‘Đến lúc cần tiếng nói vì dân trong QH’
BBC tiếng Việt 17.03.2016 - Từ góc độ ứng viên tự đề cử đại biểu Quốc hội, các vị khách mời Bàn tròn Thứ Năm của BBC nhìn nhận ‘thời thế đã thay đổi và đã đến lúc cần có tiếng nói vì dân trong nghị trường’. Chương trình được phát trực tiếp hôm 17/3/2016, trên kênh YouTube của BBC Việt ngữ. https://www.youtube.com/watch?v=mFeJkv8mi6Y
Thêm nhiều người Việt Nam tự ứng cử vào Quốc hội năm 2016
‘Ai kiểm phiếu mới là vấn đề’"Nhưng với kiểu Đảng biểu dân bầu như hiện nay thì khó mà biết cơ hội của ứng viên tự đề cử đến đâu. vấn đề không phải ai bỏ phiếu mà là ai kiểm phiếu. Cho nên, ứng viên tự do là muốn khai dân trí, gửi thông điệp cho Đảng là đừng làm dân chủ giả hiệu, chứ không nhiều hy vọng trúng cử, dù thật sự chúng tôi rất muốn chứ không tranh cử cho vui”, ông Thành nói.Nhà báo Phạm Thành và bà Nguyễn Thúy Hạnh là hai trong 48 ứng viên tự do vừa qua vòng hiệp thương thứ hai tại Hà Nội
Tham gia từ Hà Nội, nhà báo Phạm Thành, cựu chiến binh, cựu phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam nói: “Tôi tham gia tự ứng cử vì nhận thấy bầu không khí bây giờ đã có vẻ dân chủ hơn nhưng chưa có dân chủ thật sự. Phần lớn đại biểu Quốc hội các khóa trước là Đảng viên nên họ chỉ bảo vệ quyền lợi của họ. Tôi muốn trở thành đại biểu nhân dân để nói thay cho nguyện vọng của những người không phải là đảng viên tại đất nước này”.
Nói về cơ hội của những ứng viên tự đề cử mà không phải là đảng viên, nhà báo cũng là chủ trang Bà Đầm Xòe nói: “Theo thông lệ các khóa trước, những ứng viên tự do thường không qua được vòng một. Người ta phê phán ứng viên tự do mọi kiểu, giống như đấu tố để lấy lý do loại ra những ứng viên này”.
“Nhưng năm nay, họ có vẻ tiến bộ hơn, nhưng với kiểu Đảng biểu dân bầu như hiện nay thì khó mà biết cơ hội của ứng viên tự đề cử đến đâu. vấn đề không phải ai bỏ phiếu mà là ai kiểm phiếu. Cho nên, ứng viên tự do là muốn khai dân trí, gửi thông điệp cho Đảng là đừng làm dân chủ giả hiệu, chứ không nhiều hy vọng trúng cử, dù thật sự chúng tôi rất muốn chứ không tranh cử cho vui”, ông Thành nói.
‘Nhiệt huyết của giới trẻ’
Mai Khôi muốn truyền tải thông điệp "ai cũng có quyền tham gia vào chính trị để đóng góp cho đất nước phát triển"
Từ TP. Hồ Chí Minh, ca sĩ Mai Khôi nói: “Quốc hội cần và nên có thêm nhiều gương mặt cho giới trẻ. Tôi nghĩ rằng mình có đủ kinh nghiệm và nhiệt huyết để đại diện cho giới trẻ cất lên tiếng nói về những vấn đề của đất nước và xã hội trong nghị trường”.
Nữ ca sĩ cũng cho hay: “Từ những chuyến biểu diễn ở vùng sâu, vùng xa, tôi đã có cơ hội nắm bắt được những điều người dân nghèo, giới trẻ cũng như người già mong muốn thay đổi trong xã hội. Nếu trúng cử, tôi sẽ đưa ra phương pháp giải quyết cũng như giám sát thật triệt vấn đề bạo lực xã hội, nhất là bạo lực đối với phụ nữ, bình đẳng giới, luật hôn nhân đồng tính, an toàn thực phẩm, tự do sáng tạo. Lâu nay ở Việt Nam, các khâu cấp phép biểu diễn, triển lãm, phát hành có nhiều cản trở đối với sự sáng tạo của các nghệ sỹ thực thụ”.
"Tất cả mọi người ai cũng có quyền tham gia vào chính trị và đóng góp công sức mình cho sự phát triển của xã hội, dù là ca sĩ, nhạc sĩ, bác sĩ, người đồng tính... Đặc biệt, mọi người hãy đặt lòng tin và hy vọng vào giới trẻ nhiều hơn, chấp nhận sự khác biệt nhiều hơn," Mai Khôi quả quyết trong e-mail gửi đến BBC ngay sau khi Bàn tròn Thứ Năm kết thúc.
.
‘Truyền cảm hứng’
Từ Hà Nội, nghệ sĩ Vượng Râu (tên thật là Nguyễn Công Vượng) chia sẻ: “Tôi tham gia tự ứng cử vì muốn thay đổi nếp nghĩ về nghệ sĩ. Đừng nghĩ nghệ sĩ hay những người hoạt động nghệ thuật là bông phèng, thiếu hiểu biết và vốn sống xã hội. Tôi cũng muốn thể hiện bản lĩnh, quyền công dân của mình và trách nhiệm phải cất lên tiếng nói”.
Nghệ sĩ Vượng Râu muốn thành đại biểu Quốc hội 'để thay đổi nhận thức của người dân'
“Ngoài ra mục tiêu của tôi còn là để truyền cảm hứng cho những người khác. Để đến những Quốc hội khóa sau, người ta không chỉ thấy 48 ứng viên tự đề cử tại Hà Nội như khóa này mà có thể lên đến 4.800 ứng viên tự do. Đó mới là cuộc bầu cử dân chủ thật sự và khi đó nghị trường trọng dụng được những người tài trong các lĩnh vực giáo dục, văn hóa, xã hội...”
Nghệ sĩ hài cũng tiết lộ là trong danh sách ứng viên Quốc hội khóa 14, ông miễn cưỡng khi được ghi là “lao động tự do” dù trước đó đã ghi rõ bản thân mình là “đạo diễn, có bằng cử nhân và những sản phẩm nghệ thuật được cấp phép”. Do vậy ông muốn thành đại biểu để thay đổi nhận thức.
‘Hình mẫu mới’
Trong e-mail gửi đến BBC, doanh nhân Hùng Cửu Long nói "nếu Việt Nam có trí thức, doanh nhân hiện diện trong Quốc hội thì có thể giúp cải thiện tình hình xã hội"
Hôm 17/3, từ TP Hồ Chí Minh, doanh nhân Lê Đình Hùng, tự Hùng Cửu Long trả lời phỏng vấn của BBC qua e-mail: “Là người yêu nước và tự hào là người Việt đã có cơ hội đi khắp năm châu học hỏi văn minh nhân loại, tôi thấy mình may mắn quá nên cần có trách nhiệm góp tiếng nói người dân sống tốt hơn, đất nước tươi đẹp hơn”.
“Tuyên ngôn tranh cử của tôi là “Đối đầu hay đối thoại. Chủ trương hòa hợp sẽ giúp dân tộc đoàn kết, quốc gia hưng thịnh”. Tôi tự tin mình là người tiên phong tạo ra khuôn mẫu khác biệt và là hình mẫu mới cho môi trường chính trị Việt Nam. Vì xưa nay ai cũng ra ứng cử với cương lĩnh chung chung hay làm cho có hoặc được giới thiệu nên làm lấy lệ. Tôi là doanh nhân, nghệ sỹ đặt hết khát vọng vào sự thành bại của quốc gia nên có quyết tâm với mục tiêu thành đại biểu nhân dân”, ông Hùng viết.
“Tôi buồn và tiếc cho những cái xấu trong xã hội mà nếu Việt Nam có trí thức, doanh nhân hiện diện trong Quốc hội thì có thể giúp cải thiện tình hình này”, doanh nhân nói.
Về cáo buộc của Tiểu ban An ninh Hội đồng bầu cử Quốc gia cho rằng có tổ chức phản động cung cấp tài chính để vận động bầu cử cho một số ứng viên tại Hà Nội, ông Hùng cho rằng “đã đến lúc cần có luật về phản động, luật yêu nước, và dán các thông tin phản động như kiểu lệnh truy nã để dân biết dân tránh, không kết nối. Chứ bà con Việt kiều mang tiền về đầu tư mà chính quyền không minh bạch, không bằng chứng trước tòa thì e là khiến xã hội tâm tư”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét