Thứ Năm, 15 tháng 9, 2011

Bàn tay Vô hình vs. Kinh tế thị trường định hướng XHCN

Trong bối cảnh nhà nước ta liên tục can thiệp trực tiếp vào các hoạt động của nền KT theo Nguyên tắc của kinh tế thị trường định hướng XHCN, chúng ta hãy nhìn lại Nguyên tắc cơ bản của kinh tế thị trường:

Bàn tay Vô hình đối lập với Kinh tế thị trường định hướng XHCN

Lý thuyết về Bàn tay Vô hình là lý thuyết đánh dấu sự ra đời của kinh tế học. Trong đó, nhà kinh tế học vĩ đại Adam Smith đã chỉ ra rằng trong khi chạy theo lợi ích riêng của mình, con người phụng sự xã hội nhiều hơn anh ta chủ trương làm điều đó và bằng cách đó làm tăng của cải của xã hội.

Ông đã viết 1 câu để đời: “The invisible hand is created by the conjunction of the forces of self-interest, competition, and supply and demand, which are capable of allocating resources in society”. (Bàn tay vô hình được hình thành bởi sự kết hợp của tính tư lợi, sự cạnh tranh, cầu và cung có khả năng điều tiết các nguồn lực trong xã hội)
Dường như các nhà phân tich kinh tế của VN không chú ý phân tích bài bản như dưới đây, vì sao mà THE INVISIBLE HAND với 3 thành tố (lợi ích cá nhân, cạnh tranh thị trường, luật cung cầu) đã đang và sẽ đánh bại nền KT thị trường theo định hướng XHCN.
Thực tế, không một lực can thiệp tại bất cứ quốc gia nào, trong lịch sử KT tài chính thế giới, đi ngược lại các thành tố này mà thành công, tạo nên 1 nền KT hùng mạnh, vững chắc.
Theo Adam Smith và sau này được các kinh tế gia tư bản phát triển thêm:

1. PHẢI tuân theo luật cung cầu, phải cho giá cả MỌI mặt hàng được thị trường định giá kể cả giá trị nội tệ, giá bonds, giá cổ phiếu. CP VN phạm sai lầm trong cả 3, họ liên tục can thiệp giá trị nội tệ, cố định giá bonds ép ngân hàng mua, họ cho SCIC can thiệp đánh cổ phiếu tăng giá giả tạo.
2. PHẢI cho cạnh tranh công bằng. Điều này không thể thực hiện ngày nào mà còn nhiều tổng công ty, tập đoàn quốc doanh, còn theo “định hướng XHCN”. Ví dụ điển hình là VINASHIN, cho dù ráng o bế, nuôi nấng, cấp cho mấy ngàn km2 đất đai tốt nhất, cho vay gần 100 ngàn tỉ đồng, vẫn sập và sập mau nhất, kinh hoàng nhất.
3. PHẢI cho phép LỢI ÍCH CÁ NHÂN trong tinh thần luật pháp, không thể dùng lệnh ép buộc người dân làm trái lợi ích hợp công ước quốc tế trong Giáo dục, Kinh tế, Tài chính, ... Một khi lợi ích của các phe phái...... được đặt trên lợi ích cá nhân, thì người ta làm việc không hiệu quả, lãng công, đánh cắp của công, v.v…
Thiếu người tài giỏi trong CP cũng do thiếu tôn trọng các cá nhân tài giỏi, do “hồng hơn chuyên”, do đó toàn dân không bộc lộ, phát triển tài năng của họ, từ đó sinh ra chán chường, không thực sự muốn làm việc…
—————–
Các bạn so sánh xem Nhà nước ta đã điều hành nền kinh tế Việt Nam theo cơ chế KTTT như thế nào ?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét