Thứ Năm, 15 tháng 11, 2018

Cầm loa vạch tội học sinh giữa giờ chào cờ

Truyền thống đấu tố ra đời với Đảng và đi theo Đảng suốt sự nghiệp vẻ vang của Đảng. Thời trước tôi luôn luôn là học sinh giỏi, nhưng không nghe theo lời đám giáo viên hay lãnh đạo lớp vô văn hóa nên cũng thường xuyên bị đấu tố hoặc bị réo loa khắp trường. Giáo viên thời XHCN trước đây cũng lắm kẻ vô văn hóa và độc tài lắm, ví dụ điển hình như Bùi Quốc Trung, giáo viên toán cấp 3 của tôi (1974-1977), từng làm Hiệu trưởng trường THPT Phan Đình Phùng. Ông Trung sau này lớp tôi tổ chức liên hoan mời nhưng không bao giờ dám đến, vì thời làm chủ nhiệm lớp đã bị đám học sinh cá biệt chúng tôi kiện buộc Hiệu trưởng phải cho ông ta thôi làm chủ nhiệm. Lớp trưởng thời đó là Trương Quang Nghĩa, nay là Bí thư Đà Nẵng, cũng một lòng một dạ chỉ huy đấu tố theo lệnh của thày Trung, cứ chiều thứ 7 cả lớp không học gì, chia tổ ngồi đấu tố nhau, moi móc các khuyết điểm trong tuần của nhau, làm biên bản báo cáo ông Trung. Có những tội nghe rất khôi hài như ngồi ở gốc cây bàng cạnh quán nước để đánh cờ tướng là thiếu văn hóa, do đó bị loại khỏi danh sách xét kết nạp vào Đoàn.
Cầm loa vạch tội học sinh, rêu rao giữa giờ chào cờ
14/11/2018 Có những sai phạm, bí mật của học sinh cần được xử lý "kín" thì không ít trường học... đọc ra rả giữa giờ chào cờ, trước hàng ngàn người như thể xem đó là cách thức giáo dục. Tại Huế, từng xảy ra trường hợp, phụ huynh không đồng ý các khoản tiền vô lý, HS chưa kịp đóng thì bị bêu tên trong giờ chào cờ nhiều tuần liền. Nguyên tắc cơ bản nhất của ứng xử là khi khen cần khen nơi đông người, chê nơi riêng tư thì giáo dục chúng ta toàn làm ngược lại. Lễ chào cờ, sinh hoạt cần khen ngợi, động viên, khích lệ học sinh thì lại để trừng phạt, bêu riếu học sinh vi phạm. Không chỉ làm tổn thương HS mà còn làm mất đi ý nghĩa giáo dục đạo đức, giá trị sống, hành vi cho HS.
Kể cả lúc sai phạm, học trò có những "bí mật" cần được 
người lớn tôn trọng và giữ kín (Ảnh mang tính minh họa)
Cầm loa "vạch" tội học sinh
Một cựu giáo viên nhà ở quận 7, TPHCM kể nhiều năm qua cứ thứ 2 đầu tuần là cô ám ảnh với giờ chào cờ của một ngôi trường sát ngay nhà. Khi chuẩn bị cho một tuần mới, đứng bên này nhìn sang ngôi trường cô lại thấy cảnh cả nghìn học sinh (HS) tập trung kín mít dưới sân trường, một vị cầm micro đọc oang oang những lời la mắng, đe nẹt kiểu như "Các em không được.../Cấm...".

Tiếp đó là những từ khóa quen thuộc tuần nào cũng lặp đi lặp lại như kỷ luật, đánh bạn, mang điện thoại, hỗn với giáo viên... với tên, lớp cụ thể của HS. Nếu tập trung lắng nghe, sẽ thấy có nhiều thông tin lẽ ra cần giữ bí mật, xử lý kín đáo như chuyện học trò yêu đương, mâu thuẫn với giáo viên... được "lôi" ra công khai trước toàn trường.

Tại Trường THCS B.A. (Q.2, TPHCM) từng diễn ra hình thức xử phạt "bêu" học sinh kém trước toàn trường vô cùng đau lòng. Sau khi có kết quả điểm kiểm tra giữa kỳ, học sinh nào bị điểm kém các môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh bị đọc rõ tên, nhắc nhở trong giờ chào cờ, lần lượt, mỗi tuần sẽ phê bình một môn.

Chưa hết, trường còn yêu cầu các em học sinh lên làm bài kiểm tra ngay giữa cờ trước sự chứng kiến của tất cả mọi người trong trường. Nhiều HS của trường hoảng loạn, nhiều em đến thứ 2 là không dám đi học.

Phía nhà trường cho rằng đây là hình thức áp dụng nhiều năm qua và không nghĩ lại gây ảnh hưởng đến tâm lý học sinh. Sau khi phụ huynh bức xúc, các cơ quan quản lý can thiệp, trường từ bỏ hình thức "dằn mặt, bêu riếu" này.

Hay tại Huế, từng xảy ra trường hợp, phụ huynh không đồng ý các khoản tiền vô lý, HS chưa kịp đóng thì bị bêu tên trong giờ chào cờ nhiều tuần liền. Hay một hiệu trưởng ở Thanh Hóa từng bị kỷ luật vì bêu tên phụ huynh thắc mắc, phản ứng về các khoản đóng góp trong giờ học chào cờ.

Khen công khai, chê bí mật

Không ít quản lý trường học dễ dãi buông tay kỷ luật các em với hình thức cảnh cáo trước toàn trường như một chuyện bình thường, xem đó là một phương pháp giáo dục, trong khi làm tổn hại tất cả, kể cả những người không liên quan. Hình ảnh cô/cậu học trò cúi gằm mặt xuống đầy tủi hờn hay vênh mặt lên đầy thách thức, bất cần trong giờ chào cờ... trở thành một "mối nợ lương tâm" trong rất nhiều người.

Một quản lý giáo dục kể, khi nhận công tác tại một trường học, việc đầu tiên là bà bắt dẹp ngay vụ "giáo huấn tập thể" trong giờ chào cờ bởi điều này gây tổn thương, không có tính giáo dục đối với những em học sinh vi phạm. Và theo bà, giờ chào cờ là sinh hoạt chung của tất cả mọi người, không thể bắt cả ngàn em HS còn lại nghe những thông tin tiêu cực, nặng nề để khởi động cho một tuần mới.

Khen ngợi công khai, chê bí mật là nguyên tắc ứng xử cơ bản (Ảnh minh họa)

Ngoài việc xử lý chung chung với các quy định như một phản xạ, bà cũng phân tích, trong tiềm thức, nhiều quản lý, nhà giáo thích thể hiện sự oai phong, thích diễn vai quan trọng với hình phạt phê bình, chỉ trích, giận ghét, dằn mặt, trừng phạt ... Họ dễ dàng bỏ qua việc khen ngợi, khích lệ hay sự quan tâm, gợi mở với những câu hỏi vì sao lại như vậy? Thầy có giúp được gì cho con? Liệu có cách nào tốt hơn không?...

Chuyên gia giáo dục Tô Thụy Diễm Quyên chia sẻ, một đứa trẻ vi phạm nội quy dễ dàng được gán cho ác từ “học sinh cá biệt”. Có thể là đứa trẻ cá biệt thật. Đứa trẻ ấy cá biệt là bởi vì trong nội tâm của em đầy giông bão, trái tim của em đầy vết thương... nhưng chúng ta lại có thể hành xử với các em như tội phạm.

Theo bà, hình thành nhân cách là một quá trình kéo dài dài. Đến khi về hưu, đến già vẫn còn nhiều điều chưa hoàn thiện. Khi đứa trẻ sai, càng cần được tạo điều kiện để được làm lại việc ấy một cách đúng đắn và lẽ dĩ nhiên điều này phải là sự tác động tích cực.

TS Phạm Thị Thúy, Học viện Hành chính Quốc gia TPHCM nhấn mạnh, nguyên tắc cơ bản nhất của ứng xử là khi khen cần khen nơi đông người, chê nơi riêng tư thì giáo dục chúng ta toàn làm ngược lại. Lễ chào cờ, sinh hoạt cần khen ngợi, động viên, khích lệ học sinh thì lại để trừng phạt, bêu riếu học sinh vi phạm. Không chỉ làm tổn thương HS mà còn làm mất đi ý nghĩa giáo dục đạo đức, giá trị sống, hành vi cho HS.

Theo Dân trí

https://www.tienphong.vn/giao-duc/cam-loa-vach-toi-hoc-sinh-reu-rao-giua-gio-chao-co-1345270.tpo

Lịch sử trường và danh sách ban giám hiệu, giáo viên qua các thời kỳ

08:01 22/01/2016
Nép mình dưới màu xanh rợp mát của những tán cây xà cừ cổ thụ, lặng lẽ sau con phố dài tấp nập dòng người, xe cộ là ngôi trường cổ kính mang tên nhà yêu nước vĩ đại của dân tộc thế kỉ XIX: trường trung học phổ thông Phan Đình Phùng.
Nép mình dưới màu xanh rợp mát của những tán cây xà cừ cổ thụ, lặng lẽ sau con phố dài tấp nập dòng người, xe cộ là ngôi trường cổ kính mang tên nhà yêu nước vĩ đại của dân tộc thế kỉ XIX: trường trung học phổ thông Phan Đình Phùng.
A. Lời tựa
Nép mình dưới màu xanh rợp mát của những tán cây xà cừ cổ thụ, lặng lẽ sau con phố dài tấp nập dòng người, xe cộ là ngôi trường cổ kính mang tên nhà yêu nước vĩ đại của dân tộc thế kỉ XIX: trường trung học phổ thông Phan Đình Phùng.
Bên thành Cửa Bắc sáng chói truyền thống anh hùng, ven dòng Nhị Hà ngàn năm sóng vỗngôi trường đã đi qua chặng đường 40 năm xây dựng và phát triển đầy tự hào. Tiếng trống trận hào hùng năm xưa vẫn vang vọng trong tiếng trống trường rộn rã hôm nay, thôi thúc các thế hệ học trò tiếp bước cha anh, phát huy và làm vẻ vang truyền thống ấy.
Ra đời ngay sau những ngày tháng ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (10/3/1973), nhà trường tự hào là nơi đào tạo nhiều thế hệ học sinh Thủ đô. Với mỗi thế hệ học sinh Phan Đình Phùng, những năm tháng được học tập bên bạn bè, thầy cô là những tháng năm hạnh phúc, trở thành kỉ niệm của một thời tuổi hồng cắp sách không thể nào quên.
Đi qua chặng đường 40 năm, ngôi trường thân yêu đã nâng cánh ước mơ cho biết bao lớp học trò. Gắn bó và trưởng thành từ mái trường Phan Đình Phùng là tên tuổi của không ít những nhà quản lí, những nghệ sĩ, doanh nhân, những nhà khoa học, kĩ sư, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang nhân dân,… làm rạng rỡ truyền thống nhà trường.
Kỉ niệm 40 năm thành lập (1973 - 2013), trường trung học phổ thông Phan Đình Phùng cho ra mắt cuốn kỉ yếu nhằm giới thiệu quá trình hình thành và phát triển, những thành tựu nổi bật trong các hoạt động dạy và học của nhà trường; những tâm tư, tình cảm của các thế hệ giáo viên, nhân viên và học sinh về mái trường thân thương đã từng gắn bó bao kỉ niệm đong đầy bên bục giảng, bên khung cửa lớp học, khung trời mộng ước năm xưa…
Với khuôn khổ hạn hẹp, khó có thể ghi lại đầy đủ những sự kiện, con người trong suốt 40 năm, dù đã cố gắng lưu lại những dấu ấn đáng nhớ song những gì đã thực hiện vẫn còn là khiêm tốn so với bề dày truyền thống của nhà trường, chúng tôi rất mong nhận được sự rộng lòng lượng thứ.
 
B. NGÔI TRƯỜNG MANG TÊN HAI TRÍ THỨC YÊU NƯỚC
 
Tổng đốc HOÀNG DIỆU (1829 - 1882)



           
Tổng đốc Hoàng  Diệu quê ở Quảng Nam, đỗ Cử nhân rồi Phó bảng, kinh qua các chức vụ tham tri bộ Hình, bộ Lại. Đầu năm 1880, ông làm tổng đốc Hà Ninh, lãnh chức thượng thư bộ Binh, trực tiếp trấn thủ thành Hà Nội.
Ngày 25/8/1882, quân Pháp tấn công thành Hà Nội lần thứ hai. Dưới sự chỉ huy của ông, quân dân Hà Thành đã gây cho chúng những thất bại nặng nề. Nhưng trong lúc chiến sự diễn ra ác liệt thì kho thuốc súng trong thành nổ tung dẫn tới những đám cháy lớn, khiến cho lòng quân hoang mang. Trong tình thế tuyệt vọng, Hoàng Diệu vẫn bình tĩnh lãnh đạo quân sĩ chống trả lại bọn "quỉ trắng". Khi biết không thể giữ được thành, ông vào hành cung thảo tờ di biểu rồi ra trước Võ Miếu thắt cổ trị vẫn. Quả là:
Chữ Trung còn chút con con
Quyết đem gửi cái tàn hồn gốc cây
Trời cao biển rộng đất dày
Núi Nùng sông Nhị chốn này còn ghi
                                         (Hà Thành thất thủ chính khí ca)
 
                                     
Ngự sử  PHAN ĐÌNH PHÙNG (1847 - 1895)
 
 
          Ngự sử Phan Đình Phùng quê ở Hà Tĩnh. Ngoài 20 tuổi, ông đỗ Đình Nguyên tiến sĩ làm quan tới chức Ngự sử trong triều đình Huế. Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, ông đứng về phe chủ chiến trong triều.
Năm 1885, hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi, ông nhận chức Hiệp thống quân vụ đại thần và đứng ra tổ chức, lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Hương Khê. Đây là cuộc khởi nghĩa có qui mô lớn nhất, có trình độ tổ chức cao, chiến đấu bền bỉ, dẻo dai tới 10 năm đã gây cho quân Pháp nhiều thiệt hại nhất trong phong trào Cần Vương.
Sau những năm tháng chiến đấu kiên cường và gian khổ, Phan Đình Phùng lâm bệnh nặng và mất tại căn cứ nghĩa quân, hưởng thọ 49 tuổi.
Tấm lòng yêu nước của Phan Đình Phùng còn sống mãi với non sông đất nước.
 
  
C. Trường THPT Phan Đình Phùng - Hoàng Diệu: 
40 năm xây dựng và trưởng thành
TRƯỜNG PHAN ĐÌNH PHÙNG - HOÀNG DIỆU
(Biên niên tóm tắt)
- Nhà giáo Dương Thị Lục Hà - 
 
I- Trường Phổ thông cấp 3 Phan Đình Phùng được thành lập năm 1973 .
          Năm học đầu tiên trường chỉ có 16 lớp: 10 lớp 8, 6 lớp 9 (tương đương 10, 11 hiện nay). Những năm sau tăng dần, có năm tới 54 lớp.
          Hiệu trưởng đầu tiên là thầy Hoàng Đình Bình và các thầy cô phó hiệu trưởng là Nguyễn Ngọc Tường, Trần Thị Phượng, Dương Lục Hà, Vũ Thị Lựu, Phan Văn Hoan.
Tháng 5/1975 cô Trần Thị Phượng trúng cử đại biểu Quốc hội khóa 5. Sang năm 1976, 24 giáo viên của trường lần lượt được cử vào Nam hỗ trợ cho các trường vùng mới Giải phóng.

II. Thời kỳ 1977 - 1996: Hai trường Phan Đình Phùng và Hoàng Diệu song song hoạt động.
Tháng 9/1977, UBND thành phố Hà Nội quyết định thành lập Trường phổ thông cấp 3 Hoàng Diệu (học buổi chiều) dùng chung địa điểm với Trường phổ thông cấp 3 Phan Đình Phùng (học buổi sáng). Một số giáo viên và học sinh Phan Đình Phùng được chuyển sang giảng dạy và học tập tại trường Hoàng Diệu.
Suốt 19 năm sau đó, cả hai trường đã phát huy truyền thống yêu nước của hai vị anh hùng chống Pháp, đào tạo cho đất nước những thế hệ công dân đáng tự hào. Công lao đó thuộc về hai tập thể thầy cô giáo và hai Ban giám hiệu:
- Trường Hoàng Diệu: thầy Trần Quý Độ hiệu trưởng (từ 1977), thầy Phùng Đình Đăng hiệu trưởng (từ 1985) và các thầy cô phó hiệu trưởng Vũ Thị Lựu (từ 1977), Phạm Văn Hân (từ 1984).
- Trường Phan Đình Phùng: cô Trần Thị Vị hiệu trưởng (từ 1982), thầy Bùi Quốc Trung hiệu trưởng (từ 1989) và các thầy phó hiệu trưởng Nguyễn Phú Lâm (từ 1989) Trần Văn Lộc (từ 1990).
 
III. Thời kỳ 1996 đến nay: trường THPT Phan Đình Phùng
Năm 1996, thành phố có chủ trương sáp nhập các trường cùng địa điểm nên Trường phổ thông cấp 3 Phan Đình Phùng và Trường phổ thông cấp 3 Hoàng Diệu được sáp nhập lại thành trường mới mang tên THPT Phan Đình Phùng.
Năm 1997, thầy Phùng Đình Đăng nghỉ hưu, thầy Bùi Quốc Trung tiếp tục làm hiệu trưởng đến năm 2001 thì thầy Bùi Văn Thanh kế nhiệm với các thầy cô phó hiệu trưởng: Nguyễn Tiến Hùng (từ 2000), Nguyễn Nữ Diễm Loan (từ 2000), Nguyễn Kim Phượng (từ 2001).
Ban Giám hiệu hiện nay là thầy Kiều Trung Tiến hiệu trưởng (từ 2009),  phó hiệu trưởng là thầy Nguyễn Đình Quyết (từ 2007), cô Nguyễn Thi Nhâm Huyền (từ 2009), cô Nguyễn Thị Xuân Mai (từ 2009).
  
96 NĂM MỘT NGÔI TRƯỜNG 
- Nhà giáo Nguyễn Bá Đạm-
  
Trường Phan Đình Phùng - Hoàng Diệu có diện tích 27.600m2 (mặt trông ra đường Cửa Bắc dài 230m, hai mặt trông ra đường Phan Đình Phùng và Quán Thánh rộng 120m). Khu nhà trung tâm xây 3 tầng kiên cố vào năm 1917 có sân chơi rộng thoáng, nhiều cây cao bóng cả.
Thời Pháp thuộc, đầu tiên là trường Nam Sư Phạm (École  Normale dinstituteur) đào tạo giáo viên tiểu học, sau đổi là Cao đẳng tiểu học Đông Dương (École Primaire Superieur Indochinoise gọi tắt là E.P.S.I) mang tên Đỗ Hữu Vị. Thầy Nguyễn Văn Hiếu nhiều năm dạy và làm hiệu trưởng trường này. Từ đây, nhiều học sinh sau này thành danh như Trung tướng Nguyễn Hòa, nhà văn Nguyễn Công Hoan, nhà thơ Vũ Đình Liên...
Trong thời kỳ địch tạm chiếm, trường Bưởi trở thành trại lính Pháp thì học sinh Chu Văn An trở về đây học. Khi quân ta về tiếp quản Thủ đô (1954) học sinh Chu Văn An trở về trường cũ, đây lại là trường cấp 2, 3 Nguyễn Trãi rồi sau đó còn là trường Sư phạm Trung sơ cấp (10+3, 7+3) do bà Nghiêm Chưởng Châu làm hiệu trưởng.

Những năm máy bay Mỹ bắn phá miền Bắc, học sinh Hà Nội đi các trường nơi sơ tán. Đến khi hiệp định Pari được ký kết, tất cả lần lượt trở về, nhiều học sinh cấp 3 không còn chỗ học. Thế là UBND Hà Nội ký quyết định thành lập trường cấp 3 Phan Đình Phùng ngày 10/3/1973. Tháng 9 năm 1977 thành phố lại quyết định thành lập trường cấp 3 Hoàng Diệu. Năm 1996 hai trường sáp nhập thành trường THPT Phan Đình Phùng như hiện nay.
Thời kỳ đầu, khu trường còn hẹp vì 1/3 phía trước là trường Sư phạm mẫu giáo, 1/3 phía sau là trường Bồi dưỡng cán bộ giáo dục. Đã hẹp lại hư hỏng nặng vì bom đạn, nhiều lớp học bị chiếm dụng làm nhà ở. Sân trường là kho chứa bột mỳ của Công ty lương thực.
Đến nay, ngoài tòa nhà chính tồn tại gần 100 năm, trường còn xây mới nhiều tòa nhà khác với đầy đủ tiện nghi. Sau khi trường Sư phạm mẫu giáo chuyển đi trường đã được trả lại thêm 1/3 diện tích ban đầu nên rộng thoáng hơn, ngoài cổng cũ ở 67 Cửa Bắc, trường có thêm cổng ở số 30 đường Phan Đình Phùng.
Trở về trường có 40 năm truyền thống, các cựu giáo viên và học sinh Phan Đình Phùng và Hoàng Diệu đều vui mừng, tự hào và tin tưởng rằng chất lượng giáo dục của nhà trường sẽ ngày một tốt đẹp hơn.      
Trường Phổ thông cấp 3 Phan Đình Phùng được thành lập năm 1973. Tháng 9/1977, UBND thành phố Hà Nội quyết định thành lập Trường phổ thông cấp 3 Hoàng Diệu (học buổi chiều) dùng chung địa điểm với Trường phổ thông cấp 3 Phan Đình Phùng (học buổi sáng). Một số giáo viên và học sinh Phan Đình Phùng được chuyển sang giảng dạy và học tập tại trường Hoàng Diệu. Năm 1996, thành phố có chủ trương sáp nhập các trường cùng địa điểm nên Trường phổ thông cấp 3 Phan Đình Phùng và Trường phổ thông cấp 3 Hoàng Diệu được sáp nhập lại thành trường mới mang tên THPT Phan Đình Phùng.
Được Thành phố quan tâm, từ năm học 2009 - 2012 nhà trường được mở rộng diện tích từ hơn 7000m2 lên 11.685m2, với 30 phòng học, 8 phòng bộ môn, 3 phòng thí nghiệm thực hành, 2 phòng học tin học với 100 máy tính, 3 phòng nghe nhìn, 1 phòng thư viện, 1 phòng truyền thống, 1 nhà thể chất hơn 500m2. Có đủ phòng làm việc theo quy định :  Phòng  Hiệu trưởng, phòng Phó Hiệu trưởng, Văn phòng nhà trường, phòng họp giáo viên, phòng Công đoàn,Văn phòng Đoàn trường, Bảo vệ, Y tế, thường trực, kho…  đủ và đạt chuẩn. Năm 2010, Thành phố công nhận trường đạt trường THPT chuẩn Quốc gia.
Đặc biệt, nhà trường có khu giảng đường dành riêng cho Chương trình đào tạo Quốc tế với  phòng học, phòng thực hành, thí nghiệm có các trang thiết bị hiện đại, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.
*Các thành tích nổi bật:
Tập thể:
- Huân chương lao động hạng III Nhà nước tặng năm 2003
- Bằng khen của Thủ tướng Chính Phủ các năm 2002, 2006.
          - Bằng khen của UBND TP Hà Nội
          - Bằng khen của Công đoàn giáo dục Việt Nam
          - Cờ thi đua “Đơn vị tiên tiến xuất sắc tiêu biểu” do Bộ GD & ĐT tặng
          - Cờ thi đua “ Đơn vị tiên tiến xuất sắc tiêu biểu” do UBND TP Hà Nội tặng
          - Nhiều năm được công nhận tập thể lao động tiên tiến xuất sắc
Cá nhân:
- Nhà giáo ưu tú : 1 -  Thày Nguyễn Phúc Long
- Huy chương vì sự nghiệp giáo dục:  180
- Huy chương vì sự nghiệp Công đoàn: 5
- Bằng khen của Bộ GD & ĐT    : 10
- Bằng lao động sáng tạo của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam: 1
- Bằng khen của UBND Thành phố : 15
- Chiến sĩ thi đua .Giáo viên giỏi cấp Thành phố : 350
- Học sinh giỏi Quốc gia: 01
- Học sinh giỏi Thành phố : 1083

 
DANH SÁCH CÁN BỘ GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN CÔNG TÁC TẠI NHÀ TRƯỜNG NHƯNG HIỆN ĐÃ NGHỈ HƯU HOẶC CHUYỂN CÔNG TÁC
 
 
Các thầy cô tham gia BGH
Hoàng Bình Định              Hiệu trưởng
Trần Quý Độ                     Hiệu trưởng
Trần Thị Vỵ                      Hiệu trưởng
Phùng Đình Đăng             Hiệu trưởng
Bùi Quốc Trung                Hiệu trưởng
Bùi Văn Thanh                  Hiệu trưởng
Nguyễn Ngọc Tường         P.Hiệu trưởng
Trần Thị Phượng               P.Hiệu trưởng
Dương Thị Lục Hà            P.Hiệu trưởng
Vũ Thị Lựu                        P.Hiệu trưởng
Phạm Văn Hân                   P.Hiệu trưởng
Phan Văn Hoan                  P.Hiệu trưởng
Nguyễn Phú Lâm               P.Hiệu trưởng
Trần Văn Lộc                     P.Hiệu trưởng
Nguyễn Việt Hưng             P.Hiệu trưởng
Nguyễn Nữ Diễm Loan      P.Hiệu trưởng
Nguyễn Tiến Hùng             P.Hiệu trưởng
Nguyễn Kim Phượng          P.Hiệu trưởng
 
 
Các thầy cô giảng dạy môn Văn
 
Nguyễn Minh Hằng
Nguyễn Thị Thịnh
Nguyễn Ngọc Lan
Đỗ Kim Oanh
Nguyễn Thị Khánh
Bùi Thanh Vân
Lê Thị Diệu Hoa
Chử Thanh Bình
Trịnh Thị Lựu
Tống Minh Thu
Ngô Thị Liên
Lê Gia Phúc
Nguyễn Tiến Hùng
Kiều Văn Sinh
Đặng Trần Thanh
Hà Cẩm Vân
Nguyễn Sơn Liên
Tôn Đại Diệu
Nguyễn Huy Bảng
Hoàng Anh Diễm
Trần Thị Thọ
Phạm Thị Bích Ngọc
Nguyễn Thế Long
Trần Thanh Thủy
Tô Văn Trực
Phạm Thị Mậu
Hoàng Kim Dung
Nguyễn Thị Kim Trang
Tràn Thị Kim Thái
Nguyễn Đức Khâm
Nguyễn Cao Lý
Nguyễn Thị Vân Bình
Phạm Tiến Vinh
Trần Kim Thanh
Phạm Anh Dũng
Lê Văn Bài
Lương Gia Ninh
Đào Công Nghĩa
Đặng Xuân Bảo
Cô Minh Hà
Các thầy cô giảng dạy môn Sử
 
Nguyễn Thu Hương
Nguyễn Thị Na
Đinh Thị Hạnh Phúc
Lê Đình Cương
Phạm Văn Thân
Nguyễn Tái Chương
Trần Doãn Hoài
Đào Hữu Úng
Phạm Tuyết Mai
Nguyễn Thanh Hùng
Hoàng Phú Cường
Trần Khánh Hòa
 
Các thầy cô giảng dạy môn Toán
 
Bùi Kim Tân
Nguyễn Minh Thủy
Nguyễn Thị Thu Hằng
Lý Thị Hà
Nguyễn Thị Vinh
Đỗ Thị Thư
Nguyễn Phúc Long
Vũ Kim Khôi
Bùi Phượng Vỹ
Trịnh Cự Hiệp
Lê Huy Hùng
Trần Quốc Chân
Đào Thế Hưng
Phạm Văn Hưởng
Trần Đình Ngọc
Trần Thị Kim Điệp
Nguyễn Kim Dũng
Nguyễn Tam Nhượng
Phạm Văn Nhự
Lê Đại Hải
Thầy Quang
Nguyễn Văn Diêu
Nguyễn Văn Cận
Ngô Thị Kình
Nguyễn Công Tiến
Bùi Thị Huyền Chân
Lâm Quỳnh Mai
Nguyễn Văn Khang
Lê Quang Chiêu
Trần Thị Toán
Trần Tấn Hùng
Nguyễn Đạo Phương
Hồ Ngọc Vân
Lê Thị Học
Trần Thị Thục
Chu Văn Thành
Nguyễn Bá Chiêm
Trịnh Minh Hiểu
Lê Hà
Trần Tuyết Vân
Đoàn Phan Tiến
Nguyễn Hương Liên
Nguyễn Minh Lý
Nguyễn Quốc Bảo
Phạm Minh Thảo
Các thầy cô giảng dạy môn Sinh - Kỹ Thuật NN - Thể dục
 
Phùng Chí Dũng
Trần Kim Chi
Nghiêm Thị Hải
Nguyễn Thị Tường
Lương Bích Ngọc
Nguyễn Kim Dung
Định Như Khánh
Trần Khắc Đoàn
Tô Văn Lộc
Nguyễn Mộng Yến
Phạm Thị Vinh
Nguyễn Phương Khanh
Đào Thị Hòa
Dương Nguyên Viện
Ngô Bảo Ngọc
Biện Thị Ngà
Lê Văn Toàn
Nguyễn Thị Biên
Vũ Thúy Hà
Hoàng Quang Hiển
Nguyễn Tuấn Anh
Trần Ngọc Tiến
Đặng Văn Thìn
Nguyễn Thị Yến
Nguyễn Thị Thảo
Nguyễn Thiệu Cơ
Hoàng Minh Tuyết
Nguyễn Thanh Hương
Nguyễn Thị Ngọc
Nguyễn Thị Minh Cầm
Lê Tiến Dũng
Nguyễn Thường Lâm
Đỗ Long Hưng
 
Các thầy cô giảng dạy môn Địa
 
Hoàng Minh Huệ
Nguyễn Trọng Phu
Nguyễn Văn Hiền
Đỗ Viết Định
Nguyễn Thị Thục
Ngô Thế Thịnh
Trần Khánh Linh
Vũ Thị Thuận
Phạm Thị Hương
Nguyễn Thị Hậu
Nguyễn Ngọc Tuyết
Lưu Thanh Hảo
Đỗ Ngọc Liên
 
Các thầy cô giảng dạy môn GDCD
Nguyễn Phú Toàn
Nguyễn Phương Sơn
Cô Thủy
Cô Hạnh Nga
Nguyễn Thị Mai Tâm
Trần Thị Nhung
Lê Thước
Lê Thị Hòa
Vũ Thị Túc
Ngô Thanh Bình
Nguyễn Vân Anh
Trần Văn Toàn
Nguyễn Ninh Kiều
Trần Văn Lượng
 
Các thầy cô giảng dạy môn Ngoại Ngữ
Nguyễn Thanh Thủy
Lê Tường Vân
Nguyễn Tố Quỳnh
Đào Thị Thúy Vân
Đỗ Kim Phụng
Nguyễn Thị Minh
Dương Thị Hiền
Nguyễn Kim Phượng
Đào Thị Tân
Quách Bích Thủy
Phan Hồng Thủy
Tống Quỳnh Hoa
Nguyễn Thị Tuyền
Nguyễn Tiến Đạt
Lưu Vĩnh Cường
Hoàng Thư
Trần Thị Xuân Hòa
Văn Tường Loan
Nguyễn Phan Luyện
Nghiêm Thị Hậu
Phạm Thị Yến
Phạm Hữu Giục
Bùi Huy Lữ Hải
Ngô Bích Hường
Trần Văn Mão
Nguyễn Thị Xuân Sương
Trịnh Kim Lương
Hoàng Như Luân
Trần Tú Dương
Võ Bích Hà
Nguyễn Kim Liên
Nguyễn Thị An
Vũ Đức Phú
Nguyễn Hữu Được
Thầy Thịnh
Nguyễn Khắc Giao
Lê Minh Hằng
Lê Thanh Hằng
Phạm Thị Nhung
Nguyễn Minh Hạnh
Trần Thị Diễm Chiều
Nguyễn Thanh Huyền
Vương Thanh Vân
 
Các thầy cô giảng dạy bộ môn Lý - Tin - KT công nghiệp
Phạm Kim Chung
Nguyễn Nữ Diễm Loan
Tạ Thị Mỹ
Vũ Thu Hương
Trịnh Phúc Diễm
Nguyễn Thị Khải Anh
Nguyễn Thị Hồng Hạnh
Dương Đình Thọ
Phạm Gia Ân
Nguyễn Công Sinh
Nguyễn Ngọc Khuê
Nguyễn Mạnh Tường
Lưu Bách Nội
Nguyễn Bá Phác
Đào Minh Nghĩa
Nguyễn Kim Thanh
Phạm Đoan Thục
Nguyễn Thị Dung
Nguyễn Đình Cơ
Nguyễn Thị Kim Chi
Nguyễn Văn Nhuận
Nguyễn Quang Thực
Phùng Tuấn Việt
Nguyễn Thị Lan
Phạm Hoàng Hải
Nguyễn Văn Toán
Hà Thị Tư
Nguyễn Lệ Chi
Lý Văn Ban
 
Các thầy cô giảng dạy môn Hóa
Vũ Ánh Tuyết
Nguyễn Bích Hà
Lưu Thị Chính
Giang Thị Nga
Nguyễn Thị Thu Thanh
Bùi Thục Chi
Nguyễn Thị Nga
Nguyễn Thị Thứ
Mai Thị Oanh
Đào Hồng Nhung
Nguyễn Thị Thanh Dung
Nguyễn Văn Đắc
Phạm Thị Ngân
Hoàng Diệu Thanh
Bùi Phúc
Bùi Xuân Đức
Phạm Hương Giang
Lã Thị Thúy Hạnh
Vũ Thị Hiền
Nguyễn Thị Hiền
Thầy Thân
Vũ Như Hưn
 
Các cán bộ - viên chức - nhân viên hợp đồng làm việc tại trường
Nguyễn Thanh Hà
Phạm Thị Toàn
Nguyễn Thị Dung
Nguyễn Bạch Phượng
Phan Thị Thược
Vũ Thị Lộc
Nguyễn Tiến Dũng
Cao Chu Hà
đ/c Mạo
đ/c Dậu
đ/c Đạt
đ/c Hưng
đ/c Khánh
đ/c Giang
đ/c Hương
Nguyễn Hồng Tuyết
Trần Thị Nhiệm
Nguyễn Thị Thoa (Bích)
Uông Thị Biển
Ngô Thị Kiệm
Lã Thị Lan
Phan Thúy Mai
Nguyễn Thị Yến
Nguyễn Văn Quang
Lê Hoàng Chiến
Lưu Kỳ Phong
Nguyễn Nhị Khanh
Nguyễn Thị Hiền
Trần Thị Mão
Trần Thị Mùi
Nguyễn Ngọc Bích
Nguyễn Văn Ninh
Nguyễn Phụ
Hoàng Xuân Điệp
Nguyễn Thị Tình
Doãn Thị Hòa
Kim Chi
Đ/c Thu
Đ/c Hồng
Đ/c Mùi
Đ/c Bùi Trọng Hồ 
Phạm Thị Hương Giang

http://thptphandinhphunghn.edu.vn/lich-su-hinh-thanh/lich-su-truong-va-danh-sach-ban-giam-hieu-giao-vien-qua-cac-thoi-ky-c232.html

1 nhận xét:

  1. bai nay dang len de lam gi ---nhu dung la tac gia thang do hoi ---nhu cu cac.

    Trả lờiXóa