Thứ Năm, 4 tháng 8, 2022

Tranh của họa sĩ nam thường đắt gấp 10 lần của nữ?

Người ta cứ tôn thờ cơ chế thị trường, nhưng thực ra không có cơ chế thị trường nào hoàn hảo mà chúng luôn luôn bị lũng đoạn bởi những nhóm lợi ích. Tại sao tranh của họa sĩ nam thường đắt gấp 10 lần của nữ ? Câu trả lời trong bài này là: "Vì có sự thông đồng vô thức giữa thị trường, lịch sử nghệ thuật và các tổ chức". Tôi không tin là vô thức mà là có tổ chức. Tương tự như thế, trên thế giới, Mỹ và các đồng minh phương Tây luôn luôn lũng đoạn thị trường thế giới để mua rất rẻ và bán rất đắt, qua đó bóc lột thậm tệ các nước đang phát triển. Trong nước cũng vậy, các đại gia không tập trung sản xuất kinh doanh mà đầu tư vào đất đai, bất động sản và một số loại hàng hóa nào đó, đẩy giá lên rất cao, trong khi ép giá các hàng hóa và dịch vụ của nhân dân lao động xuống rất thấp. Đầu cơ lũng đoạn thường lộ rõ ở thị trường chứng khoán. Nghe đồn có một số ông trùm trên thị trường này câu kết với quan chức chính quyền tung hứng giá chứng khoán để trục lợi; không rõ bằng chứng nhưng tôi tin điều này. Vụ Trịnh Văn Quyết chỉ là bể nổi của một tảng băng chìm khổng lồ. Quyết đã bị bắt, nhưng chắc sẽ có những quan chức cấp cao bị kỷ luật mất chức vì câu kết với những kẻ như Quyết. Chờ Hội nghị Trung ương tháng 10 tới xem thế nào.
Tại sao tranh của họa sĩ nam thường đắt gấp 10 lần của nữ?
03/08/2022 TTO - Một người đàn ông vẽ giỏi hơn phụ nữ gấp 10 lần? Họa sĩ nổi tiếng người Đức Georg Baselitz từng nói với tờ Guardian: “Phụ nữ vẽ không đẹp. Đó là thực tế. Thị trường không nói dối”.
Bức tranh hoa của nữ họa sĩ Georgia 
O'Keeffe bán 44,4 triệu USD - Ảnh: SOTHEBY'S
Thị trường có thể không cố tình đánh lừa mọi người, nhưng chắc chắn nó mang lại ấn tượng họa sĩ nam giỏi hơn họa sĩ nữ rất nhiều, theo tờ Guardian.

Bức tranh đắt nhất từng được bán "Salvator Mundi" của Leonardo da Vinci - kiếm được 450 triệu USD. Trong khi kỷ lục thế giới của nữ họa sĩ Georgia O'Keeffe chỉ là 44,4 triệu USD, thấp hơn 1/10.

Chữ ký trên tranh cũng bị phân biệt

"Phụ nữ bị các phòng trưng bày bỏ rơi khi mang thai. Mua tác phẩm của họ được coi là rủi ro vì họ sẽ không cam kết với sự nghiệp của mình".

Tất nhiên, đây là một sự so sánh không công bằng. Trong phần lớn lịch sử loài người, phụ nữ không được phép thực hành nghệ thuật theo cách giống như nam giới.

Tuy nhiên, ngay cả trong số các họa sĩ còn sống, họa sĩ Jeff Koons vẫn giữ kỷ lục với 91 triệu USD, trong khi kỷ lục của nữ do Jenny Saville nắm giữ chỉ là 12,5 triệu USD.

Nếu hạ thấp giá trị tranh, sự chênh lệch 10:1 vẫn được duy trì.

Tác giả Helen Gorrill của cuốn sách Women Can't Paint đã nghiên cứu giá của 5.000 bức tranh được bán trên khắp thế giới và nhận thấy rằng cứ 10 bảng Anh mà một họa sĩ nam kiếm được cho tác phẩm của mình, thì một họa sĩ nữ chỉ kiếm được 1 bảng.

"Đó là khoảng cách giá trị giới gây sốc nhất mà tôi từng gặp trong bất kỳ ngành nào", cô Gorrill nói.

Nó thực sự sốc, khi trong một số thời điểm, phụ nữ chiếm 70% số sinh viên trong trường đại học nghệ thuật, họ được tuyển chọn dựa trên thành tích.

Cô Gorrill còn tình cờ có một phát hiện đáng kinh ngạc khác: trong khi giá trị tác phẩm của một người đàn ông sẽ tăng lên nếu anh ta ký lên nó, ngược lại giá trị tác phẩm của một phụ nữ sẽ giảm xuống nếu cô ấy đã ký nó - như thể nó đã bị vấy bẩn từ giới tính của cô ấy bằng cách nào đó.

Giữa đêm tối, le lói điểm sáng

Hãy trở lại chất lượng. Có lẽ nào đàn ông chỉ đơn giản là họa sĩ giỏi hơn?

Giáo sư tài chính Renée Adams của Đại học Oxford (Anh) đã quyết định thử nghiệm ý tưởng này. Bà cho những người tham gia xem 5 bức tranh của nam và 5 bức của nữ và yêu cầu họ xác định giới tính của nghệ sĩ. Họ đoán đúng 50%.

Đây là bằng chứng khá tốt cho thấy nghệ thuật của nam giới không khác và không tốt hơn nghệ thuật của phụ nữ.

Sau đó, bà mời những người đàn ông giàu có đến thăm phòng trưng bày, gồm một bức tranh do họa sĩ "AI" tạo ra và tùy thời điểm gán ngẫu nhiên cho nó là tên của họa sĩ nam hoặc nữ. Nếu các nhà sưu tập nói nó được một họa sĩ nam vẽ sẽ được khách ưa chuộng hơn nữ. Bà ta thán: "Cùng một nghệ sĩ Al, cùng một bức tranh".

Bà Frances Morris, giám đốc của phòng trưng bày nghệ thuật có hơn 100 năm tuổi Tate Modern, nói: "Các nghệ sĩ nữ có kết quả đánh giá rất thấp, vì có sự thông đồng vô thức giữa thị trường, lịch sử nghệ thuật và các tổ chức".

Xem cuốn The Story of Art của nhà sử học nghệ thuật người Áo EH Gombrich - cuốn sách nghệ thuật bán chạy nhất trên thế giới, và thuộc loại sách "gối đầu nằm" của sinh viên mỹ thuật ở khắp mọi nơi - cả cuốn sách chỉ đề cập đến một nữ nghệ sĩ trong 688 trang của nó.

Tuy nhiên, đến lúc thế giới đang dần thay đổi. Các viện bảo tàng đang cố gắng cân bằng lại những bộ sưu tập của họ. Một số thậm chí còn bán tác phẩm nghệ thuật của nam giới để mua thêm tác phẩm nghệ thuật của phụ nữ.

Các nhà đấu giá hiện đang thúc đẩy các nghệ sĩ nữ vẽ và bán tranh. Venice Biennale - một triển lãm văn hóa quốc tế được tổ chức hằng năm tại Venice (Ý) - năm nay cực kỳ chú trọng đến tác giả phụ nữ.

Các nhà sưu tập cũng đang chú ý. Mặc dù giá khởi đầu tác phẩm của các nghệ sĩ nữ luôn thấp, nhưng so với trước giá đã tăng nhanh hơn 29%.

https://tuoitre.vn/tai-sao-tranh-cua-hoa-si-nam-thuong-dat-gap-10-lan-cua-nu-20220803155022721.htm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét