách tăng hiệu quả sản xuất hoặc giảm lương cho phù hợp với mức mà lao động ở một số nước ngoài được trả.
|
In a few cases, American companies reacted by simply shutting down and moving their factories elsewhere -- an option that became increasingly easy as trade and tax laws changed in the 1980s and 1990s. Many others continued to operate, but the paternalistic system began to fray. Employers felt they could no longer make lifetime commitments to their workers. To boost flexibility and reduce costs, they made greater use of temporary and part-time workers. Temporary-help firms supplied 417,000 employees, or 0.5 percent of non-farm payroll employment, in 1982; by 1998, they provided 2.8 million workers, or 2.1 percent of the non-farm work force. Changes came in hours worked, too. Workers sometimes sought shorter work weeks, but often companies set out to reduce hours worked in order to cut both payroll and benefits costs. In 1968, 14 percent of employees worked less than 35 hours a week; in 1994, that figure was 18.9 percent.
|
Trong một số trường hợp, các công ty Mỹ phản ứng lại bằng cách đơn giản là ngừng sản xuất và chuyển các nhà máy của mình đến một nơi khác - một sự lựa chọn ngày càng trở nên phổ biến khi các luật thuế và thương mại thay đổi vào thập kỷ 1980 và 1990. Nhiều công ty khác vẫn tiếp tục hoạt động, nhưng hệ thống mang tính chất gia trưởng này bắt đầu có những xung đột. Người thuê lao động thấy không thể tạo ra những cam kết suốt đời với người lao động của mình được nữa. Để nâng cao tính linh hoạt và giảm chi phí, họ sử dụng nhiều hơn những người lao động tạm thời và theo giờ. Năm 1982, lao động tạm thời cung cấp cho các hãng 417.000 người, hay 0,5% số tuyển dụng phi nông nghiệp theo sổ lương; năm 1998 con số này là 2,8 triệu người hay 2,1% lực lượng lao động phi nông nghiệp. Thời gian làm việc cũng có những thay đổi. Đôi khi người lao động tìm cách rút ngắn số tuần làm việc, nhưng thường các công ty tiến hành giảm giờ làm để đồng thời cắt bớt quỹ lương và chi phí phúc lợi. Năm 1968, 14% số người lao động làm việc ít hơn 35 giờ một tuần; đến năm 1994 số liệu này là 18,9%.
|
As noted, many employers shifted to pension arrangements that placed more responsibility in the hands of employees. Some workers welcomed these changes and the increased flexibility they allowed. Still, for many other workers, the changes brought only insecurity about their long-term future. Labor unions could do little to restore the former paternalistic relationship between employer and employee. They were left to helping members try to adapt to them.
|
Như đã nói trên, nhiều người thuê lao động đã chuyển sang các thỏa thuận bố trí tiền hưu sao cho đặt nhiều trách nhiệm hơn vào người lao động. Một số người lao động đón mừng những thay đổi này và tính linh hoạt gia tăng mà chúng mang lại. Nhưng đối với nhiều người khác, những thay đổi đó chỉ làm cho tương lai lâu dài của họ bấp bênh. Các nghiệp đoàn khó có thể khôi phục lại mối quan hệ gia trưởng giữa người thuê lao động và người lao động. Họ chỉ có thể giúp đỡ các thành viên của mình cố gắng thích nghi.
|
Union membership generally declined through the 1980s and 1990s, with unions achieving only modest success in organizing new workplaces. Organizers complained that labor laws were stacked against them, giving employers too much leeway to stall or fight off union elections. With union membership and political power declining, dissident leader John Sweeney, president of the Service Employees International Union, challenged incumbent Lane Kirkland for the AFL-CIO presidency in 1995 and won. Kirkland was widely criticized within the labor movement as being too engrossed in union activities abroad and too passive about challenges facing unions at home. Sweeney, the federation's third president in its 40-plus years, sought to revive the lagging movement by beefing up organizing and getting local unions to help each other's organizing drives. The task proved difficult, however.
|
Số thành viên nghiệp đoàn nhìn chung giảm xuống trong suốt các thập kỷ 1980 và 1990, các nghiệp đoàn chỉ giành được thắng lợi có mức độ trong việc tổ chức thêm chỗ làm mới. Các nhà tổ chức nghiệp đoàn than phiền rằng luật lao động được sắp đặt gian lận chống lại họ, trao cho người thuê lao động quá nhiều quyền tự do để ngăn cản hay chống lại các cuộc bầu cử nghiệp đoàn. Với sự suy giảm số thành viên và sức mạnh chính trị của nghiệp đoàn, nhà lãnh đạo phe bất đồng chính kiến John Sweeney, chủ tịch Nghiệp đoàn lao động dịch vụ quốc tế, đã chạy đua với chủ tịch đương nhiệm của AFL-CIO Lane Kirkland trong cuộc tranh cử chức chủ tịch AFL-CIO năm 1995 và giành được thắng lợi. Kirkland bị phê phán mạnh mẽ ngay bên trong phong trào lao động là đã tập trung quá nhiều vào các hoạt động nghiệp đoàn ở nước ngoài và quá thụ động với những thách thức mà nghiệp đoàn phải đối mặt ở trong nước. Sweeney, vị chủ tịch thứ ba của liên đoàn này trong hơn 40 năm tồn tại của nó, tìm cách phục hồi lại phong trào đang trì trệ bằng cách tăng cường tổ chức nghiệp đoàn và để các nghiệp đoàn địa phương giúp đỡ lẫn nhau trong việc tổ chức. Tuy nhiên, nhiệm vụ này tỏ ra rất khó khăn.
|
The New Work Force
Between 1950 and late 1999, total U.S. non-farm employment grew from 45 million workers to 129.5 million workers. Most of the increase was in computer, health, and other service sectors, as information technology assumed an ever-growing role in the U.S. economy. In the 1980s and 1990s, jobs in the service-producing sector -- which includes services, transportation, utilities, wholesale and retail trade, finance, insurance, real estate, and government -- rose by 35 million, accounting for the entire net gain in jobs during those two decades. The growth in service sector employment absorbed labor resources freed by rising manufacturing productivity.
|
Lực lượng lao động mới
Từ năm 1950 đến cuối năm 1999, tổng số lao động phi nông nghiệp Mỹ tăng từ 45 triệu lên đến 129,5 triệu người. Hầu hết sự gia tăng này nằm trong các lĩnh vực máy tính, y tế, và các ngành dịch vụ khác, khi công nghệ thông tin chiếm một vai trò ngày càng lớn trong nền kinh tế Mỹ. Trong các thập kỷ 1980 và 1990, số việc làm trong lĩnh vực sản xuất dịch vụ - bao gồm các ngành về dịch vụ, giao thông vận tải, dịch vụ sinh hoạt, thương mại bán buôn và bán lẻ, tài chính, bảo hiểm, bất động sản, và chính phủ - tăng lên 35 triệu, chiếm toàn bộ số gia tăng ròng việc làm trong hai thập kỷ này. Gia tăng việc làm trong lĩnh vực dịch vụ đã thu hút nguồn lao động dôi ra trong lĩnh vực sản xuất do tăng năng suất lao động.
|
Service-related industries accounted for 24.4 million jobs, or 59 percent of non-farm employment, in 1946. By late 1999, that sector had grown to 104.3 million jobs, or 81 percent of non-farm employment. Conversely, the goods-producing sector -- which includes manufacturing, construction, and mining -- provided 17.2 million jobs, or 41 percent of non-farm employment in 1946, but grew to just 25.2 million, or 19 percent of non-farm employment, in late 1999. But many of the new service jobs did not pay as highly, nor did they carry the many benefits, as manufacturing jobs. The resulting financial squeeze on many families encouraged large numbers of women to enter the work force.
|
Năm 1946, các ngành công nghiệp liên quan đến dịch vụ có 24,4 triệu việc làm, hay 59% số việc làm phi nông nghiệp. Đến cuối năm 1999, lĩnh vực này tăng lên 104,3 triệu việc làm, hay 81% số lao động phi nông nghiệp. Trái lại, năm 1946 lĩnh vực sản xuất hàng hóa - bao gồm ngành chế tạo, xây dựng, và khai thác mỏ - cung cấp 17,2 triệu việc làm, hay 41% số việc làm phi nông nghiệp, nhưng đến cuối năm 1999 chỉ tăng lên 25,2 triệu hay 19% số việc làm phi nông nghiệp. Nhưng nhiều công việc dịch vụ mới không được trả lương cao cũng như không có nhiều phúc lợi như các công việc thuộc ngành chế tạo. Sức ép tài chính lên nhiều gia đình đã thu hút rất nhiều phụ nữ gia nhập vào lực lượng lao động.
|
In the 1980s and 1990s, many employers developed new ways to organize their work forces. In some companies, employees were grouped into small teams and given considerable autonomy to accomplish tasks assigned them. While management set the goals for the work teams and monitored their progress and results, team members decided among themselves how to do their work and how to adjust strategies as customer needs and conditions changed. Many other employers balked at abandoning traditional management-directed work, however, and others found the transition difficult. Rulings by the National Labor Relations Board that many work teams used by nonunion employers were illegal management-dominated "unions" were often a deterrent to change.
|
Trong các thập kỷ 1980 và 1990, nhiều người thuê lao động đã đưa ra cách thức mới để tổ chức lực lượng lao động của mình. Trong một số công ty, người lao động được chia thành những nhóm nhỏ và được trao quyền tự quản đáng kể để hoàn thành nhiệm vụ phân cho họ. Trong khi ban quản trị đặt ra các mục tiêu cho các nhóm làm việc và giám sát hoạt động và kết quả của họ, thì các thành viên của nhóm tự mình quyết định với nhau làm như thế nào và điều chỉnh chiến lược ra sao khi nhu cầu khách hàng và các điều kiện thay đổi. Tuy nhiên, nhiều người thuê lao động khác lại do dự trước việc từ bỏ cách quản lý công việc trực tiếp, còn số khác thì thấy sự chuyển đổi quản lý này thật khó khăn. Các quy định của ủy ban quan hệ lao động quốc gia - cho rằng nhiều nhóm làm việc được các nhà tuyển dụng phi nghiệp đoàn sử dụng là “các nghiệp đoàn” bất hợp pháp do giới chủ chi phối - thường là một yếu tố ngăn cản thay đổi.
|
Employers also had to manage increasingly diverse work forces in the 1980s and 1990s. New ethnic groups -- especially Hispanics and immigrants from various Asian countries -- joined the labor force in growing numbers, and more and more women entered traditionally male-dominated jobs. A growing number of employees filed lawsuits charging that employers discriminated against them on the basis of race, gender, age, or physical disability. The caseload at the federal Equal Employment Opportunity Commission, where such allegations are first lodged, climbed to more than 16,000 in 1998 from some 6,900 in 1991, and lawsuits clogged the courts. The legal actions had a mixed track record in court. Many cases were rebuffed as frivolous, but courts also recognized a wide range of legal protections against hiring, promotion, demotion, and firing abuses. In 1998, for example, U.S. Supreme Court rulings held that employers must ensure that managers are trained to avoid sexual harassment of workers and to inform workers of their rights.
|
Người thuê lao động cũng phải quản lý các lực lượng lao động ngày càng đa dạng trong các thập kỷ 1980 và 1990. Các nhóm tộc người mới - đặc biệt là người gốc Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và người nhập cư từ các nước châu Á khác nhau - gia nhập lực lượng lao động với số lượng ngày càng đông, và ngày càng có rất nhiều phụ nữ tham gia vào những công việc theo truyền thống phổ biến là của nam giới. Số lượng người lao động đưa đơn kiện người thuê lao động phân biệt đối xử với họ trên cơ sở chủng tộc, giới tính, lứa tuổi, hoặc khuyết tật ngày càng tăng. Số vụ kiện tại ủy ban về cơ hội việc làm bình đẳng, nơi được phân bổ xử kiện sơ thẩm, tăng lên rất nhanh từ gần 6.900 vụ năm 1991 tới hơn 16.000 vụ năm 1998, và các vụ kiện đã làm nghẹt tòa án. Các vụ kiện tụng pháp lý tại tòa này có nhiều kết quả khác nhau. Nhiều trường hợp bị tòa từ chối, cho là không đáng kể, nhưng các tòa án cũng công nhận sự bảo vệ hợp pháp rộng rãi chống lại việc lạm dụng thuê lao động, giáng cấp, đề bạt và sa thải. Ví dụ, năm 1998 Tòa án tối cao quy định người thuê lao động phải bảo đảm rằng các giám đốc được đào tạo để tránh quấy rối tình dục với người lao động và thông báo cho người lao động các quyền của họ.
|
The issue of "equal pay for equal work" continued to dog the American workplace. While federal and state laws prohibit different pay rates based on sex, American women historically have been paid less than men. In part, this differential arises because relatively more women work in jobs -- many of them in the service sector -- that traditionally have paid less than other jobs. But union and women's rights organizations say it also reflects outright discrimination. Complicating the issue is a phenomenon in the white-collar workplace called the glass ceiling, an invisible barrier that some women say holds them back from promotion to male-dominated executive or professional ranks. In recent years, women have obtained such jobs in growing numbers, but they still lag significantly considering their proportion of the population.
|
Vấn đề “trả lương như nhau cho công việc như nhau” vẫn tiếp tục tồn tại dai dẳng tại nơi làm việc ở Mỹ. Trong khi các luật của bang và liên bang cấm trả lương khác nhau dựa vào giới tính, thì theo tiền lệ phụ nữ Mỹ vẫn thường bị trả lương thấp hơn nam giới. Xuất hiện sự khác nhau này một phần do ngày càng có nhiều phụ nữ làm những công việc - phần lớn trong lĩnh vực dịch vụ - mà theo truyền thống có mức lương trả thấp hơn các công việc khác. Nhưng nghiệp đoàn và các tổ chức về quyền phụ nữ tuyên bố điều này cũng phản ánh sự phân biệt đối xử công khai. Vấn đề phức tạp nữa là hiện tượng gọi là trần thủy tinh tại nơi làm việc của công chức, đó là một rào cản vô hình mà nhiều phụ nữ cho rằng đã kìm hãm họ trong việc được đề bạt vào những chức vụ quản lý hay chức danh nghề nghiệp mà nam giới chiếm ưu thế. Trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều phụ nữ được đề bạt vào những vị trí như vậy, nhưng xét theo tỷ lệ của họ với dân số thì vẫn còn rất thấp.
|
Similar issues arise with the pay and positions earned by members of various ethnic and racial groups, often referred to as "minorities" since they make up a minority of the general population. (At the end of the 20th century, the majority of Americans were Caucasians of European descent, although their percentage of the population was dropping.) In addition to nondiscrimination laws, the federal government and many states adopted "affirmative action" laws in the 1960s and 1970s that required employers to give a preference in hiring to minorities in certain circumstances. Advocates said minorities should be favored in order to rectify years of past discrimination against them. But the idea proved a contentious way of addressing racial and ethnic problems. Critics complained that "reverse discrimination" was both unfair and counterproductive. Some states, notably California, abandoned affirmative action policies in the 1990s. Still, pay gaps and widely varying unemployment rates between whites and minorities persist. Along with issues about a woman's place in the work force, they remain some of the most troublesome issues facing American employers and workers.
|
Các vấn đề tương tự xuất hiện với việc trả lương và vị trí công việc của những người thuộc các nhóm dân tộc và chủng tộc khác nhau, họ thường bị coi là các “dân tộc thiểu số” vì họ chỉ chiếm thiểu số trong dân số nói chung. (Đến cuối thế kỷ XX, đa số người Mỹ là hậu duệ của người da trắng ở châu Âu di cư đến, mặc dù tỷ lệ phần trăm dân số của họ đang giảm.) Bên cạnh các đạo luật chống phân biệt đối xử, chính quyền liên bang và nhiều bang đã thực thi luật “hành động khẳng định” trong các thập kỷ 1960 và 1970 yêu cầu người thuê lao động có sự ưu tiên trong tuyển dụng với người thiểu số ở những hoàn cảnh nhất định. Những người ủng hộ cho rằng người thiểu số cần được ưu tiên để đền bù lại sự phân biệt chống lại họ trong quá khứ. Nhưng ý tưởng này lại gây ra tranh cãi trong việc giải quyết các vấn đề chủng tộc và người thiểu số. Các nhà phê bình thì phàn nàn rằng “sự phân biệt đối xử ngược lại” này vừa không công bằng vừa phản tác dụng. Trong những năm 1990, một số bang, đáng chú ý là bang California, đã bãi bỏ các chính sách về hành động khẳng định. Cho đến nay, vẫn còn tồn tại các khoảng cách về tiền lương và sự khác biệt lớn về tỷ lệ thất nghiệp giữa người da trắng và người thiểu số. Cùng với vấn đề vị trí của phụ nữ trong lực lượng lao động, đây vẫn là các vấn đề phiền phức nhất đặt ra trước các nhà sử dụng lao động và người lao động Mỹ.
|
Exacerbating pay gaps between people of different sexes, race, or ethnic backgrounds was the general tension created in the 1980s and 1990s by cost-cutting measures at many companies. Sizable wage increases were no longer considered a given; in fact, workers and their unions at some large, struggling firms felt they had to make wage concessions -- limited increases or even pay cuts -- in hopes of increasing their job security or even saving their employers. Two-tier wage scales, with new workers getting lower pay than older ones for the same kind of work, appeared for a while at some airlines and other companies. Increasingly, salaries were no longer set to reward employees equally but rather to attract and retain types of workers who were in short supply, such as computer software experts. This helped contribute even more to the widening gap in pay between highly skilled and unskilled workers. No direct measurement of this gap exists, but U.S. Labor Department statistics offer a good indirect gauge. In 1979, median weekly earnings ranged from $215 for workers with less than a secondary school education to $348 for college graduates. In 1998, that range was $337 to $821.
|
Việc gia tăng khoảng cách trả lương trên cơ sở khác nhau về giới tính, chủng tộc hoặc dân tộc là tình trạng căng thẳng nói chung trong các thập kỷ 1980 và 1990 do quy mô cắt giảm chi phí ở nhiều công ty. Việc tăng lương với quy mô lớn không còn được xem là một yêu cầu đương nhiên nữa; trên thực tế, người lao động và các nghiệp đoàn của họ ở một số hãng lớn đang vật lộn với khó khăn cảm thấy rằng họ phải có những nhượng bộ về lương - hạn chế tăng hoặc thậm chí còn cắt giảm - với hy vọng làm tăng sự an toàn việc làm hoặc thậm chí để cứu nguy cho các ông chủ của họ. Hình thức hai loại thang lương, người mới đi làm được trả ít hơn người cũ với cùng một loại công việc, đã xuất hiện trong một số thời điểm ở một vài hãng hàng không và những công ty khác. Xu thế ngày càng tăng là các mức lương được đặt ra không phải để trả công một cách công bằng cho người lao động, mà là để thu hút và giữ lại các kiểu lao động còn thiếu cung, chẳng hạn như các chuyên gia phần mềm máy tính. Điều này lại góp phần làm tăng khoảng cách lương hơn nữa giữa người lao động có tay nghề cao và người không có tay nghề. Không có phương pháp đo trực tiếp nào về khoảng cách này, nhưng các thống kê của Bộ Lao động Hoa Kỳ đưa ra một phương tiện đánh giá gián tiếp rất tốt. Trong năm 1979, thu nhập trung bình mỗi tuần dao động trong phạm vi từ 215 USD với người lao động chưa tốt nghiệp phổ thông cho tới 348 USD với người đã tốt nghiệp đại học. Năm 1998, phạm vi thu nhập trung bình theo tuần này dao động từ 337 USD cho tới 821 USD.
|
Even as this gap widened, many employers fought increases in the federally imposed minimum wage. They contended that the wage floor actually hurt workers by increasing labor costs and thereby making it harder for small businesses to hire new people. While the minimum wage had increased almost annually in the 1970s, there were few increases during the 1980s and 1990s. As a result, the minimum wage did not keep pace with the cost of living; from 1970 to late 1999, the minimum wage rose 255 percent (from $1.45 per hour to $5.15 per hour), while consumer prices rose 334 percent. Employers also turned increasingly to "pay-for-performance" compensation, basing workers' pay increases on how particular individuals or their units performed rather than providing uniform increases for everyone. One survey in 1999 showed that 51 percent of employers used a pay-for-performance formula, usually to determine wage hikes on top of minimal basic wage increases, for at least some of their workers.
|
Ngay cả khi khoảng cách này tăng lên, rất nhiều người thuê lao động vẫn đấu tranh chống lại việc tăng mức lương tối thiểu do liên bang đặt ra. Họ cho rằng mức lương sàn này thực tế làm hại người lao động do tăng chi phí lao động và từ đó gây khó khăn hơn cho các doanh nghiệp nhỏ khi thuê người mới. Trong khi mức lương tối thiểu gần như tăng hàng năm trong thập kỷ 1970, thì trong các thập kỷ 1980 và 1990 nó chỉ tăng rất ít. Kết quả là mức tăng lương tối thiểu không theo kịp mức tăng chi phí sinh hoạt; từ năm 1970 đến cuối 1999, mức lương tối thiểu tăng 255% (từ 1,45 USD một giờ lên 5,15 USD một giờ), trong khi đó giá cả tiêu dùng tăng 334%. Người thuê lao động ngày càng có xu hướng chuyển sang hình thức trả lương “theo kết quả hoàn thành công việc”, tăng lương cho công nhân dựa theo mức độ công việc mà các cá nhân hoặc đơn vị của họ đã hoàn thành thay vì tăng lương đồng loạt cho tất cả mọi người. Một cuộc điều tra năm 1999 cho biết 51% số người thuê lao động đã dùng cách trả lương theo kết quả hoàn thành công việc cho ít nhất một phần số người lao động, thường là để xác định khoản tăng lương đột xuất trên trần của mức tăng lương cơ bản tối thiểu.
|
As the skilled-worker shortage continued to mount, employers devoted more time and money to training employees. They also pushed for improvements in education programs in schools to prepare graduates better for modern high-technology workplaces. Regional groups of employers formed to address training needs, working with community and technical colleges to offer courses. The federal government, meanwhile, enacted the Workplace Investment Act in 1998, which consolidated more than 100 training programs involving federal, state, and business entities. It attempted to link training programs to actual employer needs and give employers more say over how the programs are run.
|
Khi sự thiếu hụt công nhân lành nghề tiếp tục tăng thì nhà tuyển dụng giành nhiều thời gian và tiền bạc để đào tạo người lao động. Họ cũng đẩy mạnh cải tiến chương trình giáo dục trong nhà trường để chuẩn bị tốt hơn cho người tốt nghiệp đối với các công việc trong lĩnh vực công nghệ cao hiện đại. Từng nhóm các nhà tuyển dụng địa phương đã hình thành để xác định các nhu cầu đào tạo, hợp tác với cộng đồng và các trường đại học kỹ thuật để đưa ra các khóa học. Trong khi đó, chính phủ liên bang cho thực thi Đạo luật đầu tư việc làm năm 1998, đạo luật này củng cố hơn 100 chương trình đào tạo liên quan đến các thực thể kinh doanh, bang và liên bang. Nó cố gắng liên kết các chương trình đào tạo với những nhu cầu thực tế của các nhà sử dụng lao động và trao cho họ nhiều tiếng nói hơn trong việc thực thi các chương trình này như thế nào.
|
Meanwhile, employers also sought to respond to workers' desires to reduce conflicts between the demands of their jobs and their personal lives. "Flex-time," which gives employees greater control over the exact hours they work, became more prevalent. Advances in communications technology enabled a growing number of workers to "telecommute" -- that is, to work at home at least part of the time, using computers connected to their workplaces. In response to demands from working mothers and others interested in working less than full time, employers introduced such innovations as job-sharing. The government joined the trend, enacting the Family and Medical Leave Act in 1993, which requires employers to grant employees leaves of absence to attend to family emergencies.
|
Trong khi đó, các nhà sử dụng lao động cũng tìm cách đáp ứng mong muốn của người lao động để giảm bớt các mâu thuẫn giữa các yêu cầu của công việc và cuộc sống cá nhân. “Thời gian mềm dẻo”, một hình thức cho phép người lao động kiểm soát nhiều hơn số thời gian chính xác họ làm việc, đã trở nên phổ biến. Những tiến bộ về công nghệ thông tin tạo khả năng cho ngày càng nhiều người lao động “làm việc từ xa” - tức là làm việc tại nhà ít nhất một phần thời gian, bằng cách sử dụng máy tính nối mạng với nơi làm việc của họ. Để đáp ứng yêu cầu làm việc của các bà mẹ và những người thích làm việc ít thời gian, các nhà sử dụng lao động đã đưa ra những cải tiến mới chẳng hạn như hình thức phân chia công việc. Chính phủ đã tham gia vào xu hướng này bằng cách thực thi Đạo luật về nghỉ phép để chăm sóc người ốm và gia đình năm 1993, đạo luật này yêu cầu người sử dụng lao động cho người lao động nghỉ việc để chăm sóc gia đình ốm đau.
|
The Decline of Union Power
The changing conditions of the 1980s and 1990s undermined the position of organized labor, which now represented a shrinking share of the work force. While more than one-third of employed people belonged to unions in 1945, union membership fell to 24.1 percent of the U.S. work force in 1979 and to 13.9 percent in 1998. Dues increases, continuing union contributions to political campaigns, and union members' diligent voter-turnout efforts kept unions' political power from ebbing as much as their membership. But court decisions and National Labor Relations Board rulings allowing workers to withhold the portion of their union dues used to back, or oppose, political candidates, undercut unions' influence.
|
Sự suy giảm sức mạnh của nghiệp đoàn
Những điều kiện thay đổi của thập kỷ 1980 và 1990 làm xói mòn vị trí của lao động có tổ chức, hiện chỉ chiếm một phần đang thu hẹp trong lực lượng lao động. Trong khi năm 1945 hơn một phần ba số người lao động thuộc nghiệp đoàn thì đến năm 1979 số thành viên nghiệp đoàn chỉ chiếm 24,1% lực lượng lao động Mỹ, và đến năm 1998 còn 13,9%. Phí nghiệp đoàn tăng lên, những đóng góp tiếp tục của nghiệp đoàn cho các cuộc vận động chính trị, và những nỗ lực tham gia bầu cử siêng năng của các thành viên nghiệp đoàn giữ cho sức mạnh chính trị của nghiệp đoàn khỏi giảm xuống như số thành viên của họ. Nhưng các phán quyết của tòa án và quy định của ủy ban quan hệ lao động quốc gia cho phép người lao động giữ lại một phần phí nghiệp đoàn được sử dụng để ủng hộ, hoặc phản đối, các ứng cử viên chính trị đã làm giảm bớt ảnh hưởng của nghiệp đoàn.
|
Management, feeling the heat of foreign and domestic competition, is today less willing to accede to union demands for higher wages and benefits than in earlier decades. It also is much more aggressive about fighting unions' attempts to organize workers. Strikes were infrequent in the 1980s and 1990s, as employers became more willing to hire strikebreakers when unions walk out and to keep them on the job when the strike was over. (They were emboldened in that stance when President Ronald Reagan in 1981 fired illegally striking air traffic controllers employed by the Federal Aviation Administration.)
|
Ngày nay, giới chủ cảm thấy sức nóng của cuộc cạnh tranh trong và ngoài nước nên không sẵn lòng tán thành các yêu cầu của nghiệp đoàn về tăng lương và phúc lợi như trong các thập kỷ trước. Họ cũng đấu tranh mãnh liệt hơn chống lại những cố gắng tổ chức người lao động của nghiệp đoàn. Số cuộc đình công đã ít đi trong các thập kỷ 1980 và 1990, khi những người sử dụng lao động sẵn sàng hơn trong việc thuê những người thế chỗ công nhân đình công khi nghiệp đoàn tổ chức đình công và giữ họ lại làm việc sau khi cuộc đình công kết thúc. (Họ được khích lệ theo lập trường này khi Tổng thống Ronald Reagan sa thải những người kiểm soát không lưu do Cục hàng không liên bang tuyển dụng tiến hành đình công bất hợp pháp vào năm 1981).
|
Automation is a continuing challenge for union members. Many older factories have introduced labor-saving automated machinery to perform tasks previously handled by workers. Unions have sought, with limited success, a variety of measures to protect jobs and incomes: free retraining, shorter workweeks to share the available work among employees, and guaranteed annual incomes.
|
Tự động hóa cũng luôn là một thách thức đối với các thành viên nghiệp đoàn. Nhiều nhà máy cũ đã đưa vào các máy móc tự động hóa tiết kiệm lao động để thực hiện những nhiệm vụ mà trước đây do công nhân đảm nhiệm. Tuy thành công còn hạn chế nhưng các nghiệp đoàn đã tìm nhiều biện pháp khác nhau để bảo vệ chỗ làm việc và thu nhập như: đào tạo lại không mất tiền, tuần làm việc ngắn hơn để chia sẻ công việc sẵn có cho mọi người lao động, và bảo đảm thu nhập hàng năm.
|
The shift to service industry employment, where unions traditionally have been weaker, also has been a serious problem for labor unions. Women, young people, temporary and part-time workers -- all less receptive to union membership -- hold a large proportion of the new jobs created in recent years. And much American industry has migrated to the southern and western parts of the United States, regions that have a weaker union tradition than do the northern or the eastern regions.
|
Sự dịch chuyển việc làm sang lĩnh vực dịch vụ, nơi mà theo truyền thống các nghiệp đoàn thường yếu hơn, cũng là một vấn đề nghiêm trọng đối với các nghiệp đoàn lao động. Phụ nữ, thanh niên và những người lao động tạm thời - tất cả các đối tượng này ít được nhận vào tổ chức nghiệp đoàn - chiếm một tỷ lệ lớn các công việc mới được tạo ra trong những năm gần đây. Và nhiều ngành công nghiệp Mỹ đã di chuyển xuống các vùng phía Nam và phía Tây nước Mỹ, đây là những vùng có truyền thống nghiệp đoàn yếu hơn so với các vùng phía Bắc và phía Đông.
|
As if these difficulties were not enough, years of negative publicity about corruption in the big Teamsters Union and other unions have hurt the labor movement. Even unions' past successes in boosting wages and benefits and improving the work environment have worked against further gains by making newer, younger workers conclude they no longer need unions to press their causes. Union arguments that they give workers a voice in almost all aspects of their jobs, including work-site safety and work grievances, are often ignored. The kind of independent-minded young workers who sparked the dramatic rise of high-technology computer firms have little interest in belonging to organizations that they believe quash independence.
|
Nếu như những khó khăn trên vẫn còn chưa đủ, thì những năm công khai tiêu cực về tham nhũng trong Nghiệp đoàn lớn lái xe tải và các nghiệp đoàn khác đã làm tổn hại đến phong trào lao động. Ngay cả những thắng lợi trong quá khứ của nghiệp đoàn về tăng lương và phúc lợi cũng như cải thiện môi trường làm việc cũng tác động không thuận đối với việc đạt được các thành quả tiếp theo do chúng khiến cho những người lao động mới hơn và trẻ hơn đi tới kết luận rằng họ không cần đến nghiệp đoàn nữa để thúc đẩy sự nghiệp của họ. Những lý lẽ của nghiệp đoàn rằng họ đã đem lại cho người lao động tiếng nói trong hầu hết mọi lĩnh vực công việc của mình, bao gồm cả an toàn lao động và những than phiền về công việc, thường bị bỏ qua. Mẫu người lao động trẻ thích độc lập, những người khuấy động sự gia tăng đột ngột của các hãng máy tính công nghệ cao, hầu như không muốn thuộc về những tổ chức mà họ cho rằng làm mất đi tính độc lập.
|
Perhaps the biggest reason unions faced trouble in recruiting new members in the late 1990s, however, was the surprising strength of the economy. In October and November 1999, the unemployment rate had fallen to 4.1 percent. Economists said only people who were between jobs or chronically unemployed were out of work. For all the uncertainties economic changes had produced, the abundance of jobs restored confidence that America was still a land of opportunity.
|
Tuy vậy, có lẽ nguyên nhân lớn nhất khiến các nghiệp đoàn gặp khó khăn trong việc kết nạp thành viên mới trong cuối những năm 1990 là sức mạnh đáng ngạc nhiên của nền kinh tế. Vào tháng Mười và tháng Mười một 1999, tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống chỉ còn 4,1%. Các nhà kinh tế nói rằng chỉ còn những người thất nghiệp tự nguyện hoặc thất nghiệp thường xuyên là không có việc làm. Dù các thay đổi kinh tế đã tạo ra những sự bấp bênh, nhưng sự phong phú về việc làm đã khôi phục lòng tin cho rằng nước Mỹ vẫn là một đất nước của cơ hội.
|
| |
CHAPTER 10: Foreign Trade and Global Economic Policies
U.S. foreign trade and global economic policies have changed direction dramatically during the more than two centuries that the United States has been a country. In the early days of the nation's history, government and business mostly concentrated on developing the domestic economy irrespective of what went on abroad. But since the Great Depression of the 1930s and World War II, the country generally has sought to reduce trade barriers and coordinate the world economic system. This commitment to free trade has both economic and political roots; the United States increasingly has come to see open trade as a means not only of advancing its own economic interests but also as a key to building peaceful relations among nations.
|
Chương 10: Các chính sách ngoại thương và kinh tế toàn cầu
Các chính sách ngoại thương và kinh tế toàn cầu của Mỹ đã đổi hướng mạnh mẽ trong hơn hai thế kỷ từ khi Mỹ trở thành một quốc gia. Trong buổi đầu của lịch sử dân tộc, chính phủ và doanh nghiệp tập trung hầu hết vào phát triển nền kinh tế trong nước mặc cho những diễn biến xảy ra ở nước ngoài. Nhưng từ cuộc Đại khủng hoảng kinh tế của những năm 1930 và Chiến tranh thế giới thứ hai, đất nước nhìn chung tìm cách giảm bớt hàng rào thương mại và phối hợp với hệ thống kinh tế thế giới. Sự cam kết về thương mại tự do này có nguồn gốc cả về kinh tế lẫn chính trị; nước Mỹ ngày càng tiệm cận với cách nhìn nhận thương mại rộng mở không chỉ là phương tiện gia tăng lợi ích kinh tế của chính mình mà cũng còn là chìa khóa để xây dựng các mối quan hệ hòa bình giữa các quốc gia.
|
The United States dominated many export markets for much of the postwar period -- a result of its inherent economic strengths, the fact that its industrial machine was untouched by war, and American advances in technology and manufacturing techniques. By the 1970s, though, the gap between the United States' and other countries' export competitiveness was narrowing. What's more, oil price shocks, worldwide recession, and increases in the foreign exchange value of the dollar all combined during the 1970s to hurt the U.S. trade balance. U.S. trade deficits grew larger still in the 1980s and 1990s as the American appetite for foreign goods consistently outstripped demand for American goods in other countries. This reflected both the tendency of Americans to consume more and save less than people in Europe and Japan and the fact that the American economy was growing much faster during this period than Europe or economically troubled Japan.
|
Hoa Kỳ thống lĩnh nhiều thị trường xuất khẩu trong phần lớn giai đoạn sau chiến tranh - đó là kết quả của sức mạnh kinh tế vốn có của nó, của thực tế là máy móc công nghiệp không hề bị đụng chạm gì đến bởi chiến tranh, và của các tiến bộ về khoa học công nghệ và kỹ thuật chế tạo của Mỹ. Mặc dầu vậy, đến thập kỷ 1970, khoảng cách cạnh tranh về xuất khẩu giữa Mỹ và các nước khác đã trở nên hẹp dần. Hơn thế nữa, các cú sốc về giá dầu mỏ, sự trì trệ kinh tế toàn cầu và sự gia tăng giá trị trao đổi ngoại tệ của đồng đôla đã cùng kết hợp với nhau trong suốt thập kỷ 1970 gây phương hại đến cán cân thương mại của Mỹ. Thâm hụt thương mại của Mỹ ngày càng tăng cho đến tận những năm 1980 và 1990 do sở thích dùng hàng hóa nước ngoài của người Mỹ vẫn luôn trội hơn so với cầu về hàng hóa Mỹ tại các nước khác. Điều này phản ánh cả xu thế tiêu dùng nhiều hơn và tiết kiệm ít hơn của người Mỹ so với người dân châu Âu và Nhật Bản lẫn thực tế là trong giai đoạn này nền kinh tế Mỹ phát triển nhanh hơn châu Âu và Nhật Bản là nước đang gặp khó khăn về kinh tế.
|
Mounting trade deficits reduced political support in the U.S. Congress for trade liberalization in the 1980s and 1990s. Lawmakers considered a wide range of protectionist proposals during these years, many of them from American industries that faced increasingly effective competition from other countries. Congress also grew reluctant to give the president a free hand to negotiate new trade liberalization agreements with other countries. On top of that, the end of the Cold War saw Americans impose a number of trade sanctions against nations that it believed were violating acceptable norms of behavior concerning human rights, terrorism, narcotics trafficking, and the development of weapons of mass destruction.
|
Gia tăng thâm hụt thương mại làm giảm bớt sự ủng hộ chính trị trong Quốc hội Mỹ về tự do hóa thương mại trong thập kỷ 1980 và 1990. Các nhà lập pháp xem xét một loạt các kiến nghị bảo hộ trong suốt thời gian này, nhiều kiến nghị trong số đó là của các ngành công nghiệp Mỹ đang phải đối mặt với cuộc cạnh tranh ngày càng hiệu quả của các nước khác. Quốc hội cũng trở nên miễn cưỡng trong việc trao cho tổng thống quyền tự do hành động để thương lượng các hiệp định mới về tự do hóa thương mại với các nước khác. Đỉnh cao của những hành động đó là khi chấm dứt thời kỳ Chiến tranh lạnh, Hoa Kỳ đã áp đặt rất nhiều cấm vận thương mại đối với các quốc gia bị nước này coi là vi phạm các chuẩn mực hành vi được chấp nhận trong các vấn đề về nhân quyền, chủ nghĩa khủng bố, buôn bán ma tuý, và phát triển các loại vũ khí giết người hàng loạt.
|
Despite these setbacks to free trade, the United States continued to advance trade liberalization in international negotiations in the 1990s, ratifying a North American Free Trade Agreement (NAFTA), completing the so-called Uruguay Round of multilateral trade negotiations, and joining in multilateral agreements that established international rules for protecting intellectual property and for trade in financial and basic telecommunications services.
|
Mặc dù có những thụt lùi này về tự do thương mại, nhưng Hoa Kỳ vẫn tiếp tục đẩy mạnh tự do hóa thương mại trong các cuộc thương lượng quốc tế ở thập kỷ 1990, như phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA), hoàn thiện Vòng đàm phán thương mại đa phương Urugoay, và gia nhập các hiệp định đa phương nhằm thiết lập các quy định quốc tế về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và thương mại trong các dịch vụ viễn thông cơ bản và tài chính.
|
Still, at the end of the 1990s, the future direction of U.S. trade policy was uncertain. Officially, the nation remained committed to free trade as it pursued a new round of multilateral trade negotiations; worked to develop regional trade liberalization agreements involving Europe, Latin America, and Asia; and sought to resolve bilateral trade disputes with various other nations. But political support for such policies appeared questionable. That did not mean, however, that the United States was about to withdraw from the global economy. Several financial crises, especially one that rocked Asia in the late 1990s, demonstrated the increased interdependence of global financial markets. As the United States and other nations worked to develop tools for addressing or preventing such crises, they found themselves looking at reform ideas that would require increased international coordination and cooperation in the years ahead.
|
Tuy nhiên, cho đến tận cuối những năm 1990, định hướng tương lai của chính sách thương mại Hoa Kỳ vẫn còn chưa chắc chắn. Chính thức, quốc gia này vẫn còn cam kết thực hiện tự do thương mại khi nó theo đuổi vòng đàm phán thương mại đa phương mới; tiến hành xây dựng các hiệp định tự do hóa thương mại khu vực liên quan tới châu Âu, Mỹ Latinh, và châu Á; đồng thời tìm cách giải quyết tiếp các tranh chấp thương mại song phương với các quốc gia khác. Nhưng sự ủng hộ chính trị cho những chính sách như vậy vẫn còn là một vấn đề. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa rằng Hoa Kỳ có ý định rút khỏi nền kinh tế toàn cầu. Một số cuộc khủng hoảng tài chính, đặc biệt cuộc khủng hoảng làm rung chuyển châu Á vào cuối những năm 1990, đã cho thấy sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng giữa các thị trường tài chính toàn cầu. Khi Hoa Kỳ và các quốc gia khác tiến hành xây dựng các công cụ để giải quyết hoặc ngăn ngừa những cuộc khủng hoảng như vậy, họ nhận thấy mình đang xem xét những ý tưởng cải cách mà đòi hỏi phải gia tăng sự phối hợp và hợp tác quốc tế trong những năm tới.
|
From Protectionism to Liberalized Trade
The United States has not always been a forceful advocate of free trade. At times in its history, the country has had a strong impulse toward economic protectionism (the practice of using tariffs or quotas to limit imports of foreign goods in order to protect native industry). At the beginning of the republic, for instance, statesman Alexander Hamilton advocated a protective tariff to encourage American industrial development -- advice the country largely followed. U.S. protectionism peaked in 1930 with the enactment of the Smoot-Hawley Act, which sharply increased U.S. tariffs. The act, which quickly led to foreign retaliation, contributed significantly to the economic crisis that gripped the United States and much of the world during the 1930s.
|
Từ chủ nghĩa bảo hộ tới thương mại tự do hóa
Hoa Kỳ không phải lúc nào cũng là nước chủ trương mạnh mẽ thương mại tự do. Đôi khi trong lịch sử của mình, đất nước này còn nghiêng mạnh về chủ nghĩa bảo hộ kinh tế (thực thi việc sử dụng các loại thuế quan hoặc quota nhằm hạn chế nhập khẩu hàng hóa nước ngoài để bảo vệ công nghiệp nội địa). Ví dụ, trong buổi đầu của nhà nước cộng hòa này, nhà chính trị Alexander Hamilton đã tán thành một biểu thuế quan bảo hộ nhằm khuyến khích phát triển công nghiệp Mỹ - một chỉ dẫn mà đất nước hầu như tuân thủ hoàn toàn. Chủ nghĩa bảo hộ Hoa Kỳ đạt tới đỉnh cao vào năm 1930 bằng việc ban hành Đạo luật Smoot-Hawley, một đạo luật làm gia tăng rất mạnh các loại thuế quan của Mỹ. Đạo luật này đã nhanh chóng dẫn đến sự trả đũa của các nước khác và góp phần đáng kể vào cuộc khủng hoảng kinh tế đã làm chao đảo nước Mỹ và nhiều nước trên thế giới trong suốt những năm 1930.
|
The U.S. approach to trade policy since 1934 has been a direct outgrowth of the unhappy experiences surrounding the Smoot-Hawley Act. In 1934, Congress enacted the Trade Agreements Act of 1934, which provided the basic legislative mandate to cut U.S. tariffs. "Nations cannot produce on a level to sustain their people and well-being unless they have reasonable opportunities to trade with one another," explained then-Secretary of State Cordell Hull. "The principles underlying the Trade Agreements Program are therefore an indispensable cornerstone for the edifice of peace."
|
Cách tiếp cận chính sách thương mại của Mỹ từ năm 1934 nảy sinh trực tiếp từ những kinh nghiệm đáng buồn xung quanh Đạo luật Smoot-Hawley. Trong năm đó, Quốc hội đã thông qua Đạo luật hiệp định thương mại năm 1934 tạo ra một pháp lệnh có cơ sở pháp lý để cắt bỏ các loại thuế quan của Mỹ. Lúc đó, Bộ trưởng ngoại giao Cordell Hull đã giải thích: “Các quốc gia không thể sản xuất ra một mức để nuôi sống nhân dân của họ và duy trì hạnh phúc nếu họ không có những cơ hội hợp lý để buôn bán với nhau. Do đó, các nguyên tắc của Chương trình các hiệp định thương mại là nền tảng không thể thiếu được của sự nghiệp hòa bình”.
|
Following World War II, many U.S. leaders argued that the domestic stability and continuing loyalty of U.S. allies would depend on their economic recovery. U.S. aid was important to this recovery, but these nations also needed export markets -- particularly the huge U.S. market -- in order to regain economic independence and achieve economic growth. The United States supported trade liberalization and was instrumental in the creation of the General Agreement on Tariffs and Trade (GATT), an international code of tariff and trade rules that was signed by 23 countries in 1947. By the end of the 1980s, more than 90 countries had joined the agreement.
|
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhiều nhà lãnh đạo Hoa Kỳ cho rằng sự ổn định trong nước và sự trung thành tiếp tục của các nước đồng minh của Mỹ phụ thuộc vào sự khôi phục kinh tế của họ. Sự giúp đỡ của Mỹ là rất quan trọng đối với sự khôi phục đó, nhưng các quốc gia này cũng cần những thị trường xuất khẩu - đặc biệt là thị trường Mỹ khổng lồ - để giành lại sự độc lập về kinh tế và đạt được tăng trưởng kinh tế. Hoa Kỳ đã hỗ trợ cho quá trình tự do hóa thương mại và là nhân tố chủ chốt trong việc tạo ra Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT), đây là một bộ luật quốc tế về các quy định thuế quan và thương mại được ký bởi 23 nước vào năm 1947. Đến cuối thập kỷ 1980, hơn 90 nước đã tham gia hiệp định này.
|
In addition to setting codes of conduct for international trade, GATT sponsored several rounds of multilateral trade negotiations, and the United States participated actively in each of them, often taking a leadership role. The Uruguay Round, so named because it was launched at talks in Punta del Este, Uruguay, liberalized trade further in the 1990s.
|
Bên cạnh việc đặt ra bộ luật hành vi cho các vấn đề thương mại quốc tế, GATT đã đỡ đầu một số vòng đàm phán thương mại đa phương, và Hoa Kỳ đã tham gia tích cực vào các vòng đàm phán này, thường đảm đương vai trò lãnh đạo. Vòng đàm phán Urugoay, có tên gọi như vậy vì được tiến hành đàm phán ở Punta del Este, Urugoay, đã tự do hóa thương mại nhiều hơn nữa trong thập kỷ 1990.
|
American Trade Principles and Practice
The United States believes in a system of open trade subject to the rule of law. Since World War II, American presidents have argued that engagement in world trade offers American producers access to large foreign markets and gives American consumers a wider choice of products to buy. More recently, America's leaders have noted that competition from foreign producers also helps keep prices down for numerous goods, thereby reducing pressures from inflation.
|
Hoa Kỳ luôn tin vào một hệ thống thương mại rộng mở dựa trên quy định của luật pháp. Từ Chiến tranh thế giới thứ hai, các Tổng thống Mỹ đã chỉ rõ việc tham gia thương mại quốc tế cho phép các nhà sản xuất Mỹ tiếp cận với những thị trường nước ngoài rộng lớn và đem lại cho người tiêu dùng Mỹ sự lựa chọn hàng hóa để mua thoải mái hơn. Ngay gần đây, các nhà lãnh đạo Mỹ cho rằng sự cạnh tranh với các nhà sản xuất nước ngoài cũng giúp làm giá cả giảm xuống đối với nhiều loại hàng hoá, do đó làm giảm đi áp lực của lạm phát.
|
Americans contend that free trade benefits other nations as well. Economists have long argued that trade allows nations to concentrate on producing the goods and services they can make most efficiently -- thereby increasing the overall productive capacity of the entire community of nations. What's more, Americans are convinced that trade promotes economic growth, social stability, and democracy in individual countries and that it advances world prosperity, the rule of law, and peace in international relations.
|
Người Mỹ cho rằng thương mại tự do cũng mang lại lợi ích cho các quốc gia khác. Các nhà kinh tế từ lâu đã chỉ ra thương mại cho phép các quốc gia tập trung vào sản xuất những loại hàng hóa và dịch vụ mà họ có thể tạo ra một cách hiệu quả nhất - do vậy làm gia tăng tiềm năng sản xuất nói chung của toàn bộ cộng đồng các quốc gia. Hơn nữa, người Mỹ cũng nhận thức được rằng thương mại sẽ khuyến khích tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội, và dân chủ trong từng quốc gia và rằng nó thúc đẩy sự thịnh vượng của thế giới, quyền lực của pháp luật, và hòa bình trong các quan hệ quốc tế.
|
An open trading system requires that countries allow fair and nondiscriminatory access to each other's markets. To that end, the United States is willing to grant countries favorable access to its markets if they reciprocate by reducing their own trade barriers, either as part of multilateral or bilateral agreements. While efforts to liberalize trade traditionally focused on reducing tariffs and certain nontariff barriers to trade, in recent years they have come to include other matters as well. Americans argue, for instance, that every nation's trade laws and practices should be transparent -- that is, everybody should know the rules and have an equal chance to compete. The United States and members of the Organization for Economic Cooperation and Development (OECD) took a step toward greater transparency in the 1990s by agreeing to outlaw the practice of bribing foreign government officials to gain a trade advantage.
|
Một hệ thống thương mại mở cho phép các nước tiếp cận các thị trường của nhau một cách không phân biệt và công bằng. Để đạt được mục tiêu đó, Hoa Kỳ sẵn sàng cho phép các nước tiếp cận thị trường của mình một cách thuận lợi nếu các nước đó đáp lại bằng cách giảm bớt các rào cản thương mại của chính mình, như là một phần của các hiệp định đa phương hoặc song phương. Trong khi những nỗ lực tự do hóa thương mại theo truyền thống thường tập trung vào việc giảm các loại thuế quan và các rào cản phi thuế quan nhất định đối với thương mại, thì trong những năm gần đây chúng còn bao gồm cả những vấn đề khác. Ví dụ, người Mỹ lập luận rằng luật thương mại và các hoạt động thương mại của mỗi quốc gia cần phải minh bạch - tức là, mọi người đều có thể biết được các quy định và có các cơ may như nhau để cạnh tranh. Hoa Kỳ và các thành viên của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đã tiến thêm một bước để làm minh bạch hơn nữa bằng việc nhất trí cấm những hành động hối lộ các quan chức chính phủ nước ngoài nhằm đạt được một sự thuận lợi nào đó về thương mại.
|
The United States also frequently urges foreign countries to deregulate their industries and to take steps to ensure that remaining regulations are transparent, do not discriminate against foreign companies, and are consistent with international practices. American interest in deregulation arises in part out of concern that some countries may use regulation as an indirect tool to keep exports from entering their markets.
|
Hoa Kỳ cũng thường xuyên thúc giục các nước khác phi điều tiết hóa các ngành công nghiệp của họ và từng bước bảo đảm rằng các hoạt động điều tiết còn lại là minh bạch, không phân biệt bất lợi đối với các công ty nước ngoài, và phù hợp với thông lệ quốc tế. Mối quan tâm của Mỹ về phi điều tiết xuất hiện một phần từ sự lo lắng rằng một số nước có thể sử dụng điều tiết như là một công cụ gián tiếp để kiềm chế hàng hóa xuất khẩu thâm nhập vào thị trường của họ.
|
The administration of President Bill Clinton (1993-2001) added another dimension to U.S. trade policy. It contend that countries should adhere to minimum labor and environmental standards. In part, Americans take this stance because they worry that America's own relatively high labor and environmental standards could drive up the cost of American-made goods, making it difficult for domestic industries to compete with less-regulated companies from other countries. But Americans also argue that citizens of other countries will not receive the benefits of free trade if their employers exploit workers or damage the environment in an effort to compete more effectively in international markets.
|
Chính quyền của Tổng thống Bill Clinton (1993-2001) đã đưa thêm một phương diện khác nữa vào chính sách thương mại của Mỹ. Đó là, các nước cần phải tôn trọng triệt để các tiêu chuẩn tối thiểu về lao động và môi trường. Người Mỹ có thái độ như vậy một phần vì họ lo lắng rằng các tiêu chuẩn về lao động và môi trường tương đối cao của chính nước Mỹ có thể đẩy chi phí của hàng hóa sản xuất tại Mỹ lên cao, gây ra khó khăn cho các ngành công nghiệp trong nước khi cạnh tranh với các công ty nước ngoài ít bị điều tiết hơn. Nhưng người Mỹ cũng cho rằng công dân của các nước khác sẽ không nhận được lợi ích của thương mại tự do nếu người sử dụng lao động nước họ bóc lột người lao động hoặc phá hại môi trường trong một nỗ lực nhằm cạnh tranh hiệu quả hơn trên các thị trường quốc tế.
|
The Clinton administration raised these issues in the early 1990s when it insisted that Canada and Mexico sign side agreements pledging to enforce environmental laws and labor standards in return for American ratification of NAFTA. Under President Clinton, the United States also worked with the International Labor Organization to help developing countries adopt measures to ensure safe workplaces and basic workers' rights, and it financed programs to reduce child labor in a number of developing countries. Still, efforts by the Clinton administration to link trade agreements to environmental protection and labor-standards measures remain controversial in other countries and even within the United States.
|
Chính quyền Clinton đã đưa những vấn đề này ra vào đầu thập kỷ 1990 khi Mỹ nhất quyết đòi Canada và Mêhicô ký các hiệp định phụ cam kết tăng cường luật môi trường và các tiêu chuẩn về lao động để đổi lại sự phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ của Hoa Kỳ. Dưới thời Tổng thống Clinton, Mỹ cũng đã làm việc với Tổ chức lao động quốc tế để giúp các nước đang phát triển tuân theo các tiêu chuẩn đánh giá nhằm bảo đảm an toàn lao động và các quyền cơ bản của người lao động, và Mỹ cũng tài trợ các chương trình giảm lao động trẻ em trong nhiều nước đang phát triển. Tuy nhiên, cho đến nay các cố gắng của chính quyền Clinton trong việc kết hợp các hiệp định thương mại với vấn đề bảo vệ môi trường và các thước đo tiêu chuẩn lao động vẫn còn gây tranh cãi trên nhiều nước và ngay cả trong nước Mỹ.
|
Despite general adherence to the principles of nondiscrimination, the United States has joined certain preferential trade arrangements. The U.S. Generalized System of Preferences program, for instance, seeks to promote economic development in poorer countries by providing duty-free treatment for certain goods that these countries export to the United States; the preferences cease when producers of a product no longer need assistance to compete in the U.S. market. Another preferential program, the Caribbean Basin Initiative, seeks to help an economically struggling region that is considered politically important to the United States; it gives duty-free treatment to all imports to the United States from the Caribbean area except textiles, some leather goods, sugar, and petroleum products.
|
Mặc dù có sự tôn trọng chung đối với các nguyên tắc không phân biệt đối xử, nhưng nước Mỹ đã tham gia một số thỏa thuận thương mại có tính ưu đãi nhất định. Ví dụ, Hệ thống ưu đãi phổ cập của Mỹ tìm cách khuyến khích phát triển kinh tế ở các nước nghèo bằng các hiệp định miễn thuế quan cho những hàng hóa nhất định mà các nước đó xuất khẩu sang Mỹ; các ưu đãi này sẽ chấm dứt khi các nhà sản xuất một loại sản phẩm không cần giúp đỡ nữa để cạnh tranh trong thị trường Mỹ. Một chương trình ưu đãi nữa - Sáng kiến vịnh Caribê - tìm cách giúp một vùng đang gặp khó khăn về kinh tế, một vùng được cho là quan trọng về chính trị đối với Mỹ; tạo ra một hiệp định miễn thuế đối với tất cả các hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ từ các nước trong vùng Caribê trừ hàng dệt, một số mặt hàng da, đường và sản phẩm dầu mỏ.
|
The United States sometimes departs from its general policy of promoting free trade for political purposes, restricting imports to countries that are thought to violate human rights, support terrorism, tolerate narcotics trafficking, or pose a threat to international peace. Among the countries that have been subject to such trade restrictions are Burma, Cuba, Iran, Iraq, Libya, North Korea, Sudan, and Syria. But in 2000, the United States repealed a 1974 law that had required Congress to vote annually whether to extend "normal trade relations" to China. The step, which removed a major source of friction in U.S.-China relations, marked a milestone in China's quest for membership in the World Trade Organization.
|
Đôi khi Hoa Kỳ rời bỏ chính sách chung của mình về khuyến khích tự do thương mại vì những mục đích chính trị, hạn chế nhập khẩu đối với những nước mà Hoa Kỳ cáo buộc là vi phạm nhân quyền, giúp đỡ khủng bố, chứa chấp buôn bán ma túy, hoặc có hành động ảnh hưởng tới hòa bình thế giới. Trong số các nước là đối tượng của những hạn chế thương mại của Hoa Kỳ có Mianma, Cuba, Iran, Irắc, Libi, Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, Xuđăng, và Xyri. Nhưng năm 2000, Hoa Kỳ đã bãi bỏ một đạo luật năm 1974 yêu cầu Quốc hội bỏ phiếu hàng năm xem liệu có mở rộng “các mối quan hệ thương mại bình thường” với Trung Quốc hay không. Đây là một bước đi xóa bỏ nguồn gốc chính gây ra sự va chạm trong các quan hệ Mỹ - Trung, đánh dấu một cột mốc trong việc tìm kiếm tư cách thành viên tham gia Tổ chức thương mại thế giới của Trung Quốc.
|
There is nothing new about the United States imposing trade sanctions to promote political objectives. Americans have used sanctions and export controls since the days of the American Revolution, well over 200 years ago. But the practice has increased since the end of the Cold War. Still, Congress and federal agencies hotly debate whether trade policy is an effective device to further foreign policy objectives.
|
Không có điều gì mới về việc Mỹ đặt ra các hình phạt thương mại để xúc tiến các mục tiêu chính trị. Người Mỹ đã sử dụng các hình phạt và kiểm soát xuất khẩu từ buổi ban đầu của cuộc Cách mạng Mỹ, khoảng hơn 200 năm trước. Nhưng hoạt động này đã tăng lên từ khi chấm dứt cuộc Chiến tranh lạnh. Tuy nhiên, Quốc hội và các cơ quan của liên bang vẫn luôn tranh cãi quyết liệt về việc liệu chính sách thương mại có phải là một công cụ hiệu quả để xúc tiến các mục tiêu chính trị đối ngoại hay không.
|
Multilateralism, Regionalism, and Bilateralism
One other principle the United States traditionally has followed in the trade arena is multilateralism. For many years, it was the basis for U.S. participation and leadership in successive rounds of international trade negotiations. The Trade Expansion Act of 1962, which authorized the so-called Kennedy Round of trade negotiations, culminated with an agreement by 53 nations accounting for 80 percent of international trade to cut tariffs by an average of 35 percent. In 1979, as a result of the success of the Tokyo Round, the United States and approximately 100 other nations agreed to further tariff reductions and to the reduction of such nontariff barriers to trade as quotas and licensing requirements.
|
Đa phương hóa, khu vực hóa và song phương hóa
Một nguyên tắc khác nữa mà Hoa Kỳ theo đuổi trên vũ đài thương mại là đa phương hoá. Trong nhiều năm, nó là cơ sở cho sự tham gia của Mỹ với vai trò lãnh đạo trong các vòng đàm phán thương mại quốc tế kế tiếp nhau. Đạo luật mở rộng thương mại năm 1962, là căn cứ cho Vòng đàm phán thương mại Kennedy, đã lên đến cực điểm bằng một hiệp định của 53 quốc gia chiếm 80% thương mại quốc tế nhất trí cắt thuế quan với mức trung bình là 35%. Năm 1979, do kết quả thành công của Vòng đàm phán Tokyo, Mỹ và gần 100 nước khác đã đồng ý đẩy mạnh cắt giảm thuế quan và giảm bớt các hàng rào thương mại phi thuế quan như các yêu cầu về cấp giấy phép và quota.
|
A more recent set of multilateral negotiations, the Uruguay Round, was launched in September 1986 and concluded almost 10 years later with an agreement to reduce industrial tariff and nontariff barriers further, cut some agricultural tariffs and subsidies, and provide new protections to intellectual property. Perhaps most significantly, the Uruguay Round led to creation of the World Trade Organization, a new, binding mechanism for settling international trade disputes. By the end of 1998, the United States itself had filed 42 complaints about unfair trade practices with the WTO, and numerous other countries filed additional ones -- including some against the United States.
|
Một vòng đàm phán đa phương gần đây, Vòng đàm phán Urugoay, được bắt đầu vào tháng Chín 1986 và kết thúc gần 10 năm sau với một hiệp định đẩy mạnh giảm thuế quan và các hàng rào phi thuế quan trong công nghiệp, cắt một số thuế quan và tài trợ nông nghiệp, và đưa ra các hình thức mới bảo vệ sở hữu trí tuệ. Có lẽ điều quan trọng nhất là Vòng đàm phán Urugoay đã dẫn đến việc thành lập Tổ chức thương mại thế giới, một cơ chế liên kết ràng buộc mới để giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế. Đến cuối năm 1998, chính Hoa Kỳ đã đệ trình 42 đơn kiện về hoạt động thương mại không công bằng lên Tổ chức thương mại thế giới, và nhiều nước khác cũng đệ trình thêm các đơn kiện - trong đó có một số đơn kiện chống lại Hoa Kỳ.
|
Despite its commitment to multilateralism, the United States in recent years also has pursued regional and bilateral trade agreements, partly because narrower pacts are easier to negotiate and often can lay the groundwork for larger accords. The first free trade agreement entered into by the United States, the U.S.-Israel Free Trade Area Agreement, took effect in 1985, and the second, the U.S.-Canada Free Trade Agreement, took effect in 1989. The latter pact led to the North American Free Trade Agreement in 1993, which brought the United States, Canada, and Mexico together in a trade accord that covered nearly 400 million people who collectively produce some $8.5 trillion in goods and services.
|
Bên cạnh những cam kết về chủ nghĩa đa phương, những năm gần đây Mỹ cũng theo đuổi các hiệp định thương mại khu vực và song phương, một phần do các hiệp định hẹp hơn thì dễ đàm phán hơn và thường có thể đặt cơ sở cho những hiệp định lớn hơn. Hiệp định thương mại tự do đầu tiên được Hoa Kỳ thực thi là Hiệp định khu vực thương mại tự do Mỹ-Ixraen, có hiệu lực từ năm 1985, và thứ hai là Hiệp định thương mại tự do Mỹ-Canada có hiệu lực từ năm 1989. Hiệp định sau đã dẫn đến Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ năm 1993, đưa Mỹ, Canada và Mêhicô vào cùng một hòa ước thương mại bao gồm gần 400 triệu người cùng nhau tạo ra khoảng 8,5 nghìn tỷ USD hàng hóa và dịch vụ.
|
Geographic proximity has fostered vigorous trade between the United States, Canada and Mexico. As a result of NAFTA, the average Mexican tariff on American goods dropped from 10 percent to 1.68 percent, and the average U.S. tariff on Mexican goods fell from 4 percent to 0.46 percent. Of particular importance to Americans, the agreement included some protections for American owners of patents, copyrights, trademarks, and trade secrets; Americans in recent years have grown increasingly concerned about piracy and counterfeiting of U.S. products ranging from computer software and motion pictures to pharmaceutical and chemical products.
|
Sự gần nhau về địa lý đã khuyến khích mạnh mẽ hoạt động thương mại giữa Mỹ, Canada và Mêhicô. Do kết quả của NAFTA mà thuế quan trung bình của Mêhicô đối với hàng hóa Mỹ giảm từ 10% xuống còn 1,68%, và thuế quan trung bình của Mỹ đối với hàng hóa Mêhicô giảm từ 4% xuống còn 0,46%. Đặc biệt quan trọng đối với Mỹ, hiệp định này còn bao gồm một số điều khoản bảo vệ quyền sở hữu bằng sáng chế, bản quyền, thương hiệu và bí mật thương mại; trong những năm gần đây, Mỹ ngày càng lo lắng về sự vi phạm quyền tác giả và giả mạo sản phẩm Hoa Kỳ từ phần mềm máy tính và phim ảnh cho đến các sản phẩm dược và hóa chất.
|
Current U.S. Trade Agenda
Despite some successes, efforts to liberalize world trade still face formidable obstacles. Trade barriers remain high, especially in the service and agricultural sectors, where American producers are especially competitive. The Uruguay Round addressed some service-trade issues, but it left trade barriers involving roughly 20 segments of the service sector for subsequent negotiations. Meanwhile, rapid changes in science and technology are giving rise to new trade issues. American agricultural exporters are increasingly frustrated, for instance, by European rules against use of genetically altered organisms, which are growing increasingly prevalent in the United States.
|
Chương trình nghị sự về thương mại hiện nay của Mỹ
Mặc dù có một số thành công, nhưng các cố gắng tự do hóa thương mại thế giới đến nay vẫn phải đối mặt với những trở ngại rất lớn. Các hàng rào thương mại vẫn còn cao, đặc biệt trong các lĩnh vực dịch vụ và nông nghiệp, những lĩnh vực mà các nhà sản xuất của Mỹ rất có khả năng cạnh tranh. Vòng đàm phán Urugoay đã giải quyết một số vấn đề về thương mại dịch vụ, nhưng vẫn còn để lại các rào cản thương mại liên quan đến khoảng 20 phân đoạn trong lĩnh vực dịch vụ cho các cuộc đàm phán kế tiếp. Trong khi đó, những thay đổi nhanh chóng trong khoa học và công nghệ đang làm nảy sinh các vấn đề thương mại mới. Ví dụ, các nhà xuất khẩu hàng nông nghiệp Mỹ ngày càng thất vọng bởi những quy định của châu Âu chống lại việc sử dụng các sản phẩm từ những sinh vật biến đổi gien đang phát triển rất thịnh hành ở Mỹ.
|
The emergence of electronic commerce also is opening a whole new set of trade issues. In 1998, ministers of the World Trade Organization issued a declaration that countries should not interfere with electronic commerce by imposing duties on electronic transmissions, but many issues remain unresolved. The United States would like to make the Internet a tariff-free zone, ensure competitive telecommunications markets around the world, and establish global protections for intellectual property in digital products.
|
Sự nổi lên của thương mại điện tử cũng mở ra một xu hướng hoàn toàn mới của các vấn đề thương mại. Năm 1998, các bộ trưởng của Tổ chức thương mại thế giới đã đưa ra một tuyên bố rằng các nước không được gây trở ngại thương mại điện tử bằng việc đặt các thuế về truyền điện tử, nhưng nhiều vấn đề vẫn còn chưa giải quyết được. Hoa Kỳ cũng mong muốn tạo cho Internet thành một khu vực phi thuế quan, bảo đảm cho các thị trường viễn thông được cạnh tranh toàn thế giới, và thiết lập việc bảo vệ sở hữu trí tuệ toàn cầu đối với các sản phẩm kỹ thuật số.
|
President Clinton called for a new round of world trade negotiations, although his hopes suffered a setback when negotiators failed to agree on the idea at a meeting held in late 1999 in Seattle, Washington. Still, the United States hopes for a new international agreement that would strengthen the World Trade Organization by making its procedures more transparent. The American government also wants to negotiate further reductions in trade barriers affecting agricultural products; currently the United States exports the output of one out of every three hectares of its farmland. Other American objectives include more liberalization of trade in services, greater protections for intellectual property, a new round of reductions in tariff and nontariff trade barriers for industrial goods, and progress toward establishing internationally recognized labor standards.
|
Tổng thống Clinton kêu gọi một vòng đàm phán thương mại thế giới mới, mặc dù hy vọng của ông bị thất bại khi các nhà thương lượng không nhất trí với ý tưởng này tại cuộc họp được tổ chức vào cuối năm 1999 ở Seattle, Washington. Tuy nhiên, Hoa Kỳ vẫn hy vọng có một hiệp định quốc tế mới có thể tăng sức mạnh cho Tổ chức thương mại thế giới bằng cách làm cho các thủ tục của nó minh bạch hơn. Chính phủ Mỹ cũng muốn thương lượng để cắt giảm tiếp các rào cản thương mại tác động đến các sản phẩm nông nghiệp; hiện nay Hoa Kỳ xuất khẩu lượng sản phẩm tạo ra trên một phần ba diện tích đất canh tác của mình. Các mục tiêu khác của Mỹ bao gồm tự do hóa thương mại hơn nữa trong dịch vụ, tăng cường hơn nữa bảo vệ sở hữu trí tuệ, một vòng đàm phán mới về giảm thuế quan và các hàng rào phi thuế quan đối với hàng hóa công nghiệp, và sự tiến triển trong việc thiết lập các tiêu chuẩn về lao động được quốc tế công nhận.
|
Even as it holds high hopes for a new round of multilateral trade talks, the United States is pursuing new regional trade agreements. High on its agenda is a Free Trade Agreement of the Americas, which essentially would make the entire Western Hemisphere (except for Cuba) a free-trade zone; negotiations for such a pact began in 1994, with a goal of completing talks by 2005. The United States also is seeking trade liberalization agreements with Asian countries through the Asia-Pacific Economic Cooperation (APEC) forum; APEC members reached an agreement on information technology in the late 1990s.
|
Dù cho có những hy vọng lớn về một vòng đàm phán thương mại đa phương mới, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục theo đuổi các hiệp định thương mại khu vực mới. Nổi bật trong chương trình nghị sự của Mỹ là một Hiệp định thương mại tự do của châu Mỹ, hiệp định mà về cơ bản sẽ tạo cho toàn bộ Tây bán cầu (trừ Cuba) thành một khu vực thương mại tự do; các cuộc thương lượng cho một hiệp ước như vậy đã bắt đầu từ năm 1994, với mục tiêu hoàn thiện các cuộc đàm phán vào năm 2005. Hoa Kỳ cũng tìm kiếm các hiệp định tự do hóa thương mại với các nước châu Á thông qua Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC); các thành viên APEC đã đạt được một hiệp định về công nghệ thông tin vào cuối những năm 1990.
|
Separately, Americans are discussing U.S.-Europe trade issues in the Transatlantic Economic Partnership. And the United States hopes to increase its trade with Africa, too. A 1997 program called the Partnership for Economic Growth and Opportunity for Africa aims to increase U.S. market access for imports from sub-Saharan countries, provide U.S. backing to private sector development in Africa, support regional economic integration within Africa, and institutionalize government-to-government dialogue on trade via an annual U.S.-Africa forum.
|
Một cách riêng rẽ, người Mỹ đang bàn bạc các vấn đề thương mại Mỹ-Âu trong Hiệp hội kinh tế Đại Tây Dương. Và Mỹ cũng hy vọng gia tăng thương mại của mình với châu Phi. Một chương trình năm 1997 có tên là Hợp tác vì sự tăng trưởng và cơ hội kinh tế cho châu Phi nhằm mục đích gia tăng tiếp cận thị trường Mỹ cho hàng hóa nhập khẩu từ các nước Nam Xahara châu Phi, đưa ra ủng hộ của Mỹ cho việc phát triển khu vực tư nhân ở châu Phi, hỗ trợ hội nhập kinh tế khu vực châu Phi, và thể chế hóa các cuộc đối thoại về thương mại giữa các chính phủ thông qua một diễn đàn Mỹ-Phi hàng năm.
|
Meanwhile, the United States continues to seek resolution to specific trade issues involving individual countries. Its trade relations with Japan have been troubled since at least the 1970s, and at the end of the 1990s, Americans continued to be concerned about Japanese barriers to a variety of U.S. imports, including agricultural goods and autos and auto parts. Americans also complained that Japan was exporting steel into the United States at below-market prices (a practice known as dumping), and the American government continued to press Japan to deregulate various sectors of its economy, including telecommunications, housing, financial services, medical devices, and pharmaceutical products.
|
Trong khi đó, Hoa Kỳ tiếp tục tìm cách giải quyết các vấn đề thương mại cụ thể có liên quan đến từng nước riêng biệt. Các mối quan hệ thương mại của Mỹ với Nhật Bản gặp khó khăn từ thập kỷ 1970, và vào cuối thập kỷ 1990, người Mỹ tiếp tục lo lắng về các rào cản của Nhật Bản đối với nhiều loại hàng hóa khác nhau nhập khẩu từ Mỹ, bao gồm hàng hóa nông nghiệp, ô tô và phụ tùng ô tô. Người Mỹ cũng kiện Nhật Bản xuất khẩu thép vào Mỹ với giá thấp hơn thị trường (một hoạt động gọi là bán phá giá thị trường), và chính phủ Mỹ tiếp tục gây áp lực với Nhật Bản nhằm phi điều tiết các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế Nhật Bản, bao gồm các ngành thông tin, nhà ở, dịch vụ tài chính, dụng cụ y tế, và các sản phẩm dược.
|
Americans also were pursuing specific trade concerns with other countries, including Canada, Mexico, and China. In the 1990s, the U.S. trade deficit with China grew to exceed even the American trade gap with Japan. From the American perspective, China represents an enormous potential export market but one that is particularly difficult to penetrate. In November 1999, the two countries took what American officials believed was a major step toward closer trade relations when they reached a trade agreement that would bring China formally into the WTO. As part of the accord, which was negotiated over 13 years, China agreed to a series of market-opening and reform measures; it pledged, for instance, to let U.S. companies finance car purchases in China, own up to 50 percent of the shares of Chinese telecommunications companies, and sell insurance policies. China also agreed to reduce agricultural tariffs, move to end state export subsidies, and takes steps to prevent piracy of intellectual property such as computer software and movies. The United States subsequently agreed, in 2000, to normalize trade relations with China, ending a politically charged requirement that Congress vote annually on whether to allow favorable trade terms with Beijing.
|
Người Mỹ cũng theo đuổi hoạt động thương mại riêng liên quan với các nước khác, bao gồm Canada, Mêhicô, và Trung Quốc. Trong thập kỷ 1990, thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc tăng lên thậm chí vượt cả khoảng cách thâm hụt thương mại của Mỹ với Nhật Bản. Theo quan điểm của Mỹ thì Trung Quốc là một thị trường xuất khẩu có tiềm năng hết sức to lớn, nhưng cũng là một thị trường rất khó thâm nhập. Tháng Mười một 1999, cả hai nước đã xúc tiến được một bước mà các quan chức Mỹ cho là rất cơ bản để hướng tới những mối quan hệ thương mại mật thiết hơn khi họ đạt được một hiệp định thương mại đưa Trung Quốc chính thức gia nhập WTO. Như một phần của hòa ước này, một hòa ước đã phải đàm phán trên 13 năm, Trung Quốc đồng ý với một loạt các biện pháp cải cách và mở cửa thị trường; ví dụ, Trung Quốc cam kết cho phép các công ty Mỹ chi tài chính cho việc mua ô tô ở Trung Quốc, được sở hữu tới 50% cổ phần của các công ty viễn thông Trung Quốc, và bán các hợp đồng bảo hiểm. Trung Quốc cũng đồng ý giảm thuế quan nông nghiệp, đi tới chấm dứt tài trợ của nhà nước cho xuất khẩu, và tiến hành các bước ngăn cấm vi phạm quyền sở hữu trí tuệ chẳng hạn như phần mềm máy tính và phim ảnh. Sau đó, vào năm 2000, Hoa Kỳ đã đồng ý bình thường hóa các quan hệ thương mại với Trung Quốc, chấm dứt một yêu cầu mang tính chính trị đòi hỏi Quốc hội bỏ phiếu hàng năm về việc liệu có cho phép quan hệ thương mại ưu đãi với Bắc Kinh hay không.
|
Despite this widespread effort to liberalize trade, political opposition to trade liberalization was growing in Congress at the end of the century. Although Congress had ratified NAFTA, the pact continued to draw criticism from some sectors and politicians who saw it as unfair.
|
Mặc dù có cố gắng lớn như vậy để tự do hóa thương mại, nhưng đến cuối thế kỷ này sự chống đối chính trị về tự do hóa thương mại vẫn tăng lên trong Quốc hội. Tuy Quốc hội đã thông qua hiệp định NAFTA, nhưng hiệp định vẫn tiếp tục nhận được sự chỉ trích từ một số khu vực và các chính trị gia cho rằng nó không công bằng.
|
What's more, Congress refused to give the president special negotiating authority seen as essential to successfully reaching new trade agreements. Trade pacts like NAFTA were negotiated under "fast-track" procedures in which Congress relinquished some of its authority by promising to vote on ratification within a specified period of time and by pledging to refrain from seeking to amend the proposed treaty. Foreign trade officials were reluctant to negotiate with the United States -- and risk political opposition within their own countries -- without fast-track arrangements in place in the United States. In the absence of fast-track procedures, American efforts to advance the Free Trade Agreement of the Americas and to expand NAFTA to include Chile languished, and further progress on other trade liberalization measures appeared in doubt.
|
Hơn thế nữa, Quốc hội từ chối trao cho tổng thống quyền thương lượng đặc biệt được xem là cần thiết để đạt được thắng lợi trong các hiệp định thương mại mới. Các hiệp định giống như NAFTA được thương lượng theo những thủ tục “tiến hành nhanh” trong đó Quốc hội từ bỏ một số quyền của mình bằng việc hứa bỏ phiếu phê chuẩn trong một thời gian định trước và cam kết kiềm chế không sửa đổi hiệp ước đã đề nghị. Nếu không có các thỏa thuận tiến hành nhanh, thích hợp trong nước Mỹ thì các quan chức thương mại nước ngoài thường ngần ngại trong việc thương lượng với Mỹ - và nguy cơ có sự chống đối chính trị ngay trong chính nước họ. Trong trường hợp thiếu các thủ tục tiến hành nhanh, những nỗ lực của Mỹ nhằm thúc đẩy Hiệp định tự do thương mại châu Mỹ và mở rộng NAFTA để kết nạp Chilê bị suy giảm, và những tiến triển trong các giải pháp tự do hóa thương mại khác vẫn còn không chắc chắn.
|
The U.S. Trade Deficit
At the end of the 20th century, a growing trade deficit contributed to American ambivalence about trade liberalization. The United States had experienced trade surpluses during most of the years following World War II. But oil price shocks in 1973-1974 and 1979-1980 and the global recession that followed the second oil price shock caused international trade to stagnate. At the same time, the United States began to feel shifts in international competitiveness. By the late 1970s, many countries, particularly newly industrializing countries, were growing increasingly competitive in international export markets. South Korea, Hong Kong, Mexico, and Brazil, among others, had become efficient producers of steel, textiles, footwear, auto parts, and many other consumer products.
|
Thâm hụt thương mại của Mỹ
Đến cuối thế kỷ XX, thâm hụt thương mại gia tăng đã góp thêm vào mâu thuẫn của Mỹ đối với tự do hóa thương mại. Mỹ đã trải qua thời kỳ thặng dư thương mại trong hầu hết thời gian sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Nhưng những cú sốc giá dầu mỏ năm 1973-1974 và 1979-1980 cùng với sự suy thoái kinh tế toàn cầu tiếp theo sau cú sốc giá dầu mỏ lần thứ hai đã làm cho thương mại quốc tế lâm vào trì trệ. Cùng lúc đó, Mỹ bắt đầu cảm thấy sự dịch chuyển trong cạnh tranh quốc tế. Vào cuối thập kỷ 1970, nhiều nước, đặc biệt là những nước công nghiệp hóa mới, ngày càng đẩy mạnh cạnh tranh trên các thị trường xuất khẩu quốc tế. Hàn Quốc, Hồng Công, Mêhicô, Braxin và nhiều nước khác đã trở thành những nhà sản xuất hiệu quả các sản phẩm thép, dệt may, giầy dép, phụ tùng ô tô và nhiều sản phẩm tiêu dùng khác.
|
As other countries became more successful, U.S. workers in exporting industries worried that other countries were flooding the United States with their goods while keeping their own markets closed. American workers also charged that foreign countries were unfairly helping their exporters win markets in third countries by subsidizing select industries such as steel and by designing trade policies that unduly promoted exports over imports. Adding to American labor's anxiety, many U.S.-based multinational firms began moving production facilities overseas during this period. Technological advances made such moves more practical, and some firms sought to take advantage of lower foreign wages, fewer regulatory hurdles, and other conditions that would reduce production costs.
|
Khi các nước khác trở nên thành công hơn, người lao động Mỹ trong các ngành công nghiệp xuất khẩu lo lắng rằng các nước sẽ làm ngập tràn nước Mỹ bằng hàng hóa của họ trong khi đó lại đóng cửa thị trường của chính mình. Người lao động Mỹ cũng buộc tội các nước khác đã trợ giúp những nhà xuất khẩu của mình một cách không công bằng để giành thị trường ở các nước thứ ba bằng việc tài trợ cho một số ngành công nghiệp nhất định, chẳng hạn như ngành thép, và bằng các chính sách thương mại thúc đẩy xuất khẩu quá mức so với nhập khẩu. Thêm vào những lo lắng của người lao động Mỹ, nhiều công ty đa quốc gia đặt tại Mỹ đã bắt đầu chuyển các công đoạn sản xuất ra nước ngoài trong giai đoạn này. Các tiến bộ công nghệ làm cho những hoạt động chuyển đi như vậy càng trở nên thực tế hơn, và một số công ty tìm kiếm lợi thế về mức lương thấp hơn ở nước ngoài, ít chướng ngại điều tiết hơn, và các điều kiện khác có thể làm giảm chi phí sản xuất.
|
An even bigger factor leading to the ballooning U.S. trade deficit, however, was a sharp rise in the value of the dollar. Between 1980 and 1985, the dollar's value rose some 40 percent in relation to the currencies of major U.S. trading partners. This made U.S. exports relatively more expensive and foreign imports into the United States relatively cheaper. Why did the dollar appreciate? The answer can be found in the U.S. recovery from the global recession of 1981-1982 and in huge U.S. federal budget deficits, which acted together to create a significant demand in the United States for foreign capital. That, in turn, drove up U.S. interest rates and led to the rise of the dollar.
|
Tuy vậy, một yếu tố còn lớn hơn dẫn tới thâm hụt thương mại của Mỹ phình lên là giá trị đồng đôla tăng quá cao. Từ năm 1980 tới 1985, giá trị đồng đôla tăng khoảng 40% so với các đồng tiền của những bạn hàng thương mại chính của Mỹ. Điều này làm cho hàng hóa xuất khẩu của Mỹ tương đối đắt hơn và hàng hóa nhập khẩu của nước ngoài vào Mỹ tương đối rẻ hơn. Tại sao đồng đôla lại được đánh giá cao? Có thể tìm thấy câu trả lời trong việc khôi phục của Mỹ từ cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu năm 1981-1982 và những thâm hụt ngân sách liên bang khổng lồ của Mỹ, hai yếu tố này đã cùng phối hợp tạo ra một lượng cầu đáng kể về vốn đầu tư nước ngoài trong nước Mỹ. Điều đó lại dẫn tới đẩy tỷ lệ lãi suất lên cao và làm tăng giá trị đồng đôla.
|
In 1975, U.S. exports had exceeded foreign imports by $12,400 million, but that would be the last trade surplus the United States would see in the 20th century. By 1987, the American trade deficit had swelled to $153,300 million. The trade gap began sinking in subsequent years as the dollar depreciated and economic growth in other countries led to increased demand for U.S. exports. But the American trade deficit swelled again in the late 1990s. Once again, the U.S. economy was growing faster than the economies of America's major trading partners, and Americans consequently were buying foreign goods at a faster pace than people in other countries were buying American goods. What's more, the financial crisis in Asia sent currencies in that part of the world plummeting, making their goods relatively much cheaper than American goods. By 1997, the American trade deficit $110,000 million, and it was heading higher.
|
Năm 1975, xuất khẩu của Mỹ vượt hơn nhập khẩu từ nước ngoài là 12.400 triệu USD, nhưng đây là đợt thặng dư thương mại cuối cùng mà nước Mỹ có được trong thế kỷ XX. Vào năm 1987, thâm hụt thương mại của Mỹ đã lên tới 153.300 triệu USD. Khoảng cách thâm hụt thương mại bắt đầu giảm trong các năm kế tiếp khi đồng đô la giảm giá và tăng trưởng kinh tế ở các nước khác dẫn tới tăng cầu hàng xuất khẩu của Mỹ. Nhưng thâm hụt thương mại của Mỹ lại phình lên vào cuối những năm 1990. Một lần nữa, nền kinh tế Mỹ lại tăng trưởng nhanh hơn các nền kinh tế của những nước bạn hàng chính của Mỹ, và kết quả là người Mỹ mua hàng hóa nước ngoài với nhịp điệu nhanh hơn so với người dân các nước khác mua hàng hóa Mỹ. Hơn thế nữa, cuộc khủng hoảng tài chính ở châu Á đã đẩy các đồng tiền trong khu vực này tụt xuống, làm cho hàng hóa của họ tương đối rẻ hơn nhiều so với hàng hóa Mỹ. Đến năm 1997, thâm hụt thương mại của Mỹ là 110 tỷ USD, và còn lên cao hơn.
|
American officials viewed the trade balance with mixed feelings. Inexpensive foreign imports helped prevent inflation, which some policy-makers viewed as a potential threat in the late 1990s. At the same time, however, some Americans worried that a new surge of imports would damage domestic industries. The American steel industry, for instance, fretted about a rise in imports of low-priced steel as foreign producers turned to the United States after Asian demand shriveled. And although foreign lenders were generally more than happy to provide the funds Americans needed to finance their trade deficit, U.S. officials worried that at some point they might grow wary. This, in turn, could drive the value of the dollar down, force U.S. interest rates higher, and consequently stifle economic activity.
|
Các quan chức Mỹ nhìn nhận cán cân thương mại với những cảm giác pha trộn. Hàng hóa nhập khẩu nước ngoài không đắt giúp ngăn ngừa lạm phát, điều mà một số nhà hoạch định chính sách cho là mối đe dọa tiềm ẩn trong cuối thập kỷ 1990. Tuy nhiên, cùng lúc đó, một số người Mỹ lại lo lắng rằng một làn sóng nhập khẩu mới có thể phá hoại các ngành công nghiệp trong nước. Ví dụ, ngành công nghiệp thép của Mỹ đã rất lo lắng trước sự gia tăng nhập khẩu của loại thép giá rẻ do các nhà sản xuất hướng vào Mỹ sau khi lượng cầu của châu Á co lại. Và mặc dù các nhà cho vay nước ngoài nhìn chung đều rất sốt sắng trong việc cung cấp tiền mà người Mỹ cần để chi cho các khoản thâm hụt của họ, nhưng các quan chức Mỹ lại lo rằng tại một số thời điểm, các nhà đầu tư có thể trở nên thận trọng. Điều này lại có thể đẩy giá trị đồng đôla xuống, gây sức ép làm tỷ lệ lãi suất của Mỹ cao hơn và dẫn tới bóp nghẹt hoạt động kinh tế.
|
The American Dollar and the World Economy
As global trade has grown, so has the need for international institutions to maintain stable, or at least predictable, exchange rates. But the nature of that challenge and the strategies required to meet it evolved considerably since the end of the World War II -- and they were continuing to change even as the 20th century drew to a close.
|
Đồng đô-la Mỹ và nền kinh tế thế giới
Khi thương mại toàn cầu phát triển thì nhu cầu cần có những tổ chức quốc tế để duy trì các tỷ giá hối đoái ổn định, hoặc ít nhất là có thể dự đoán được, cũng tăng lên. Nhưng bản chất của thách thức đó và các chiến lược được yêu cầu để đáp ứng nó đã phát triển một cách đáng kể từ khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai - và chúng tiếp tục thay đổi ngay cả khi thế kỷ XX đang khép lại.
|
Before World War I, the world economy operated on a gold standard, meaning that each nation's currency was convertible into gold at a specified rate. This system resulted in fixed exchange rates -- that is, each nation's currency could be exchanged for each other nation's currency at specified, unchanging rates. Fixed exchange rates encouraged world trade by eliminating uncertainties associated with fluctuating rates, but the system had at least two disadvantages. First, under the gold standard, countries could not control their own money supplies; rather, each country's money supply was determined by the flow of gold used to settle its accounts with other countries. Second, monetary policy in all countries was strongly influenced by the pace of gold production. In the 1870s and 1880s, when gold production was low, the money supply throughout the world expanded too slowly to keep pace with economic growth; the result was deflation, or falling prices. Later, gold discoveries in Alaska and South Africa in the 1890s caused money supplies to increase rapidly; this set off inflation, or rising prices.
|
Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, nền kinh tế thế giới vận hành theo hệ thống bản vị vàng, có nghĩa tiền tệ của mỗi nước được qui đổi ra vàng theo một tỷ lệ được định rõ. Hệ thống này dẫn tới các tỷ lệ hối đoái cố định - tức là, tiền tệ của mỗi nước có thể đổi ra tiền của mỗi quốc gia khác theo một tỷ giá không thay đổi xác định trước. Các tỷ giá hối đoái cố định đã khuyến khích thương mại thế giới bằng việc xóa đi tính không chắc chắn liên quan tới các tỷ giá dao động, nhưng hệ thống này có ít nhất hai nhược điểm. Thứ nhất, dưới hệ thống bản vị vàng, các nước có thể không kiểm soát được các mức cung tiền của chính mình; đúng hơn, mức cung tiền của mỗi nước được xác định bởi dòng tiền vàng được sử dụng để quyết toán các khoản nợ của mình với những nước khác. Thứ hai, chính sách tiền tệ ở tất cả các nước bị ảnh hưởng mạnh bởi nhịp độ sản xuất vàng. Vào những năm 1870 và 1880, khi sản xuất vàng còn thấp, mức cung tiền trên cả thế giới gia tăng quá chậm so với nhịp độ tăng trưởng kinh tế; kết quả dẫn đến giảm phát, hay giá cả giảm. Sau đó, những khám phá ra vàng ở Alaska và Nam Phi vào những năm 1890 làm cho mức cung tiền tăng lên quá nhanh; điều này lại gây ra lạm phát, hay giá cả tăng.
|
Nations attempted to revive the gold standard following World War I, but it collapsed entirely during the Great Depression of the 1930s. Some economists said adherence to the gold standard had prevented monetary authorities from expanding the money supply rapidly enough to revive economic activity. In any event, representatives of most of the world's leading nations met at Bretton Woods, New Hampshire, in 1944 to create a new international monetary system. Because the United States at the time accounted for over half of the world's manufacturing capacity and held most of the world's gold, the leaders decided to tie world currencies to the dollar, which, in turn, they agreed should be convertible into gold at $35 per ounce.
|
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, các quốc gia đã cố gắng phục hồi lại hệ thống bản vị vàng, nhưng nó đã sụp đổ hoàn toàn trong cuộc Đại khủng hoảng của những năm 1930. Một số nhà kinh tế nói sự gắn chặt với hệ thống bản vị vàng đã ngăn cản các nhà chức trách về tiền tệ trong việc tăng mức cung tiền nhanh chóng kịp thời để khôi phục hoạt động kinh tế. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, đại diện của hầu hết các quốc gia hàng đầu trên thế giới đã gặp nhau tại Bretton Woods, New Hampshire, năm 1944 để tạo ra một hệ thống tiền tệ quốc tế mới. Do tại thời điểm đó nước Mỹ chiếm hơn một nửa tiềm năng sản xuất của thế giới và giữ gần như toàn bộ lượng vàng của thế giới nên các nhà lãnh đạo quyết định gắn các đồng tiền thế giới với đồng đôla, đồng tiền mà tiếp sau đó được họ đồng ý đổi ra vàng ở mức 35 USD một ounce.
|
Under the Bretton Woods system, central banks of countries other than the United States were given the task of maintaining fixed exchange rates between their currencies and the dollar. They did this by intervening in foreign exchange markets. If a country's currency was too high relative to the dollar, its central bank would sell its currency in exchange for dollars, driving down the value of its currency. Conversely, if the value of a country's money was too low, the country would buy its own currency, thereby driving up the price.
|
Dưới hệ thống Bretton Woods, các ngân hàng trung ương của các nước trừ Mỹ phải có nhiệm vụ duy trì tỷ giá hối đoái cố định giữa các đồng tiền của họ với đồng đôla. Họ làm điều này bằng việc can thiệp vào các thị trường ngoại hối. Nếu đồng tiền của một nước quá cao so với đồng đôla thì ngân hàng trung ương của nước đó cần phải bán tiền của mình để đổi lấy đôla, đẩy giá trị của đồng tiền đó xuống. Ngược lại, nếu giá trị đồng tiền của một nước quá thấp thì nước đó cần phải mua vào tiền của chính mình, do vậy sẽ đẩy giá của đồng tiền đó lên.
|
The Bretton Woods system lasted until 1971. By that time, inflation in the United States and a growing American trade deficit were undermining the value of the dollar. Americans urged Germany and Japan, both of which had favorable payments balances, to appreciate their currencies. But those nations were reluctant to take that step, since raising the value of their currencies would increases prices for their goods and hurt their exports. Finally, the United States abandoned the fixed value of the dollar and allowed it to "float" -- that is, to fluctuate against other currencies. The dollar promptly fell. World leaders sought to revive the Bretton Woods system with the so-called Smithsonian Agreement in 1971, but the effort failed. By 1973, the United States and other nations agreed to allow exchange rates to float.
|
Hệ thống Bretton Woods đã kéo dài cho tới năm 1971. Tại thời điểm đó, lạm phát trong nước Mỹ và thâm hụt thương mại của Mỹ gia tăng đã làm suy giảm giá trị đồng đôla. Người Mỹ cố thuyết phục Đức và Nhật Bản, là hai nước đều có cán cân thanh toán thuận lợi, tăng giá trị các đồng tiền của họ. Nhưng các quốc gia này miễn cưỡng chấp nhận bước đi này, vì việc tăng giá trị đồng tiền của họ sẽ làm tăng giá hàng hóa của các nước đó và gây phương hại đến xuất khẩu của họ. Cuối cùng, Mỹ đã bỏ giá trị cố định của đồng đôla và cho phép nó được “thả nổi” - tức là, cho dao động đối với các đồng tiền khác. Đồng đôla ngay lập tức hạ giá. Các nhà lãnh đạo thế giới tìm cách khôi phục lại hệ thống Bretton Woods bằng một hiệp định có tên gọi Hiệp định Smithson năm 1971, nhưng cố gắng này đã thất bại. Năm 1973, Mỹ và các quốc gia khác đã chấp thuận cho phép tỷ giá hối đoái thả nổi.
|
Economists call the resulting system a "managed float regime," meaning that even though exchange rates for most currencies float, central banks still intervene to prevent sharp changes. As in 1971, countries with large trade surpluses often sell their own currencies in an effort to prevent them from appreciating (and thereby hurting exports). By the same token, countries with large deficits often buy their own currencies in order to prevent depreciation, which raises domestic prices. But there are limits to what can be accomplished through intervention, especially for countries with large trade deficits. Eventually, a country that intervenes to support its currency may deplete its international reserves, making it unable to continue buttressing the currency and potentially leaving it unable to meet its international obligations.
|
Các nhà kinh tế gọi hệ thống đạt được này là một “cơ chế thả nổi có điều khiển”, có nghĩa là mặc dù các tỷ giá hối đoái đối với hầu hết các đồng tiền được thả nổi, nhưng các ngân hàng trung ương vẫn can thiệp để ngăn ngừa những thay đổi quá lớn. Như trong năm 1971, các nước có thặng dư thương mại lớn thường bán tiền của chính họ trong một nỗ lực ngăn chặn cho chúng khỏi lên giá (và do đó làm phương hại đến xuất khẩu). Cũng giống như vậy, các nước có thâm hụt thương mại lớn thường mua các đồng tiền của chính họ để tránh giảm giá trị đồng tiền, nguyên nhân làm tăng giá cả hàng hóa trong nước. Nhưng có những hạn chế đối với những gì có thể đạt được thông qua việc can thiệp, đặc biệt đối với các nước có thâm hụt thương mại lớn. Cuối cùng, một nước tiến hành can thiệp để hỗ trợ cho đồng tiền của mình thì có thể làm suy yếu dự trữ quốc tế của nước đó, làm cho nó khó có thể tiếp tục củng cố được đồng tiền đó và có thể khiến cho nó mất khả năng đáp ứng các nghĩa vụ quốc tế của mình.
|
The Global Economy
To help countries with unmanageable balance-of-payments problems, the Bretton Woods conference created the International Monetary Fund (IMF). The IMF extends short-term credit to nations unable to meet their debts through conventional means (generally, by increasing exports, taking out long-term loans, or using reserves). The IMF, to which the United States contributed 25 percent of an initial $8,800 million in capital, often requires chronic debtor nations to undertake economic reforms as a condition for receiving its short-term assistance.
|
Nền kinh tế toàn cầu
Để giúp các nước gặp phải các vấn đề về cán cân thanh toán không thể quản lý được, hội nghị Bretton Woods đã lập ra Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF). IMF cung cấp tín dụng ngắn hạn cho các quốc gia không có khả năng thanh toán nợ của mình bằng các giải pháp thông thường (nhìn chung là bằng việc gia tăng xuất khẩu, nhận các khoản nợ dài hạn, hoặc sử dụng dự trữ). IMF, tổ chức mà trong đó Mỹ đóng góp 25% khoản tiền vốn ban đầu 8.800 triệu USD, thường yêu cầu các quốc gia là con nợ kinh niên phải tiến hành cải cách kinh tế như là một điều kiện để nhận được khoản trợ giúp ngắn hạn của mình.
|
Countries generally need IMF assistance because of imbalances in their economies. Traditionally, countries that turned to the IMF had run into trouble because of large government budget deficits and excessive monetary growth -- in short, they were trying to consume more than they could afford based on their income from exports. The standard IMF remedy was to require strong macroeconomic medicine, including tighter fiscal and monetary policies, in exchange for short-term credits. But in the 1990s, a new problem emerged. As international financial markets grew more robust and interconnected, some countries ran into severe problems paying their foreign debts, not because of general economic mismanagement but because of abrupt changes in flows of private investment dollars. Often, such problems arose not because of their overall economic management but because of narrower "structural" deficiencies in their economies. This became especially apparent with the financial crisis that gripped Asia beginning in 1997.
|
Nhìn chung, các nước cần đến sự trợ giúp của IMF do mất cân bằng trong nền kinh tế của mình. Theo truyền thống, các nước cần đến IMF đều đã và đang gặp khó khăn do thâm hụt ngân sách chính phủ quá lớn và tăng cung tiền quá mức - tóm lại, họ đang tiêu dùng nhiều hơn những gì họ có thể kiếm được dựa vào thu nhập của mình từ xuất khẩu. Phương pháp chữa trị chuẩn của IMF là yêu cầu liều thuốc kinh tế vĩ mô mạnh, bao gồm các chính sách tiền tệ và tài khóa chặt chẽ hơn, để đổi lại các khoản tín dụng ngắn hạn. Nhưng vào những năm 1990, có một vấn đề mới nổi lên. Khi các thị trường tài chính quốc tế phát triển mạnh mẽ và liên kết với nhau, một số nước gặp phải những vấn đề nghiêm trọng trong việc thanh toán các khoản nợ nước ngoài của mình, không phải do sai lầm quản lý kinh tế nói chung mà do các thay đổi đột ngột của những dòng đầu tư tư nhân. Thông thường, các vấn đề như vậy nảy sinh không phải do việc quản lý nền kinh tế chung của họ mà vì những thiếu hụt mang tính “cấu trúc” hẹp hơn trong các nền kinh tế đó. Điều này trở nên đặc biệt rõ ràng với cuộc khủng hoảng tài chính đã xảy ra ở châu Á bắt đầu vào năm 1997.
|
In the early 1990s, countries like Thailand, Indonesia, and South Korea astounded the world by growing at rates as high as 9 percent after inflation -- far faster than the United States and other advanced economies. Foreign investors noticed, and soon flooded the Asian economies with funds. Capital flows into the Asia-Pacific region surged from just $25,000 million in 1990 to $110,000 million by 1996. In retrospect, that was more than the countries could handle. Belatedly, economists realized that much of the capital had gone into unproductive enterprises. The problem was compounded, they said, by the fact that in many of the Asian countries, banks were poorly supervised and often subject to pressures to lend to politically favored projects rather than to projects that held economic merit. When growth started to falter, many of these projects proved not to be economically viable. Many were bankrupt.
|
Vào đầu những năm 1990, các nước như Thái Lan, Inđônêxia và Hàn Quốc đã làm kinh ngạc thế giới bằng sự tăng trưởng với tỷ lệ cao tới 9% sau lạm phát - cao hơn rất nhiều so với Mỹ và các nền kinh tế phát triển khác. Các nhà đầu tư nước ngoài đã nhận thấy điều đó, và chẳng bao lâu sau vốn đầu tư đã tràn ngập các nền kinh tế châu Á. Các dòng vốn chảy vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương tăng lên từ 25 tỷ USD năm 1990 tới 110 tỷ USD năm 1996. Khi nhìn lại quá khứ, ta thấy điều đó vượt quá khả năng mà các nước này có thể xử lý. Khi đã quá muộn, các nhà kinh tế mới nhận ra rằng phần lớn số vốn này chảy vào các doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả. Họ nói rằng, vấn đề đã trở nên tồi tệ thêm bởi thực tế là trong nhiều nước ở châu Á, các ngân hàng được giám sát rất kém và thường là đối tượng bị gây áp lực để rót tiền vay cho các dự án được ủng hộ về mặt chính trị hơn là các dự án mang lại giá trị kinh tế. Khi tăng trưởng kinh tế bắt đầu sút kém thì rất nhiều trong số các dự án đó đã chứng tỏ không thể đứng vững được về mặt kinh tế. Nhiều dự án đã phá sản.
|
In the wake of the Asian crisis, leaders from the United States and other nations increased capital available to the IMF to handle such international financial problems. Recognizing that uncertainty and lack of information were contributing to volatility in international financial markets, the IMF also began publicizing its actions; previously, the fund's operations were largely cloaked in secrecy. In addition, the United States pressed the IMF to require countries to adopt structural reforms. In response, the IMF began requiring governments to stop directing lending to politically favored projects that were unlikely to survive on their own. It required countries to reform bankruptcy laws so that they can quickly close failed enterprises rather than allowing them to be a continuing drain on their economies. It encouraged privatization of state-owned enterprises. And in many instances, it pressed countries to liberalize their trade policies -- in particular, to allow greater access by foreign banks and other financial institutions.
|
Trong giai đoạn đầu của cuộc khủng hoảng châu Á, các nhà lãnh đạo của Mỹ và các quốc gia khác đã tăng vốn sẵn sàng cho IMF để xử lý những vấn đề tài chính quốc tế như vậy. Nhận ra tính không chắc chắn và thiếu thông tin đã góp phần vào sự biến động của các thị trường tài chính quốc tế, nên IMF cũng đã bắt đầu công khai hóa các hoạt động của mình; trước kia, các hoạt động của quỹ này chủ yếu được giữ bí mật. Thêm vào đó, Mỹ gây áp lực với IMF yêu cầu các nước phải thực thi những cải cách cơ cấu. Đáp lại, IMF đã bắt đầu yêu cầu các chính phủ ngừng việc cho vay trực tiếp đối với các dự án được ủng hộ về mặt chính trị nhưng không thể tự tồn tại. IMF cũng yêu cầu các nước tiến hành cải cách luật phá sản sao cho có thể nhanh chóng đóng cửa các doanh nghiệp đã đổ bể hơn là cho phép chúng tiếp tục làm kiệt quệ nền kinh tế của đất nước. IMF cũng khuyến khích tư nhân hóa các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước. Và trong nhiều trường hợp cá biệt, IMF còn gây sức ép với các nước để tự do hóa các chính sách thương mại của họ - cụ thể, cho phép các ngân hàng nước ngoài và các tổ chức tài chính khác tiếp cận nhiều hơn.
|
The IMF also acknowledged in the late 1990s that its traditional prescription for countries with acute balance-of-payments problems -- namely, austere fiscal and monetary policies -- may not always be appropriate for countries facing financial crises. In some cases, the fund eased its demands for deficit reduction so that countries could increase spending on programs designed to alleviate poverty and protect the unemployed.
|
IMF cũng đã thừa nhận vào cuối những năm 1990 rằng đơn thuốc truyền thống của mình cho các nước gặp phải những vấn đề gay gắt về cân bằng thanh toán - cụ thể là các chính sách tiền tệ và tài khóa khắt khe - không phải lúc nào cũng phù hợp đối với những nước đang đối mặt với khủng hoảng tài chính. Trong một số trường hợp, quỹ này đã giảm nhẹ các yêu cầu của mình về giảm thâm hụt để các nước có thể tăng chi tiêu cho những chương trình nhằm giảm đói nghèo và bảo vệ người thất nghiệp.
|
Development Assistance
The Bretton Woods conference that created the IMF also led to establishment of the International Bank for Reconstruction and Development, better known as the World Bank, a multilateral institution designed to promote world trade and economic development by making loans to nations that otherwise might be unable to raise the funds necessary for participation in the world market. The World Bank receives its capital from member countries, which subscribe in proportion to their economic importance. The United States contributed approximately 35 percent of the World Bank's original $9,100 million capitalization. The members of the World Bank hope nations that receive loans will pay them back in full and that they eventually will become full trading partners.
|
Viện trợ phát triển
Hội nghị Bretton Woods tạo ra IMF cũng đã đưa đến việc thiết lập Ngân hàng tái thiết và phát triển quốc tế, còn gọi là Ngân hàng thế giới, một tổ chức đa phương nhằm khuyến khích sự phát triển kinh tế và thương mại của thế giới bằng cách đưa ra các khoản vay cho các nước không có khả năng tăng các quỹ cần thiết để tham gia vào thị trường thế giới. Ngân hàng thế giới gom vốn của mình từ các nước thành viên, các nước này đóng góp theo tỷ lệ về mức độ quan trọng của nền kinh tế nước họ. Mỹ đóng góp gần 35% lượng huy động vốn ban đầu 9.100 triệu USD của Ngân hàng thế giới. Các nước thành viên của Ngân hàng thế giới hy vọng các quốc gia nhận các khoản vay sẽ thanh toán lại đầy đủ và rằng cuối cùng họ sẽ trở thành các đối tác thương mại đầy đủ.
|
In its early days, the World Bank often was associated with large projects, such as dam-building efforts. In the 1980s and 1990s, however, it took a broader approach to encouraging economic development, devoting a growing portion of its funds to education and training projects designed to build "human capital" and to efforts by countries to develop institutions that would support market economies.
|
Trong thời kỳ đầu, Ngân hàng thế giới thường tài trợ cho những dự án lớn, chẳng hạn như các dự án xây dựng đập nước. Tuy nhiên, vào thập kỷ 1980 và 1990, Ngân hàng thế giới đã có cách tiếp cận rộng rãi hơn để khuyến khích phát triển kinh tế, dành một tỷ lệ ngày càng lớn ngân quỹ của mình cho các dự án giáo dục và đào tạo nhằm xây dựng “vốn nhân lực” và cho những cố gắng của các nước nhằm phát triển những tổ chức có thể trợ giúp cho các nền kinh tế thị trường.
|
The United States also provides unilateral foreign aid to many countries, a policy that can be traced back to the U.S. decision to help Europe undertake recovery after World War II. Although assistance to nations with grave economic problems evolved slowly, the United States in April 1948 launched the Marshall Plan to spur European recovery from the war. President Harry S Truman (1944-1953) saw assistance as a means of helping nations grow along Western democratic lines. Other Americans supported such aid for purely humanitarian reasons. Some foreign policy experts worried about a "dollar shortage" in the war-ravaged and underdeveloped countries, and they believed that as nations grew stronger they would be willing and able to participate equitably in the international economy. President Truman, in his 1949 inaugural address, set forth an outline of this program and seemed to stir the nation's imagination when he proclaimed it a major part of American foreign policy.
|
Hoa Kỳ cũng cung cấp viện trợ nước ngoài đơn phương cho rất nhiều nước, một chính sách có thể bắt nguồn từ quyết định của Hoa Kỳ giúp châu Âu tiến hành khôi phục sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Mặc dù viện trợ cho các nước đang có những vấn đề kinh tế trầm trọng tiến triển rất chậm, nhưng vào tháng Tư 1948 Mỹ đã triển khai Kế hoạch Marshall để khuyến khích việc khôi phục lại châu Âu từ chiến tranh đổ nát. Tổng thống Harry S Truman (1944-1953) coi viện trợ như một phương tiện để giúp các quốc gia phát triển theo đường lối dân chủ phương Tây. Những người Mỹ khác ủng hộ sự viện trợ này vì những lý do hoàn toàn mang tính nhân đạo. Một số chuyên gia chính sách đối ngoại lo lắng về một “sự thiếu hụt đôla” ở các nước kém phát triển và bị chiến tranh tàn phá, và họ tin rằng khi các quốc gia phát triển mạnh hơn họ sẽ trở nên tự nguyện và có khả năng tham gia một cách vô tư vào nền kinh tế quốc tế. Tổng thống Truman trong bài diễn văn nhậm chức của mình năm 1949 đã đưa ra những nét chính của chương trình này và dường như đã kích thích trí tưởng tượng của quốc gia khi ông tuyên bố đó là một phần cơ bản trong chính sách đối ngoại của Mỹ.
|
The program was reorganized in 1961 and subsequently was administered through the U.S. Agency for International Development (USAID). In the 1980s, USAID was still providing assistance in varying amounts to 56 nations. Like the World Bank, USAID in recent years has moved away from grand development schemes such as building huge dams, highway systems, and basic industries. Increasingly, it emphasizes food and nutrition; population planning and health; education and human resources; specific economic development problems; famine and disaster relief assistance; and Food for Peace, a program that sells food and fiber on favorable credit terms to the poorest nations.
|
Chương trình này được tổ chức lại vào năm 1961 và sau đó chịu sự điều hành của Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID). Vào những năm 1980, USAID vẫn tiếp tục tiến hành trợ giúp với những khoản khác nhau cho 56 quốc gia. Giống như Ngân hàng thế giới, trong những năm gần đây USAID cũng đã chuyển hướng khỏi những công trình phát triển lớn như xây dựng các đập nước khổng lồ, các hệ thống đường cao tốc, và các ngành công nghiệp cơ sở để ngày càng chú trọng tới lương thực và dinh dưỡng; kế hoạch hóa dân số và sức khoẻ; giáo dục và nguồn nhân lực; những vấn đề phát triển kinh tế cụ thể; viện trợ khắc phục nạn đói và thảm họa thiên tai; và một chương trình Lương thực vì hòa bình, bán lương thực và sợi với các điều kiện tín dụng ưu đãi cho các nước nghèo nhất.
|
Proponents of American foreign assistance describe it as a tool to create new markets for American exporters, to prevent crises and advance democracy and prosperity. But Congress often resists large appropriations for the program. At the end of the 1990s, USAID accounted for less than one-half of one percent of federal spending. In fact, after adjusting for inflation, the U.S. foreign aid budget in 1998 was almost 50 percent less than it had been in 1946.
|
Những người đề xướng chính sách viện trợ nước ngoài của Mỹ mô tả đó như là một công cụ để tạo ra các thị trường mới cho các nhà xuất khẩu Mỹ, để ngăn chặn khủng hoảng và thúc đẩy dân chủ và thịnh vượng. Nhưng Quốc hội thường chống lại những khoản chuẩn chi lớn cho chương trình này. Đến cuối những năm 1990, số tiền đã được USAID sử dụng chỉ chiếm chưa đến 0,5% chi tiêu của liên bang. Thực ra, sau khi điều chỉnh theo lạm phát, ngân sách viện trợ nước ngoài của Mỹ năm 1998 ít hơn khoảng 50% so với ngân sách viện trợ năm 1946.
|
AFTERWORD: Beyond Economics
As the various chapters of this book explain, labor, agriculture, small businesses, large corporations, financial markets, the Federal Reserve System, and government all interact in complex ways to make America's economic system work.
|
Chương 11: Lời kết: Phía sau kinh tế học
Như các chương khác nhau của cuốn sách này đã giải thích, lao động, nông nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ, các tập đoàn lớn, các thị trường tài chính, Hệ thống dự trữ quốc gia, và chính phủ tất cả tác động qua lại lẫn nhau theo những cách thức phức tạp để tạo ra sự vận hành của hệ thống kinh tế Mỹ.
|
It is a system united by a philosophical commitment to the idea of free markets. But, as noted, the simple market model greatly oversimplifes the actual American experience. In practice, the United States has always relied on government to regulate private business, address needs that are not met by free enterprise, serve as a creative economic agent, and ensure some measure of stability to the overall economy.
|
Đó là một hệ thống được thống nhất bởi một cam kết có tính triết học đối với ý tưởng về những thị trường tự do. Nhưng, như đã nói, mô hình thị trường giản đơn đã đơn giản hóa quá mức những trải nghiệm thực tế của Mỹ. Trong thực tế, nền kinh tế Hoa Kỳ thường xuyên dựa vào chính phủ để điều tiết các doanh nghiệp tư nhân, giải quyết những nhu cầu chưa được đáp ứng bởi các doanh nghiệp tự do, phục vụ như là một tác nhân kinh tế sáng tạo, và bảo đảm một giới hạn ổn định nhất định đối với toàn bộ nền kinh tế.
|
This book also demonstrates that the American economic system has been marked by almost continuous change. Its dynamism often has been accompanied by some pain and dislocation -- from the consolidation of the agricultural sector that pushed many farmers off the land to the massive restructuring of the manufacturing sector that saw the number of traditional factory jobs fall sharply in the 1970s and 1980s. As Americans see it, however, the pain also brings substantial gains. Economist Joseph A. Schumpeter said capitalism reinvigorates itself through "creative destruction." After restructuring, companies -- even entire industries -- may be smaller or different, but Americans believe they will be stronger and better equipped to endure the rigors of global competition. Jobs may be lost, but they can be replaced by new ones in industries with greater potential. The decline in jobs in traditional manufacturing industries, for instance, has been offset by rapidly rising employment in high-technology industries such as computers and biotechnology and in rapidly expanding service industries such as health care and computer software.
|
Cuốn sách này cũng đã cho thấy rằng hệ thống kinh tế Mỹ được đánh dấu bởi những thay đổi gần như liên tục. Tính năng động của nó thường đi cùng với những mất mát và trục trặc - từ việc củng cố lĩnh vực nông nghiệp đã đẩy nhiều nông dân ra khỏi đất đai cho đến việc cơ cấu lại hàng loạt trong lĩnh vực chế tạo làm cho việc làm trong các nhà máy truyền thống giảm mạnh vào thập kỷ 1970 và 1980. Tuy nhiên, như người Mỹ nhìn nhận, mất mát này cũng mang lại những kết quả lớn lao. Nhà kinh tế học Joseph A. Schumpeter đã nói rằng, chủ nghĩa tư bản tiếp thêm sinh lực cho chính nó thông qua “sự hủy diệt sáng tạo”. Sau khi tái cơ cấu, các công ty - thậm chí toàn bộ các ngành công nghiệp - có thể nhỏ đi hoặc khác đi, nhưng người Mỹ tin rằng chúng sẽ mạnh mẽ hơn và được trang bị tốt hơn để chịu được những khắt khe của cuộc cạnh tranh toàn cầu. Việc làm có thể bị mất, nhưng chúng lại có thể được thay thế bởi những việc làm mới trong các ngành công nghiệp có tiềm năng lớn hơn. Ví dụ, sự suy giảm việc làm trong các ngành công nghiệp chế tạo truyền thống đã được bù lại bằng sự gia tăng việc làm nhanh chóng trong các ngành công nghiệp công nghệ cao như ngành máy tính và công nghệ sinh học, và trong các ngành dịch vụ ngày càng mở rộng nhanh chóng như lĩnh vực chăm sóc y tế và phần mềm máy tính.
|
Economic success breeds other issues, however. One of the most vexing concerns facing the American public today is growth. Economic growth has been central to America's success. As the economic pie has grown, new generations have had a chance to carve a slice for themselves. Indeed, economic growth and the opportunities it brings have helped keep class friction in the United States at a minimum.
|
Tuy nhiên, thành công về kinh tế còn sinh ra những vấn đề khác. Một trong những mối quan tâm đáng lo ngại nhất mà công chúng Mỹ đang phải đối mặt hiện nay là tăng trưởng. Tăng trưởng kinh tế là trung tâm đối với thành công của nước Mỹ. Khi miếng bánh kinh tế đã to lên, các thế hệ mới cũng có cơ may để cắt một miếng cho chính họ. Thực tế là, tăng trưởng kinh tế và các cơ hội mà nó mang lại đã giúp giữ cho mâu thuẫn giai cấp trong nước Mỹ ở mức cực tiểu.
|
But is there a limit to how much growth can -- and should -- be sustained? In many communities across America, citizens' groups find themselves resisting proposed land developments for fear their quality of life will deteriorate. Is growth worthwhile, they ask, if it brings overcrowded highways, air pollution, and overburdened schools? How much pollution is tolerable? How much open space must be sacrificed in the drive to create new jobs? Similar concerns occur on the global level. How can nations deal with environmental challenges such as climate change, ozone depletion, deforestation, and marine pollution? Will countries be able to constrain coal-burning power plants and gasoline-powered automobiles enough to limit emissions of carbon dioxide and other greenhouse gases that are believed to cause global warming?
|
Nhưng liệu có một giới hạn đối với mức tăng trưởng có thể - và nên - được duy trì hay không? Trong nhiều cộng đồng trên khắp nước Mỹ, các nhóm dân cư tự cảm thấy phải chống lại các kế hoạch phát triển đất đai đã đề xuất vì lo sợ rằng chất lượng cuộc sống của họ sẽ bị giảm đi. Họ đặt ra câu hỏi rằng, liệu tăng trưởng có đáng giá nếu nó mang lại quá nhiều đường cao tốc, ô nhiễm không khí, và các trường học quá tải? Ô nhiễm bao nhiêu là có thể chịu được? Bao nhiêu không gian mở cần phải hy sinh trong quá trình tạo ra những việc làm mới? Những mối lo tương tự như vậy đang xuất hiện trên mức độ toàn cầu. Các quốc gia có thể làm gì với những thách thức về môi trường như sự thay đổi khí hậu, sự suy kiệt tầng ôzôn, nạn phá rừng, và sự ô nhiễm biển? Liệu các quốc gia sẽ có thể kiềm chế được các nhà máy điện chạy bằng than đốt và các loại ô tô chạy bằng xăng dầu đủ để hạn chế việc thải ra khí điôxit cácbon và các loại khí nhà kính khác được coi là nguyên nhân gây ra sự ấm lên của trái đất.
|
Because of the huge size of its economy, the United States necessarily will be a major actor in such matters. But its affluence also complicates its role. What right does the United States, which has achieved a high standard of living, have to demand that other countries join in efforts to take actions that might constrain growth in order to protect the environment?
|
Do quy mô nền kinh tế quá lớn nên Hoa Kỳ nhất thiết sẽ phải là một tác nhân chủ chốt trong những vấn đề như vậy. Nhưng sự giàu có của Mỹ cũng làm phức tạp thêm vai trò của nó. Hoa Kỳ, một nước đã đạt mức sống cao, có quyền gì để yêu cầu các nước khác tham gia nỗ lực vào những hoạt động có thể kiềm chế tăng trưởng để bảo vệ môi trường?
|
There are no easy answers. But to the extent that America and other nations meet their fundamental economic challenges, these questions will become increasingly important. They remind us that while a strong economy may be a prerequisite to social progress, it is not the ultimate goal.
|
Ở đây không có câu trả lời dễ dàng. Nhưng khi Mỹ và các quốc gia khác chạm trán với những thách thức kinh tế cơ bản, các câu hỏi như vậy sẽ ngày càng trở nên quan trọng. Chúng nhắc nhở chúng ta rằng trong khi một nền kinh tế mạnh có thể là một điều kiện tiên quyết đối với tiến bộ xã hội thì nó không phải là mục đích cuối cùng.
|
In numerous ways -- the tradition of public education, environmental regulations, rules prohibiting discrimination, and government programs like Social Security and Medicare, to name just a few -- Americans have always recognized this principle. As the late U.S. Senator Robert Kennedy, the brother of President John F. Kennedy, explained in 1968, economic matters are important, but gross national product "does not include the beauty of our poetry or the strength of our marriages; the intelligence of our public debate or the integrity of our public officials. It measures neither our wit nor our courage; neither our wisdom nor our learning; neither our compassion nor our devotion to our country; it measures everything, in short, except that which makes life worthwhile. And it can tell us everything about America except why we are proud to be Americans."
|
Bằng nhiều cách thức - có thể kể ra một vài cách như truyền thống giáo dục công chúng, các chính sách điều tiết môi trường, những quy định cấm phân biệt đối xử, và các chương trình của chính phủ như Bảo hiểm y tế và An sinh xã hội - người Mỹ đã thường xuyên thừa nhận nguyên tắc đó. Như cựu thượng nghị sĩ Mỹ Robert Kennedy, em trai của cố Tổng thống John F. Kennedy, đã giải thích trong năm 1968, các vấn đề kinh tế là quan trọng, nhưng tổng sản phẩm quốc dân “không bao gồm nét đẹp của áng thơ văn hay sức mạnh của những cuộc hôn nhân của chúng ta; khả năng hiểu biết của cuộc tranh luận đại chúng hay tính liêm trực của công chức chúng ta. Nó không đánh giá được trí tuệ hay dũng khí của chúng ta; không đánh giá được sự thông minh hay kiến thức của chúng ta; không đánh giá được lòng trắc ẩn hay sự cống hiến cho đất nước của chúng ta; tóm lại, nó đánh giá được mọi thứ trừ những gì làm cho cuộc sống là có giá trị. Và nó có thể nói cho chúng ta mọi điều về nước Mỹ trừ việc tại sao chúng ta tự hào là người Mỹ”.
|
Glossary of Economic Terms
Agribusiness: A term that reflects the large, corporate nature of many farm enterprises in the modern U.S. economy.
American Stock Exchange: One of the key stock exchanges in the United States, it consists mainly of stocks and bonds of companies that are small to medium-sized, compared with the shares of large corporations traded on the New York Stock Exchange.
Antitrust law: A policy or action that seeks to curtail monopolistic powers within a market.
Asset: A possession of value, usually measured in terms of money.
|
Chú giải các thuật ngữ kinh tế
Agribusiness. Kinh doanh nông nghiệp - Một thuật ngữ phản ánh tính chất tập đoàn lớn của rất nhiều doanh nghiệp trang trại trong nền kinh tế Mỹ hiện đại.
American Stock Exchange. Sở giao dịch chứng khoán Mỹ - Một trong những sở giao dịch chứng khoán quan trọng nhất ở Mỹ; nó bao gồm chủ yếu là các cổ phiếu và trái phiếu của các công ty nhỏ và vừa, khác với Sở giao dịch chứng khoán New York chỉ giao dịch cổ phiếu của các tập đoàn lớn.
Antitrust law. Luật chống độc quyền - Một chính sách hoặc hành động nhằm xóa bỏ sức mạnh mang tính độc quyền trong một thị trường.
Asset. Tài sản - Một vật sở hữu có giá trị, thường được đánh giá bằng tiền.
|
Balance of payments: An accounting statement of the money value of international transactions between one nation and the rest of the world over a specific period of time. The statement shows the sum of transactions of individuals, businesses, and government agencies located in one nation, against those of all other nations.
Balance of trade: That part of a nation's balance of payments dealing with imports and exports -- that is, trade in goods and services -- over a given period. If exports of goods exceed imports, the trade balance is said to be "favorable"; if imports exceed exports, the trade balance is said to be "unfavorable."
|
Balance of payments. Cán cân thanh toán - Một bản kết toán tổng hợp giá trị bằng tiền của các giao dịch quốc tế giữa một quốc gia với tất cả các quốc gia khác trên thế giới trong một khoảng thời gian xác định. Bảng kết toán này cho thấy tổng giá trị các giao dịch của các cá nhân, doanh nghiệp và cơ quan chính phủ trong một quốc gia này với tất cả các cá nhân, doanh nghiệp và cơ quan chính phủ tại những quốc gia khác.
Balance of trade. Cán cân thương mại - Bộ phận này trong cán cân thanh toán của một quốc gia liên quan tới nhập khẩu và xuất khẩu - có nghĩa là thương mại hàng hóa và dịch vụ - trong một khoảng thời gian cụ thể. Nếu xuất khẩu hàng hóa lớn hơn nhập khẩu, cán cân thương mại sẽ được coi là “dư thừa”, còn nếu nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu, cán cân thương mại sẽ bị coi là “thiếu hụt”.
|
Bear market: A market in which, in a time of falling prices, shareholders may rush to sell their stock shares, adding to the downward momentum.
Bond: A certificate reflecting a firm's promise to pay the holder a periodic interest payment until the date of maturity and a fixed sum of money on the designated maturing date.
Budget deficit: The amount each year by which government spending is greater than government income.
Budget surplus: The amount each year by which government income exceeds government spending.
Bull market: A market in which there is a continuous rise in stock prices.
|
Bear market. Thị trường giá hạ - Một thị trường mà trong đó, tại một thời điểm giá xuống, những người sở hữu cổ phiếu ồ ạt bán các cổ phiếu của mình, khiến cho giá càng sụt giảm.
Bond. Trái phiếu, kỳ phiếu - Một chứng nhận phản ánh cam kết của một hãng sẽ trả cho người sở hữu trái phiếu một khoản tiền lãi theo định kỳ cho tới tận ngày đến hạn thanh toán và một khoản tiền cố định khi đến kỳ hạn thanh toán đã định trước.
Budget deficit. Thâm hụt ngân sách - Lượng chênh lệch thiếu hụt hàng năm của chi tiêu chính phủ so với thu nhập chính phủ.
Budget surplus. Thặng dư ngân sách - Lượng chênh lệch dư thừa hàng năm của thu nhập chính phủ so với chi tiêu chính phủ.
Bull market. Thị trường giá lên - Một thị trường mà trong đó giá các cổ phiếu tăng lên liên tục.
|
Capital: The physical equipment (buildings, equipment, human skills) used in the production of goods and services. Also used to refer to corporate equity, debt securities, and cash.
Capitalism: An economic system in which the means of production are privately owned and controlled and which is characterized by competition and the profit motive.
Capital market: The market in which corporate equity and longer-term debt securities (those maturing in more than one year) are issued and traded.
Central bank: A country's principal monetary authority, responsible for such key functions as issuing currency and regulating the supply of credit in the economy.
Commercial bank: A bank that offers a broad range of deposit accounts, including checking, savings, and time deposits, and extends loans to individuals and businesses -- in contrast to investment banking firms such as brokerage firms, which generally are involved in arranging for the sale of corporate or municipal securities.
|
Capital. Vốn, tư bản - Trang bị vật chất (nhà xưởng, trang thiết bị máy móc, nhân công) được sử dụng trong quá trình sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ. Cũng được dùng để chỉ vốn cổ phần của tập đoàn, chứng khoán nợ, và tiền mặt.
Capitalism. Chủ nghĩa tư bản - Một hệ thống kinh tế trong đó các tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu và kiểm soát tư nhân; hệ thống này được đặc trưng bởi sự cạnh tranh và động cơ là lợi nhuận.
Capital market. Thị trường vốn - Thị trường mà trong đó các cổ phiếu và chứng khoán nợ dài hạn của tập đoàn (có kỳ hạn thanh toán hơn một năm) được phát hành và trao đổi buôn bán.
Central bank. Ngân hàng trung ương - Một cơ quan kiểm soát tiền tệ chính của một quốc gia, chịu trách nhiệm thực hiện những chức năng chủ chốt như phát hành tiền tệ và điều tiết lượng cung tín dụng trong nền kinh tế.
Commercial bank. Ngân hàng thương mại - Một ngân hàng cung cấp một phạm vi rộng các tài khoản tiền gửi, bao gồm tài khoản chi phiếu, tiết kiệm, và tiền gửi có kỳ hạn, và mở rộng các khoản vay cho các cá nhân và doanh nghiệp - ngược lại với các ngân hàng đầu tư như các hãng môi giới thường chỉ tham gia vào việc thu xếp để bán các chứng khoán của tập đoàn hoặc của thành phố.
|
Common market: A group of nations that have eliminated tariffs and sometimes other barriers that impede trade with each other while maintaining a common external tariff on goods imported from outside the union.
Common stock: A share in the ownership of a corporation.
Consumer price index: A measure of the U.S. cost of living as tabulated by the U.S. Bureau of Labor Statistics based on the actual retail prices of a variety of consumer goods and services at a given time and compared to a base period that is changed from time to time.
|
Common market. Thị trường chung - Một nhóm các quốc gia đã xóa bỏ thuế quan và đôi khi cả các hàng rào quan thuế khác ngăn cản thương mại giữa các quốc gia này với nhau trong khi vẫn duy trì một biểu thuế quan ngoại khối chung đối với hàng hóa nhập khẩu từ những nước ngoài liên minh.
Common stock. Cổ phiếu thường - Một cổ phần chung về quyền sở hữu của một tập đoàn.
Consumer price index. Chỉ số giá tiêu dùng - Một công cụ đo lường giá sinh hoạt của Mỹ được tính toán bởi Văn phòng thống kê lao động Hoa Kỳ, dựa trên giá bán lẻ thực tế của rất nhiều loại hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tại một thời điểm cụ thể và so sánh với một giai đoạn làm cơ sở được thay đổi theo thời gian.
|
Consumption tax: A tax on expenditures, rather than on earnings.
Deficiency payment: A government payment to compensate farmers for all or part of the difference between producer prices actually paid for a specific commodity and higher guaranteed target prices.
Demand: The total quantity of goods and services consumers are willing and able to buy at all possible prices during some time period.
Depression: A severe decline in general economic activity in terms of magnitude and/or length.
Deposit insurance: U.S. government backing of bank deposits up to a certain amount -- currently, $100,000.
|
Consumption tax. Thuế tiêu dùng - Một loại thuế đánh vào tiêu dùng chứ không đánh vào thu nhập.
Deficiency payment. Thanh toán thiếu hụt - Một khoản thanh toán của chính phủ để bù đắp cho nông dân toàn bộ hoặc một phần chênh lệch giữa giá mà nhà sản xuất thực tế được trả cho một hàng hóa nhất định và giá mục tiêu cao hơn được nhà nước bảo đảm.
Demand. Cầu - Tổng khối lượng hàng hóa và dịch vụ mà người tiêu dùng sẵn sàng và có thể mua tại mọi mức giá có thể trong một khoảng thời gian nào đó.
Depression. Suy thoái - Một sự suy giảm nghiêm trọng trong hoạt động kinh tế tổng thể về cường độ và/hoặc độ dài.
Deposit insurance. Bảo hiểm tiền gửi - Hỗ trợ của chính phủ Hoa Kỳ cho các khoản tiền gửi ngân hàng tới một mức nhất định - hiện tại là 100.000 USD.
|
Deregulation: Lifting of government controls over an industry.
Discount rate: The interest rate paid by commercial banks to borrow funds from Federal Reserve Banks.
Dividend: Money earned on stock holdings; usually, it represents a share of profits paid in proportion to the share of ownership.
Dow Jones Industrial Average: A stock price index, based on 30 prominent stocks, that is a commonly used indicator of general trends in the prices of stocks and bonds in the United States.
Dumping: Under U.S. law, sales or merchandise exported to the United States at "less than fair market value," when such sales materially injure or threaten material injury to producers of like merchandise in the United States.
|
Deregulation. Phi điều tiết - Bãi bỏ các hoạt động kiểm soát của chính phủ đối với một ngành.
Discount rate. Tỷ lệ chiết khấu - Lãi suất mà các ngân hàng thương mại phải trả khi vay tiền từ các Ngân hàng dự trữ liên bang.
Dividend. Lãi cổ phần, cổ tức - Tiền thu được từ việc sở hữu cổ phần; thường thường, nó là phần lợi nhuận được chia theo tỷ lệ cổ phần sở hữu.
Dow Jones Industrial Average. Chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones - Một chỉ số giá chứng khoán, dựa trên 30 loại cổ phiếu nổi bật nhất, là một chỉ số rất thông dụng để đo lường các xu hướng chung về giá cả cổ phiếu và trái phiếu trong nước Mỹ.
Dumping. Bán phá giá - Theo luật pháp của Hoa Kỳ, đây là hành động bán các hàng hóa được xuất khẩu vào thị trường Mỹ với một mức giá “thấp hơn giá trị thị trường”, khi việc bán hàng hóa như vậy làm tổn hại nghiêm trọng hoặc đe dọa làm tổn hại nghiêm trọng tới các nhà sản xuất loại hàng hóa đó trong nước Mỹ.
|
Economic growth: An increase in a nation's capacity to produce goods and services.
Electronic commerce: Business conducted via the World Wide Web.
Exchange rate: The rate, or price, at which one country's currency is exchanged for the currency of another country.
Exports: Goods and services that are produced domestically and sold to buyers in another country.
Export subsidy: A lump sum given by the government for the purpose of promoting an enterprise considered beneficial to the public welfare.
|
Economic growth. Tăng trưởng kinh tế - Sự gia tăng năng lực sản xuất hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia.
Electronic commerce. Thương mại điện tử - Hoạt động kinh doanh được tiến hành thông qua World Wide Web.
Exchange rate. Tỷ giá hối đoái - Tỷ giá, hoặc mức giá, mà tại đó tiền tệ của một quốc gia này có thể được trao đổi với tiền tệ của một quốc gia khác.
Exports. Hàng xuất khẩu - Hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ở trong nước và bán cho những người mua ở các nước khác.
Export subsidy. Trợ cấp xuất khẩu - Một khoản tiền của chính phủ chi cho mục đích mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cho một doanh nghiệp được coi là có ích cho phúc lợi chung.
|
Fast track: Procedures enacted by the U.S. Congress under which it votes within a fixed period on legislation submitted by the president to approve and implement U.S. international trade agreements.
Federal Reserve Bank: One of the 12 operating arms of the Federal Reserve System, located throughout the United States, that together with their 25 branches carry out various functions of the U.S. central bank system.
Federal Reserve System: The principal monetary authority (central bank) of the United States, which issues currency and regulates the supply of credit in the economy. It is made up of a seven-member Board of Governors in Washington, D.C., 12 regional Federal Reserve Banks, and their 25 branches.
|
Fast track. Thủ tục tiến hành nhanh - Các thủ tục được Quốc hội Mỹ thông qua, theo đó Quốc hội sẽ bỏ phiếu trong một khoảng thời gian được ấn định cho đạo luật được tổng thống đệ trình lên để thông qua và thực thi các hiệp định thương mại quốc tế của Mỹ.
Federal Reserve Bank. Ngân hàng dự trữ liên bang - Một trong 12 cơ quan hoạt động của Hệ thống dự trữ liên bang, được đặt trên khắp nước Mỹ. Ngân hàng này cùng với 25 chi nhánh của nó thực hiện rất nhiều chức năng của hệ thống ngân hàng trung ương Hoa Kỳ.
Federal Reserve System. Hệ thống dự trữ liên bang - Cơ quan kiểm soát tiền tệ chính (ngân hàng trung ương) của Hoa Kỳ, chịu trách nhiệm phát hành tiền tệ và điều tiết lượng cung tín dụng trong nền kinh tế. Nó bao gồm một Ban thống đốc có bảy thành viên tại Washington, D.C., 12 Ngân hàng dự trữ liên bang ở khu vực, và 25 chi nhánh của chúng.
|
Fiscal policy: The federal government's decisions about the amount of money it spends and collects in taxes to achieve full employment and non-inflationary economy.
Fixed exchange rate system: A system in which exchange rates between currencies are set at a predetermined level and do not move in response to changes in supply and demand.
Floating exchange rate system: A flexible system in which the exchange rate is determined by market forces of supply and demand, without intervention.
Food for Peace: A program that provides for the disposition of U.S. farm products outside the United States.
|
Fiscal policy. Chính sách tài khóa - Các quyết định của chính phủ liên bang về lượng tiền chi tiêu và thu nhập từ thuế để đạt được mục tiêu toàn dụng nhân công và một nền kinh tế không có lạm phát.
Fixed exchange rate system. Hệ thống tỷ giá hối đoái cố định - Một hệ thống trong đó các tỷ giá hối đoái giữa các đồng tiền được cố định ở một mức xác định trước và không thay đổi khi có sự thay đổi trong cung và cầu.
Floating exchange rate system. Hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi - Một hệ thống linh hoạt trong đó tỷ giá hối đoái được quyết định bởi các lực lượng thị trường cung và cầu, không có sự can thiệp.
Food for Peace. Chương trình lương thực vì hòa bình - Một chương trình cung cấp các nông phẩm của Mỹ cho nước ngoài.
|
Free enterprise system: An economic system characterized by private ownership of property and productive resources, the profit motive to stimulate production, competition to ensure efficiency, and the forces of supply and demand to direct the production and distribution of goods and services.
Free trade: The absence of tariffs and regulations designed to curtail or prevent trade among nations.
Fringe benefit: An indirect, non-cash benefit provided to employees by employers in addition to regular wage or salary compensation, such as health insurance, life insurance, profit-sharing, and the like.
|
Free enterprise system. Hệ thống doanh nghiệp tự do - Một hệ thống kinh tế được đặc trưng bởi sự sở hữu tư nhân tư liệu và nguồn lực sản xuất, động cơ lợi nhuận để khuyến khích sản xuất, cạnh tranh để bảo đảm tính hiệu quả, và các lực lượng cung và cầu để định hướng việc sản xuất và phân phối hàng hóa và dịch vụ.
Free trade. Thương mại tự do - Không có thuế quan và các quy định nhằm mục đích hạn chế hoặc ngăn cản thương mại giữa các quốc gia.
Fringe benefit. Phúc lợi thêm - Một khoản phúc lợi gián tiếp không bằng tiền mặt mà những người thuê lao động trả cho người lao động của mình ngoài tiền lương hoặc trợ cấp lương định kỳ, ví dụ như bảo hiểm y tế, bảo hiểm nhân thọ, chia sẻ lợi nhuận, và những khoản tương tự.
|
Futures: Contracts that require delivery of a commodity of specified quality and quantity, at a specified price, on a specified future date.
Gold standard: A monetary system in which currencies are defined in terms of a given weight of gold.
Gross domestic product: The total value of a nation's output, income, or expenditure produced within its physical boundaries.
Human capital: The health, strength, education, training, and skills that people bring to their jobs.
|
Futures. Hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hàng hóa giao sau - Các hợp đồng yêu cầu cung cấp một loại hàng hóa với chất lượng và số lượng cụ thể, với mức giá xác định, tại một thời điểm cụ thể trong tương lai.
Gold standard. Bản vị vàng - Một hệ thống tiền tệ trong đó các đồng tiền được xác định theo tỷ trọng vàng nhất định.
Gross domestic product. Tổng sản phẩm quốc nội - Tổng giá trị sản lượng, thu nhập hoặc chi tiêu của một quốc gia được tạo ra bên trong phạm vi biên giới tự nhiên của nó.
Human capital. Vốn nhân lực - Sức khoẻ, thế mạnh, trình độ học vấn, đào tạo, và các kỹ năng mà mọi người mang đến cho công việc của họ.
|
Imports: Goods or service that are produced in another country and sold domestically.
Income tax: An assessment levied by government on the net income of individuals and businesses.
Industrial Revolution: The emergence of the factory system of production, in which workers were brought together in one plant and supplied with tools, machines, and materials with which they worked in return for wages. The Industrial Revolution was spearheaded by rapid changes in the manufacture of textiles, particularly in England about 1770 and 1830. More broadly, the term applies to continuing structural economic change in the world economy.
|
Imports. Hàng nhập khẩu - Hàng hóa hoặc dịch vụ được sản xuất ra ở một nước và bán ở trong nước khác.
Income tax. Thuế thu nhập - Một số tiền ấn định phải trả cho chính phủ được tính trên cơ sở thu nhập ròng của các cá nhân và doanh nghiệp.
Industrial Revolution. Cách mạng công nghiệp - Sự xuất hiện hệ thống sản xuất công xưởng, trong đó các công nhân được tập hợp lại trong các nhà máy và được cung cấp các dụng cụ, máy móc, nguyên vật liệu để làm việc và nhận lương. Cách mạng công nghiệp được khởi xướng do những thay đổi nhanh chóng trong ngành công nghiệp dệt, đặc biệt ở nước Anh trong giai đoạn 1770-1830. Theo nghĩa rộng hơn, khái niệm này được dùng để chỉ những thay đổi cơ cấu kinh tế liên tục của nền kinh tế thế giới.
|
Inflation: A rate of increase in the general price level of all goods and services. (This should not be confused with increases in the prices of specific goods relative to the prices of other goods.)
Intellectual property: Ownership, as evidenced by patents, trademarks, and copyrights, conferring the right to possess, use, or dispose of products created by human ingenuity.
Investment: The purchase of a security, such as a stock or bond.
|
Inflation. Lạm phát - Một tỷ lệ tăng trong mức giá chung của tất cả các loại hàng hóa và dịch vụ. (Không nên nhầm lẫn với sự gia tăng giá cả của những hàng hóa cụ thể so với giá cả của các hàng hóa khác).
Intellectual property. Sở hữu trí tuệ - Quyền sở hữu - được chứng minh bởi các bằng sáng chế, thương hiệu, và bản quyền tác giả - trao quyền sở hữu, sử dụng hoặc hủy bỏ các sản phẩm được tạo ra bởi sự sáng tạo của con người.
Investment. Đầu tư - Việc mua một chứng khoán, ví dụ như cổ phiếu hoặc trái phiếu.
|
Labor force: As measured in the United States, the total number of people employed or looking for work.
Laissez-faire: French phrase meaning "leave alone." In economics and politics, a doctrine that the economic system functions best when there is no interference by government.
Managed float regime: An exchange rate system in which rates for most currencies float, but central banks still intervene to prevent sharp changes.
|
Labor force. Lực lượng lao động - Theo cách tính của Mỹ, đây là tổng số người đang làm việc hoặc đang tìm kiếm việc làm.
Laisez-faire. Chính sách tự do kinh doanh - Một cụm từ tiếng Pháp có nghĩa là “để mặc nó”. Trong kinh tế học và chính trị, đây là một học thuyết cho rằng hệ thống kinh tế vận hành tốt nhất khi không có sự can thiệp của nhà nước.
Managed float regime. Chế độ tỷ giá thả nổi có kiểm soát - Một chế độ tỷ giá hối đoái trong đó tỷ giá của hầu hết các đồng tiền được thả nổi, nhưng ngân hàng trung ương vẫn can thiệp để ngăn chặn những thay đổi đột ngột.
|
Market: A setting in which buyers and sellers establish prices for identical or very similar products, and exchange goods or services.
Market economy: The national economy of a country that relies on market forces to determine levels of production, consumption, investment, and savings without government intervention.
Mixed economy: An economic system in which both the government and private enterprise play important roles with regard to production, consumption, investment, and savings.
|
Market. Thị trường - Nơi mà người mua và người bán xác định giá cả cho các sản phẩm giống hệt nhau hoặc tương tự như nhau, và trao đổi hàng hóa và dịch vụ.
Market economy. Nền kinh tế thị trường - Nền kinh tế quốc dân của một nước chủ yếu dựa vào các lực lượng thị trường để quyết định quy mô sản xuất, tiêu dùng, đầu tư, và tiết kiệm mà không có sự can thiệp của chính phủ.
Mixed economy. Nền kinh tế hỗn hợp - Một hệ thống kinh tế trong đó cả chính phủ và doanh nghiệp tư nhân đều đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực liên quan tới sản xuất, tiêu dùng, đầu tư và tiết kiệm.
|
Monetary policy: Federal Reserve System actions to influence the availability and cost of money and credit as a means of helping to promote high employment, economic growth, price stability, and a sustainable pattern of international transactions.
Money supply: The amount of money (coins, paper currency, and checking accounts) that is in circulation in the economy.
Monopoly: The sole seller of a good or service in a market.
|
Monetary policy. Chính sách tiền tệ - Các hoạt động của Hệ thống dự trữ liên bang để ảnh hưởng tới mức sẵn có và chi phí của tiền tệ và tín dụng như một phương tiện giúp khuyến khích tỷ lệ việc làm cao, tăng trưởng kinh tế, ổn định giá cả, và mô hình các giao dịch quốc tế bền vững.
Money supply. Cung tiền - Lượng tiền (tiền xu, tiền giấy, và tài khoản chi phiếu) đang được lưu thông trong nền kinh tế.
Monopoly. Độc quyền - Người bán hàng hóa hoặc dịch vụ duy nhất trong một thị trường.
|
Mutual fund: An investment company that continually offers new shares and buys existing shares back on demand and uses its capital to invest in diversified securities of other companies. Money is collected from individuals and invested on their behalf in varied portfolios of stocks.
National Association of Securities Dealers Automated Quotation system (Nasdaq): An automated information network that provides brokers and dealers with price quotations on the approximately 5,000 most active securities traded over the counter.
|
Mutual fund. Quỹ tín dụng - Một công ty đầu tư liên tục cung cấp các cổ phiếu mới và mua lại những cổ phiếu hiện có theo nhu cầu và sử dụng vốn của nó để đầu tư vào các loại chứng khoán đa đạng của các công ty khác. Tiền vốn được thu thập từ các cá nhân và được đầu tư thay mặt họ trong rất nhiều loại chứng khoán khác nhau.
National Association of Securities Dealers Automated Quotation System (Nasdaq). Hệ thống niêm yết giá tự động của Hiệp hội giao dịch chứng khoán quốc gia - Một mạng thông tin tự động cung cấp cho những nhà môi giới và giao dịch chứng khoán giá cả của khoảng gần 5.000 loại chứng khoán năng động nhất được giao dịch ngoài luồng.
|
New Deal: U.S. economic reform programs of the 1930s established to help lift the United States out of the Great Depression.
New York Stock Exchange: The world's largest exchange for trading stocks and bonds.
Nontariff barrier: Government measures, such as import monitoring systems and variable levies, other than tariffs that restrict imports or that have the potential for restricting international trade.
|
New Deal. Chính sách mới - Các chương trình cải cách kinh tế của Hoa Kỳ trong những năm 1930 được thiết lập nhằm đưa Hoa Kỳ ra khỏi cuộc Đại khủng hoảng.
New York Stock Exchange. Sở giao dịch chứng khoán New York - Sở giao dịch chứng khoán và trái phiếu lớn nhất trên thế giới.
Nontariff barrier. Hàng rào phi thuế quan - Các biện pháp ngoài thuế quan của chính phủ, ví dụ như các hệ thống giám sát xuất khẩu và các mức thuế khác nhau, nhằm hạn chế hàng nhập khẩu hoặc có khả năng gây hạn chế thương mại quốc tế.
|
Open trading system: A trading system in which countries allow fair and nondiscriminatory access to each other's markets.
Over-the-counter: Figurative term for the means of trading securities that are not listed on an organized stock exchange such as the New York Stock Exchange. Over-the-counter trading is done by broker-dealers who communicate by telephone and computer networks.
Panic: A series of unexpected cash withdrawals from a bank caused by a sudden decline in depositor confidence or fear that the bank will be closed by the chartering agency, i.e. many depositors withdraw cash almost simultaneously. Since the cash reserve a bank keeps on hand is only a small fraction of its deposits, a large number of withdrawals in a short period of time can deplete available cash and force the bank to close and possibly go out of business.
|
Open trading system. Hệ thống thương mại mở - Một hệ thống thương mại trong đó các nước cho phép được tiếp cận thị trường của nhau một cách công bằng và không phân biệt đối xử.
Over-the-counter. Ngoài luồng, ngoài sàn giao dịch. Một thuật ngữ mang tính biểu tượng chỉ phương thức giao dịch chứng khoán không được liệt kê trong một sở giao dịch chứng khoán có tổ chức, ví dụ như Sở giao dịch chứng khoán New York. Giao dịch ngoài luồng được thực hiện bởi những nhà môi giới-mua bán liên hệ với nhau bằng điện thoại và mạng máy tính.
Panic. Hoảng loạn - Một loạt các hoạt động rút tiền không được dự tính trước từ một ngân hàng gây ra do sự suy giảm đột ngột lòng tin của người gửi tiền hoặc nỗi sợ hãi rằng ngân hàng sẽ bị đóng cửa bởi một cơ quan có thẩm quyền, do đó rất nhiều người gửi tiền đồng loạt rút tiền mặt ra cùng một lúc. Bởi vì dự trữ tiền mặt mà một ngân hàng có trong tay chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng số tiền gửi của nó, nên số lượng lớn tiền rút trong một thời hạn ngắn có thể làm cạn kiệt tiền mặt có sẵn và bắt buộc ngân hàng phải đóng cửa hoặc có thể ngừng hoạt động.
|
Price discrimination: Actions that give certain buyers advantages over others.
Price fixing: Actions, generally by a several large corporations that dominate in a single market, to escape market discipline by setting prices for goods or services at an agreed-on level.
Price supports: Federal assistance provided to farmers to help them deal with such unfavorable factors as bad weather and overproduction.
Privatization: The act of turning previously government-provided services over to private sector enterprises.
|
Price discrimination. Phân biệt giá - Những hành động mang lại cho một số người mua những lợi thế hơn so với người khác.
Price fixing. Cố định giá - Những hành động, thường được tiến hành bởi một vài tập đoàn lớn khống chế một thị trường độc nhất, nhằm bỏ qua các nguyên tắc thị trường bằng cách ấn định giá cả cho các hàng hóa hoặc dịch vụ ở một mức giá do họ thỏa thuận.
Price supports. Trợ giá - Sự hỗ trợ của liên bang dành cho các nông dân để giúp họ đương đầu với những yếu tố bất lợi như thời tiết xấu và sản xuất thừa.
Privatization. Tư nhân hóa - Việc chuyển các dịch vụ do chính phủ cung cấp trước đây sang cho các doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân.
|
Productivity: The ratio of output (goods and services) produced per unit of input (productive resources) over some period of time.
Protectionism: The deliberate use or encouragement of restrictions on imports to enable relatively inefficient domestic producers to compete successfully with foreign producers.
Recession: A significant decline in general economic activity extending over a period of time.
Regulation: The formulation and issuance by authorized agencies of specific rules or regulations, under governing law, for the conduct and structure of a certain industry or activity.
|
Productivity. Năng suất - Tỷ lệ sản lượng (hàng hóa và dịch vụ) sản xuất ra trên một đơn vị đầu vào (các nguồn lực sản xuất) trong một khoảng thời gian.
Protectionism. Chủ nghĩa bảo hộ - Việc chủ tâm sử dụng hoặc khuyến khích các biện pháp hạn chế hàng nhập khẩu để cho phép các nhà sản xuất tương đối kém hiệu quả trong nước có thể cạnh tranh thành công với các nhà sản xuất nước ngoài.
Recession. Trì trệ, đình trệ, suy thoái - Một sự suy giảm đáng kể trong hoạt động kinh tế nói chung kéo dài trong một khoảng thời gian.
Regulation. Điều tiết - Việc hoạch định và ban hành các luật lệ hoặc nguyên tắc cụ thể của các cơ quan có thẩm quyền, theo luật pháp hiện hành, đối với hoạt động và cơ cấu của một ngành hoặc một hoạt động nào đó.
|
Revenue: Payments received by businesses from selling goods and services.
Securities: Paper certificates (definitive securities) or electronic records (book-entry securities) evidencing ownership of equity (stocks) or debt obligations (bonds).
Securities and Exchange Commission: An independent, non-partisan, quasi-judicial regulatory agency with responsibility for administering the federal securities laws. The purpose of these laws is to protect investors and to ensure that they have access to disclosure of all material information concerning publicly traded securities. The commission also regulates firms engaged in the purchase or sale of securities, people who provide investment advice, and investment companies.
|
Revenue. Thu nhập - Các khoản tiền mà các doanh nghiệp thu được từ việc bán các hàng hóa và dịch vụ.
Securities. Chứng khoán - Các giấy chứng nhận (chứng khoán xác định) hoặc các sổ sách ghi chép điện tử (chứng khoán vào sổ) chứng thực quyền sở hữu cổ phần (cổ phiếu) hoặc các nghĩa vụ nợ (trái phiếu).
Securities and Exchange Commission. Ủy ban chứng khoán và hối đoái - Một cơ quan điều tiết bán tư pháp độc lập, không thuộc đảng phái, chịu trách nhiệm quản lý và thực thi luật giao dịch chứng khoán liên bang. Mục đích của những luật này là để bảo vệ các nhà đầu tư và để bảo đảm rằng họ được tiếp cận với mọi nguồn thông tin cần thiết liên quan tới các chứng khoán được giao dịch công khai. Ủy ban này cũng điều tiết các hãng tham gia vào việc mua hoặc bán các chứng khoán, những người tư vấn đầu tư, và các công ty đầu tư.
|
Services: Economic activities -- such as transportation, banking, insurance, tourism, telecommunications, advertising, entertainment, data processing, and consulting -- that normally are consumed as they are produced, as contrasted with economic goods, which are more tangible.
Socialism: An economic system in which the basic means of production are primarily owned and controlled collectively, usually by government under some system of central planning.
Social regulation: Government-imposed restrictions designed to discourage or prohibit harmful corporate behavior (such as polluting the environment or putting workers in dangerous work situations) or to encourage behavior deemed socially desirable.
|
Services. Dịch vụ - Các hoạt động kinh tế - như giao thông vận tải, ngân hàng, bảo hiểm, du lịch, bưu chính viễn thông, quảng cáo, công nghiệp giải trí, xử lý dữ liệu và tư vấn - thường được tiêu dùng như khi chúng được sản xuất, khác với các hàng hóa kinh tế thường mang tính hữu hình hơn.
Socialism. Chủ nghĩa xã hội - Một hệ thống kinh tế trong đó các tư liệu sản xuất cơ bản là thuộc quyền sở hữu và kiểm soát tập thể, thường bởi chính phủ theo một hệ thống kế hoạch hóa tập trung nào đó.
Social regulation. Điều tiết xã hội - Các hạn chế do chính phủ áp đặt nhằm mục đích ngăn chặn hoặc cấm các hành vi có hại của tập đoàn (ví dụ như làm ô nhiễm môi trường hoặc đặt người lao động vào các điều kiện làm việc nguy hiểm) hoặc nhằm khuyến khích những hành vi được coi là phù hợp với mong muốn của xã hội.
|
Social Security: A U.S. government pension program that provides benefits to retirees based on their own and their employers' contributions to the program while they were working.
Standard of living: A minimum of necessities, comforts, or luxuries considered essential to maintaining a person or group in customary or proper status or circumstances.
Stagflation: An economic condition of both continuing inflation and stagnant business activity.
|
Social Security. An sinh xã hội - Một chương trình phúc lợi của chính phủ Mỹ cung cấp phúc lợi cho những người nghỉ hưu dựa trên sự đóng góp của chính họ và của những người chủ lao động của họ cho chương trình này khi họ còn làm việc.
Stagflation. Lạm phát đình đốn - Một điều kiện kinh tế kết hợp giữa lạm phát liên tục và hoạt động kinh tế đình trệ.
Standard of living. Mức sống - Mức tối thiểu các nhu yếu phẩm, tiện nghi, hoặc hàng xa xỉ được coi là cần thiết để duy trì cuộc sống của một người hoặc một nhóm người trong một trạng thái hoặc hoàn cảnh thích hợp hoặc theo mức thông thường.
|
Stock: Ownership shares in the assets of a corporation.
Stock exchange: An organized market for the buying and selling of stocks and bonds.
Subsidy: An economic benefit, direct or indirect, granted by a government to domestic producers of goods or services, often to strengthen their competitive position against foreign companies.
Supply: A schedule of how much producers are willing and able to sell at all possible prices during some time period.
|
Stock. Cổ phần - Các cổ phiếu về quyền sở hữu tài sản của một tập đoàn.
Stock exchange. Sở giao dịch chứng khoán - Một thị trường có tổ chức để mua và bán cổ phiếu và trái phiếu.
Subsidy. Trợ cấp - Một lợi ích về kinh tế, trực tiếp hoặc gián tiếp, của chính phủ dành cho các nhà sản xuất hàng hóa và dịch vụ trong nước, thường là để tăng cường vị thế cạnh tranh của họ đối với các công ty nước ngoài.
Supply. Cung - Một kế hoạch cho thấy các nhà sản xuất sẵn sàng và có khả năng bán được bao nhiêu (hàng hóa và dịch vụ) với mọi mức giá có thể tại một khoảng thời gian nào đó.
|
Tariff: A duty levied on goods transported from one customs area to another either for protective or revenue purposes.
Trade deficit: The amount by which a country's merchandise exports exceed its merchandise imports.
Trade surplus: The amount by which a country's merchandise exports exceed its imports.
Venture capital: Investment in a new, generally possibly risky, enterprise.
|
Tariff. Thuế quan - Một khoản thuế đánh vào hàng hóa được vận chuyển từ một khu vực hải quan này tới các khu vực hải quan khác vì các mục đích bảo hộ hoặc tăng thu nhập thuế.
Trade deficit. Thâm hụt thương mại - Lượng chênh lệch mà hàng hóa nhập khẩu của một quốc gia vượt quá hàng hóa xuất khẩu của nó.
Trade surplus. Thặng dư thương mại - Lượng chênh lệch mà hàng hóa xuất khẩu của một quốc gia vượt quá hàng hóa nhập khẩu của nó.
Venture capital. Vốn rủi ro - Khoản đầu tư vào một doanh nghiệp mới, thường có nguy cơ rủi ro.
|
This glossary is based principally on-line glossaries developed by the Federal Reserve Bank of San Francisco, the Federal Reserve Bank of Minneapolis, the Virtual Trade Mission, and the Wisconsin Economic Education Council.
|
Bảng chú giải thuật ngữ này chủ yếu dựa vào bảng thuật ngữ trực tuyến được phát triển bởi Ngân hàng Dự trữ Liên bang San Francisco, Ngân hàng Dự trữ Liên bang Minneapolis, Phái đoàn Thương mại ảo, và Hội đồng Kinh tế Giáo dục Wisconsin.
http://gocsan.blogspot.ch/2013/03/an-outline-of-us-economy-3-khai-quat.html
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét