Đồng bằng sông Cửu Long:
Siết chặt hơn công tác đào tạo sau đại học
QĐND - Một trong những định hướng phát triển của ngành giáo dục Việt Nam là tăng quy mô đào tạo sau đại học. Hiện nay, nhu cầu đi học sau đại học để lấy bằng thạc sĩ, tiến sĩ ngày càng tăng. Trước nhu cầu đó, nhiều cơ sở đào tạo đã bùng nổ mạnh mẽ về số lượng nhưng điều kiện để bảo đảm chất lượng lại luôn thiếu và yếu.
Một buổi lễ trao bằng thạc sĩ của Trường Đại học Đồng Tháp.
Đua nhau đào tạo sau đại họcĐể đáp ứng nhu cầu của công việc, đồng thời tìm kiếm đội ngũ nhân lực chất lượng cao, năm 2015, UBND TP Cần Thơ có quyết định thực hiện chính sách thu hút, hỗ trợ khuyến khích nguồn nhân lực thành phố giai đoạn 2015-2020.
Theo đó, TP Cần Thơ sẽ thu hút người có chuyên môn cao và có nhiều chính sách “chiêu hiền đãi sĩ” hấp dẫn như: Đối với giáo sư, tiến sĩ sẽ được hỗ trợ 150 triệu đồng/người; phó giáo sư, tiến sĩ là 130 triệu đồng/người. Đối với bác sĩ chuyên khoa I là 65 triệu đồng/người; 45 triệu đồng/người đối với chuyên khoa II. Ông Nguyễn Duy Bình, Phó giám đốc Sở Nội vụ TP Cần Thơ, cho biết: “Giai đoạn này thành phố sẽ thu hẹp phạm vi thu hút, thu hút có chọn lọc và ưu tiên thu hút ở lĩnh vực y tế. Tuy nhiên, chế độ hỗ trợ sẽ tăng cao hơn so với giai đoạn vừa qua”.
Còn tại tỉnh Kiên Giang, theo ông Lê Minh Khởi, Phó giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Kiên Giang: Đầu năm 2015, UBND tỉnh Kiên Giang ban hành quyết định, đưa ra chính sách ưu đãi cho người có bằng thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa II, nếu về Kiên Giang công tác sẽ được hỗ trợ 20 triệu đồng. Nếu là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ về giảng dạy tại các trường cao đẳng của tỉnh đúng theo chuyên ngành đang thiếu sẽ được hỗ trợ ban đầu 30 triệu đồng. “Ngoài ra, người có học hàm, học vị, có năng lực chuyên môn không kể trong hay ngoài tỉnh làm việc trong một thời gian nhất định ở lĩnh vực nào đó theo yêu cầu, được UBND tỉnh chấp thuận, sẽ được trả mức thù lao tối đa 10 triệu đồng/tháng”, ông Khởi cho biết thêm.
Bên cạnh chính sách thu hút nhân tài với nhiều đãi ngộ hấp dẫn mà các địa phương đưa ra, thời gian qua, lượng sinh viên "9X" tham gia học cao học cũng chiếm số lượng không hề nhỏ. Sau khi ra trường, con đường tìm việc quá gian truân, nhiều tân cử nhân tiếp tục học lên cao học nhằm khỏa lấp thời gian và với mong muốn xin việc dễ dàng hơn.
Với suy nghĩ trong thời buổi hiện nay, muốn dễ xin việc và dễ kiếm tiền thì phải có bằng cấp nên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành du lịch của Trường Đại học Tây Đô (Cần Thơ) năm 2013, hơn một năm không tìm được việc làm, chị Trần Thị Cẩm Tú, ở xã Vĩnh Thuận Đông, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang quyết định tiếp tục học thạc sĩ với mong muốn khi ra trường sẽ dễ xin việc hơn. Chị Tú cho rằng: “Trước sau cũng phải học thạc sĩ, tiến sĩ mới đáp ứng được nhu cầu xã hội nên học luôn ngay sau khi tốt nghiệp là cần thiết. Vì đang có đà thì học một mạch cho tiện, có gia đình rồi thì khó, đi làm cũng bận không có thời gian”.
Nhu cầu học lên thạc sĩ, tiến sĩ của người dân ngày càng gia tăng. Có “cầu” thì ắt có “cung” nên chỉ trong thời gian ngắn, hàng loạt trường đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ đã “ra đời”.
Theo thống kê, đến thời điểm hiện tại, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có 17 trường đại học (11 trường công lập, 6 trường ngoài công lập) nằm trên địa bàn 10 tỉnh và 1 phân hiệu Trường Đại học Bình Dương tại Cà Mau. Trong đó, có đến 7 trường đào tạo hệ sau đại học. Điển hình như Trường Đại học An Giang, Cần Thơ, Cửu Long, Tây Đô…
Ông Võ Trọng Hữu-Ủy viên chuyên trách kiêm Vụ trưởng Vụ Văn hóa-Xã hội, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ cho biết: Theo quy định của Bộ GD-ĐT, một trong những điều kiện tiên quyết để các trường ĐH, học viện, các trường ĐH được xem xét để cấp phép đào tạo các ngành hoặc chuyên ngành trình độ thạc sĩ là “đã đào tạo trình độ ĐH, hình thức chính quy ngành tương ứng với ngành hoặc chuyên ngành đề nghị cho phép đào tạo trình độ thạc sĩ, và có ít nhất hai khóa sinh viên đã tốt nghiệp”. Có đội ngũ những người làm khoa học vững mạnh có học vị tiến sĩ, tiến sĩ khoa học hoặc chức danh phó giáo sư, giáo sư; có khả năng xây dựng chương trình và tổ chức thực hiện chương trình đào tạo, khả năng tổ chức và bố trí người hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Tuy nhiên, hiện tại do rất nhiều người đi học thạc sĩ nên dù một số trường chưa đủ điều kiện cũng liên thông với trường khác để được đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ.
Lượng nhiều, chất ít
Dù phải thi tuyển nhưng đầu vào thạc sĩ ở nhiều trường đại học lại khá mở, hầu hết người dự thi đều trúng tuyển, đơn cử như trường hợp của chị Huỳnh Thu Thảo ở huyện Trần Văn Thời (tỉnh Cà Mau). Chị Thảo chia sẻ: “Tốt nghiệp Trường Đại học Võ Trường Toản, sợ khó xin việc nên tôi quyết định học lên thạc sĩ. Lần đầu đăng ký dự thi cao học vào Trường Đại học Cần Thơ không đậu, tôi tiếp tục ôn và đăng ký dự thi vào lớp cao học do Trường Đại học Trà Vinh phối hợp với Trường Cao đẳng cộng đồng Hậu Giang tổ chức. Tôi cũng vừa ra trường vào cuối năm 2015”. Đây không phải là trường hợp cá biệt. Nhiều học viên thi cao học mấy lần không đậu ở các trường đại học lớn, nhưng khi thi vào một trường mới tuyển sinh thì đậu ngay. Không chỉ các trường ngoài công lập, mà ngay cả ở nhiều trường công lập tình hình cũng tương tự.
Theo đánh giá của nhiều nhà giáo dục, trái với sự gia tăng mạnh mẽ về số lượng, chất lượng đào tạo bậc học này đang có chiều hướng đi xuống. Tình trạng đổ xô đi học thạc sĩ đang trở thành trào lưu của nhiều bạn trẻ. Rất nhiều người học thạc sĩ nhằm đạt “những tiêu chuẩn” để sắp xếp, bố trí vị trí công tác mà cơ quan, đơn vị đã bổ nhiệm; theo học vì mục tiêu “giữ ghế” hay tránh thất nghiệp... Mặt khác, hiện nay, quy trình đào tạo thạc sĩ của nhiều trường đại học vẫn theo kiểu hàm thụ vì phần lớn học viên cao học là người vừa đi học vừa đi làm.
PGS, TS Mai Văn Nam - Trưởng khoa Sau ĐH, Trường ĐH Cần Thơ cho biết: “Ở các nước, thạc sĩ được đào tạo theo nguyên tắc học và tự nghiên cứu, trong đó phần tự nghiên cứu phải nặng hơn. Thời gian đào tạo thạc sĩ ở nước ngoài ngắn hơn, số tín chỉ bắt buộc cũng ít hơn nhưng chất lượng đào tạo lại cao. Trong khi đó ở nước ta, một chương trình đào tạo thạc sĩ có quá nhiều tín chỉ nhưng chất lượng lại mỏng manh”.
Về vấn đề này, PGS, TS Đỗ Văn Xê, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ băn khoăn: Chúng ta vẫn đang dạy và học theo quán tính, thầy dạy sao trò nghe vậy. Hệ quả là người thầy chỉ luẩn quẩn xoay quanh giáo trình mình có, người học cũng chỉ học những gì thầy dạy trên lớp lẫn trong giáo trình. “Để thay đổi sự “luẩn quẩn” này, chúng ta phải thay đổi, nâng chất nhiều yếu tố mà trong đó nhất thiết phải có sự liên thông giữa các bậc học. Cụ thể hơn chính là phải hội đủ yếu tố con người lẫn phương tiện cho công tác đào tạo. Ngoài ra cũng cần siết chặt trong việc xin mở đào tạo sau đại học của một số trường. Nếu trường không đủ điều kiện kiên quyết không để đào tạo tránh ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học”.
Ông Võ Trọng Hữu, Ủy viên chuyên trách kiêm Vụ trưởng Vụ Văn hóa-Xã hội, Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ cho rằng: “Ngành giáo dục cần phải siết chặt hơn nữa đối với việc đào tạo tiến sĩ thông qua việc sàng lọc, thanh tra các cơ sở đào tạo hằng năm. Đặc biệt là kiểm tra số lượng giảng viên cơ hữu có trình độ tiến sĩ, chức danh giáo sư, phó giáo sư, số giảng viên dạy ổn định trong biên chế của trường để giao chỉ tiêu tuyển sinh. Ngoài ra, quy trình thẩm định hồ sơ, bảo vệ luận án tiến sĩ phải được thực hiện nghiêm túc thông qua nhiều công đoạn thảo luận, kiểm định, phản biện… sau 2 khóa tốt nghiệp, cơ sở đào tạo còn phải tổ chức đánh giá chương trình đào tạo, chất lượng và hiệu quả đào tạo, việc làm của người học sau khi đào tạo; ý kiến của người sử dụng lao động về chương trình đào tạo và nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực để làm cơ sở đề nghị Bộ GD-ĐT cho phép tiếp tục đào tạo và bổ sung tên ngành mới vào danh mục đào tạo hoặc dừng đào tạo”.
Cũng theo ông Hữu, cần phải phân vùng cán bộ, ví dụ công chức nhà nước chỉ cần bằng đại học, và hằng năm sẽ tổ chức tập huấn kiến thức nâng cao chuyên môn cho đội ngũ này. Còn đối với ngành giảng dạy và nghiên cứu khoa học thì cần phải có trình độ thạc sĩ và tiến sĩ trở lên. Hiện tại cần đẩy mạnh đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ chuyên ngành nghiên cứu khoa học vì chúng ta đang thiếu. Ngoài ra, đầu vào có thể thoáng nhưng đầu ra phải chặt để mỗi học viên cố gắng học tập vì nếu không học sẽ không thể ra trường. Bên cạnh đó cần phải có quy định thời gian đối với tiến sĩ 1 hay 5 năm phải có bao nhiêu để tài nghiên cứu nếu không sẽ hủy bằng tiến sĩ, có như thế mới nâng cao được chất lượng thạc sĩ, tiến sĩ và tránh việc đào tạo sau đại học đại trà như hiện nay.
Bài và ảnh: THÚY AN
Còn tại tỉnh Kiên Giang, theo ông Lê Minh Khởi, Phó giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Kiên Giang: Đầu năm 2015, UBND tỉnh Kiên Giang ban hành quyết định, đưa ra chính sách ưu đãi cho người có bằng thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa II, nếu về Kiên Giang công tác sẽ được hỗ trợ 20 triệu đồng. Nếu là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ về giảng dạy tại các trường cao đẳng của tỉnh đúng theo chuyên ngành đang thiếu sẽ được hỗ trợ ban đầu 30 triệu đồng. “Ngoài ra, người có học hàm, học vị, có năng lực chuyên môn không kể trong hay ngoài tỉnh làm việc trong một thời gian nhất định ở lĩnh vực nào đó theo yêu cầu, được UBND tỉnh chấp thuận, sẽ được trả mức thù lao tối đa 10 triệu đồng/tháng”, ông Khởi cho biết thêm.
Bên cạnh chính sách thu hút nhân tài với nhiều đãi ngộ hấp dẫn mà các địa phương đưa ra, thời gian qua, lượng sinh viên "9X" tham gia học cao học cũng chiếm số lượng không hề nhỏ. Sau khi ra trường, con đường tìm việc quá gian truân, nhiều tân cử nhân tiếp tục học lên cao học nhằm khỏa lấp thời gian và với mong muốn xin việc dễ dàng hơn.
Với suy nghĩ trong thời buổi hiện nay, muốn dễ xin việc và dễ kiếm tiền thì phải có bằng cấp nên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành du lịch của Trường Đại học Tây Đô (Cần Thơ) năm 2013, hơn một năm không tìm được việc làm, chị Trần Thị Cẩm Tú, ở xã Vĩnh Thuận Đông, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang quyết định tiếp tục học thạc sĩ với mong muốn khi ra trường sẽ dễ xin việc hơn. Chị Tú cho rằng: “Trước sau cũng phải học thạc sĩ, tiến sĩ mới đáp ứng được nhu cầu xã hội nên học luôn ngay sau khi tốt nghiệp là cần thiết. Vì đang có đà thì học một mạch cho tiện, có gia đình rồi thì khó, đi làm cũng bận không có thời gian”.
Nhu cầu học lên thạc sĩ, tiến sĩ của người dân ngày càng gia tăng. Có “cầu” thì ắt có “cung” nên chỉ trong thời gian ngắn, hàng loạt trường đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ đã “ra đời”.
Theo thống kê, đến thời điểm hiện tại, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có 17 trường đại học (11 trường công lập, 6 trường ngoài công lập) nằm trên địa bàn 10 tỉnh và 1 phân hiệu Trường Đại học Bình Dương tại Cà Mau. Trong đó, có đến 7 trường đào tạo hệ sau đại học. Điển hình như Trường Đại học An Giang, Cần Thơ, Cửu Long, Tây Đô…
Ông Võ Trọng Hữu-Ủy viên chuyên trách kiêm Vụ trưởng Vụ Văn hóa-Xã hội, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ cho biết: Theo quy định của Bộ GD-ĐT, một trong những điều kiện tiên quyết để các trường ĐH, học viện, các trường ĐH được xem xét để cấp phép đào tạo các ngành hoặc chuyên ngành trình độ thạc sĩ là “đã đào tạo trình độ ĐH, hình thức chính quy ngành tương ứng với ngành hoặc chuyên ngành đề nghị cho phép đào tạo trình độ thạc sĩ, và có ít nhất hai khóa sinh viên đã tốt nghiệp”. Có đội ngũ những người làm khoa học vững mạnh có học vị tiến sĩ, tiến sĩ khoa học hoặc chức danh phó giáo sư, giáo sư; có khả năng xây dựng chương trình và tổ chức thực hiện chương trình đào tạo, khả năng tổ chức và bố trí người hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Tuy nhiên, hiện tại do rất nhiều người đi học thạc sĩ nên dù một số trường chưa đủ điều kiện cũng liên thông với trường khác để được đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ.
Lượng nhiều, chất ít
Dù phải thi tuyển nhưng đầu vào thạc sĩ ở nhiều trường đại học lại khá mở, hầu hết người dự thi đều trúng tuyển, đơn cử như trường hợp của chị Huỳnh Thu Thảo ở huyện Trần Văn Thời (tỉnh Cà Mau). Chị Thảo chia sẻ: “Tốt nghiệp Trường Đại học Võ Trường Toản, sợ khó xin việc nên tôi quyết định học lên thạc sĩ. Lần đầu đăng ký dự thi cao học vào Trường Đại học Cần Thơ không đậu, tôi tiếp tục ôn và đăng ký dự thi vào lớp cao học do Trường Đại học Trà Vinh phối hợp với Trường Cao đẳng cộng đồng Hậu Giang tổ chức. Tôi cũng vừa ra trường vào cuối năm 2015”. Đây không phải là trường hợp cá biệt. Nhiều học viên thi cao học mấy lần không đậu ở các trường đại học lớn, nhưng khi thi vào một trường mới tuyển sinh thì đậu ngay. Không chỉ các trường ngoài công lập, mà ngay cả ở nhiều trường công lập tình hình cũng tương tự.
Theo đánh giá của nhiều nhà giáo dục, trái với sự gia tăng mạnh mẽ về số lượng, chất lượng đào tạo bậc học này đang có chiều hướng đi xuống. Tình trạng đổ xô đi học thạc sĩ đang trở thành trào lưu của nhiều bạn trẻ. Rất nhiều người học thạc sĩ nhằm đạt “những tiêu chuẩn” để sắp xếp, bố trí vị trí công tác mà cơ quan, đơn vị đã bổ nhiệm; theo học vì mục tiêu “giữ ghế” hay tránh thất nghiệp... Mặt khác, hiện nay, quy trình đào tạo thạc sĩ của nhiều trường đại học vẫn theo kiểu hàm thụ vì phần lớn học viên cao học là người vừa đi học vừa đi làm.
PGS, TS Mai Văn Nam - Trưởng khoa Sau ĐH, Trường ĐH Cần Thơ cho biết: “Ở các nước, thạc sĩ được đào tạo theo nguyên tắc học và tự nghiên cứu, trong đó phần tự nghiên cứu phải nặng hơn. Thời gian đào tạo thạc sĩ ở nước ngoài ngắn hơn, số tín chỉ bắt buộc cũng ít hơn nhưng chất lượng đào tạo lại cao. Trong khi đó ở nước ta, một chương trình đào tạo thạc sĩ có quá nhiều tín chỉ nhưng chất lượng lại mỏng manh”.
Về vấn đề này, PGS, TS Đỗ Văn Xê, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ băn khoăn: Chúng ta vẫn đang dạy và học theo quán tính, thầy dạy sao trò nghe vậy. Hệ quả là người thầy chỉ luẩn quẩn xoay quanh giáo trình mình có, người học cũng chỉ học những gì thầy dạy trên lớp lẫn trong giáo trình. “Để thay đổi sự “luẩn quẩn” này, chúng ta phải thay đổi, nâng chất nhiều yếu tố mà trong đó nhất thiết phải có sự liên thông giữa các bậc học. Cụ thể hơn chính là phải hội đủ yếu tố con người lẫn phương tiện cho công tác đào tạo. Ngoài ra cũng cần siết chặt trong việc xin mở đào tạo sau đại học của một số trường. Nếu trường không đủ điều kiện kiên quyết không để đào tạo tránh ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học”.
Ông Võ Trọng Hữu, Ủy viên chuyên trách kiêm Vụ trưởng Vụ Văn hóa-Xã hội, Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ cho rằng: “Ngành giáo dục cần phải siết chặt hơn nữa đối với việc đào tạo tiến sĩ thông qua việc sàng lọc, thanh tra các cơ sở đào tạo hằng năm. Đặc biệt là kiểm tra số lượng giảng viên cơ hữu có trình độ tiến sĩ, chức danh giáo sư, phó giáo sư, số giảng viên dạy ổn định trong biên chế của trường để giao chỉ tiêu tuyển sinh. Ngoài ra, quy trình thẩm định hồ sơ, bảo vệ luận án tiến sĩ phải được thực hiện nghiêm túc thông qua nhiều công đoạn thảo luận, kiểm định, phản biện… sau 2 khóa tốt nghiệp, cơ sở đào tạo còn phải tổ chức đánh giá chương trình đào tạo, chất lượng và hiệu quả đào tạo, việc làm của người học sau khi đào tạo; ý kiến của người sử dụng lao động về chương trình đào tạo và nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực để làm cơ sở đề nghị Bộ GD-ĐT cho phép tiếp tục đào tạo và bổ sung tên ngành mới vào danh mục đào tạo hoặc dừng đào tạo”.
Cũng theo ông Hữu, cần phải phân vùng cán bộ, ví dụ công chức nhà nước chỉ cần bằng đại học, và hằng năm sẽ tổ chức tập huấn kiến thức nâng cao chuyên môn cho đội ngũ này. Còn đối với ngành giảng dạy và nghiên cứu khoa học thì cần phải có trình độ thạc sĩ và tiến sĩ trở lên. Hiện tại cần đẩy mạnh đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ chuyên ngành nghiên cứu khoa học vì chúng ta đang thiếu. Ngoài ra, đầu vào có thể thoáng nhưng đầu ra phải chặt để mỗi học viên cố gắng học tập vì nếu không học sẽ không thể ra trường. Bên cạnh đó cần phải có quy định thời gian đối với tiến sĩ 1 hay 5 năm phải có bao nhiêu để tài nghiên cứu nếu không sẽ hủy bằng tiến sĩ, có như thế mới nâng cao được chất lượng thạc sĩ, tiến sĩ và tránh việc đào tạo sau đại học đại trà như hiện nay.
Bài và ảnh: THÚY AN
Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóa