Thứ Bảy, 30 tháng 6, 2018

Khi danh hiệu GS bị đưa ra làm trò cười...

Mình thích đoạn này: "Người làm khoa học ở Mỹ có một nét đặc biệt, không kể xuất xứ, ấy là họ đều làm việc rất chăm. Tôi biết rất nhiều nhà khoa học tuổi đã trên 60, thậm chí 70, vẫn đi lại tham dự hội nghị, không ngừng có kết quả mới, mà kết quả hay, nổi bật hẳn hoi. Về lý mà suy, họ không còn mục tiêu cá nhân nào để phấn đấu, cả ở phương diện địa vị lẫn tài chính. Đó là nét làm việc đặc trưng của người Mỹ, họ yêu lao động và ham học hỏi". Từ lâu mình có suy nghĩ người Việt Nam quá lười lao động chứ không phải chăm chỉ như chúng ta thường tự khen nhau. Trẻ em chỉ biết sống bám vào bố mẹ, hơi ngã lập tức có người nâng, 30 tuổi có khi vẫn chưa tự nuôi sống được mình, trong khi trẻ em phương Tây từ bé tý đã biết tự chăm lo cho bản thân, đến tuổi lao động (tuổi 15) đã có ý thức kiếm tiền để năm 18 tuổi tách ra sống độc lập với bố mẹ. Người về hưu ở nước ta chỉ biết hưởng thụ, sáng ra quán ăn phở rồi về đọc báo, xem tin, chiều đi thể thao, tối xem tivi giải trí, hoàn toàn vô trách nhiệm với xã hội; trong khi người già ở phương Tây tự nguyện tham gia các lao động công ích, hoàn toàn không nhận thù lao; ví dụ hàng ngày ra công viên quét dọn hay đứng ở các đường phố chặn xe để trẻ em, người già qua lại dễ dàng... Đấy là chưa kể người phương Tây rất hào phóng đóng góp số tiền lương hưu ít ỏi của họ cho các tổ chức từ thiện. Lạ nữa là người Việt rất quen sống chung với rác. Rác có mặt ở khắp nơi, thậm chí rác rất bẩn thỉu năm ngay bên cửa sổ nhà mình, nhưng vẫn coi như bình thường, hàng ngày vẫn mở cửa sổ đón gió.
Giáo sư Vũ Hà Văn (khoa Toán, Đại học Yale, Mỹ): 
“Trong rừng, phải có nhiều cây 30m mới hy vọng có được một, hai cây 100m…”
26/06/2018 - Cùng với giáo sư (GS) Ngô Bảo Châu, GS toán học Vũ Hà Văn, con trai nhà thơ nổi tiếng Vũ Quần Phương có lẽ là một trong hiếm hoi những trí thức Việt Nam đã và đang khẳng định được giá trị của mình ở tầm thế giới. Từng đoạt giải thưởng danh giá Pólya (SIAM) của Mỹ dành cho những đóng góp xuất sắc trong lĩnh vực toán học và đang là GS ở Đại học Yale uy tín nhưng GS Vũ Hà Văn không chỉ trăn trở với những vấn đề của riêng ngành toán, mà còn đặc biệt quan tâm và không ngại đưa ra những phát biểu của mình về những vấn đề khác như giáo dục và các mô hình phát triển kinh tế, xã hội...
Nhận lời làm khách mời của chuyên mục "Đối thoại & Suy ngẫm" kỳ này, GS Vũ Hà Văn đã chia sẻ rất thẳng thắn những suy nghĩ cá nhân về vấn đề trí thức Việt Nam hiện đại - những chia sẻ mà với một bộ phận người nào đó có thể là "không dễ nghe" nhưng chắc chắn là đầy thành ý.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét