Thực tế không hoàn toàn vì chưa hiểu đúng chính sách BHXH nên nhiều công nhân chọn cách hưởng trợ cấp 1 lần. Hai nguyên nhân khác cũng rất quan trọng. Một là tiền lương quá thấp, không đủ cho cuộc sống tối thiểu trong khi đóng bảo hiểm sẽ mất tới 22% lương, nên bất đắc dĩ họ mới không mua bảo hiểm vì còn tiền đâu mà mua. Hai là như người dân vẫn nói, nhà nước giả vờ trả lương cho người lao động (vì tiền lương quá thấp) nên người lao động giả vờ làm việc cho nhà nước (sáng cắp ô đi, tối cắp ô về, đến nơi có lãnh đạo giám sát thì làm việc, lãnh đạo đi thì ngồi chơi...). Tiền lương đã mạt hạng như thế thì lương hưu càng thê thảm; nhiều công nhân, giáo viên lương hưu chỉ 1-2-3 triệu thì có ý nghĩa gì ? Đọc đoạn này thấy rõ sự khốn nạn của luật nhà nước: "với mức 22% tiền lương tháng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất thì 1 năm tổng mức đóng là 2,64 tháng lương; trong khi mức hưởng BHXH 1 lần cho mỗi năm đóng BHXH chỉ bằng 2 tháng lương. NLĐ bị thiệt mất 0,64 tháng lương". Như vậy rõ ràng là cướp chứ còn gì nữa. Người lao động đóng trước không những không được lấy lại đủ, không có lãi, không được bù mất giá do lạm phát cao... mà còn bị mất thêm 0,64 tháng lương. Những chuyện như thế này liệu có làm người dân tin vào chính sách của nhà nước nữa không ? Đặc biệt, tôi căm ghét chế độ lương hưu chỉ có lợi cho quan chức hiện nay. Lúc nghỉ hưu, lương hưu bằng 75% lương đi làm; nhiều quan to, nhất là lực lượng vũ trang, về hưu lương hưu tới 15-18 triệu mỗi tháng. Gặp ai họ cũng khoe khoang suốt ngày chỉ biết ăn chơi nhảy múa, hết thể dục thế thao thì lại đi du lịch và liên hoan, nhưng mỗi sáng ngủ dậy có thêm 5-6 trăm nghìn thả sức tiêu (chưa kể tiền tham nhũng). Mà họ có công lao to lớn gì cho đất nước đâu, nhất là bộ đội công an thời bình. Ở nước ngoài, đã về hưu, đều không đóng góp gì cho đất nước nữa, thì lương hưu cơ bản như nhau, chênh nhau tối đa 1,5 lần, bất chấp thời đi làm người đóng bảo hiểm triệu đô (do thu nhập cao), người đóng vài trăm đô. Nhưng nói bất công ở VN thì vô cùng nhiều, nhìn đâu cũng phải ghìm cơn nôn mửa. Nản cho đất nước với thể chế không vì người dân này.
Do chưa hiểu đúng chính sách BHXH nên nhiều công
Gần 600.000 người "nhận một cục"
Theo BHXH Việt Nam, trong 8 tháng đầu năm 2019, ngành bảo hiểm đã giải quyết cho gần 600.000 người hưởng trợ cấp 1 lần. Tình trạng nhận trợ cấp "một cục" có xu hướng không giảm mà ngày càng gia tăng. Ông Đỗ Ngọc Thọ, Phó trưởng Ban Thực hiện chính sách BHXH (BHXH Việt Nam), cho biết nhiều người đang lựa chọn cách nhận BHXH một lần thay vì đợi đóng đủ thời gian để hưởng lương hưu lâu dài. "Khi nhận BHXH một lần sẽ đánh mất cơ hội về già có lương hưu, lúc này gánh nặng sẽ đẩy sang xã hội và gia đình" - ông Thọ nhấn mạnh.
Theo thống kê của Tổng LĐLĐ Việt Nam, gần đây, mỗi năm có khoảng 700.000 người lao động (NLĐ) nhận trợ cấp BHXH 1 lần, đồng nghĩa với việc có khoảng 700.000 người đã ra khỏi hệ thống mạng lưới an sinh xã hội. Lý giải điều này, ông Lê Đình Quảng, Phó trưởng Ban Quan hệ Lao động (Tổng LĐLĐ Việt Nam), cho biết tại các doanh nghiệp (DN) dệt may, da giày, do điều kiện lao động vất vả nên nhiều NLĐ sau 35 tuổi không còn sức khỏe để đáp ứng yêu cầu công việc và thường tự rút khỏi thị trường lao động.
Bên cạnh đó có tình trạng DN chủ động đào thải những lao động này nhằm giảm chi phí lương, BHXH. Nhiều NLĐ trong nhóm này sau khi bị sa thải hoặc nghỉ việc thường không có cơ hội quay lại làm việc nên đa phần lựa chọn nhận BHXH 1 lần. "Một trong những lý do khiến NLĐ muốn nhận BHXH 1 lần là điều kiện hưởng quá đơn giản, chỉ cần nghỉ việc 1 năm không tiếp tục tham gia là được hưởng. Trong khi đó, điều kiện tối thiểu về thời gian đóng BHXH để được hưởng lương hưu kéo dài tới 20 năm, khiến không ít NLĐ nản lòng..." - ông Quảng phân tích.
Sẽ bổ sung gói BHXH ngắn hạn
Đến thời điểm này, cả nước có 14,8 triệu người (chiếm 25% lao động) tham gia BHXH trong khi Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2020 phải có 50% lao động tham gia. Nhiều NLĐ, đặc biệt là lao động chân tay khi thôi việc hoặc chuyển việc, muốn được thanh toán bảo hiểm 1 lần chứ không kiên trì theo đuổi hết số năm đóng BHXH để được hưởng chế độ hưu trí. "Lương công nhân hoặc NLĐ có thu nhập thấp, phần đóng BHXH có thể cao nhưng đây là "bùa hộ mệnh" để bảo đảm cho họ được hưởng quyền lợi sau khi đã mất sức lao động, nghỉ hưu. Nếu không tham gia thì rất đáng tiếc" - một chuyên gia về BHXH nhận định.
Do vậy, theo các chuyên gia, để hạn chế tình trạng NLĐ nhận trợ cấp 1 lần, nhà nước cần đưa ra nhiều gói bảo hiểm phù hợp với các thành phần lao động. Theo ông Đỗ Ngọc Thọ, Nghị quyết 28-NQ/TW về cải cách chính sách BHXH đặt ra yêu cầu phải chặt chẽ hơn trong quy định hưởng chế độ BHXH 1 lần. Đồng thời, cần có quy định phù hợp để giảm tình trạng hưởng BHXH 1 lần theo hướng tăng quyền lợi nếu bảo lưu thời gian tham gia BHXH để hưởng chế độ hưu trí, giảm quyền lợi nếu hưởng BHXH 1 lần.
"Thay vì NLĐ đóng BHXH tới 20 năm mới được hưởng lương hưu, cơ quan bảo hiểm cũng đề xuất rút ngắn thời gian này xuống còn 15 năm sau đó tiến tới 10 năm. Dĩ nhiên khi thời gian đóng giảm thì quyền lợi và mức hưởng cũng sẽ bị giảm theo" - ông Thọ nói.
Một số chuyên gia cho rằng hiện nay không ít người đã hưởng BHXH 1 lần muốn xin nộp lại để hưởng lương hưu nhưng hiện luật chưa có quy định hồi tố cho việc này. Do vậy, để bảo đảm an sinh xã hội cho người dân khi đã nhận ra giá trị ưu việt của chính sách BHXH, nên xem xét, thiết kế bổ sung điều kiện hồi tố với những trường hợp đã hưởng BHXH 1 lần có nhu cầu tiếp tục tham gia BHXH. Ngoài số tiền đã được nhận 1 lần, NLĐ có thể phải đóng thêm tiền lãi phát sinh trong thời điểm ngừng đóng để tiếp tục tham gia BHXH trở lại.
Tuy nhiên, tại thời điểm này, ông Lê Đình Quảng cho rằng các cấp Công đoàn cần tuyên truyền, giải thích cho NLĐ đừng vì lợi ích trước mắt mà hứng chịu thiệt thòi về lâu dài. Bên cạnh đó, nghiên cứu rút ngắn thời gian đóng BHXH tối thiểu được hưởng lương hưu; tăng mức hỗ trợ của nhà nước cho người tham gia BHXH tự nguyện… để NLĐ thấy được lợi ích thiết thực của việc tích lũy thời gian đóng BHXH.
Thiệt thòi khi nhận BHXH 1 lần
Ông Đỗ Ngọc Thọ cho biết với việc nhận BHXH 1 lần, NLĐ sẽ rất thiệt thòi. Bởi với mức 22% tiền lương tháng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất thì 1 năm tổng mức đóng là 2,64 tháng lương; trong khi mức hưởng BHXH 1 lần cho mỗi năm đóng BHXH chỉ bằng 2 tháng lương. Như vậy, NLĐ bị thiệt mất 0,64 tháng lương. Ngoài lương hưu, còn được quỹ chi trả toàn bộ tiền mua thẻ BHYT và định kỳ, trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng (trượt giá) nhà nước điều chỉnh tăng lương hưu tương ứng (từ năm 2003 đến nay nhà nước đã điều chỉnh tăng lương hưu 16 lần). Khi qua đời, gia đình còn được trợ cấp mai táng bằng 10 tháng lương cơ sở, thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng nếu đủ điều kiện hoặc được hưởng trợ cấp tuất 1 lần với mức thấp nhất bằng 3 tháng lương hưu.
NGỌC DUNG
Không thiết tha với lương hưu
Thay vì bảo lưu thời gian đóng BHXH để đợi hưởng lương hưu, nhiều người lao động, nhất là với nhóm người lao động sau độ tuổi 35, lại xin nhận trợ cấp BHXH 1 lần. Với việc nhận BHXH 1 lần, NLĐ sẽ rất thiệt thòi. Bởi với mức 22% tiền lương tháng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất thì 1 năm tổng mức đóng là 2,64 tháng lương; trong khi mức hưởng BHXH 1 lần cho mỗi năm đóng BHXH chỉ bằng 2 tháng lương. Như vậy, NLĐ bị thiệt mất 0,64 tháng lương. Ngoài lương hưu, còn được quỹ chi trả toàn bộ tiền mua thẻ BHYT và định kỳ. Khi qua đời, gia đình còn được trợ cấp mai táng bằng 10 tháng lương cơ sở, thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng nếu đủ điều kiện hoặc được hưởng trợ cấp tuất 1 lần với mức thấp nhất bằng 3 tháng lương hưu.Do chưa hiểu đúng chính sách BHXH nên nhiều công
nhân chọn cách hưởng trợ cấp 1 lần, Ảnh: AN CHI
Cách đây ít ngày chị Nguyễn Thanh Hoa, 41 tuổi, ngụ ở quận Hoàng Mai (Hà Nội) đã đi làm thủ tục để tham gia BHXH tự nguyện. Chị Hoa cho biết trước đó chị là nhân viên một công ty kinh doanh dầu nhờn nhưng đến năm 2014 thì xin nghỉ việc sau gần 13 năm tham gia BHXH. Nhận khoản trợ cấp BHXH gần 50 triệu đồng, chị đã đầu tư kinh doanh buôn bán, nhưng công việc không thuận lợi nên chị xin đi làm ở một xưởng may nhỏ. "Khi làm công việc mới, tôi có đến cơ quan BHXH xin hoàn trả số tiền đã nhận để tiếp tục đóng BHXH nhưng không được. Lúc này tôi mới thấy quyết định hồi đó của tôi là sai lầm. Phải chăng tôi chỉ cần cố gắng đóng BHXH tự nguyện thêm 7-8 năm nữa là tôi đã được nhận lương hưu" - chị Hoa chia sẻ.Gần 600.000 người "nhận một cục"
Theo BHXH Việt Nam, trong 8 tháng đầu năm 2019, ngành bảo hiểm đã giải quyết cho gần 600.000 người hưởng trợ cấp 1 lần. Tình trạng nhận trợ cấp "một cục" có xu hướng không giảm mà ngày càng gia tăng. Ông Đỗ Ngọc Thọ, Phó trưởng Ban Thực hiện chính sách BHXH (BHXH Việt Nam), cho biết nhiều người đang lựa chọn cách nhận BHXH một lần thay vì đợi đóng đủ thời gian để hưởng lương hưu lâu dài. "Khi nhận BHXH một lần sẽ đánh mất cơ hội về già có lương hưu, lúc này gánh nặng sẽ đẩy sang xã hội và gia đình" - ông Thọ nhấn mạnh.
Theo thống kê của Tổng LĐLĐ Việt Nam, gần đây, mỗi năm có khoảng 700.000 người lao động (NLĐ) nhận trợ cấp BHXH 1 lần, đồng nghĩa với việc có khoảng 700.000 người đã ra khỏi hệ thống mạng lưới an sinh xã hội. Lý giải điều này, ông Lê Đình Quảng, Phó trưởng Ban Quan hệ Lao động (Tổng LĐLĐ Việt Nam), cho biết tại các doanh nghiệp (DN) dệt may, da giày, do điều kiện lao động vất vả nên nhiều NLĐ sau 35 tuổi không còn sức khỏe để đáp ứng yêu cầu công việc và thường tự rút khỏi thị trường lao động.
Bên cạnh đó có tình trạng DN chủ động đào thải những lao động này nhằm giảm chi phí lương, BHXH. Nhiều NLĐ trong nhóm này sau khi bị sa thải hoặc nghỉ việc thường không có cơ hội quay lại làm việc nên đa phần lựa chọn nhận BHXH 1 lần. "Một trong những lý do khiến NLĐ muốn nhận BHXH 1 lần là điều kiện hưởng quá đơn giản, chỉ cần nghỉ việc 1 năm không tiếp tục tham gia là được hưởng. Trong khi đó, điều kiện tối thiểu về thời gian đóng BHXH để được hưởng lương hưu kéo dài tới 20 năm, khiến không ít NLĐ nản lòng..." - ông Quảng phân tích.
Sẽ bổ sung gói BHXH ngắn hạn
Đến thời điểm này, cả nước có 14,8 triệu người (chiếm 25% lao động) tham gia BHXH trong khi Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2020 phải có 50% lao động tham gia. Nhiều NLĐ, đặc biệt là lao động chân tay khi thôi việc hoặc chuyển việc, muốn được thanh toán bảo hiểm 1 lần chứ không kiên trì theo đuổi hết số năm đóng BHXH để được hưởng chế độ hưu trí. "Lương công nhân hoặc NLĐ có thu nhập thấp, phần đóng BHXH có thể cao nhưng đây là "bùa hộ mệnh" để bảo đảm cho họ được hưởng quyền lợi sau khi đã mất sức lao động, nghỉ hưu. Nếu không tham gia thì rất đáng tiếc" - một chuyên gia về BHXH nhận định.
Do vậy, theo các chuyên gia, để hạn chế tình trạng NLĐ nhận trợ cấp 1 lần, nhà nước cần đưa ra nhiều gói bảo hiểm phù hợp với các thành phần lao động. Theo ông Đỗ Ngọc Thọ, Nghị quyết 28-NQ/TW về cải cách chính sách BHXH đặt ra yêu cầu phải chặt chẽ hơn trong quy định hưởng chế độ BHXH 1 lần. Đồng thời, cần có quy định phù hợp để giảm tình trạng hưởng BHXH 1 lần theo hướng tăng quyền lợi nếu bảo lưu thời gian tham gia BHXH để hưởng chế độ hưu trí, giảm quyền lợi nếu hưởng BHXH 1 lần.
"Thay vì NLĐ đóng BHXH tới 20 năm mới được hưởng lương hưu, cơ quan bảo hiểm cũng đề xuất rút ngắn thời gian này xuống còn 15 năm sau đó tiến tới 10 năm. Dĩ nhiên khi thời gian đóng giảm thì quyền lợi và mức hưởng cũng sẽ bị giảm theo" - ông Thọ nói.
Một số chuyên gia cho rằng hiện nay không ít người đã hưởng BHXH 1 lần muốn xin nộp lại để hưởng lương hưu nhưng hiện luật chưa có quy định hồi tố cho việc này. Do vậy, để bảo đảm an sinh xã hội cho người dân khi đã nhận ra giá trị ưu việt của chính sách BHXH, nên xem xét, thiết kế bổ sung điều kiện hồi tố với những trường hợp đã hưởng BHXH 1 lần có nhu cầu tiếp tục tham gia BHXH. Ngoài số tiền đã được nhận 1 lần, NLĐ có thể phải đóng thêm tiền lãi phát sinh trong thời điểm ngừng đóng để tiếp tục tham gia BHXH trở lại.
Tuy nhiên, tại thời điểm này, ông Lê Đình Quảng cho rằng các cấp Công đoàn cần tuyên truyền, giải thích cho NLĐ đừng vì lợi ích trước mắt mà hứng chịu thiệt thòi về lâu dài. Bên cạnh đó, nghiên cứu rút ngắn thời gian đóng BHXH tối thiểu được hưởng lương hưu; tăng mức hỗ trợ của nhà nước cho người tham gia BHXH tự nguyện… để NLĐ thấy được lợi ích thiết thực của việc tích lũy thời gian đóng BHXH.
Thiệt thòi khi nhận BHXH 1 lần
Ông Đỗ Ngọc Thọ cho biết với việc nhận BHXH 1 lần, NLĐ sẽ rất thiệt thòi. Bởi với mức 22% tiền lương tháng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất thì 1 năm tổng mức đóng là 2,64 tháng lương; trong khi mức hưởng BHXH 1 lần cho mỗi năm đóng BHXH chỉ bằng 2 tháng lương. Như vậy, NLĐ bị thiệt mất 0,64 tháng lương. Ngoài lương hưu, còn được quỹ chi trả toàn bộ tiền mua thẻ BHYT và định kỳ, trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng (trượt giá) nhà nước điều chỉnh tăng lương hưu tương ứng (từ năm 2003 đến nay nhà nước đã điều chỉnh tăng lương hưu 16 lần). Khi qua đời, gia đình còn được trợ cấp mai táng bằng 10 tháng lương cơ sở, thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng nếu đủ điều kiện hoặc được hưởng trợ cấp tuất 1 lần với mức thấp nhất bằng 3 tháng lương hưu.
NGỌC DUNG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét