QE3 - Quantitative Easing
QE là gì?
QE là từ viết tắt của 2 chữ Quantitative Easing, dịch sang tiếng Việt có nghĩa là “nới lỏng định lượng”. Các ngân hàng trung ương sẽ nới lỏng định lượng bằng cách in tiền và ghi nợ vào tài khoản mình. Sau đó, ngân hàng trung ương sẽ mua tài sản từ các ngân hàng thương mại bằng số tiền mới in ra này. Bằng cách tăng thanh khoản cho các ngân hàng thương mại, NHTW kỳ vọng các ngân hàng thương mại này sẽ cho vay ra nhiều hơn để kích thích kinh tế.
Tại sao FED phải dùng tới công cụ nới lỏng định lượng để kích thích nền kinh tế. Nguyên nhân chính là chính sách hạ lãi suất xuống gần mức 0% của FED không đủ hiệu quả để kích thích nền kinh tế. Công cụ lãi suất của ngân hàng trung ương được sử dụng để khuyến khích hay cắt giảm chi tiêu. Lãi suất càng thấp thì chi phí đi vay càng thấp, từ đó kích thích chi tiêu và vay mượn.
Tuy nhiên, lãi suất không thể xuống dưới 0%. Khi tiến gần đến giới hạn này, lãi suất trở nên kém hiệu quả. Đó là lý do FED phải sử dụng tới QE.
Tác động của QE2
Tháng 11/2010, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ bắt đầu chương trình QE2, hay “kế hoạch 600 tỷ dollar”, trong đó Fed sẽ tiến hành mua các Trái phiếu Kho bạc dài hạn của Mỹ trong thời hạn 8 tháng, chia đều từng tháng. Kết quả của QE2 là đẩy thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm mạnh, đẩy giá hàng hóa cơ bản như dầu thô, đồng, vàng và bạc tăng mạnh trong ngay sau thời điểm FED công bố QE2. Giá vàng thế giới tháng 11/2010 là $1323/oz nay giá vàng thế giới đã là $1811/oz. Giá vàng Việt Nam tháng 11/2010 là 34 triệu đồng/lượng, nay đã là 47 triệu đồng/lượng.
Đồng thời, giá trị USD bị đánh sụt kinh hoàng, so với EUR thì EUR từ 1,2800 USD vào tháng 10/2010 khi bắt đầu có tin tung ra QE2, hôm nay mua được đến 1,4615 USD, tăng đến gần 15%. Nói khác đi, giá trị USD bị sụt 15% chỉ vì Mỹ tung tiền ra bằng 4% GDP.
Tuy nhiên trong thời gian đó, giá trị đồng USD tại Việt Nam không hề giảm.
Nguyên nhân chính là do khan hiếm USD. Ngoài ra, giá USD lên không phải chỉ vì khan hiếm USD, nhưng còn vì DƯ THỪA VND.
Giá USD/ VND là f(tổng số USD lưu hành tại VN/ tổng số VND đang lưu hành).
Ví dụ: Năm nay CP VN tung ra THÊM 15% VND trên số đang lưu hành, vậy thì giá trị VND xuống 15% so với mọi loại hàng hóa, kể cả USD.
Nói khác đi, tỷ giá tăng không phải USD lên, mà vì VND xuống mạnh hơn USD.
Liệu sẽ có QE3 không?
Sau khi kết thúc QE2, tình hình kinh tế Mỹ tiếp tục xấu đi. Các chỉ số thất nghiệp, tăng trưởng GDP thực của Mỹ đều không mấy khả quan. Sức cầu của người tiêu dùng Mỹ giảm, thị trường bất động sản u ám, chưa thấy được triển vọng phục hồi.
Năm nay, thâm hụt ngân sách Mỹ sẽ CÀNG CAO, do TT Obama vừa tung ra gói kích thích tăng lao động, giảm thuế, trị giá 470 tỉ USD. Tuy chưa thông qua Quốc hội, nhưng có lẽ sẽ thông qua ít gì cũng 300 tỉ, chứ không thể bị bác bỏ hết.
Bên Treasury không thể bán hết 1500 tỉ USD trái phiếu trong tài khoá 2012 từ 1/10/2011 đến 30/9/2012.
FED phải tung tín dụng ra mua giúp, và do không có đủ tín dụng đang lưu hành, sẽ phải lén lén ghi thêm vào bên “asset” ít nhất 700-900 tỉ USD để mua giúp trái phiếu bên Treasury.
FED phải can thiệp thôi, và do là nơi coi Monetary policies, vũ khí mạnh nhất – và hiện nay là duy nhất – của FED chỉ là QE3, chứ lãi suất đã gần bằng 0 rồi, không lẽ hạ xuống thành con số âm.
Tuy nhiên Đảng Cộng hòa đang chống QE3 mãnh liệt, vì họ đang chống bất cứ chính sách nào làm lợi cho Hoa kỳ.
Ứng viên TT Perry của phe CH còn nói sẽ “không hoan nghênh tên phản quốc Bernanke” nếu ông này xuống bang Texas của ông ta.
Hiện chỉ có thể suy đoán, chứ không ai biết chắc sẽ có QE3 hay không, và bao nhiêu.
Chính FOMC members cũng chưa biết, họ sẽ discuss all options, cân nhắc tác động KT, chính trị, tài chánh trong ngắn và dài hạn. Rồi sẽ bỏ phiếu vào chiều thứ 4.
“…He [Nouriel Roubini] noted that during the last Federal Open Market Committee meeting the Fed “discussed wide range of other options if the economy weakens” and further weak data could “be the trigger” for the Fed to take action at its next meeting Sept. 20…”
“…Federal Reserve chief admits he is prepared to start third round of quantitative easing if US economy continues to flag…”
“..”We continue to think the odds are tilted slightly in favor of the Fed taking further stimulative action at the next FOMC meeting [9/20-21], likely altering the composition of the Fed’s balance sheet,” JPMorgan economist Michael Feroli said…”
Sau kỳ họp này, phải đến tháng 11 mới họp lại, do đó nếu tình hình KT tháng 9 quá xấu thì sẽ không kịp trở tay trong tháng 10.
Do đó, tôi đồng ý với kinh tế gia Feroli của JP Morgan trên đây, rằng FOMC sẽ cho ra QE3, tuy là theo tôi xác suất cho việc này lên tới 85%, thay vì chỉ “tilted slightly” về hướng này như ông này phát biểu.
Khi ông này phát biểu vào tháng 8, thì chưa có tin “không có đến 1 job được tạo ra vào tháng 8″, và thất nghiệp tuần rồi quá tệ hại, tháng rồi cũng vậy.
Tôi nghĩ đây là thời gian thích hợp, do KT cần được kích thích để chuẩn bị cho các ngày lễ cuối năm.
Nếu chờ đến kỳ họp sau vào tháng 11 thì sẽ quá trễ cho các ngày holidays, vì dân Mỹ cần tiền, việc làm cho ngày lễ; họ càng có jobs sớm thì càng có tiền chi cho các ngày lễ, qua đó giúp tiêu thụ hàng, thay vì không có jobs để rồi phải xin food stamps, tiền thất nghiệp, vào các ngày lễ thì không tốt cho bất cứ ai.
Tác động của QE3 (nếu có) tới Việt Nam
Trong bài thông báo post trước, chúng tôi đã ghi rõ:
Đang có 1 nhóm thế lực sử dụng nguồn tài chánh khổng lồ dự định tiến hành đánh lên giá USD tại Việt Nam nhân dịp FED tung ra QE3 tuần sau.
Tuần sau, trong chiều thứ 4 giờ Mỹ, sáng sớm thứ 5 ngày 22/9 giờ Việt Nam, NẾU FED thông qua quyết định tung ra QE3 thì sẽ làm vàng tăng lên ít nhất 1900 USD/oz và cao nhất 2050 USD/oz.
Nghĩa là nếu như FED tạm lùi chưa công bố QE3 hoặc tình hình không thuận lợi làm giá vàng tăng lên đúng mức họ dự đoán $1900/oz thì họ sẽ tạm rút không đánh USD lên nữa.
Tạm không nói chuyện phe phái trên, tôi sẽ bàn thêm về tác động của QE3 tới Việt Nam. Nếu có QE3 thì USD giảm tại mọi quốc gia trên thế giới, TRỪ VN.
Là vì khi đó, do USD giảm giá trên thế giới, làm VÀNG TĂNG.
Tại VN, sức CẦU vàng càng tăng khi giá tăng, vì tại VN vàng và USD là hai loại Giffen good:
Đối với Giffen good, cầu tăng khi giá tăng (trái nguợc luật cung cầu thông thường, cầu GIẢM khi giá tăng).
Do đó, vàng càng lên giá thì CẦU vàng càng tăng, CẦU vàng > CUNG vàng, giá vàng tại VN sẽ tăng vọt CÀNG CAO HƠN GIÁ THẾ GIỚI.
Khi đó, USD tại VN, và chỉ tại VN mà thôi, sẽ tăng vọt, do con buôn MUA USD buôn lậu vàng đem vào VN bán lấy chênh lệch.
Người ta thấy hai loại Giffen good này tăng vọt, liền rút tiền từ ngân hàng ra mua vàng, USD, vì tâm lý sợ lên nữa, nên mua vàng, USD lời hơn bỏ ngân hàng nay lời 14%, đang khi LẠM PHÁT chính thức đã hơn 18%/ năm, theo Andrew Chan của PWC VN thì trên 33%, theo chúng tôi quan sát là trên 50%.
Và đây sẽ là một INFINITE POSITIVE FEEDBACK LOOP: giá càng cao, người ta càng mua, do càng mua, giá càng cao (quay vòng trở lại).
Hàng mấy trăm ngàn tỉ đồng có thể bị rút ra khỏi ngân hàng VN mua vàng, đô la. Các ngân hàng bị BANK RUN sẽ hết sạch tiền, CP VN phải cấp tốc cho vay, tung tiền ra => LẠM PHÁT.
Và khi 2 loại này lên giá, thì thêm mấy chục % doanh nghiệp sẽ không có khả năng trả nợ, phải phá sản, và khi đó kéo theo HỆ THỐNG NGÂN HÀNG....
............ (Blog cắt bỏ những dự báo bi quan quá).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét