Trường học Nhật Bản mở cửa chỉ để dạy một nam sinh. Ngày anh tốt nghiệp trường cũng đóng cửa
Trong suốt 3 năm, trường trung họcTobishima chỉ có duy nhất một học sinh. Ngày cậu bé tốt nghiệp cũng là ngày ngôi trường đóng cửa. Câu chuyện tưởng đùa nhưng có thật xảy ra tại hòn đảo Tobishima, thuộc tỉnh Yamagato. Hòn đảo có bán kính chỉ khoảng 10 km với trên dưới 200 cư dân.
Cậu nam sinh đặc biệt được cả đảo “ưu ái” này có tên là Shibuya Arata. Ngay từ khi đặt chân vào trường, cậu bé đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của các thầy cô và dân làng trên đảo. Hầu như tất cả mọi người nơi đây đều luôn cố gắng tạo cho cậu bé một môi trường học tập tốt nhất.
Ngôi trường Tobishima vốn đã đóng cửa từ lâu, nhưng để chào đón Shibuya Arata vào học, chính quyền đã quyết định mở lại. Để hỗ trợ việc học hành của Shibuya Arata, ngôi trường đã triệu tập của những nhà giáo tốt nhất để chuyên tâm dạy học cho cậu bé.
Trường học cũng có một trang web thường xuyên cập nhật tin tức về các hoạt động trong trường, nhưng gần như tất cả đều là ảnh của Shibuya Arata. Là nam sinh duy nhất, Shibuya Arata tham gia tất cả mọi hoạt động của trường. Dĩ nhiên, các hoạt động trong trường cũng chỉ xoay quanh đời sống của một mình cậu bé. Tin tức trong vòng 3 năm trở lại đây không khác gì quyển sổ nhật kí ghi lại quá trình học hành, sinh hoạt và trưởng thành của Shibuya Arata.
Từ ăn uống cho tới học tập, cậu bé đều làm chung với hiệu trưởng và các giáo viên khác. Mặc dù chỉ có một học sinh nhưng ngôi trường này lại có tới 5 giáo viên, trong đó chưa tính các giáo viên lâm thời được mời về giảng dạy vài buổi cho cậu bé. Thậm chí nhà trường còn tự đầu tư 100 triệu yên để mua bổ sung các dụng cụ học tập cho cậu học trò nhỏ thực hành.
Những lúc rảnh rỗi, giáo viên trong trường sẽ chờ cậu bé tan học để cùng nhau rảo bước trên con đường trở về nhà. Trong những ngày kỉ niệm trường hoặc các hoạt động ngoại khóa, người ở bên cậu bé Shibuya Arata luôn là những thầy cô trường Tobishima. Họ không chỉ muốn hoàn thành thật tốt công việc giáo dục mà họ còn muốn giúp cậu bé phát triển toàn diện về lối sống và nhân cách.
Vì không muốn Shibuya Arata cô đơn khi không có những người bạn cùng trang lứa ở bên, nhà trường đã nghĩ ra cách để sắp xếp cho cậu bé tham gia các hội thao, hội diễn âm nhạc ở các trường quanh vùng để cậu có cơ hội kết bạn với những người bạn khác.
Trong bài diễn văn của mình, Shibuya Arata chia sẻ: “Trong suốt 3 năm qua, tuy không có bất kỳ người bạn cùng trang lứa nào bên cạnh, con không hề cảm thấy cô đơn hay buồn chán”.
Việc Shibuya Arata quyết định dành việc học ở đây đã tiếp thêm năng lượng sống cho ngôi trường và những người dân trên đảo. Hòn đảo Tobishima vốn là nơi nổi tiếng ở Nhật Bản với tỷ lệ người già cực cao. Những người trẻ tuổi từ lâu đã rời bỏ nơi này để lên thành phố kiếm sống và mang theo những đứa trẻ của họ.
Ba năm trung học trôi qua, đã đến lúc cậu bé Shibuya Arata phải rời mái trường đặc biệt để bước tiếp những hành trình mới. Cũng vào giây phút cậu bước ra khỏi cổng, ngôi trường trung học này sẽ đóng cửa. Có lẽ, trong tương lai không xa, một học sinh khác sẽ đến mở cánh cổng này một lần nữa.
Cậu nam sinh đặc biệt được cả đảo “ưu ái” này có tên là Shibuya Arata. Ngay từ khi đặt chân vào trường, cậu bé đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của các thầy cô và dân làng trên đảo. Hầu như tất cả mọi người nơi đây đều luôn cố gắng tạo cho cậu bé một môi trường học tập tốt nhất.
Ngôi trường Tobishima vốn đã đóng cửa từ lâu, nhưng để chào đón Shibuya Arata vào học, chính quyền đã quyết định mở lại. Để hỗ trợ việc học hành của Shibuya Arata, ngôi trường đã triệu tập của những nhà giáo tốt nhất để chuyên tâm dạy học cho cậu bé.
Trường học cũng có một trang web thường xuyên cập nhật tin tức về các hoạt động trong trường, nhưng gần như tất cả đều là ảnh của Shibuya Arata. Là nam sinh duy nhất, Shibuya Arata tham gia tất cả mọi hoạt động của trường. Dĩ nhiên, các hoạt động trong trường cũng chỉ xoay quanh đời sống của một mình cậu bé. Tin tức trong vòng 3 năm trở lại đây không khác gì quyển sổ nhật kí ghi lại quá trình học hành, sinh hoạt và trưởng thành của Shibuya Arata.
Từ ăn uống cho tới học tập, cậu bé đều làm chung với hiệu trưởng và các giáo viên khác. Mặc dù chỉ có một học sinh nhưng ngôi trường này lại có tới 5 giáo viên, trong đó chưa tính các giáo viên lâm thời được mời về giảng dạy vài buổi cho cậu bé. Thậm chí nhà trường còn tự đầu tư 100 triệu yên để mua bổ sung các dụng cụ học tập cho cậu học trò nhỏ thực hành.
Những lúc rảnh rỗi, giáo viên trong trường sẽ chờ cậu bé tan học để cùng nhau rảo bước trên con đường trở về nhà. Trong những ngày kỉ niệm trường hoặc các hoạt động ngoại khóa, người ở bên cậu bé Shibuya Arata luôn là những thầy cô trường Tobishima. Họ không chỉ muốn hoàn thành thật tốt công việc giáo dục mà họ còn muốn giúp cậu bé phát triển toàn diện về lối sống và nhân cách.
Vì không muốn Shibuya Arata cô đơn khi không có những người bạn cùng trang lứa ở bên, nhà trường đã nghĩ ra cách để sắp xếp cho cậu bé tham gia các hội thao, hội diễn âm nhạc ở các trường quanh vùng để cậu có cơ hội kết bạn với những người bạn khác.
Trong bài diễn văn của mình, Shibuya Arata chia sẻ: “Trong suốt 3 năm qua, tuy không có bất kỳ người bạn cùng trang lứa nào bên cạnh, con không hề cảm thấy cô đơn hay buồn chán”.
Việc Shibuya Arata quyết định dành việc học ở đây đã tiếp thêm năng lượng sống cho ngôi trường và những người dân trên đảo. Hòn đảo Tobishima vốn là nơi nổi tiếng ở Nhật Bản với tỷ lệ người già cực cao. Những người trẻ tuổi từ lâu đã rời bỏ nơi này để lên thành phố kiếm sống và mang theo những đứa trẻ của họ.
Ba năm trung học trôi qua, đã đến lúc cậu bé Shibuya Arata phải rời mái trường đặc biệt để bước tiếp những hành trình mới. Cũng vào giây phút cậu bước ra khỏi cổng, ngôi trường trung học này sẽ đóng cửa. Có lẽ, trong tương lai không xa, một học sinh khác sẽ đến mở cánh cổng này một lần nữa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét