Thực hư tin đồn bánh chưng Tết luộc bằng pin nhanh nhừ
Tin đồn bánh chưng Tết bị luộc cùng pin cho nhanh nhừ không còn xa lạ với nhiều người tiêu dùng. Tuy nhiên, đây là tin đồn chưa được kiểm chứng và về cơ sở khoa học, cho pin vào nồi bánh chưng hoàn toàn không có tác dụng làm bánh nhanh nhừ.
Chỉ còn một tuần nữa cả nước chính thức bước vào kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2015. Thời điểm này, các gia đình đã rục rịch chuẩn bị các loại bánh kẹo, thực phẩm dùng cho những bữa cơm đoàn viên ấm cúng. Bánh chưng là món truyền thống không thể thiếu. Nhà nào có thời gian và điều kiện luộc bánh đã rục rịch mua gạo, mua đỗ…để chuẩn bị đến ngày 27, 28 Tết là mua thêm lạt, thêm lá, thịt, hành, hạt tiêu để gói bánh, luộc bánh. Nhà nào không có điều kiện tự tay gói và luộc bánh chưng thì cũng đã xem xét tìm chỗ đặt bánh tin tưởng.
Bánh chưng luộc bằng pin: Ai cũng từng nghe và từng sợ
Cũng chính vì tầm quan trọng của món truyền thống không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết này mà bất cứ thông tin nào liên quan đến an toàn thực phẩm của bánh chưng đều được lan truyền rất nhanh và gây sự chú ý lớn đối với người tiêu dùng. Có thể nói vui, có lẽ ít người Việt Nam nào chưa từng nghe đến tin đồn bánh chưng luộc bằng pin cho nhanh nhừ.
Nhà chị Trần Thị Mai, trú tại Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội không có điều kiện tự tay gói, luộc bánh nên năm nào chị cũng đặt ở mối quen ngay gần nhà 10 cái vừa để cúng vừa để biếu và dùng trong ngày Tết. Khi hỏi về tin đồn bánh chưng luộc cùng pin, chị Mai bộc bạch: “Tôi có biết chứ, nghe mình bảo đi đặt bánh, ai cũng dặn cẩn thận đặt mối quen để tránh… Nhưng cũng không biết thực tế thế nào, nghe thì biết vậy chứ nói thật mình chưa nhìn thấy người luộc bánh cho pin vào nồi, cũng chưa nghe có vụ việc cơ quan chức năng bắt quả tang người luộc bánh cho pin vào bao giờ”.
Tương tự, trên một diễn đàn, nickname doan… chia sẻ: “Có mẹ nào thường xuyên sử dụng bánh chưng mua ngoài chợ không? Em bây giờ thấy sợ lắm rồi, có lần ngồi lân la mấy quán bán bánh chưng hỏi mua. Nhìn ngon lắm, sờ vào thấy mềm mại, người bán hàng cũng khen bánh ngon, rất rền bánh. Nhìn rất bắt mắt... Mua về thắp hương xong bóc ra cả nhà thưởng thức. Thì ôi trời ơi, chị gái em bảo: bánh này ‘đểu’ rồi, cơ quan chị đang kháo nhau bánh chưng bán ngoài quán họ luộc chỉ có 1h là xong bằng cách cho 1 cục pin vào nồi bánh. Nhìn bánh xanh xanh rất đẹp mắt, mà ăn mềm và rền bánh nữa”.
Tin đồn này nhạy cảm đến mức, thời điểm này, ra chợ hỏi 10 người thì cả 10 người sẽ nói kiểu: “Ừ, đúng rồi, nghe nói thế nên đi mua bánh thì cẩn thận nhé!”. Hỏi 10 người bán bánh chưng luộc sẵn cũng cả 10 người khẳng định bánh mình bán không hề luộc lẫn cùng pin. Tuy nhiên, người bán có khẳng định hay bảo đảm thế nào người mua cũng sẽ không tin, dù là mua thì vẫn cứ mua!
Không có cơ sở khoa học
Thực tế, tin đồn bánh chưng luộc cùng pin đã lan truyền rất lâu và rất rộng trong dư luận. Tuy nhiên, từ khi xuất hiện tin đồn này, chưa từng ghi nhận vụ việc cơ quan chức năng bắt quả tang người luộc bánh chưng cho pin vào nồi luộc bánh. Còn về cơ sở khoa học, nhiều chuyên gia công nghệ thực phẩm khẳng định việc cho pin vào nồi bánh chưng không hề có tác dụng làm cho bánh nhanh nhừ và giữ lá còn xanh như tin đồn mà còn gây rất nhiều tác hại bởi những hóa chất độc hại trong pin.
Nếu với mục đích để bánh nhanh nhừ và giữ lá xanh đẹp mắt thì có một cách rất đơn giản và được phép sử dụng là cho thêm vào nồi một ít bột ninh nhừ. Đây là chất được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm và giá thành rất rẻ, dễ mua nên người chế biến thực phẩm hoàn toàn có thể lựa chọn cách chế biến an toàn này.
TS. Chu Kỳ Sơn, Phó Viện trưởng Viện Công nghệ sinh học và Thực phẩm cho hay: “Tôi cũng nghe tin đồn họ cho pin vào để luộc nhừ hơn nhưng về cơ sở khoa học thì tôi không thấy có căn cứ nào cả”.
Giải thích cặn kẽ hơn, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm (Đại học Bách khoa Hà Nội) cho hay: “Tôi không hiểu là cho pin vào để làm gì. Nhìn chung những chất trong pin không có khả năng làm cho quá trình chín nhanh hơn nên cho pin vào luộc bánh chưng không có tác dụng”.
PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh cũng chia sẻ: “Lâu nay tôi cũng nghe thông tin này nhưng đây chỉ là tin đồn lan truyền, mười đồn trăm, trăm đồn nghìn, từ trước đến nay cứ nghe nói vậy nhưng chưa thấy bao giờ. Do đó, nếu không có thật mà cứ giải thích lòng vòng thì không đúng. Nếu muốn cho chín tốt và nhanh, người ta dùng chất đơn giản hơn nhiều là bột ninh nhừ, vừa rẻ vừa được phép sử dụng. Bản thân pin vừa độc, vừa không có tác dụng gì”.
Chất bột ninh nhừ mà PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh nhắc tới là NaHCO3, là bột để ninh nhừ nhiều loại thực phẩm như thịt, bánh chưng… rất tốt. Nếu cho bột này vào luộc bánh chưng thì bánh vừa nhanh nhừ, lá bánh lại xanh, rất đẹp mắt. Nếu dùng cho công nghiệp sản xuất thực phẩm, người ta thường đóng thành bao, mỗi bao khoảng 30kg. Nếu dùng trong chế biến thực phẩm thủ công, chỉ cần một lượng ít cũng có thể luộc nhừ cả nồi bánh. PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cũng nhấn mạnh, bột ninh nhừ này là chất được phép dùng trong công nghệ thực phẩm nên người tiêu dùng có thể yên tâm.
Bánh chưng luộc bằng pin: Ai cũng từng nghe và từng sợ
Cũng chính vì tầm quan trọng của món truyền thống không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết này mà bất cứ thông tin nào liên quan đến an toàn thực phẩm của bánh chưng đều được lan truyền rất nhanh và gây sự chú ý lớn đối với người tiêu dùng. Có thể nói vui, có lẽ ít người Việt Nam nào chưa từng nghe đến tin đồn bánh chưng luộc bằng pin cho nhanh nhừ.
Nhà chị Trần Thị Mai, trú tại Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội không có điều kiện tự tay gói, luộc bánh nên năm nào chị cũng đặt ở mối quen ngay gần nhà 10 cái vừa để cúng vừa để biếu và dùng trong ngày Tết. Khi hỏi về tin đồn bánh chưng luộc cùng pin, chị Mai bộc bạch: “Tôi có biết chứ, nghe mình bảo đi đặt bánh, ai cũng dặn cẩn thận đặt mối quen để tránh… Nhưng cũng không biết thực tế thế nào, nghe thì biết vậy chứ nói thật mình chưa nhìn thấy người luộc bánh cho pin vào nồi, cũng chưa nghe có vụ việc cơ quan chức năng bắt quả tang người luộc bánh cho pin vào bao giờ”.
Tương tự, trên một diễn đàn, nickname doan… chia sẻ: “Có mẹ nào thường xuyên sử dụng bánh chưng mua ngoài chợ không? Em bây giờ thấy sợ lắm rồi, có lần ngồi lân la mấy quán bán bánh chưng hỏi mua. Nhìn ngon lắm, sờ vào thấy mềm mại, người bán hàng cũng khen bánh ngon, rất rền bánh. Nhìn rất bắt mắt... Mua về thắp hương xong bóc ra cả nhà thưởng thức. Thì ôi trời ơi, chị gái em bảo: bánh này ‘đểu’ rồi, cơ quan chị đang kháo nhau bánh chưng bán ngoài quán họ luộc chỉ có 1h là xong bằng cách cho 1 cục pin vào nồi bánh. Nhìn bánh xanh xanh rất đẹp mắt, mà ăn mềm và rền bánh nữa”.
Tin đồn này nhạy cảm đến mức, thời điểm này, ra chợ hỏi 10 người thì cả 10 người sẽ nói kiểu: “Ừ, đúng rồi, nghe nói thế nên đi mua bánh thì cẩn thận nhé!”. Hỏi 10 người bán bánh chưng luộc sẵn cũng cả 10 người khẳng định bánh mình bán không hề luộc lẫn cùng pin. Tuy nhiên, người bán có khẳng định hay bảo đảm thế nào người mua cũng sẽ không tin, dù là mua thì vẫn cứ mua!
Không có cơ sở khoa học
Thực tế, tin đồn bánh chưng luộc cùng pin đã lan truyền rất lâu và rất rộng trong dư luận. Tuy nhiên, từ khi xuất hiện tin đồn này, chưa từng ghi nhận vụ việc cơ quan chức năng bắt quả tang người luộc bánh chưng cho pin vào nồi luộc bánh. Còn về cơ sở khoa học, nhiều chuyên gia công nghệ thực phẩm khẳng định việc cho pin vào nồi bánh chưng không hề có tác dụng làm cho bánh nhanh nhừ và giữ lá còn xanh như tin đồn mà còn gây rất nhiều tác hại bởi những hóa chất độc hại trong pin.
Cho pin vào nồi luộc bánh chưng không có tác dụng gì. Ảnh minh họa: Khampha.vn
Nếu với mục đích để bánh nhanh nhừ và giữ lá xanh đẹp mắt thì có một cách rất đơn giản và được phép sử dụng là cho thêm vào nồi một ít bột ninh nhừ. Đây là chất được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm và giá thành rất rẻ, dễ mua nên người chế biến thực phẩm hoàn toàn có thể lựa chọn cách chế biến an toàn này.
TS. Chu Kỳ Sơn, Phó Viện trưởng Viện Công nghệ sinh học và Thực phẩm cho hay: “Tôi cũng nghe tin đồn họ cho pin vào để luộc nhừ hơn nhưng về cơ sở khoa học thì tôi không thấy có căn cứ nào cả”.
Giải thích cặn kẽ hơn, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm (Đại học Bách khoa Hà Nội) cho hay: “Tôi không hiểu là cho pin vào để làm gì. Nhìn chung những chất trong pin không có khả năng làm cho quá trình chín nhanh hơn nên cho pin vào luộc bánh chưng không có tác dụng”.
PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh cũng chia sẻ: “Lâu nay tôi cũng nghe thông tin này nhưng đây chỉ là tin đồn lan truyền, mười đồn trăm, trăm đồn nghìn, từ trước đến nay cứ nghe nói vậy nhưng chưa thấy bao giờ. Do đó, nếu không có thật mà cứ giải thích lòng vòng thì không đúng. Nếu muốn cho chín tốt và nhanh, người ta dùng chất đơn giản hơn nhiều là bột ninh nhừ, vừa rẻ vừa được phép sử dụng. Bản thân pin vừa độc, vừa không có tác dụng gì”.
Chất bột ninh nhừ mà PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh nhắc tới là NaHCO3, là bột để ninh nhừ nhiều loại thực phẩm như thịt, bánh chưng… rất tốt. Nếu cho bột này vào luộc bánh chưng thì bánh vừa nhanh nhừ, lá bánh lại xanh, rất đẹp mắt. Nếu dùng cho công nghiệp sản xuất thực phẩm, người ta thường đóng thành bao, mỗi bao khoảng 30kg. Nếu dùng trong chế biến thực phẩm thủ công, chỉ cần một lượng ít cũng có thể luộc nhừ cả nồi bánh. PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cũng nhấn mạnh, bột ninh nhừ này là chất được phép dùng trong công nghệ thực phẩm nên người tiêu dùng có thể yên tâm.
Thu Hoài
(Khám Phá)
(Khám Phá)
http://khampha.vn/tin-nhanh/thuc-hu-tin-don-banh-chung-tet-luoc-bang-pin-nhanh-nhu-c4a311475.html
Có lần, tôi còn được nghe có người rỉ tai kể rằng: Nhà nọ (hành nghề luộc bánh chưng thuê), bữa đó thấy trong nhà hết pin tiểu, sắn có mấy viên pin đại họ liền cho tuốt cả vô nồi nồi. Kết quả, lúc vớt bánh ra, ngay... cái lạt cũng mềm nhũn đến... ông già 70 cho dù răng móm, vẫn có thể sơi được thoải mái. Nghe mà... nổi gai ốc. Sợ quá!...
Trả lờiXóaCũng lại nhân chuyện nói về TIN ĐỒN. Chất NaHCO3 còn có tên dân dã là "THUỐC TIÊU MUỐI" là một loại THUỐC (tôi nhấn mạnh từ này để nói rằng nó KHÔNG HỀ GÂY ĐỘC HẠI nếu như dùng đúng liều lượng). Loại thuốc này xưa nay những người mắc phải chứng đau bao tử (ngoài bắc gọi là dạ dày) vẫn sài tới lui có sao đâu. Đến khi ai đó phát hiện thêm tính năng LÀM NHỪ THỰC PHẨM thì trong daanm gian lại rộ lên tin đồn rằng nó là chất độc hại. Thậm chí, nếu tôi nhớ không nhầm thì thông tin này còn được phát ngôn ra từ ở những người và những cơ quan chức năng về thẩm tra, giữ gìn an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.
Thế thì người tiêu dùng chúng tôi như lạc vào trận đồ bát quái, chẳng biết đằng nào mà lần cả.
Ai se minh oan cho BỘT NINH NHỪ - NaHCO3 đây? Liệu bài viết này có tác dụng bào chữa cho nó để người tiêu dùng chúng tôi được yên tâm về dùng loại chất này không?