Thứ Sáu, 10 tháng 6, 2022

EU trước nguy cơ cạn kiệt ngân sách vì hỗ trợ cho Ukraine

Tưởng EU vĩ đại thế nào, giầu có thế nào..., hóa ra mới bỏ ra mấy tỷ euro giúp Ukraine mà ngân sách đã sắp hết hơi. Tỷ lệ lạm phát thì tăng lên mức kỷ lục 8,1%, cao hơn gấp 4 lần so với con số mà EU đặt ra... Bây giờ EU mới ra nghị quyết kêu gọi các nước thành viên EU cấp cho Ukraine tư cách ứng cử viên, thì không biết bao giờ Ukraine mới được trở thành thành viên chính thức và khi đó không biết có nước nào dám đem quân sang giúp Ukraine ? Nga có thể nhân nhượng EU và NATO khi kết nạp các nước nằm xa nước Nga và khi Nga đang yếu, còn khi EU và NATO đã tiến đến sát nước Nga thì Nga dù yếu cũng không còn con đường nào khác ngoài tấn công tự vệ. Nga chưa có khả năng đánh trực diện kẻ đầu sỏ Mỹ và lũ lâu la EU thì trước mắt cứ phang tên lính xung kích của chúng xem chúng có thể làm gì. Bị EU và Mỹ cấm vận nhưng kinh tế Nga chỉ giảm nhẹ; dân Nga khắp các vùng nông thôn sử dụng sản phẩm tự cung tự cấp và còn rất nhiều sản phẩm làm ra chưa được tính vào GDP nên đời sống của họ ít bị ảnh hưởng; tỷ lệ lạm phát mới tới 17% và có xu hướng giảm; đồng rúp lên giá kỷ lục so với đô la và euro; trận chiến Donbass sắp đến hồi kết với thắng lợi hoàn toàn thuộc về Nga... Vậy thì EU vĩ đại hay Nga vĩ đại ? Đừng tưởng Nga kém phát triển hơn mà EU coi thường để có ngày tan xác pháo.
EU trước nguy cơ cạn kiệt ngân sách vì hỗ trợ cho Ukraine
Lan Phương (TTXVN/Vietnam+) 09/06/2022 - Ủy ban châu Âu (EC) cho biết kể từ cuối tháng 2 vừa qua, Brussels đã phân bổ hơn 4 tỷ euro để hỗ trợ nền kinh tế Ukraine, bộ máy nhà nước, cũng như cho các mục đích nhân đạo tại nước này.
 
Ủy viên phụ trách ngân sách của Liên minh châu Âu (EU), ông Johannes Hahn mới đây cho rằng cuộc khủng hoảng tại Ukraine đang làm kiệt quệ ngân khố của khối này và Brussels sẽ phải điều chỉnh ngân sách sớm hơn kế hoạch 7 năm.

Tờ Financial Times dẫn phát biểu trên của ông Hahn, đồng thời đánh giá rằng tốc độ EU “đốt dự trữ” để trang trải chi phí cho Kiev là vấn đề đáng lo ngại.

Ủy ban châu Âu (EC) cho biết kể từ cuối tháng 2 vừa qua, Brussels đã phân bổ hơn 4 tỷ euro để hỗ trợ nền kinh tế Ukraine, bộ máy nhà nước, cũng như cho các mục đích nhân đạo tại nước này.

EC đề xuất ngân sách 185,6 tỷ euro cho năm tài khóa sắp tới, với quy mô thực tế có thể được tăng thêm vào mùa Thu tùy thuộc vào nhu cầu của Kiev.

Trong diễn biến liên quan, tại phiên họp toàn thể tại Strasbourg (Pháp) ngày 8/6, Nghị viện châu Âu đã thông qua nghị quyết kêu gọi các nước thành viên EU cấp cho Ukraine tư cách ứng cử viên.

Nghị quyết được thông qua với 438 phiếu ủng hộ và 65 phiếu chống./.

Lan Phương (TTXVN/Vietnam+)
https://www.vietnamplus.vn/eu-truoc-nguy-co-can-kiet-ngan-sach-vi-ho-tro-cho-ukraine/796922.vnp

Đối phó lạm phát kỷ lục, Ngân hàng trung ương châu Âu tăng lãi suất

10/06/2022 VOV.VN - Để đối phó với mức lạm phát kỷ lục, lần đầu tiên sau hơn 10 năm, Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) hôm qua (09/6) tuyên bố thực hiện các đợt tăng lãi suất vào tháng 7 và tháng 9 tới.

Trong thông cáo đưa ra sau cuộc họp của Hội đồng thống đốc ngày 9/6 tại thành phố Amsterdam (Hà Lan), Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) cho biết cuộc xung đột tại UkrainE đã đẩy mức lạm phát trung bình trong tháng 5/2022 tại khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) tăng kỷ lục lên 8,1%, cao hơn gấp 4 lần so với con số mà tổ chức đặt ra. 14/19 nền kinh tế thuộc khu vực Eurozone ghi nhận mức lạm phát vượt 8,1%, trong đó có Đức, Hà Lan và Tây Ban Nha.

Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) hôm qua (09/6) tuyên bố thực hiện các đợt tăng lãi suất vào tháng 7 và tháng 9 tới (Ảnh: AP).

ECB dự báo mức lạm phát cả năm 2022 của khu vực đồng euro sẽ là 6,8%, trước khi giảm về 3,5% trong năm 2023 và 2,1% trong năm 2024. Trước mức lạm phát tăng cao, định chế tài chính lớn nhất châu Âu nhận định các biện pháp hỗ trợ tiền tệ không còn cần thiết và xác nhận sẽ chấm dứt chương trình “nới lỏng định lượng” mua ròng tài sản kể từ ngày 01/7 tới.

Công cụ tài chính này đã được ECB áp dụng từ năm 2015, với quy mô khổng lồ lên tới 5.000 tỷ Euro để hỗ trợ phục hồi nền kinh tế Eurozone sau cuộc khủng hoảng nợ công. ECB cũng đã duy trì mức lãi suất tiền gửi ở mức âm 0,5% kể từ năm 2014 để chống giảm phát.

Phát biểu trong cuộc họp báo, Chủ tịch ECB bà Christine Lagarde cho biết, song song với quyết định chấm dứt chương trình mua nợ, ECB đã lên kế hoạch cho các đợt tăng lãi suất cơ bản đầu tiên sau hơn một thập kỷ: “Chúng tôi dự tính sẽ nâng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản trong cuộc họp vào tháng 7 tới. Dài hạn hơn, chúng tôi dự kiến sẽ tiếp tục nâng lãi suất thêm một lần nữa vào tháng 9 và biên độ tăng lãi suất sẽ phụ thuộc vào triển vọng về mức lạm phát trong trung hạn”.

ECB nhận định cuộc khủng hoảng Ukraine sẽ tiếp tục đè nặng lên nền kinh tế. Tổ chức này đã hạ mức dự báo tăng trưởng của khu vực Eurozone xuống còn 2,8% năm 2022 và 2,1% cho các năm 2023 và 2024./.

Mạnh Hà/VOV-Paris
https://vov.vn/the-gioi/doi-pho-lam-phat-ky-luc-ngan-hang-trung-uong-chau-au-tang-lai-suat-post949489.vov

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét