Người Hồng Kông không phải người Trung Quốc?
Kỳ II: Người Hồng Kông không phải người Trung Quốc Đại Lục
Ước muốn bảo vệ, củng cố quyền tự trị và tự do của 7,5 triệu người Hồng Kông trước cỗ xe lu khổng lồ gần 1,4 tỷ đồng hương Đại Lục do ĐCSTQ kiểm soát đã khiến cả thế giới chú ý, ngạc nhiên, tôn trọng và ngưỡng mộ. Một điều dễ nhận thấy là không chỉ đòi quyền tự chủ cho Hồng Kông, cuộc biểu tình thu hút mọi tầng lớp người dân Hương Cảng cũng chính là để chống lại sự xâm nhập của thứ văn hóa cộng sản giả dối đến từ Đại Lục đang tấn công vào nền tư pháp và dân chủ ở xứ này.
Sự tương phản rõ rệt - Ngày 1/9/2019, tại Trung Quốc, toàn bộ mạng lưới truyền hình quốc gia CCTV của ĐCSTQ đồng loạt phát sóng chương trình đặc biệt: Bài học đầu tiên. Ngày 1/9 cũng là ngày khai giảng năm học mới ở Trung Quốc. Chủ đề của Bài học đầu tiên này là giáo dục chủ nghĩa yêu nước, yêu Đảng, và mọi học sinh từ cấp tiểu học, trung học cho đến đại học đều bắt buộc phải học thuộc nó.
Môn Giáo dục Đạo đức này ở các trường học Trung Quốc thường dạy học sinh, sinh viên tự hào về thành tựu chính trị của ĐCSTQ và phải trung thành với lý tưởng “Một Trung Quốc”. Dù đây là môn học độc lập nhưng nó lại được liên kết với các môn học khác như Lịch sử và Nghiên cứu văn học Trung Quốc. Trẻ em Trung Quốc ngay từ khi mới chập chững tập viết, tập đọc, đã bị nhồi nhét những bài học giáo huấn về tư tưởng cộng sản, và các thế hệ học trò Trung Quốc cứ thụ động học theo.
Môn Giáo dục Đạo đức này ở các trường học Trung Quốc thường dạy học sinh, sinh viên tự hào về thành tựu chính trị của ĐCSTQ và phải trung thành với lý tưởng “Một Trung Quốc”. Dù đây là môn học độc lập nhưng nó lại được liên kết với các môn học khác như Lịch sử và Nghiên cứu văn học Trung Quốc. Trẻ em Trung Quốc ngay từ khi mới chập chững tập viết, tập đọc, đã bị nhồi nhét những bài học giáo huấn về tư tưởng cộng sản, và các thế hệ học trò Trung Quốc cứ thụ động học theo.
Bên trái: Trường tiểu học Hồng quân tại Quý Châu yêu cầu học sinh hàng ngày mang đồng phục Hồng quân, tiếp thu giáo dục tuyên truyền tẩy não. – Bên phải: Cảnh một lớp tiểu học ở Trung Quốc Đại Lục tổ chức họp lớp với chủ đề “Nói ‘không’ với ngày lễ phương Tây!”Học sinh, sinh viên Hồng Kông bãi khóa, biểu tình chống Dự luật dẫn độ
Tại Hồng Kông, trẻ em không phải học Bài học đầu tiên cũng như môn Giáo dục Đạo đức như học sinh tại Đại Lục. Cùng ngày hôm ấy (1/9/2019) tại Hồng Kông, trong khuôn viên các trường đại học phủ đầy hai màu đen của áo thun phản kháng và màu vàng của mũ bảo hộ. Mặc dù trời giông bão, gần 30 ngàn sinh viên đã khởi đầu cho một chiến dịch tẩy chay mùa khai trường.
Không phải vô cớ mà sinh viên đã chọn Đại học Trung Hoa Hồng Kông là nơi tập hợp vì đây là một trong ba trường đại học danh tiếng nhất của đặc khu hành chính này. Các sinh viên dựng lên các biểu ngữ: “Hãy giải phóng Hồng Kông, cuộc cách mạng của thời đại chúng ta”, “Hồng Kông không phải là Trung Quốc”. Owen, sinh viên 18 tuổi cho biết: “Đây là một cách rất tốt để chứng tỏ với chính quyền là họ đang sai lầm. Nhưng phải mất rất nhiều thời gian chúng tôi mới đạt được một điều gì đó.”
Còn ở cấp trung học, học sinh của ít nhất 100 trường học đã liên kết với nhau, hô vang khẩu hiệu “All five demands, not one fewer” (5 yêu cầu không thiếu một yêu cầu nào), kêu gọi Bắc Kinh và chính quyền đặc khu giữ lời hứa bảo đảm tự do, nhân quyền, dân chủ và nền pháp trị của Hồng Kông. “Hồng Kông là nhà của chúng tôi. Chúng tôi là tương lai của thành phố này và phải có trách nhiệm cứu lấy thành phố”, Wong, 17 tuổi, học sinh cấp ba cho biết. Người ta ghi nhận tại một trường trung học, học sinh đã hát vang bài “Do you hear the people sing?” (bài hát cổ động biểu tình) lấn át tiếng nhạc quốc ca của Trung Quốc, trong khi các giáo viên đứng nhìn học sinh và không biết phải làm gì.
Ngày 1/9 cũng là ngày thứ 80 người dân Hồng Kông đủ mọi tầng lớp, lứa tuổi xuống đường cho thấy sự bền bỉ và sức ảnh hưởng của các cuộc biểu tình kéo dài suốt mùa hè, lan từ công sở đến trường học, đồng thời nêu bật vai trò chủ chốt dẫn dắt phong trào của những người trẻ tuổi.
Tại Hồng Kông, trẻ em không phải học Bài học đầu tiên cũng như môn Giáo dục Đạo đức như học sinh tại Đại Lục. Cùng ngày hôm ấy (1/9/2019) tại Hồng Kông, trong khuôn viên các trường đại học phủ đầy hai màu đen của áo thun phản kháng và màu vàng của mũ bảo hộ. Mặc dù trời giông bão, gần 30 ngàn sinh viên đã khởi đầu cho một chiến dịch tẩy chay mùa khai trường.
Không phải vô cớ mà sinh viên đã chọn Đại học Trung Hoa Hồng Kông là nơi tập hợp vì đây là một trong ba trường đại học danh tiếng nhất của đặc khu hành chính này. Các sinh viên dựng lên các biểu ngữ: “Hãy giải phóng Hồng Kông, cuộc cách mạng của thời đại chúng ta”, “Hồng Kông không phải là Trung Quốc”. Owen, sinh viên 18 tuổi cho biết: “Đây là một cách rất tốt để chứng tỏ với chính quyền là họ đang sai lầm. Nhưng phải mất rất nhiều thời gian chúng tôi mới đạt được một điều gì đó.”
Còn ở cấp trung học, học sinh của ít nhất 100 trường học đã liên kết với nhau, hô vang khẩu hiệu “All five demands, not one fewer” (5 yêu cầu không thiếu một yêu cầu nào), kêu gọi Bắc Kinh và chính quyền đặc khu giữ lời hứa bảo đảm tự do, nhân quyền, dân chủ và nền pháp trị của Hồng Kông. “Hồng Kông là nhà của chúng tôi. Chúng tôi là tương lai của thành phố này và phải có trách nhiệm cứu lấy thành phố”, Wong, 17 tuổi, học sinh cấp ba cho biết. Người ta ghi nhận tại một trường trung học, học sinh đã hát vang bài “Do you hear the people sing?” (bài hát cổ động biểu tình) lấn át tiếng nhạc quốc ca của Trung Quốc, trong khi các giáo viên đứng nhìn học sinh và không biết phải làm gì.
Ngày 1/9 cũng là ngày thứ 80 người dân Hồng Kông đủ mọi tầng lớp, lứa tuổi xuống đường cho thấy sự bền bỉ và sức ảnh hưởng của các cuộc biểu tình kéo dài suốt mùa hè, lan từ công sở đến trường học, đồng thời nêu bật vai trò chủ chốt dẫn dắt phong trào của những người trẻ tuổi.
Dối trá, vu khống là chiêu kinh điển của ĐCSTQ
Trong khi cả thế giới đưa tin về tình hình biểu tình phản đối Luật dẫn độ và đòi quyền tự do dân chủ của người dân Hông Kông thì các kênh truyền thông của Trung Quốc im hơi lặng tiếng. Trong 60 ngày đầu, mạng xã hội bị ĐCSTQ kiểm duyệt chặt chẽ khiến cư dân Đại Lục không biết bất cứ một thông tin gì đang xảy ra tại Hồng Kông. Chỉ tới khi cuộc biểu tình ngày càng trở nên mạnh mẽ, ĐCSTQ đã cho đăng bài kích động, mô tả những người biểu tình như “những kẻ bạo loạn, khủng bố, châm ngòi cho phong trào ly khai được hậu thuẫn bởi các thế lực thù địch nước ngoài”. Thậm chí truyền thông Trung Quốc còn bịa đặt trắng trợn cuộc biểu tình phản đối luật dẫn độ tại Hồng Kông thành “Phụ huynh Hồng Kông biểu tình phản đối sự can thiệp của Mỹ”.
Bị ảnh hưởng bởi những lời tuyên truyền định hướng và dối trá của truyền thông cộng sản Trung Quốc, tại Đại Lục, dường như ít người từng nghe về Lự luật dẫn độ gây ra các cuộc biểu tình. Người dân Trung Quốc chỉ biết mơ hồ rằng Hồng Kông đang trong tình trạng bất ổn chính trị, và tự kết luận rằng thành phố này không an toàn. Thậm chí, họ cho rằng người biểu tình Hồng Kông là “những đứa con được nuông chiều nhưng cứng đầu” và tỏ ra không mấy thiện cảm với người Hồng Kông.
Thực tế tại Trung Quốc, những điều mà người dân thấy được đều là thứ mà ĐCSTQ để cho họ thấy, điều mà ĐCSTQ không muốn để người dân thấy thì chắc chắn họ nhất định không thể thấy được. Lời dối trá thì được ĐCSTQ phát tán và lưu truyền tự do, còn sự thật lại bị che đậy triệt để. Đây chính là tình huống chân thực của mạng thông tin tại Trung Quốc.
Lịch sử của ĐCSTQ chính là một bộ lịch sử dối trá. Vu khống là trụ cột để duy trì sự thống trị của Đảng. Bất kể là công khai hay lén lút, bất kể là đối nội hay đối ngoại, bất kể là chuyện lớn hay chuyện nhỏ, khắp nơi đều là tuyên truyền dối trá.
Thông qua Bộ tuyên truyền TƯ, ĐCSTQ khống chế chặt chẽ, chỉ đạo dư luận Trung Quốc, quán triệt truyền đạt ý chí của Đảng, tiến hành hàng loạt thông tin vu khống, dối trá, tẩy não lặp đi lặp lại đối với người dân, thống nhất tư tưởng của toàn dân phục vụ cho ý đồ của Đảng.
Công việc của Bộ tuyên truyền TƯ là một mặt phong tỏa bóp nghẹt sự thật, mặt khác là ngụy tạo và thay thế sự thật khiến người dân Trung Quốc không cách nào có được thông tin chân thực để có thể độc lập suy xét. Việc liên tục hấp thụ các thông tin giả dối theo kiểu nhồi nhét này, khiến người Trung Quốc không hề biết rằng bản thân mình đang bị tẩy não, thuận theo cách nghĩ của Đảng mà phản đối và phê phán.
Bịa đặt công khai có thể coi là “chiêu” kinh điển của ĐCSTQ, dựa vào bạo lực và dối trá để duy trì thống trị, nói dối là tố chất tất yếu và kỹ năng của quan chức ĐCSTQ. Từ Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân… đều coi “chiêu” này như bí quyết để phục vụ cho mục đích của Đảng.
Trích đoạn trong xã luận đăng ngày 4/7/1947 trên ‘Tân Hoa nhật báo’ (tờ báo của TƯ ĐCSTQ): “Từ thủa bé thơ, ai ai trong chúng ta cũng đều thấy nước Mỹ là một quốc gia thật đáng mến. Chúng ta thật sự tin vào điều ấy, vì trên thực tế Mỹ chưa từng xâm phạm Trung Quốc, cũng chưa hề gây chiến với ai. Suy nghĩ sâu sắc hơn nữa, thì người Trung Quốc chúng ta luôn mang ấn tượng tốt đẹp về Mỹ quốc, chính là vì Mỹ luôn đề cao dân chủ và cởi mở”. Nhưng 3 năm sau đó, ĐCSTQ phát động cuộc chiến với quân đội Mỹ tại Bắc Hàn, và người Mỹ được ĐCSTQ mô tả như những phần tử đại gian ác của đế quốc sài lang và cho đến nay Mỹ vẫn là mục tiêu để ĐCSTQ công kích.
Khi chỉ dùng bạo lực mà không đủ đạt mục đích, thì lừa đảo và dối trá được ĐCSTQ dùng đến. Thực ra lừa dối và bạo lực luôn song hành với nhau, lừa dối chính là để hợp thức hoá bạo lực và nó đóng vai trò cực kỳ đắc lực giúp ĐCSTQ thâu tóm và bảo vệ quyền lực.
Năm 1957, ĐCSTQ đưa ra khẩu hiệu “trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng”, hiệu triệu các phần tử trí thức và quần chúng ở Trung Quốc “giúp ĐCSTQ chỉnh phong”, mục đích là muốn dụ dỗ những “phần tử phản đảng” xuất đầu lộ diện. Mao Trạch Đông hô hào “không tóm cổ, không đánh đập, không chụp mũ, không tính sổ”, “người phát ngôn vô tội”. Chính vì vậy nhiều nhà trí thức nổi tiếng lúc đó như Chương Bá Quân, Long Vân, La Long Cơ, Ngô Tổ Quang, Trữ An Bình… đều thẳng thắn nói ra sự thật, chỉ ra các khuyết điểm của ĐCSTQ. Nhưng chỉ trong một đêm, họ đều bị gán nhãn phần tử phe cánh hữu “phản đảng, chống lại CNXH”. Cuộc vận động này không chỉ khiến các phần tử trí thức bị bức hại, mà còn gửi đến người dân Trung Quốc một thông điệp rõ ràng: Dưới sự thống trị của ĐCSTQ, ai nói lời chân thật người đó sẽ phải đối mặt với kết cục bi thảm.
Cuộc biểu tình ôn hòa đòi dân chủ và chống tham nhũng của hàng trăm ngàn sinh viên và trí thức Bắc Kinh không một tấc sắt trong tay vào ngày 4/6/1989 tại Thiên An Môn đã bị ĐCSTQ dưới thời Đặng Tiểu Bình dối trá vu khống rằng “có một cuộc bạo động, nhiều người lính đã bị bắt cóc và giết chết; quảng trường Thiên An Môn hiện đang bị chiếm giữ bởi những kẻ bạo loạn phản cách mạng và cần phải bị tiêu diệt…”. Dựa vào những tuyên truyền dối trá này, ĐCSTQ đã điều quân đội đóng ở ngoại ô, đưa xe tăng, thiết giáp và súng ống tàn sát người dân vô tội.
Giang Trạch Dân lấy quyền lực nguyên thủ quốc gia cùng bộ máy tuyên truyền khổng lồ để vu khống Pháp Luân Công với người dân Trung Quốc và truyền thông thế giới. Ngày 25/10/1999, trước chuyến thăm chính thức của Giang Trạch Dân tới Pháp, ông ta đã nhận lời phỏng vấn tờ Le Figaro. Giang Trạch Dân đã công kích Pháp Luân Công và gọi môn tu luyện này là “tà giáo”, dù trước đó chưa hề có bất kỳ tài liệu hoặc kênh truyền thông nào của ĐCSTQ sử dụng thuật ngữ này.
Ngày 20/7/1999, Giang Trạch Dân chính thức phát động chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công, và duy trì đến ngày nay với một loạt các hình thức bức hại: bắt bớ, tra tấn, cưỡng bức lao động… Khó tin hơn, chiến dịch này phát triển đến mức độ tàn ác chưa từng có: Mổ cướp nội tạng của các học viên để bán cho những người có nhu cầu cấy ghép.
Người tu Pháp Luân Công mô phỏng cảnh thu hoạch nội tạng trên đường phố Hồng Kông. (Ảnh: Cory Doctorow/Flickr)
Bên trái: Tượng Nữ thần Dân chủ Hồng Kông được tạo hình từ nguyên mẫu người biểu tình Hồng Kông, đội mũ sắt, đeo kính, đeo mặt nạ phòng độc, tay phải cầm ô, tay trái cầm cờ có dòng chữ “Khôi phục Hồng Kông, Cách mạng thời đại”. (Ảnh: Gary Fan/Facebook) – Bên phải: Tượng Nữ thần Tự do được dựng trên Quảng trường Thiên An Môn trong sự kiện Lục Tứ năm 1989. (Ảnh: RFA)
Sau cuộc thảm sát Thiên An Môn, trả lời câu hỏi của phóng viên nước ngoài, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc bình thản đáp: “Không có người nào chết ở quảng trường Thiên An Môn cả.” 10 năm sau, khi ĐCSTQ tận lực huy động bộ máy quốc gia bức hại Pháp Luân Công, phát ngôn viên lại tuyên bố: “Tình hình nhân quyền của Trung Quốc đang ở vào thời kỳ tốt nhất trong lịch sử.”
Từ ngày nắm quyền đến nay, ĐCSTQ vẫn diễn đi diễn lại thủ đoạn lừa dối công khai này. ĐCSTQ hứa hẹn đất đai cho nông dân, nhà máy cho công nhân, tự do và dân chủ cho trí thức, hòa bình cho dân chúng, nhưng đến nay không hề có lời hứa nào được thực hiện.
Trước khi Anh trao trả Hồng Kông về Trung Quốc vào năm 1997, ĐCSTQ đã ký một thỏa thuận pháp lý có tính ràng buộc quốc tế với Anh, cam kết bảo vệ nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ” và hòn đảo này phải được hưởng mức độ tự trị cao, ít nhất là 50 năm kể từ ngày trao trả (1997-2047). Tuy nhiên ĐCSTQ đã không giữ lời hứa trao các quyền tự do cơ bản cho người dân Hồng Kông, đỉnh điểm là vào ngày 21/9/2014, Quốc hội Trung Quốc tuyên bố người Hồng Kông không được phép tự do lựa chọn lãnh đạo đặc khu mà phải thông qua một ủy ban bầu cử. Năm 2017, chính quyền Hồng Kông đều phải “xin chỉ đạo” từ ĐCSTQ, trong đó có các quyết định năm 2017 loại bỏ tư cách dân biểu lập pháp của một nửa số dân biểu do người dân Hồng Kông bầu ra.
Hồng Kông đang vật lộn với cuộc khủng hoảng lớn nhất kể từ khi được vương quốc Anh trao trả về cho Bắc Kinh 22 năm trước. Người dân Hồng Kông băn khoăn về sự can thiệp ngày càng sâu của ĐCSTQ; và trong cuộc chiến giành linh hồn Hồng Kông, nhiều người biểu tình cho thấy quyết tâm bảo vệ tự do của thành phố này bằng mọi giá.
Khác với người Hồng Kông, nhiều thế hệ người Trung Quốc bị lừa dối và nay lại một thế hệ trẻ người Trung Quốc cũng đang bị ĐCSTQ mê hoặc bằng cách bưng bít thông tin và tuyên truyền lừa đảo mà vào hùa với chính quyền Bắc Kinh, cho rằng người Hồng Kông là “những đứa con được nuông chiều nhưng cứng đầu” .
Sau cuộc thảm sát Thiên An Môn, trả lời câu hỏi của phóng viên nước ngoài, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc bình thản đáp: “Không có người nào chết ở quảng trường Thiên An Môn cả.” 10 năm sau, khi ĐCSTQ tận lực huy động bộ máy quốc gia bức hại Pháp Luân Công, phát ngôn viên lại tuyên bố: “Tình hình nhân quyền của Trung Quốc đang ở vào thời kỳ tốt nhất trong lịch sử.”
Từ ngày nắm quyền đến nay, ĐCSTQ vẫn diễn đi diễn lại thủ đoạn lừa dối công khai này. ĐCSTQ hứa hẹn đất đai cho nông dân, nhà máy cho công nhân, tự do và dân chủ cho trí thức, hòa bình cho dân chúng, nhưng đến nay không hề có lời hứa nào được thực hiện.
Trước khi Anh trao trả Hồng Kông về Trung Quốc vào năm 1997, ĐCSTQ đã ký một thỏa thuận pháp lý có tính ràng buộc quốc tế với Anh, cam kết bảo vệ nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ” và hòn đảo này phải được hưởng mức độ tự trị cao, ít nhất là 50 năm kể từ ngày trao trả (1997-2047). Tuy nhiên ĐCSTQ đã không giữ lời hứa trao các quyền tự do cơ bản cho người dân Hồng Kông, đỉnh điểm là vào ngày 21/9/2014, Quốc hội Trung Quốc tuyên bố người Hồng Kông không được phép tự do lựa chọn lãnh đạo đặc khu mà phải thông qua một ủy ban bầu cử. Năm 2017, chính quyền Hồng Kông đều phải “xin chỉ đạo” từ ĐCSTQ, trong đó có các quyết định năm 2017 loại bỏ tư cách dân biểu lập pháp của một nửa số dân biểu do người dân Hồng Kông bầu ra.
Hồng Kông đang vật lộn với cuộc khủng hoảng lớn nhất kể từ khi được vương quốc Anh trao trả về cho Bắc Kinh 22 năm trước. Người dân Hồng Kông băn khoăn về sự can thiệp ngày càng sâu của ĐCSTQ; và trong cuộc chiến giành linh hồn Hồng Kông, nhiều người biểu tình cho thấy quyết tâm bảo vệ tự do của thành phố này bằng mọi giá.
Khác với người Hồng Kông, nhiều thế hệ người Trung Quốc bị lừa dối và nay lại một thế hệ trẻ người Trung Quốc cũng đang bị ĐCSTQ mê hoặc bằng cách bưng bít thông tin và tuyên truyền lừa đảo mà vào hùa với chính quyền Bắc Kinh, cho rằng người Hồng Kông là “những đứa con được nuông chiều nhưng cứng đầu” .
Người Hồng Kông không phải là người Trung Quốc Đại Lục
Sau 22 năm giành được quyền kiểm soát xứ Hương Cảng, chính quyền ĐCSTQ nhận kết cục cay đắng khi cả linh hồn và thể xác của người Hồng Kông vẫn luôn muốn thuộc về những gì của Hồng Kông trước năm 1997: Một xã hội nhân bản đề cao những giá trị của “Tự do ngôn luận, Tự do tín ngưỡng, Pháp quyền, Minh bạch” – một chính phủ dân chủ vì dân từng được thực hiện và duy trì bởi các nhà “cai trị” Anh quốc.
Cùng chung dòng máu Trung Hoa, cùng chung thể hệ ngôn ngữ và chữ viết, nhưng người Hồng Kông luôn tự nhận mình là Hongkonger – người Hồng Kông chứ không phải người Trung Quốc. Trong suy nghĩ của nhiều người Hồng Kông, việc phải sống chung dưới cùng một lá cờ đỏ, dưới một thể chế độc tài khát máu là điều phản tự nhiên. Bằng chứng là, trong những cuộc biểu tình đòi tự do, nhiều người Hồng Kông mang theo cờ của nước Anh chứ không phải lá cờ hình bông hoa Dương Tử Kinh vốn được coi là lá cờ chính thức của Hồng Kông sau khi trở về với Trung Quốc.
Một cuộc thăm dò vào tháng 6/2019 của Đại học Hồng Kông cho thấy 53% trong số 1.015 người nhận là người Hồng Kông, trong khi chỉ có 11% nhận là người Trung Quốc, mức thấp kỷ lục kể từ năm 1997. Khi được hỏi liệu họ có tự hào là công dân của Trung Quốc hay không, 71% trả lời là “Không”, 27% trả lời “Có”. 90% những người được phỏng vấn đều là những người trẻ Hồng Kông trong độ tuổi từ 18-29.
Vì sao người Hồng Kông không muốn trở thành người Trung Quốc Đại Lục? Câu trả lời: KHÁC BIỆT VỀ VĂN HÓA.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét