ĐIẾU VĂN CỦA NHÀ VĂN NGUYÊN NGỌC TIỄN ĐƯA VỢ
(2g chiều, ngày 5/5/2022)Kính thưa quý vị,
Hôm nay chúng ta cùng nhau tiễn đưa một người phụ nữ về nơi an nghỉ cuối cùng sau một cuộc đời hơn 80 năm, vừa anh hùng vừa bình thường một cách kỳ lạ. Người phụ nữ đó tên là Tôn Thị Tĩnh, sinh năm 1941, quê ở xã Tam Quan Bắc, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định, trong một gia đình nghèo, có người cha tên là Tôn Chất, đã người tham gia thành lập chi bộ Đảng đầu tiên ở tỉnh Bình Định. Ngôi nhà nghèo xưa đã bị chiến tranh phá nát, sau năm 1975 mới được xây lại, vẫn nhỏ bé vậy, làm nơi ghi ký ức lịch sử.
Năm 1955, tôi là một trong những người đi tuyển cô bé Tĩnh mới 13-14 tuổi để đưa đi tập kết ra Bắc làm văn công quân đội ở sư đoàn 324. Nhưng rồi chẳng thấy có năng khiếu đặc biệt xuất sắc, nên chuyển cho đi học trường miền Nam, học Bổ túc công nông, lên đến Đại học Sư phạm Hóa.
Tốt nghiệp đại học, 21 tuổi, Tĩnh xung phong vào chiến trường miền Nam, đổi tên là Hồ Thanh Tâm. Tâm là tên người anh trai mà Tĩnh thương yêu nhất đờì, Hồ thì ta biết rồi, là gắn bó với cách mạng. Năm 1964 đầu năm 1965, nông thôn ở miền Nam được giải phóng mênh mông. Ta có ý định phát triển giáo dục ở vùng giải phóng, lớp sinh viên đã xong đại học được đưa vào là để mở các trường sư phạm đào tạo giáo viên cấp 2. Đó là lớp cán bộ nữ đầu tiên được đưa vào chiến trường miền Nam, coi như một thử nghiệm.
Nhưng rồi chiến tranh đã thay đổi lớn và bất thường. Tháng 3-1965 Mỹ trực tiếp đổ quân vào, gây ra chiến tranh cục bộ. Tôi gặp Tĩnh trong những ngày chiến trường biến động dữ dội ấy, hai anh em chỉ ngồi được với nhau một buổi tối ở trạm giao liên đặt gần chân núi Cát Sơn. Tôi nhớ đêm ấy máy bay mô-hóc bay rất nhiều, sục vào các hẻm núi, loại máy bay nhọn dài đen trùi trũi này hoạt động kiểu đó là dấu hiệu sắp có B52. Thật tình lúc đó tôi rất sợ Tâm sẽ hy sinh sớm. Cô đang hăng hái quá, mà thành thạo chiến trường còn quá ít. Tôi có kinh nghiệm những người mới vào chiến trường thường có ba nhược điểm lớn: chưa biết quy luật địch, chưa quen địa hình, lại chưa hiểu dân, lúc có biến nên dựa vào ai, nơi nào phải tránh xa. Lúc chia tay, chúng tôi cùng dặn: viết thư cho nhau nhé. Tâm cười bảo: nếu còn sống…
Cuối năm 1967, anh Hoài Nam ở báo cờ Giải phóng Khu 5 vừa đi Bình Định về kéo tôi ra ngoài cuộc họp, thì thầm một tin sét đánh: Con Tâm bị Mỹ bắt rồi! – Ở đâu? – Trên núi tây Đức Phổ. – Sao lại đóng ở đó! Tôi biết rõ nơi ấy. Đấy là một địa điểm rất hiểm yếu. Dịch vào phía nam một chút là thung lũng Hoài Ân ta và địch giành nhau dai dẳng khốc liệt. Rẽ xuống phía đông là Đức Phổ, địa bàn chủ yếu của sư đoàn không vận số 1 Mỹ, xế về phia tây là đường lên Ba Tơ, Mang Đen, Kontum, cửa ngõ của Tây Nguyên… Trường sư phạm của Tâm đóng ngay tại đó để tiện đón học viên từ nam Bình Định ra, Quảng Ngãi lên, Tây Nguyên xuống. Cô bị bọn lính sư đoàn Kỵ binh bay số 1 của Mỹ đổ trực thăng bắn bị thương rồi bắt trong một hang đá. Mấy năm sau, Thùy Trâm hy sinh cũng chính ở nơi này.
Tâm ở tù Mỹ đúng 7 năm, từ 1967 đến 1973, đã qua hầu khắp các nhà tù miền Nam. Thoạt đầu bị đưa lên Pleiku, tiền phương của quân khu 2 chính quyền Sài Gòn, rồi chuyển về Phú Tài chân đèo Cù Mông, cạnh Quy Nhơn. Tất nhiên tôi ráo riết theo rõi. Các anh ở Bình Định ra Khu họp báo tin: Con Tâm rất cừ. Nó lập chi bộ trong tù rồi, đã bắt liên lạc được với Tỉnh ủy… Nhưng đến sau Mậu Thân thì mất tin, không biết chúng chuyển đi đâu. Cũng có tin đã bị chúng thủ tiêu. Cho đến nỗi sau hiệp định Paris năm 1973 tôi gần như không có ý định đi tìm Tâm, tôi nghĩ tôi đã mất mãi mãi cô bé thân yêu của tôi rồi. Còn Tâm thì khi được trao trả, ra tới Sầm Sơn, gặp một người bạn thân của tôi, cô ấy chỉ yêu cầu anh ấy kể cho cô nghe trường hợp anh Ngọc hy sinh như thế nào. Một số bạn tù vào sau báo tôi đã ngã xuống trận vượt đường 104 đoạn Cầu Chìm – Trà Kiệu.
Vậy đó, chúng tôi đã tìm lại được nhau. Và tình yêu không thể không đến. Nó nữa, tình yêu ấy, nó cũng đã thắng chiến tranh.
7 năm ở tù của Tâm là 7 năm của một cuộc chiến anh hùng. Mỗi lần cô được chuyển từ một nhà tù này tới một nhà tù khác, là tin đồn đã đến trước về một người tù binh kiên cường đến mức đã bị đám cai tù tra tấn đánh gãy dập xương cả hai cổ tay mà không biết vì trên khắp cơ thể không chỗ nào là không đau. Mãi sau ra tù rồi, đi chữa bệnh ở Đức các bác sĩ mới phát hiện ra và công phu nối ráp lại. Một tay đại úy quân cảnh thẩm vấn tra tấn Tâm khốc liệt bao nhiêu ngày vẫn không moi được chút gì ở Tâm, ngoài sự kinh ngạc trước khí tiết của người nữ cách mạng. Mấy năm sau khi Tâm được trao trả qua sông Thạch Hãn và cầu Hiền Lương, tình cờ gặp lại chính viên đại úy ấy trong đoàn đại diện chính quyền miền Nam, anh ta trân trọng cúi đầu nói: “Hôm nay chị là người chiến thắng.” Tâm trả lời: “Ước mong mai này đất nước thống nhất, xin được mời anh ra thăm miền Bắc”.
Ở trong tù, ngoài việc đấu tranh căng thẳng từng ngày với địch, Tâm còn kiên trì và khôn khéo bí mật tổ chức các lớp học văn hóa cho chị em, thanh toán nạn mù chữ trong các nhà tù Tâm đã đi qua, có nơi thanh toán được cả cấp 2…
Sống với nhau mấy chục năm, tôi dần hiểu ra những người bạn thân thiết, thương yêu nhau như ruột thịt của Tâm là những người bạn tù. Giữa họ có một thế giới riêng, những ký ức, trải nghiệm đau khổ và hạnh phúc riêng, một ngôn ngữ riêng, một bầu khí quyển riêng, một thứ tình nghĩa sâu đậm riêng của những người từng cùng nhau đi qua một cuộc chiến đấu sinh tử đặc biệt, ngay cả tôi là người thân nhất của Tâm, cũng không thâm nhập và chia sẻ được.
Tâm ạ, chỉ còn 3 năm nữa là chúng mình sống được cùng nhau trọn nửa thế kỷ. Sao em, người phụ nữ quý nhất anh tìm được trên đời, em không nán sống cùng anh 3 năm nữa, em?
Thú thật nhiều lúc tôi muốn xem một người đã sống quyết liệt và kiên cường đến vậy trong chiến tranh, sẽ sống thế nào trong hòa bình? Và tôi đã nhận ra ở Tâm của tôi điều khám phá lớn: không dễ từng sống anh hùng trong chiến tranh rồi lại sống bình thường trong hòa bình đâu. Sự bình thường là một đức tính, chỉ có ở người thật trong sáng. Tâm của tôi đã làm được điều đó, giản dị và tự nhiên, ở cơ quan, trong xã hội, và cả trong gia đình. Cô có được đi học một khóa công tác xuất bản, nhưng rồi cũng như đã hụt văn công lần trước, cô lại hụt xuất bản, mà đi làm công tác tổ chức ở một cơ quan văn hóa tư tưởng. Rất thẳng thắn, công tâm, không tha thứ cho một giả dối nào, nhưng vẫn tự nhiên, nhẹ nhàng. Giữ một vị trí rất khiêm tốn, nhưng cô là trung tâm đoàn kết của tập thể, và lạ thế, Tâm nói thì thường được mọi người nghe.
Riêng đối với tôi cuộc vật lộn trong hòa bình khó nhọc hơn trong chiến tranh nhiều, cả ác hiểm nữa, dẫu trong chiến tranh tôi là kẻ lăn lộn không ít. Chắc bởi công cuộc làm mới văn học, làm mới xã hội và đất nước tất phải rất phức tạp, gian nan, cả nhiều hiểm nguy hơn. May thay luôn có Tâm ở cạnh, không chỉ là hậu phương như người ta thường nói. Còn là người bảo vệ, đủ sức nâng tôi dậy những khi tôi bị dập vùi hay vụng về tự vấp ngã. Hôm nay anh mất Tâm, con Phương mất mẹ, chỉ mong nỗi đau không cùng này cùng ký ức về em về mẹ sẽ giúp hai bố con nương vào nhau mà tiếp tục sống tốt như vẫn mãi mãi còn em trong gia đình hạnh phúc của chúng ta.
Kinh thưa quý vị,
Trong mất mát lớn này, chúng tôi càng hiểu thêm tình thương yêu rộng lớn và sâu sắc của vô số bạn bè đối với gia đình nhỏ bé của chúng tôi. Bao nhiêu bạn bè từ Hà Nội, từ Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh đã lặn lội đường xa đến với chúng tôi chia buồn và chia đau. Lãnh đạo và chính quyền địa phương của tỉnh Quảng Nam, của thành phố Hội An, của xã Cẩm Hà nơi mới trở về cư trú được hơn 2 năm đã hết sức chu đáo, tận tụy và thương yêu chăm lo cho chúng tôi từ việc lớn đến việc nhỏ, nhất là trong hoạn nạn này.
Tôi cũng không thể không nhắc đến đại gia đình, các em các cháu của chúng tôi. Trong tai họa khổng lồ này của cha con tôi, chúng tôi càng hiểu sâu hơn sức mạnh gắn bó thương yêu của giòng họ.
Xin cho tôi được tạ lỗi về nhưng thiếu sót của cha con tôi trong cảnh tang gia bối rối này.
Tâm ơi, Tâm thương yêu của anh, giờ phút không hề muốn có, giờ vĩnh quyết đã đến rồi. Từ đêm nay sẽ không còn có em. Hai cha con sẽ cô đơn biết chừng nào.
Thôi em đi, em nhé, đến chốn vĩnh hằng.
Nguyên Ngọc
https://www.diendan.org/viet-nam/dieu-van
Nhưng rồi chiến tranh đã thay đổi lớn và bất thường. Tháng 3-1965 Mỹ trực tiếp đổ quân vào, gây ra chiến tranh cục bộ. Tôi gặp Tĩnh trong những ngày chiến trường biến động dữ dội ấy, hai anh em chỉ ngồi được với nhau một buổi tối ở trạm giao liên đặt gần chân núi Cát Sơn. Tôi nhớ đêm ấy máy bay mô-hóc bay rất nhiều, sục vào các hẻm núi, loại máy bay nhọn dài đen trùi trũi này hoạt động kiểu đó là dấu hiệu sắp có B52. Thật tình lúc đó tôi rất sợ Tâm sẽ hy sinh sớm. Cô đang hăng hái quá, mà thành thạo chiến trường còn quá ít. Tôi có kinh nghiệm những người mới vào chiến trường thường có ba nhược điểm lớn: chưa biết quy luật địch, chưa quen địa hình, lại chưa hiểu dân, lúc có biến nên dựa vào ai, nơi nào phải tránh xa. Lúc chia tay, chúng tôi cùng dặn: viết thư cho nhau nhé. Tâm cười bảo: nếu còn sống…
Cuối năm 1967, anh Hoài Nam ở báo cờ Giải phóng Khu 5 vừa đi Bình Định về kéo tôi ra ngoài cuộc họp, thì thầm một tin sét đánh: Con Tâm bị Mỹ bắt rồi! – Ở đâu? – Trên núi tây Đức Phổ. – Sao lại đóng ở đó! Tôi biết rõ nơi ấy. Đấy là một địa điểm rất hiểm yếu. Dịch vào phía nam một chút là thung lũng Hoài Ân ta và địch giành nhau dai dẳng khốc liệt. Rẽ xuống phía đông là Đức Phổ, địa bàn chủ yếu của sư đoàn không vận số 1 Mỹ, xế về phia tây là đường lên Ba Tơ, Mang Đen, Kontum, cửa ngõ của Tây Nguyên… Trường sư phạm của Tâm đóng ngay tại đó để tiện đón học viên từ nam Bình Định ra, Quảng Ngãi lên, Tây Nguyên xuống. Cô bị bọn lính sư đoàn Kỵ binh bay số 1 của Mỹ đổ trực thăng bắn bị thương rồi bắt trong một hang đá. Mấy năm sau, Thùy Trâm hy sinh cũng chính ở nơi này.
Tâm ở tù Mỹ đúng 7 năm, từ 1967 đến 1973, đã qua hầu khắp các nhà tù miền Nam. Thoạt đầu bị đưa lên Pleiku, tiền phương của quân khu 2 chính quyền Sài Gòn, rồi chuyển về Phú Tài chân đèo Cù Mông, cạnh Quy Nhơn. Tất nhiên tôi ráo riết theo rõi. Các anh ở Bình Định ra Khu họp báo tin: Con Tâm rất cừ. Nó lập chi bộ trong tù rồi, đã bắt liên lạc được với Tỉnh ủy… Nhưng đến sau Mậu Thân thì mất tin, không biết chúng chuyển đi đâu. Cũng có tin đã bị chúng thủ tiêu. Cho đến nỗi sau hiệp định Paris năm 1973 tôi gần như không có ý định đi tìm Tâm, tôi nghĩ tôi đã mất mãi mãi cô bé thân yêu của tôi rồi. Còn Tâm thì khi được trao trả, ra tới Sầm Sơn, gặp một người bạn thân của tôi, cô ấy chỉ yêu cầu anh ấy kể cho cô nghe trường hợp anh Ngọc hy sinh như thế nào. Một số bạn tù vào sau báo tôi đã ngã xuống trận vượt đường 104 đoạn Cầu Chìm – Trà Kiệu.
Vậy đó, chúng tôi đã tìm lại được nhau. Và tình yêu không thể không đến. Nó nữa, tình yêu ấy, nó cũng đã thắng chiến tranh.
7 năm ở tù của Tâm là 7 năm của một cuộc chiến anh hùng. Mỗi lần cô được chuyển từ một nhà tù này tới một nhà tù khác, là tin đồn đã đến trước về một người tù binh kiên cường đến mức đã bị đám cai tù tra tấn đánh gãy dập xương cả hai cổ tay mà không biết vì trên khắp cơ thể không chỗ nào là không đau. Mãi sau ra tù rồi, đi chữa bệnh ở Đức các bác sĩ mới phát hiện ra và công phu nối ráp lại. Một tay đại úy quân cảnh thẩm vấn tra tấn Tâm khốc liệt bao nhiêu ngày vẫn không moi được chút gì ở Tâm, ngoài sự kinh ngạc trước khí tiết của người nữ cách mạng. Mấy năm sau khi Tâm được trao trả qua sông Thạch Hãn và cầu Hiền Lương, tình cờ gặp lại chính viên đại úy ấy trong đoàn đại diện chính quyền miền Nam, anh ta trân trọng cúi đầu nói: “Hôm nay chị là người chiến thắng.” Tâm trả lời: “Ước mong mai này đất nước thống nhất, xin được mời anh ra thăm miền Bắc”.
Ở trong tù, ngoài việc đấu tranh căng thẳng từng ngày với địch, Tâm còn kiên trì và khôn khéo bí mật tổ chức các lớp học văn hóa cho chị em, thanh toán nạn mù chữ trong các nhà tù Tâm đã đi qua, có nơi thanh toán được cả cấp 2…
Sống với nhau mấy chục năm, tôi dần hiểu ra những người bạn thân thiết, thương yêu nhau như ruột thịt của Tâm là những người bạn tù. Giữa họ có một thế giới riêng, những ký ức, trải nghiệm đau khổ và hạnh phúc riêng, một ngôn ngữ riêng, một bầu khí quyển riêng, một thứ tình nghĩa sâu đậm riêng của những người từng cùng nhau đi qua một cuộc chiến đấu sinh tử đặc biệt, ngay cả tôi là người thân nhất của Tâm, cũng không thâm nhập và chia sẻ được.
Tâm ạ, chỉ còn 3 năm nữa là chúng mình sống được cùng nhau trọn nửa thế kỷ. Sao em, người phụ nữ quý nhất anh tìm được trên đời, em không nán sống cùng anh 3 năm nữa, em?
Thú thật nhiều lúc tôi muốn xem một người đã sống quyết liệt và kiên cường đến vậy trong chiến tranh, sẽ sống thế nào trong hòa bình? Và tôi đã nhận ra ở Tâm của tôi điều khám phá lớn: không dễ từng sống anh hùng trong chiến tranh rồi lại sống bình thường trong hòa bình đâu. Sự bình thường là một đức tính, chỉ có ở người thật trong sáng. Tâm của tôi đã làm được điều đó, giản dị và tự nhiên, ở cơ quan, trong xã hội, và cả trong gia đình. Cô có được đi học một khóa công tác xuất bản, nhưng rồi cũng như đã hụt văn công lần trước, cô lại hụt xuất bản, mà đi làm công tác tổ chức ở một cơ quan văn hóa tư tưởng. Rất thẳng thắn, công tâm, không tha thứ cho một giả dối nào, nhưng vẫn tự nhiên, nhẹ nhàng. Giữ một vị trí rất khiêm tốn, nhưng cô là trung tâm đoàn kết của tập thể, và lạ thế, Tâm nói thì thường được mọi người nghe.
Riêng đối với tôi cuộc vật lộn trong hòa bình khó nhọc hơn trong chiến tranh nhiều, cả ác hiểm nữa, dẫu trong chiến tranh tôi là kẻ lăn lộn không ít. Chắc bởi công cuộc làm mới văn học, làm mới xã hội và đất nước tất phải rất phức tạp, gian nan, cả nhiều hiểm nguy hơn. May thay luôn có Tâm ở cạnh, không chỉ là hậu phương như người ta thường nói. Còn là người bảo vệ, đủ sức nâng tôi dậy những khi tôi bị dập vùi hay vụng về tự vấp ngã. Hôm nay anh mất Tâm, con Phương mất mẹ, chỉ mong nỗi đau không cùng này cùng ký ức về em về mẹ sẽ giúp hai bố con nương vào nhau mà tiếp tục sống tốt như vẫn mãi mãi còn em trong gia đình hạnh phúc của chúng ta.
Kinh thưa quý vị,
Trong mất mát lớn này, chúng tôi càng hiểu thêm tình thương yêu rộng lớn và sâu sắc của vô số bạn bè đối với gia đình nhỏ bé của chúng tôi. Bao nhiêu bạn bè từ Hà Nội, từ Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh đã lặn lội đường xa đến với chúng tôi chia buồn và chia đau. Lãnh đạo và chính quyền địa phương của tỉnh Quảng Nam, của thành phố Hội An, của xã Cẩm Hà nơi mới trở về cư trú được hơn 2 năm đã hết sức chu đáo, tận tụy và thương yêu chăm lo cho chúng tôi từ việc lớn đến việc nhỏ, nhất là trong hoạn nạn này.
Tôi cũng không thể không nhắc đến đại gia đình, các em các cháu của chúng tôi. Trong tai họa khổng lồ này của cha con tôi, chúng tôi càng hiểu sâu hơn sức mạnh gắn bó thương yêu của giòng họ.
Xin cho tôi được tạ lỗi về nhưng thiếu sót của cha con tôi trong cảnh tang gia bối rối này.
Tâm ơi, Tâm thương yêu của anh, giờ phút không hề muốn có, giờ vĩnh quyết đã đến rồi. Từ đêm nay sẽ không còn có em. Hai cha con sẽ cô đơn biết chừng nào.
Thôi em đi, em nhé, đến chốn vĩnh hằng.
Nguyên Ngọc
https://www.diendan.org/viet-nam/dieu-van
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét