Thứ Sáu, 4 tháng 10, 2019

Lại thêm một phát biểu ngu: Không làm theo tuần tự

Lưu bài này vì vừa đọc tiêu đề đã phải chửi một câu đúng là thằng ngu. Cũng tại diễn đàn này, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cũng có một phát biểu ngu không kém (Việt Nam luôn là nước mạnh nhất thế giới trong các cuộc cách mạng toàn dân). Đất nước tươi đẹp ngày nào đang ngày càng lụn bại vì trong suốt nửa thế kỷ qua đã liên tục phải oằn mình chịu đựng sự lãnh đạo của những thằng ngu như các ông. Không hiểu các ông ngu thật hay giả vờ ngu để được lòng những thằng cấp trên cũng ngu như thế, thậm chí còn ngu hơn thế. Hình như mấy năm nay đang có một phong trào thi đua chém gió hay nói khoác, nói ngược ở đất Hà Nội nghìn năm văn hiến ? Các ông có biết đất nước lụn bại vì các ông toàn làm ngược đời, người ta đi hướng Đông theo quy luật phát triển văn minh của nhân loại thì các ông đi hướng Tây. Rồi khủng hoảng liên tiếp, rồi các ông lại phải quay đầu làm như họ, nhưng thay vì đi tuần tự theo dấu vết của họ để đi nhanh và đi đúng thì các ông đã chọn cách đi tắt đón đầu, tự mình chui vào bụi rậm để rồi toàn dân tiếp tục khổ cực, đất nước tiếp tục lầm than. Các ông làm việc không cần biết quy trình, thứ tự lô gíc của quy luật tự nhiên, xã hội. Việc đáng làm trước thì các ông làm sau, việc cần làm sau các ông làm trước; việc không nên làm thì các ông rất hăng hái làm, việc nên làm thì các ông nhắm mắt bỏ qua... Thất vọng toàn tập, không hy vọng ở ở cái thể chế quái thai này với những nhà lãnh đạo như các ông cả.

Làm cách mạng công nghiệp 4.0 phải là tư duy mới, không làm theo tuần tự
SGGPO 3/10/2019 Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, tham gia cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là con đường tất yếu của các quốc gia nếu muốn phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, nhất là các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Diễn đàn Cấp cao và Triển lãm Quốc tế về 
Công nghiệp 4.0 - Industry 4.0 Summit 2019
Ngày 3-10, tại Hà Nội, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công thương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cùng các bộ, ngành có liên quan phối hợp tổ chức khai mạc Diễn đàn Cấp cao và Triển lãm Quốc tế về Công nghiệp 4.0 - Industry 4.0 Summit 2019 với chủ đề “Chủ trương và chương trình hành động của Việt Nam chủ động tham gia Cách mạng công nghiệp lần thứ 4”.

Báo cáo của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng tại diễn đàn nhấn mạnh, tham gia cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là con đường tất yếu của các quốc gia nếu muốn phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, nhất là các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

Nghị quyết số 52 của Bộ Chính trị đã đề ra nhiều giải pháp lớn, quan trọng, mang tính quyết sách để thực hiện mục tiêu trên. Chiến lược quốc gia về cách mạng công nghiệp 4.0 của Việt Nam đã được Chính phủ phê duyệt. Chính phủ Việt Nam sẽ triển khai nhiều nhóm chính sách quan trọng như: áp dụng công nghệ, chuyển đổi quản trị khu vực công; hỗ trợ, khuyến khích ứng dụng công nghệ và đổi mới sáng tạo trong khu vực doanh nghiệp; cơ cấu lại, tập trung nguồn lực đầu tư nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học công nghệ, nghiên cứu; thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực nghiên cứu phát triển, đổi mới sáng tạo; thúc đẩy hợp tác quốc tế trong khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo...


Ông Nguyễn Văn Bình, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương và các đại biểu tham quan triển lãm công nghệ

Tại diễn đàn, ông Nguyễn Văn Bình, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh, Nghị quyết 52 của Bộ Chính trị là một Nghị quyết toàn diện tổng thể đầu tiên của Đảng về chủ trương, chính sách của Việt Nam tham gia cách mạng công nghiệp 4.0, được hệ thống chính trị và toàn xã hội đón nhận tích cực, nhiều chuyên gia quốc tế và trong nước đánh giá cao.

Nghị quyết đã thể hiện rõ quan điểm và sự quyết tâm của Đảng khi coi chủ động tích cực tham gia cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là yêu cầu tất yếu khách quan, là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng vừa cấp bách vừa lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, gắn chặt với quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng, đồng thời nhận thức đầy đủ đúng đắn về nội hàm, bản chất của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để có quyết tâm đổi mới tư duy và hành động, coi đó là giải pháp đột phá với bước đi và lộ trình phù hợp, là cơ hội để Việt Nam bứt phá trong phát triển kinh tế xã hội. Nghị quyết đặt mục tiêu kinh tế số chiếm 30% GDP vào năm 2030.


Không có mô tả ảnh.
“Xây dựng và ban hành Nghị quyết của Bộ Chính trị là quan trọng nhưng đưa Nghị quyết nhanh chóng vào cuộc sống để Việt Nam có thể bắt kịp, tiến cùng và vươn lên ở một số lĩnh vực so với khu vực và thế giới trong cách mạng công nghiệp 4.0 lại có ý nghĩa quyết định”, ông Nguyễn Văn Bình nhấn mạnh.

Thông tin tại diễn đàn cho thấy, đến nay, đã có trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, bao gồm cả các quốc gia đang phát triển ban hành các chiến lược, chương trình hành động liên quan đến cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với nhiều tên gọi khác nhau.

Bên cạnh đó, nhiều nước cũng xây dựng và triển khai Chiến lược Chuyển đổi số quốc gia, một trong những nội dung chủ chốt trong việc tham gia cách mạng công nghiệp 4.0.

Tại Việt Nam, thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành đẩy mạnh ứng dụng, phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, nghiên cứu, nắm bắt, nâng cao năng lực tiếp cận và chủ động tham gia cách mạng công nghiệp 4.0.

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị về nâng cao năng lực tiếp cận cách mạng công nghiệp 4.0 và phê duyệt Đề án thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ. Trên cơ sở đó, các bộ, ngành, địa phương đã xây dựng và triển khai thử nghiệm một số chính sách nhằm thúc đẩy phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử viễn thông.

Cơ sở hạ tầng viễn thông – công nghệ thông tin của Việt Nam được xây dựng khá đồng bộ, vùng phủ sóng di động đạt 99,7% dân số trên cả nước. Trong đó, vùng phủ sóng 3G, 4G đạt trên 98% với mức cước phí thấp, mạng 5G đã được cấp phép thử nghiệm và dự kiến triển khai thương mại từ năm 2020.

Kinh tế số được hình thành và phát triển với tốc độ khá nhanh, ngày càng trở thành một bộ phận quan trọng của nền kinh tế, xếp thứ 3 trong khu vực ASEAN về quy mô nền kinh tế kỹ thuật số...

Các đại biểu tham dự diễn đàn
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại diễn đàn cũng cho rằng, cách mạng công nghiệp 4.0 là chuyển đổi số các quan hệ trong nền kinh tế. Chuyển đổi số sẽ hình thành các mối quan hệ mới, đây là thách thức lớn nhất nhưng cũng chính điều này sẽ giúp phát huy hiệu quả chuyển đổi số.

“Những nước đi sau có lợi thế. Các nước đi sau ít gánh nặng quá khứ cả về hạ tầng vật chất, thể chế nên có thể nhanh chóng thực hiện chuyển đổi số", Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói.

Theo ông, nếu có chính sách phù hợp, Việt Nam sẽ vượt lên thành nước phát triển. Trong chuyển đổi số, cách mạng chính sách thể chế nhiều hơn về công nghệ. Đây sẽ càng là lợi thế của Việt Nam khi có Đảng lãnh đạo có thể đưa ra quyết sách lớn, nhanh và tập trung.

Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, Việt Nam muốn thay đổi thứ hạng phải đi nhanh, đi đầu, "chúng ta có thể làm được vì văn hóa người Việt ham học hỏi, sáng tạo".

Trong năm nay, Việt Nam sẽ tuyên bố chiến lược chuyển đổi số quốc gia, các yếu tố nền tảng sẽ được nhấn mạnh đi trước giúp Việt Nam nằm trong tốp 50 quốc gia đứng đầu về chuyển đổi số vào 2025, tốp 30 vào 2030. Trong đó nhấn mạnh tới thể chế, hạ tầng, an ninh mạng...

"Chuyển đổi số quốc gia muốn đi nhanh thì Chính phủ phải đi đầu, phải đi tiên phong trong chuyển đổi số. Việt Nam có thể đẩy nhanh số hóa trong các lĩnh vực, cạnh tranh trong từng lĩnh vực, hướng tới các nền công nghiệp mới", Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nêu quan điểm.

Trong cách mạng công nghiệp 4.0, doanh nghiệp có cơ hội bứt phá nhưng phải là tư duy mới, không truyền thống, không làm theo tuần tự. Cả nhà nước và doanh nghiệp cũng cần tư duy mới trong cách tiếp cận.

PHAN THẢO

1 nhận xét:

  1. Cái lũ ngu dốt lại nắm đầu gần trăm triệu thằng dân đầu đất ,vì thế cái gọi là bốn ngàn năm văn hiến cũng có thể là ...nói xạo nốt. Nhìn năm văn hiến sao mà dốt thế không biết,quật cường gì mà hèn thế không biết .Vãi !

    Trả lờiXóa